Giải Nobel Hóa học 2015 cho thấy Darwin đã dự đoán sai về nguồn gốc của sự sống

10:48 CH @ Thứ Bảy - 23 Tháng Bảy, 2016

Giải Nobel 2015 vừa qua đã được trao cho những người xứng đáng. Giải Nobel Hóa học 2015 đã cho chúng ta thấy Darwin đã dự đoán sai về nguồn gốc của sự sống...

Giải Nobel 2015 cung cấp cho chúng ta rất nhiều tri thức và nhận thức mới. (Ảnh: Getty Images)

.

Dưới đây là quan điểm của TS Phan Chí Thành – chuyên viên thẩm định giáo dục thuộc Bộ Giáo dục & Đào tạo VN về vấn đề này:

Giải Nobel Hóa học 2015

Các bạn thân mến, tôi xin gửi đến các bạn tin tức về các giải Nobel 2015 được các báo đăng tải trong vài ngày qua:


(Ảnh: Nbcnews)

Sau khi lần lượt công bố giải thưởng Nobel năm 2015 trong lĩnh vực Y học và Vật lý, giải Nobel Hóa học cũng đã được trao cho 3 nhà khoa học là: Giáo sư Tomas Lindahl (Thụy Điển), Paul Modrich (Mỹ) và Aziz Sancar (mang hai quốc tịch Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ).

Ba nhà khoa học này được trao giải Nobel cho công trình nghiên cứu của họ về cơ chế sửa chữa ADN trong tế bào, với mục đích ngăn chặn những lỗi bất thường xảy ra đối với thông tin di truyền.

“Nghiên cứu này giúp cung cấp những tri thức vô cùng quan trọng về chức năng của tế bào, đồng thời mở ra những phương pháp điều trị ung thư mới” CNN dẫn lời của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển cho biết.

Bình luận:

Một trong những chức năng quan trọng của ADN là lưu trữ các bản thiết kế về cấu trúc của toàn bộ các loại protein trong cơ thể người.

Cơ chế sản xuất ra một Protein rất phức tạp: Sau khi một đoạn thang xoắn của ADN được tách ra, một ARN thông tin (ARN messenger – một đoạn thang đơn đặc biệt) sẽ đến tiếp hợp để với đoạn vừa tách ra này. ARN sẽ copy “bản thiết kế” rồi đi ra khỏi nhân tế bào và tới các nhà máy sản xuất Protein – đó là các Riboxom nằm tại “vùng ngoại ô của tế bào” (tế bào đã biết cách di dời các nhà máy sản xuất ra ngoại ô để tránh ô nhiễm từ lâu rồi (!)). Như vậy ADN là “bản thiết kế gốc” và được lưu trữ trong mỗi tế bào chuyên biệt. Chính vì tầm quan trọng này mà Tạo hóa đã phải có riêng một chương trình để kiểm soát và sửa chữa kịp thời các sai sót trong quá trình nhân bản và hoạt động của bản thiết kế gốc đó. Bệnh ung thư sinh ra một phần do các lỗi phát sinh trong quá trình nhân bản và hoạt động của ADN. Ngoài ra ADN còn vô số chức năng khác mà chúng ta chưa thể biết hết được.

Bản thân cơ chế hoạt động của ADN trong nhân tế bào thì “chỉ có Trời”mới biết được. Mà cơ thể chúng ta có tới hàng ngàn tỷ tế bào chuyên biệt khác nhau. Hoạt động phối hợp giữa chúng thì cũng “chỉ có Trời”mới biết được.

Cũng xin lưu ý các bạn là: Để làm cầu Long Biên vào những năm 1900, các kỹ sư phải cần đến 3 xe ô tô tải để đủ chỗ cho các bản vẽ thiết kế của chiếc cầu này.

Thế nên bạn có nghĩ rằng “những phép lạ” mà tôi vừa nêu trên lại được hình thành qua quá trình “chọn lọc tự nhiên”? Đấy mới chỉ là “cấu hình thể xác vật lý” thô thiển của một cá thể con người, còn cái kỳ diệu hơn đó là “ý thức”, “tư tưởng”, “trí tuệ”… của con người – thứ đã sản sinh ra nền văn minh của chúng ta bao gồm các khoa học, các ngành nghệ thuật, các nền văn hóa, tình yêu… cũng có thể được hình thành qua con đường “chọn lọc tự nhiên” được chăng ?

Ý kiến bình luận của PVHg’s Home

Cám ơn TS Phan Chí Thành vì một bài viết ngắn nhưng giàu thông tin và đặc biệt vì ý nghĩa quan trọng về nhận thức rút ra từ những thông tin đó. Cụ thể:

Khả năng tự sửa chữa điều chỉnh kỳ diệu của ADN nói lên rằng Bà Mẹ Tự Nhiên chẳng thú vị gì với những thay đổi “xộc xệch” đối với những chương trình đã cài đặt cho ADN. Bà Mẹ Tự Nhiên là một nhà thiết kế chu toàn, không chỉ thiết kế ra một chương trình, mà còn thiết kế luôn cả chương trình sửa chữa tự điều chỉnh cho chương trình. Điều đó có nghĩa là “giấc mơ thay đổi chương trình của ADN” để biến loài này thành loài khác chỉ là ước mơ hão huyền, phản tự nhiên, phản sự thật.

Điều này cho thấy sự đa dạng hóa của các loài sinh vật dưới thiết kế của Bà Mẹ Tự Nhiên rất sáng tạo và theo một quy định nào đó. Tương tự, các định luật trong vũ trụ cũng là do Bà Mẹ Tự Nhiên ban hành thay vì do vật chất trong tự nhiên tự tập hợp lại như lý thuyết về nguồn gốc sự sống của Darwin dự đoán.

Nói một cách đơn giản: Darwin đã dự đoán sai. Sai lầm của ông nằm ở chỗ ông chỉ dựa trên những quan sát đơn giản về sự thay đổi trong môi trường xung quanh và bị đánh lừa bởi những thay đổi đó – những thay đổi mà ông nhìn thấy làm cho ông tưởng tượng ra sự tiến hóa, mà thực chất không có, chỉ có sự biến hóa và sự đa dạng hóa.

Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn TS Phan Chí Thành.

Bài này được đăng bản gốc (bản đầy đủ) trên viethungpham.com. Đọc bản gốc ở đây.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Svetlana Alexievich nữ văn sĩ người Belarus đoạt giải Nobel Văn học 2015

    08/10/2015Giải Nobel Văn chương năm nay đã về tay nữ văn sĩ Svetlana Alexievich người Belarus. ..
  • Ao làng và Nobel Văn học

    08/10/2015Nguyễn Vĩnh NguyênÔng (bà) ấy là ai? Ông (bà) ấy đã đến Việt Nam hay chưa? Có cuốn nào của ông (bà) ấy đã được dịch sang tiếng Việt? Người trong giới viết lách và độc giả quan tâm thời sự văn chương ở Việt Nam vẫn thường hỏi nhau như vậy mỗi lần viện hàn lâm Thuỵ Điển công bố một tên tuổi đoạt giải Nobel Văn học...
  • Nhà văn Pháp Patrick Modiano đoạt giải Nobel văn học

    10/10/2014Đông PhươngViện Hàn Lâm Thụy Điển chiều 9-10 đã công bố giải Nobel văn học năm 2014 thuộc về tiểu thuyết gia người Pháp Patrick Modiano...
  • Ở VN, sách Nobel thua xa “Xin lỗi em chỉ là…”

    24/09/2014Hồ Hương Giang (thực hiện)Câu chuyện của giải Nobel văn chương 2010, của sách bestsellers 70 tuần trên New York Times, của tác giả Stephen Hawking đang thất bại thê thảm trước “Xin lỗi em chỉ là…”, “Sợi xích”, hay 1001 thể loại blog yêu đương ở VN… là một câu chuyện 100% có thật...
  • "Đánh đổi" lấy giải Nobel

    11/09/2013TS. Nguyễn Quang AViện Hàn lâm Hoàng gia Thụy Điển đã quyết định tặng giải Nobel kinh tế cho Giáo sư Edmund S.Phelps, Đại học Columbia Hoa Kỳ, "vì phân tích của ông về những đánh đổi liên thời gian trong chính sách kinh tế vĩ mô"...
  • Đã diễn ra lễ trao giải Nobel Hòa Bình 2010 tại Oslo

    12/12/2010Bùi Quang MinhLễ trao giải Nobel Hòa Bình 2010 diễn ra tại Oslo, thủ đô Nauy sáng ngày 10/12/2010 (đúng ngày kỷ niệm 62 năm Ngày công bố bản Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hợp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948)...
  • Học hỏi từ câu chuyện về các nhà khoa học đoạt giải Nobel

    27/05/2010Trần Thanh Sơn – Trần Nhật Minhgay từ nhỏ, Einstein đã tỏ ra mình không giống những đứa trẻ khác, đến 3 tuổi vẫn chưa biết nói, cũng không khóc ầm ĩ, vô cùng yên lặng. lúc nào cậu cũng ngồi lặng lẽ quan sát thật kỹ những thứ mình thích, hoặc trốn vào một góc suy nghĩ. Cha mẹ cậu thậm chí còn lo lắng trí não của cậu không bình thường, để giúp đỡ ông nói chuyện, dù không giàu có nhưng họ cũng vẫn bỏ tiền thuê người giúp việc...
  • Cái mũi của Darwin (Tiếp theo)

    05/04/2010GS. Cao Huy ThuầnPhải chờ thêm 12 năm nữa, cho đến 1871, khi không thể giấu mãi niềm tin chắc của mình, ông mới xuất bản tác phẩm "Thủy tổ của con người".
  • Cái mũi của Darwin

    02/04/2010GS Cao Huy Thuần"Chẳng có gì hổ thẹn cho một người có ông nội là khỉ. Nếu có gì đáng hổ thẹn về tổ tiên của tôi, thì đó là vì tổ tiên của tôi là người: một người có trí thức nông cạn và bất nhất, một người không biết tự bằng lòng với thành công trong lĩnh vực riêng của mình, lại hăm hở can thiệp vào những vấn đề khoa học hoàn toàn xa lạ, làm tối tăm vấn đề bằng thứ từ chương rỗng tuếch, đánh lạc hướng chú ý của cử tọa để khỏi đi vào những vấn đề thực sự đặt ra bằng lối nói lạc đề đầy hùng biện và những hô hào đầy thành kiến tôn giáo".
  • Thuyết tiến hóa của Darwin: 150 năm tuổi

    20/11/2008Phương HàCách đây 150 năm, nhân loại lần đầu tiên đã được biết tới thuyết tiến hóa muôn loài của nhà nghiên cứu sinh học người Anh Charles Darwin. Từ đó đến nay, không ít người đã muốn bác bỏ học thuyết này.
  • Việt Nam học gì từ Giải Nobel Kinh tế 2005

    21/10/2005Nguyễn An Nguyên (Nghiên cứu sinh Khoa Kinh tế, ĐH Rice - USA)Giải Nobel kinh tế năm nay lại được trao cho hai đại thụ của lý thuyết trò chơi: Thomas Schelling (Mỹ) và Robert Aumann (Isarel). Trong bài này, tác giả sẽ thử nêu ra vài ứng dụng có thể hữu ích cho VN từ các nghiên cứu lý thuyết thuần túy của hai ông.
  • xem toàn bộ