Nguồn cội của pháp quyền

07:01 CH @ Thứ Năm - 30 Tháng Mười, 2014

"Bảy xin Hiến pháp ban hành
Trăm điều phải có thần linh pháp quyền".
(Hồ Chí Minh)

Có lẽ, người Việt nam đầu tiên nói đến pháp quyền là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 1919 trong Bản yêu sách gửi đến hội nghị Vecxây, yêu sách thứ 7 được Người đề ra là pháp quyền. Sau này, yêu sách đó được Bác thể hiện thành lời ca: "Bảy xin Hiến pháp ban hành/ Trăm điều phải có thần linh pháp quyền" (Yêu cầu ca, Báo Nhân dân, ngày 30/01/77). Điều dễ nhận thấy là Bác đã không đưa ra yêu sách về một "Nhà nước pháp quyền", mà chỉ về "pháp quyền". Thế thì, cái chúng ta cần là một nền pháp quyền hay là một Nhà nước pháp quyền?

Thực ra, thuật ngữ "Nhà nước pháp quyền", có thể, đã được dịch từ tiếng nước ngoài nên không thật sáng tỏ về mặt khái niệm. (Thuật ngữ tương ứng trong tiếng Nga là "pravavoe goxudarstvo"). Hiện nay, theo nhận thức của đa số người Việt chúng ta, Nhà nước pháp quyền là Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. So với việc quản lý xã hội bằng mệnh lệnh hành chính, cách hiểu này là một tiến bộ to lớn trong tư duy pháp lý của người Việt. Tuy nhiên, pháp quyền là một cái gì đó vĩ đại và tốt đẹp hơn như thế rất nhiều.

Trong tiếng Anh, không có khái niệm "Nhà nước pháp quyền". Thay vào đó, các nước theo truyền thống Anh - Mỹ chỉ nói đến pháp quyền mà thôi. Hai từ "Nhà nước" thậm chí không được nhắc tới trong thuật ngữ này. Chính vì vậy, khi dịch khái niệm "Nhà nước pháp quyền" của ta sang tiếng Anh, bạn buộc lòng phải biến nó thành một thứ dài lê thê như sau: "Nhà nước bị điều chỉnh bới pháp quyền". Vấn đề cốt lõi của pháp quyền là pháp luật về quyền. Pháp luật phân định và bảo vệ các quyền: quyền của các công dân và quyền của Nhà nước, quyền của các nhánh quyền lực Nhà nước như lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong tiếng Pháp khái niệm Nhà nước pháp quyền còn được thể hiện rõ hơn thành "Nhà nước của quyền". Tư duy pháp lý bao trùm ở đây là: quan hệ xã hội được xây dựng trên cơ sở của các quyền. Quyền của chủ thể này có thể là nghĩa vụ của chủ thế khác. Pháp luật điều chỉnh và phân định các quyền này.

Như vậy, về mặt khái niệm, pháp quyền cũng như Nhà nước pháp quyền là một phương thức tổ chức và vận hành xã hội trên cơ sở của các quyền. Các quyền này được phân định và tổ chức sao cho sự lạm quyền không thể xẩy ra và quyền tự do, dân chủ của người dân được bảo vệ. Hiến pháp là các công cụ quan trọng nhất để xác lập và phân định các quyền. Vì vậy, Hiến pháp được coi là linh hồn của pháp quyền và là bản kế ước xã hội quan trọng nhất.

Pháp quyền và pháp trị là hai thứ khác nhau. Pháp quyền là pháp luật về quyền, pháp trị là cai trị bằng pháp luật. Pháp trị có từ thời phong kiến xa xưa. Người đầu tiên đề ra chủ thuyết về pháp trị là Hàn Phi Tử. Ông này dạy rằng không nên cai trị một cách tùy hứng mà phải biến ý chí của mình thành pháp luật và áp dụng thống nhất trong cả nước và trong mọi thời điểm. Điều này cho phép người dân chủ động tránh những điều pháp luật cấm và làm những điều pháp luật bắt buộc phải làm.

Pháp trị đối lập với nhân trị. Nhân trị thì chia thành hai loại: loại độc tài (do một người cai trị) và tập đoàn trị (do một tập thể cai trị). Nhân trị không đồng nghĩa với sự xấu xa. Đơn giản, đây chỉ là mô hình tổ chức xã hội có độ rủi ro cao. Lý do là trong hàng ngàn năm, vua Nghiêu, vua Thuấn (những ông vua anh minh và tốt bụng trong truyền thuyết của Trung Quốc) may ra chỉ xuất hiện một lần. Và ngay cả trong trường hợp này, một ông vua anh minh cũng khó có thể anh minh được suốt cả cuộc đời. Thời gian trôi đì, sự anh minh của ngày hôm qua có thể không còn hữu dụng cho ngày hôm nay nữa. Tệ hơn, nó còn có thể làm tê liệt khả năng phản ứng kịp thời trước một thế giới luôn luôn thay đổi.

Pháp quyền gắn với hiến pháp là nguyên nhân tại sao Bác Hồ đã đòi hỏi cho đất nước ta một bản hiến pháp. Thế nhưng tại sao Bác lại gọi là "thần linh pháp quyền"? Có lẽ, điều này đã được làm sáng tỏ trong bản Tuyên ngôn độc lập trứ danh của dân tộc ta. Bác đã mở đầu áng văn bất hủ này bằng cách trích những dòng sau đây: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Như vậy, theo Tuyên ngôn độc lập thì các quyền của con người là do tạo hoá ban cho và những quyền đó là bất khả xâm phạm. Trong lúc đó, hệ thống các nguyên tắc và thủ tục được đề ra để bảo vệ các quyền tạo hóa ban cho con người lại được gọi là pháp quyền. Vì vậy, pháp quyền gắn với "thần linh" và dẫn đến cách gọi "thần linh pháp quyền".

Trên thực tế, những quyền được nêu ra trong Bản Tuyên ngôn độc lập bao giờ cũng là phần cấu thành quan trọng nhất của luật hiến pháp. Các thiết chế bảo hiến được đề ra thực chất là để bảo đảm pháp quyền.

Tư tưởng pháp quyền nói trên là một đi sản vô giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Vấn đề là chúng ta sẽ thắp sáng nhận thức của mình như thế nào. Phải chăng, sự nghiệp khai sáng nên bắt đầu từ việc nhận thức sâu sắc pháp quyền là gì, cũng như việc ghi nhận bản Tuyên ngôn độc lập là nguồn quan trọng của luật Hiến pháp Việt Nam.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Luận bàn về Pháp luật

    05/11/2015Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng ứng xử không chỉ thuộc về đạo đức mà còn thuộc về pháp luật. Những nhà triết học ngay từ thời cổ đại, cả ở phương Đông lẫn phương Tây, đều nói đến vai trò to lớn của pháp luật...
  • Ảnh hưởng của văn hóa đối với pháp luật

    09/10/2014Nguyễn Trần BạtVăn hóa có một ảnh hưởng không thể phủ nhận đối với pháp luật. Văn hóa chính là cuộc sống, do đó, việc xây dựng pháp luật, theo lẽ tự nhiên, phải dựa trên những kinh nghiệm văn hóa, tức là pháp luật phải có khả năng biến thành văn hóa để điều chỉnh cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở rất nhiều nơi trên thế giới, hệ thống pháp luật tỏ ra không tương thích với cuộc sống. Phải chăng yếu tố văn hóa, ở những nơi đó, đã bị tách rời khỏi pháp luật hay bản thân pháp luật được xây dựng trên một nền văn hóa méo mó, phi tự nhiên?
  • Quản lý bằng pháp luật như thế nào?

    09/10/2014Nguyễn Đức LamỞ đời “lạt mềm buộc chặt” tưởng chừng như nghịch lý nhưng pháp luật thường được hình dung là nghiêm minh, cứng rắn cũng không phải là ngoại lệ. Quản lý bằng pháp luật, cũng như quản lý nói chung, không phải là buộc diều vào cây sào tre mà hãy như trẻ mục đồng, thả diều bay lượn, đón gió trên bầu trời khoáng đạt, rộng lớn...
  • Thần linh pháp quyền

    20/08/2014Nguyễn Sĩ DũngPháp quyền về bản chất gắn với “thần linh”. Và người đầu tiên không ngại nói ra điều ấy chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh, có lẽ, cũng là người Việt Đầu tiên nói đến pháp quyền. Năm 1919, trong bản yêu sách gửi đến hội nghị Versaille, yêu sách thứ 7 được người đề ra là pháp quyền...
  • Pháp luật – Tài sản tinh thần của nhân dân

    21/02/2014Nguyễn Trần BạtXuất phát từ đòi hỏi xã hội phải được điều chỉnh bởi những quy tắc nhất định, pháp luật đã ra đời. Bản chất của pháp luật là các khế ước xã hội, tức là kết quả của sự thỏa thuận của mọi người. Nếu thỏa mãn điều kiện này, sự tự nguyện nhượng bớt một phần tự do cá nhân sẽ đưa đến sự hình thành của nền dân chủ ở đó, tự do không chỉ đơn thuần là tự do bản năng mà sẽ có chất lượng cao hơn, tức là tự do mang trong mình sự hài hòa lợi ích giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và ở mức độ cao hơn nữa, tự do như là, phát triển...
  • Một số vấn đề về cải cách tư pháp ở Việt Nam

    03/11/2006Nguyễn Đăng DungMục tiêu cơ bản của việc cải cách tư pháp hiện nay là đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội tránh oan, sai cho người vô tội, kể cả những người chưa có quyết định của cơ quan tư pháp nhưng đang bị rơi vào trong một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn khi ở trong tình trạng của bị can, bị cáo.
  • Nhà nước và pháp luật trong thời kỳ đổi mới

    01/01/1900Nguyễn NiênXã hội ta là xã hội dân chủ: "Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân", "quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân". Cuộc vận động xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở xã, phường, ở cơ quan, ở doanh nghiệp đã được triển khai rộng rãi, thực hiện tích cực đã mang lại những kết quả tốt bước đầu. Nhưng còn cần phải làm nhiều hơn, mạnh hơn nữa.

  • Hành trình từ “chuyên chính vô sản” đến “làm chủ tập thể” và “Nhà nước pháp quyền Việt Nam”

    12/09/2006Tương LaiTrên đất nước ta, đó là một hành trình gian truân với cái giá phải trả khá đắt. Nhưng là những bước thuận theo quy luật vận động của cuộc sống, và là sự trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó cũng là hành trình của nhận thức nhằm chứng minh thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, quy luật của cuộc sống mạnh hơn những giáo điều xơ cứng...
  • Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật

    30/08/2006Ngọ Văn NhânTrước khi có sự xuất hiện nhà nước, pháp luật và cùng với đó là ý thức pháp luật, những yếu tố tham gia định hướng và điều chỉnh ý thức, hành vi xã hội của con người lại chính là đạo đức, phong tục, tập quán, truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng... đặc biệt là dư luận xã hội...
  • Vì sao người dân thờ ơ với pháp luật

    09/07/2006Nguyễn Đức LamỞ Việt Nam hiện nay cùng với việc có những đạo luật làm ra hầu như "nằm phủ bụi" trên giá, nhưng nhiều đạo luật xã hội rất cần thì lại chưa có. Có một thực trạng cần sớm được khắc phục, đó là một bộ phận lớn dân cư hoặc chua biết đến luật, hoặc ác cảm, thờ ơ với luật, với toà án. Tại sao lại có tình trạng như vậy?
  • Pháp quyền và tính có thể đoán trước

    03/03/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngMột trong những đặc tính quan trọng nhất của Nhà nước pháp quyền chính là tính có thể đoán trước được công quyền. Bài viết này muốn bàn đôi điều về đặc tính nói trên...
  • Tính cạnh tranh của nền pháp luật

    27/12/2005Nguyên LâmTính cạnh tranh của nền pháp luật phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết, phụ thuộc vào những người làm ra luật, tức là Quốc hội và một phần nào đó là Chính phủ...
  • Mô hình giám sát chính quyền bằng tư pháp ở Mỹ

    17/12/2005Đặng Minh TuấnVi hiến là những tình huống có thể gặp trong thực tiễn. Ở nhà nước pháp quyền, quan trọng là phải tìm ra các biện pháp để giới hạn và chống lại sự lạm quyền hay lộng quyền của Nhà nước mà xâm phạm đến các quyền con người. Bài viết tìm hiểu về mô hình giám sát chính quyền bằng tư pháp tại Mỹ...
  • Lập pháp hướng tới pháp quyền

    16/11/2005Bùi Ngọc SơnHàng loạt cố gắng hiện nay như: "nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội", "đổi mới quy trình lập pháp", "tăng cường năng lực lập pháp"?.. là những việc cần làm để ngành lập pháp có thể cho ra những sản phẩm tốt hơn. Nhưng, một chiếc cày bằng đồng cũng không hiệu quả nhiều hơn một chiếc cày bằng gỗ là bao...
  • Đổi mới hoạt động lập pháp

    08/11/2005Nguyễn Sĩ DũngCơ sở dữ liệu luật Việt nam do Trung tâm Tin học của Văn phòng Quốc Hội quản trị chứa tới khoảng gần 14.000 văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực thi hành. Con số này là quá nhiều hay quá ít đối với đất nước ta?
  • Những cái giàu của một nền lập pháp

    02/11/2005Nguyễn Đức LamDịp năm hết Tết đến người ta hay chúc nhau “an khang thịnh vượng”. Nếu thịnh vượng gắn về sự giàu có, thì an khang là cái gì đó thuộc về tinh thần, văn hoá, sự bình an trong lòng xã hội và đất nước, trong tâm hồn mỗi người, an tâm làm ăn, sinh sống. Một nền lập pháp mà hướng đến những cái giàu về tài sản, về văn hoá, về quyền, về lợi ích của người dân, của xã hội, của đất nước thì ắt hẳn sẽ mang đến sự an khang, thịnh vượng ấy...
  • Giải pháp góp phần tích cực phòng và chống tham nhũng

    17/08/2005Trọng DânCó thể nói, nếu luật về phòng và chống tham nhũng, lãng phí ra đời, công cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta đã phải sử dụng tới hình thức pháp lý cao nhất, một "đòn phép" tối hậu...
  • Cải cách tư pháp: Từ những chuyện nhỏ

    09/07/2005Nguyễn Đức LamGần đây chúng ta hay bàn đến cải cách tư pháp, và các ý kiến cũng chưa hẳn thống nhất. Nói chung, đúng là nhiều người gọi những công việc đã và đang được tiến hành sau khi có chỉ thị 08 của Bộ Chính Trị ra đời là “cải cách tư pháp”. Nhưng cũng có người nói đây đã làm gì phải cải cách, mà chỉ là làm những việc từ lâu cần phải làm mà thôi.
  • Sách "Bàn về tinh thần pháp luật"

    06/07/2005Hai tác phẩm: “Bàn về tinh thần pháp luật” (1748) của Montesquieu và “Bàn về khế ước xã hội” (1762) của Rousseau ra đời, trở thành bộ đôi tác phẩm có ý nghĩa khai sáng về quan điểm pháp chế, vạch ra định hướng xây dựng xã hội công dân, nhà nước pháp quyền, mở đường cho tư duy xã hội Pháp đi tới cuộc đại cách mạng tư sản năm 1789. Nhiều quan điểm trong hai tác phẩm này đã trở thành những nguyên tắc pháp lý chi phối sâu sắc đến sự phát triển của nhà nước và pháp luật hiện đại.
  • xem toàn bộ