Nhà giáo dục người Mỹ chỉ ra 9 bước nói chuyện với con có thể thay đổi cả cuộc đời đứa trẻ

theo Nhịp Sống Việt
10:40 SA @ Thứ Tư - 26 Tháng Hai, 2020

So với người lớn, trí não trẻ nhỏ chưa hoàn toàn phát triển. Vì vậy bố mẹ cần có những cách riêng biệt để truyền tải thông điệp tới trẻ...

Nhà giáo dục người Mỹ, Fred Rogers đã thành lập một chương trình truyền hình dành riêng cho trẻ em mẫu giáo, nói về các khía cạnh quan trọng trong cuộc sống và cách giáo dục chúng.

Fred cho biết, trẻ thực sự lắng nghe mọi thứ người lớn nói, vì vậy cách chúng ta nói chuyện, truyền đạt thông điệp đến chúng vô cùng quan trọng. Theo Fred, có 9 bước để nói chuyện và 9 bước này hoàn toàn có thể thay đổi cuộc sống cả của con và của bố mẹ.

Không có đứa trẻ nào giống nhau cả. Nhưng tất cả chúng đều cần những lời khuyên từ bố mẹ. Đôi khi bạn phải giải thích cho con các quy tắc về sử dụng đồ chơi, những nơi được phép chơi đùa và những người được phép chơi cùng.

Nhà giáo dục Mỹ Fred Rogers đã minh họa, áp dụng 9 bước nói chuyện của mình để truyền tải thông điệp đến những đứa trẻ, thậm chí giúp chúng hiểu biết hơn về sự trưởng thành.

Bước 1: Hãy nói suy nghĩ của bố mẹ với con theo cách thật đơn giản

Não bộ của trẻ chưa phát triển đầy đủ như người lớn, đồng thời chúng cũng chưa có vốn từ vựng phong phú. Nếu bố mẹ nói chuyện với con mà sử dụng những từ ngữ quá cao siêu thì chúng sẽ không thể nào hiểu được.

Cách tốt nhất để truyền tải thông điệp đến con là bố mẹ hãy sử dụng những từ ngữ, câu nói thật đơn giản. Chẳng hạn như:

"Đi với người lạ là nguy hiểm".

"Ném đồ chơi khắp mọi nơi là xấu".

"Chơi ở ngoài đường nguy hiểm lắm".

"Chơi game trên máy tính mà không xin phép bố mẹ là sai".

Hãy nói suy nghĩ của bố mẹ với con theo cách thật đơn giản.

Bước 2: Hãy dùng những câu nói tích cực để truyền thông điệp đến con

Thay vì những câu đe dọa, quát nạt, bố mẹ hoàn toàn có thể uốn nắn, dạy dỗ con làm theo ý mình nhờ những câu nói mang tính tích cực:

"Sẽ thật tốt nếu con chỉ đi chung với những người quen biết".

"Sẽ thật tốt nếu con đặt đồ chơi ở đúng nơi quy định".

"Sẽ thật tốt nếu con chơi ở những nơi an toàn".

"Sẽ thật tốt nếu con xin phép bố mẹ trước khi chơi game trên máy tính".


Hãy dùng những câu nói tích cực để truyền thông điệp đến con.

.

Bước 3: Dạy cho trẻ cách hỏi thông tin

Trẻ nhỏ chưa đủ tư duy để phân biệt mọi sự đúng sai. Vì vậy, bố mẹ hãy dạy cho con việc hỏi những người mà chúng tin tưởng về những điều mà chúng muốn biết.

"Hãy hỏi bố mẹ xem con có thể đi cùng với ai".

"Hãy hỏi bố mẹ nơi cất đồ chơi ở đâu".

"Hỏi bố mẹ nên chơi ở đâu thì an toàn".

"Hỏi bố mẹ khi nào thì được chơi game trên máy tính".

Hãy dạy cho trẻ cách hỏi thông tin.

.

Bước 4: Loại bỏ những từ mang tính mệnh lệnh khi nói chuyện với con

Bố mẹ cần phải loại trừ tất cả những từ ngữ nghe giống như mệnh lệnh đối với con. Về cơ bản, bố mẹ có thể nói với con những câu hướng dẫn mang tính mềm mỏng, yêu thương như sau:

"Bố mẹ sẽ cho con biết, con có thể đi cùng với ai".

"Bố mẹ sẽ cho con biết nơi cất đồ chơi".

"Bố mẹ sẽ cho con biết nơi vui chơi an toàn".

"Bố mẹ sẽ cho con biết khi nào có thể chơi game trên máy tính".

Loại bỏ những từ mang tính mệnh lệnh khi nói chuyện với con.

.

Bước 5: Loại bỏ những từ mang ý nghĩa chắc chắn

Từ "sẽ" mang ý nghĩa chắc chắn và bố mẹ nên loại bỏ chúng ra khỏi cách truyền tải thông điệp của mình và thay bằng từ "có thể":

"Bố mẹ có thể cho con biết con được đi cùng với ai".

"Bố mẹ có thể cho con biết nơi cất đồ chơi".

"Bố mẹ có thể cho con biết nơi vui chơi an toàn".

"Bố mẹ có thể cho con biết khi nào được chơi game trên máy tính".


Loại bỏ những từ mang ý nghĩa chắc chắn.

.

Bước 6: Loại bỏ những từ ngữ không hoàn toàn đúng với tất cả trẻ em

Hãy sắp xếp lại cách nói của bạn và loại trừ tất cả những từ ngữ không thể áp dụng hoàn toàn cho mọi đứa trẻ. Từ bị loại bỏ là từ "bố mẹ" vì không phải đứa trẻ nào cũng có đầy đủ bố mẹ cũng như nhận thức được bố mẹ chúng.

"Người lớn mà con thích có thể cho con biết, con được đi cùng với ai".

"Người lớn mà con thích có thể cho con biết nơi cất đồ chơi".

"Người lớn mà con thích có thể cho con biết nơi vui chơi an toàn".

"Người lớn mà con thích có thể cho con biết khi nào được chơi game trên máy tính"

.

Loại bỏ những từ ngữ không hoàn toàn đúng với tất cả trẻ em.

.

Bước 7: Thêm các từ ngữ mang tính động lực

Lần này hãy thêm các từ mang tính động lực vào trong lời nói với trẻ, để trẻ có lý do làm theo những điều bạn hướng dẫn:

"Người lớn mà con thích có thể cho con biết, con được đi cùng với ai. Lắng nghe họ nói là điều tốt".

"Người lớn mà con thích có thể cho con biết nơi cất đồ chơi. Lắng nghe điều họ nói là tốt".

"Người lớn mà con thích có thể cho con biết nơi vui chơi an toàn. Lắng nghe điều họ nói là tốt".

"Người lớn mà con thích có thể cho con biết khi nào được chơi game trên máy tính. Lắng nghe điều họ nói là tốt".

Hãy thêm các từ ngữ mang tính động lực.

.

Bước 8: Loại bỏ những từ ngữ mang tính đánh giá

Lần này vẫn hay thêm các từ mang tính động lực vào trong lời nói với trẻ nhưng thay từ "tốt" bằng một từ ngữ khác không mang tính chất đánh giá.

"Người lớn mà con thích có thể cho con biết con được đi cùng với ai. Lắng nghe họ nói là điều quan trọng".

"Người lớn mà con thích có thể cho con biết nơi cất đồ chơi. Lắng nghe điều họ nói là quan trọng".

"Người lớn mà con thích có thể cho con biết nơi vui chơi an toàn. Lắng nghe điều họ nói là quan trọng".

"Người lớn mà con có thể cho con biết khi nào được chơi game trên máy tính. Lắng nghe điều họ nói là quan trọng".


Hãy loại bỏ những từ ngữ mang tính đánh giá.

.

Bước 9: Gắn kết thông điệp với giai đoạn trưởng thành

Ở bước cuối cùng, bạn cần gắn kết thông điệp liên quan đến sự trưởng thành mà con bạn hiểu được:

"Người lớn mà con thích có thể cho con biết con được đi cùng với ai. Lắng nghe họ nói là điều quan trọng. Và lắng nghe là một phần của quá trình trưởng thành".

"Người lớn mà con thích có thể cho con biết nơi cất đồ chơi. Lắng nghe điều họ nói là quan trọng. Và lắng nghe là một phần của quá trình trưởng thành".

"Người lớn mà con thích có thể cho con biết nơi vui chơi an toàn. Lắng nghe điều họ nói là quan trọng. Và lắng nghe là một phần của quá trình trưởng thành".

"Người lớn mà con có thể cho con biết khi nào được chơi game trên máy tính. Lắng nghe điều họ nói là quan trọng. Và lắng nghe là một phần của quá trình trưởng thành".


Hãy gắn kết thông điệp với giai đoạn trưởng thành.

.

Giờ hãy so sánh từ bước 1 đến bước 9, bạn có thể thấy rõ sự khác biệt giữa 2 bước đầu và cuối này. Trong mọi trường hợp, hãy cố gắng xây dựng ý tưởng và truyền tải thông điệp đến con theo các bước như trên. Điều này con bạn hiểu rõ thông điệp hơn.

Không chỉ vậy, chúng còn làm theo một cách tích cực, có động lực và tập trung vào việc phát triển bản thân.

Theo Brightside

Nguồn:Kênh 14
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đối xử với trẻ em như là vốn xã hội

    01/06/2020Nhà giáo Phạm ToànCái nguyên lý bất biến nằm trong việc tìm ra con đường phát triển giáo dục đúng đắn hơn cả. Cái định hướng đó không thể coi trẻ em như những công cụ tiềm năng, mà phải coi trẻ em như những thực thể trí tuệ có bản chất tự do.
  • Cứ nghĩ nuôi được cha mẹ là tròn chữ hiếu? Hãy nghe lại câu này của Bill Gates!

    11/08/2019Minh NguyệtNếu cho rằng, nuôi được cha mẹ đã là làm tròn chữ hiếu, chúng ta cần phải nghiêm túc suy xét lại...
  • Điều quý giá nhất cha mẹ có thể để lại cho con cái là gì?

    11/08/2019Thiện Sinh biên dịchNiềm hy vọng có thể mang đến sức mạnh và dũng khí to lớn cho con người, dẫn lối cho họ trong muôn vàn khó khăn trên hành trình cuộc đời...
  • Trẻ em Việt bị người lớn 'đàn áp' tư duy phản biện

    17/06/2019Ở nhà phụ huynh không trả lời mà áp đặt, ở trường thầy cô rầy la nếu hỏi nhiều nên trẻ chỉ biết chấp nhận.
  • Những câu hỏi cha mẹ nên dùng để hỏi thăm, trò chuyện với con

    18/01/2018Bài viết trên trang “Her view from home” của Leslie Means, gợi ý danh sách những câu hỏi cha mẹ có thể dùng để hỏi con, từ đó gợi chuyện được nhiều hơn, biết về con nhiều hơn...
  • Tuổi thơ trẻ em thời xưa và thời nay khác nhau như thế nào?

    10/07/2017Dù tích cực hay tiêu cực, tuổi thơ của trẻ em xưa và nay đã khác nhau quá xa. Công nghệ đã và đang ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của chúng ta, không chỉ với những người trưởng thành mà còn với cả trẻ nhỏ...
  • Giáo dục gia đình - những thách đố mới

    13/03/2017Nguyễn KiênKhông thể có sự hình thành và phát triển nhân cách một cách đầy đủ và vững bền nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi. Bởi vì gia đình là thể chế đầu tiên quan trọng nhất in dấu lên nhân cách đang hình thành vào lứa tuổi còn non dại, khi trẻ em chưa có ý thức rõ về điều đó...
  • Trẻ em Úc được dạy về dân chủ như thế nào?

    07/11/2014Đỗ Thủy dịchHọc sinh phải được dạy để đánh giá nền dân chủ là một khái niệm và cách sống. Dạy dân chủ cũng có nghĩa là chuẩn bị cho con cái của chúng ta là những công dân, những người sẽ tham gia tích cực giữ gìn dân chủ. Chúng ta phải dạy về dân chủ để trẻ em trải nghiệm bản thân mình...
  • Giáo dục phải dạy trẻ em tư duy

    11/10/2014Phạm Anh TuấnBài phỏng vấn Philippe Meirieu và Marcel Gauchet do Báo Le Monde (Pháp) thực hiện và được đăng ngày 2/9/2011 trong khuôn khổ cuộc tranh luận mang chủ đề Làm thế nào để thay đổi nhà trường...
  • Giáo dục Mỹ với những trẻ em có tài

    27/05/2013Đan Thi (Tổng hợp)Thomas L. Friedman, người khởi xướng một lý thuyết hay được nhắc đến là lý thuyết “Thế giới phẳng”luôn cho rằng, dù cuộc chiến bất tận với bọn khủng bố có nặng nề đến mấy, thì mối e ngại thực sự cho nước Mỹ vẫn không phải là những người Hồi giáo rậm râu, mà là “những thanh thiếu niên chưa có một cọng râu” từ các nước thuộc thế giới thứ ba....
  • Việc nuôi dưỡng trẻ em

    30/11/2006Giúp chúng hiểu biết và kiểm soát những hoạt động của lứa tuổi vị thành niên còn ngu dốt của chúng, cho đến khi lý trí thế chỗ nó và giải thoát chúng khỏi rắc rối đó, chính là điều bọn trẻ muốn, và các bậc bố mẹ hướng tới… [Đứa trẻ] không hiểu chính nó để hướng dẫn ý chí của nó… Nó hiểu cho nó thì nó cũng phải quyết định cho nó; nó phải ra lệnh cho ý chí nó và điều chỉnh những hành động của nó, nhưng khi nó đến giai đoạn mà cha nó trở thành một người tự do, thì đứa con đó cũng trở thành một người tự do ...
  • Trẻ em nói về học tập: ''Chúng con mệt lắm rồi!''

    04/11/2003Vừa qua, tại diễn đàn dành cho trẻ em do Ủy ban Dân số-Gia đình-Trẻ em quận 4 tổ chức, các em đã lên tiếng về những bức xúc của mình xung quanh vấn đề học tập. Xin hãy lắng nghe và suy nghĩ.
  • xem toàn bộ