Pháp quyền và tính có thể đoán trước

08:07 CH @ Thứ Sáu - 03 Tháng Ba, 2006

Một trong những đặc tính quan trọng nhất của Nhà nước pháp quyền chính là tính có thể đoán trước được công quyền. Bài viết này muốn bàn đôi điều về đặc tính nói trên.

Trong nền kinh tế thị trường, đây là điều kiện tiên quyết để người dân hoạch định “chuyện làm ăn và mưu cầu hạnh phúc”. Tuy nhiên, để bảo đảm tính đoán trước được phải có thiết chế bảo hiến vững mạnh, quy trình ban hành quyết định minh bạch, hệ thống tư pháp hiệu năng... Đây là những công việc to lớn và đòi hỏi phải có nhiều thời gian. Trước mắt, thiết thực nhất là tìm cách khắc phục cách hành xử “tùy hứng qua cầu” vẫn còn xẩy ra dưới nhiều hình thức. Dưới đây xin được kể ra một vài hình thức cụ thể:

Một là, thay đổi quyết định một cách đột ngột. Ví dụ: Quy hoạch năm trước, năm sau có thể bị điều chỉnh, đường hai chiều có thể bị chuyển thành một chiều vào ngày hôm sau và ngược lại... Ví dụ cụ thể nhất là về việc hôm trước rơmooc không phải đăng ký, hôm sau không đăng ký sẽ bị phạt.

Hai là, ban hành quyết định không tính đến thời hiệu. Ví dụ, ban hành lệnh đăng ký rơmooc hôm trước, một thời gian ngắn sau có thể xử phạt vi phạm ngay. Với cách làm này, nhiều chủ phương tiện đã không kịp trở tay. Một ví dụ khác, lệnh đình chỉ việc đăng ký xe gắn máy được gọi là tạm thời nhưng thời hạn kết thúc hiệu lực thì không được nhắc tới. Những người dân chỉ còn biết đoán mò là nó có thể được bãi bỏ sau một, hai năm hoặc lâu hơn nữa.

Ba là, các quyết định không được thực hiện một cách nhất quán. Việc áp đặt đội mũ xe máy có thể được thực hiện gắt gao một thời gian rồi bỏ ngỏ. Nhưng mọi người không đội có thể sẽ không sao, một hôm bạn theo gương họ, lập tức sẽ bị phạt.

Bốn là, các quyết định không tạo ra tiền lệ. Ví dụ, nhà lỡ xây có thể được hợp thức hóa. Nhưng chớ vì thế mà bạn xây nhà của mình theo cách đó vì nó có thể bị phá bỏ.

Năm là, các quyết định của người tiền nhiệm chưa chắc đã được người kế nhiệm chấp nhận.Chủ trương bán nhà xưởng được Phó Chủ tịch tiền nhiệm phê chuẩn, nhưng hoàn toàn có thể bị phó chủ tịch kế nhiệm xem xét lại. Những hợp đồng mua bán kiểu như vậy hầu như không bao giờ có thể thanh lý. Cứ nghĩ mà xem, mua nhà thì bạn còn may mắn chán. Giả sử bạn mua một cái gì khác và xài hết sau khi hợp đồng mua bán kết thúc thì sao?

Để bảo đảm tính đoán trước được của công quyền, điều quan trọng là phải có được một hệ thống các giải pháp hữu hiệu. Dưới đây là một vài giải pháp được áp dụng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nhiều nước trên thế giới:

Một là, Pháp luật xác lập một hành lang chặt chẽ và tương đối hẹp cho việc hành xử của công quyền. “Các công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm nhưng các quan chức chỉ được làm những gì pháp luật cho phép”. Pháp luật càng cho phép công quyền ít bao nhiêu, tính đoán trước được của công quyền càng cao bấy nhiêu và ngược lại.

Hai là, ban hành quyết định phải dựa trên những nguyên tắc và thủ tục được xác định trước. Đồng thời, những nguyên tắc và thủ tục đó là không thể bị sửa đổi “giữa cuộc chơi”. Một trong những nguyên tắc cơ bản của việc ban hành quyết định là bảo đảm tính hợp pháp và tính hợp lý.

Ba là, xác lập chế độ trách nhiệm của chính quyền đối với quyết định của mình. Ở đây, ngoài trách nhiệm về chính trị, kỷ luật, hành chính và tài chính, công luận thường coi trọng trách nhiệm giải trình.

Bốn là, bảo đảm tính minh bạch trong việc ban hành quyết định. Người dân phải có quyền tiếp cận các thông tư cũng như các tư liệu, số liệu là cơ sở cho việc quyết định.

Năm là, bảo đảm sự tham gia của người dân. Cuối cùng mọi quyết định của công quyền chỉ có nghĩa khi người dân có điều kiện và năng lực để chấp hành và tốt hơn nữa là khi được người dân ủng hộ.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền là một công việc hết sức to lớn. Tuy nhiên, mọi công việc dù to lớn đếnđâu cũng đều bắt đầu từ những việc làm cụ thể và thiết thực. Bảo đảm tính có thể đoán trước của công quyền là một trong những việc làm như vậy.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Luận bàn về Pháp luật

    05/11/2015Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng ứng xử không chỉ thuộc về đạo đức mà còn thuộc về pháp luật. Những nhà triết học ngay từ thời cổ đại, cả ở phương Đông lẫn phương Tây, đều nói đến vai trò to lớn của pháp luật...
  • Ảnh hưởng của văn hóa đối với pháp luật

    09/10/2014Nguyễn Trần BạtVăn hóa có một ảnh hưởng không thể phủ nhận đối với pháp luật. Văn hóa chính là cuộc sống, do đó, việc xây dựng pháp luật, theo lẽ tự nhiên, phải dựa trên những kinh nghiệm văn hóa, tức là pháp luật phải có khả năng biến thành văn hóa để điều chỉnh cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở rất nhiều nơi trên thế giới, hệ thống pháp luật tỏ ra không tương thích với cuộc sống. Phải chăng yếu tố văn hóa, ở những nơi đó, đã bị tách rời khỏi pháp luật hay bản thân pháp luật được xây dựng trên một nền văn hóa méo mó, phi tự nhiên?
  • Pháp luật – Tài sản tinh thần của nhân dân

    21/02/2014Nguyễn Trần BạtXuất phát từ đòi hỏi xã hội phải được điều chỉnh bởi những quy tắc nhất định, pháp luật đã ra đời. Bản chất của pháp luật là các khế ước xã hội, tức là kết quả của sự thỏa thuận của mọi người. Nếu thỏa mãn điều kiện này, sự tự nguyện nhượng bớt một phần tự do cá nhân sẽ đưa đến sự hình thành của nền dân chủ ở đó, tự do không chỉ đơn thuần là tự do bản năng mà sẽ có chất lượng cao hơn, tức là tự do mang trong mình sự hài hòa lợi ích giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và ở mức độ cao hơn nữa, tự do như là, phát triển...
  • Luật sư của Nhà nước và Luật sư của người dân

    07/12/2010Đoàn Tiểu LongTừ trước tới nay, các chuyên gia pháp lý của ta đều nhất trí rằng “bình đẳng trước Toà án” chỉ là một nội dung của quyền “bình đẳng trước pháp luật” mà Hiến pháp quy định, tuy nhiên trước Toà án các bên chỉ bình đẳng về mặt tố tụng, tức là đưa ra chứng cứ, tài liệu, yêu cầu và tranh luận, chứ không bình đẳng về mọi mặt. Chính đây là điều đáng suy ngẫm...
  • Ban Thanh tra đặc biệt chống tham nhũng

    28/02/2006Trần Vĩnh KhangTrong khi lãnh đạo chính quyền, Hồ Chủ tịch quan tâm nhất đến vấn đề sao cho được lòng dân, và xem đó như nguyên tắc cao nhất...
  • Đại biểu Quốc hội có nhất thiết phải am hiểu luật?

    09/01/2006Đoàn Tiểu LongCác đại biểu Quốc hội vì thế không nhất thiết là luật gia, mà trước hết phải là chính khách. Điều quan trọng nhất họ cần nắm được, đó là tâm tư, nguyện vọng của các cử tri đã tín nhiệm cử họ làm đại diện...
  • “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, Chuyên chính là cái khóa, cái cửa để phòng kẻ phá hoại”

    06/01/2006Ngô Vương Anh“Dân chủ nghĩa là dân là chủ. Dân chủ là của báu vì đó không phải là thứ tự nhiên có sẵn mà đó là thành quả của cách mạng, nhân dân ta đã phải đấu tranh, hy sinh gian khổ mới giành được. Dân chủ là của báu vì đó là lý tưởng, là ước vọng của toàn thể nhân dân ta về một xã hội tốt đẹp trong tương lai..."
  • Năng lực thể chế

    03/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngNăng lực thể chế là năng lực của các cơ quan nhà nước hoàn thành các chức năng hiến định của mình. Chức năng nào thì năng lực ấy. Chức năng càng phức tạp thì năng lực phải càng cao hơn. Rủi ro lớn nhất ở đây là: Hiến pháp chỉ có thể trao cho một cơ quan nhà nước các chức năng, chứ không thể trao cho cơ quan này các năng lực tương ứng...
  • Tính cạnh tranh của nền pháp luật

    27/12/2005Nguyên LâmTính cạnh tranh của nền pháp luật phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết, phụ thuộc vào những người làm ra luật, tức là Quốc hội và một phần nào đó là Chính phủ...
  • Lập pháp hướng tới pháp quyền

    16/11/2005Bùi Ngọc SơnHàng loạt cố gắng hiện nay như: "nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội", "đổi mới quy trình lập pháp", "tăng cường năng lực lập pháp"?.. là những việc cần làm để ngành lập pháp có thể cho ra những sản phẩm tốt hơn. Nhưng, một chiếc cày bằng đồng cũng không hiệu quả nhiều hơn một chiếc cày bằng gỗ là bao...
  • Đổi mới hoạt động lập pháp

    08/11/2005Nguyễn Sĩ DũngCơ sở dữ liệu luật Việt nam do Trung tâm Tin học của Văn phòng Quốc Hội quản trị chứa tới khoảng gần 14.000 văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực thi hành. Con số này là quá nhiều hay quá ít đối với đất nước ta?
  • Những cái giàu của một nền lập pháp

    02/11/2005Nguyễn Đức LamDịp năm hết Tết đến người ta hay chúc nhau “an khang thịnh vượng”. Nếu thịnh vượng gắn về sự giàu có, thì an khang là cái gì đó thuộc về tinh thần, văn hoá, sự bình an trong lòng xã hội và đất nước, trong tâm hồn mỗi người, an tâm làm ăn, sinh sống. Một nền lập pháp mà hướng đến những cái giàu về tài sản, về văn hoá, về quyền, về lợi ích của người dân, của xã hội, của đất nước thì ắt hẳn sẽ mang đến sự an khang, thịnh vượng ấy...
  • Giò lụa hay xúc-xích: Lại bàn về làm luật

    28/10/2005PGS, TS. Phạm Duy NghĩaChơi chữ theo Bismark, ông Nguyễn Sĩ Dũng khôi hài cho rằng “làm luật khó như làm xúc xích". Cũng như xúc-xích, muốn dùng được, luật pháp phải gần với cuộc đời, phải thoả cơn đói của người dân và từng bước chắp cánh cho họ vươn tới những giá trị ẩm thực ngày một thanh cao. Vốn chỉ quen với giò lụa, nay phải làm luật cho ngôi làng toàn cầu, người nước ta chắc phải nắm bắt lấy những kỹ nghệ tân tiến mà sản xuất ra các quy phạm có giá trị áp dung chung, mang tính khái quát cao, dễ hiểu và tự nhiên đi vào lòng người tới mức chẳng những dân ta mà người ngoại quốc cũng vui lòng cung kính mà tuân thủ. Luật pháp tự thân nó phải sống trong tâm thức và liêm sỉ của con người...
  • Bàn về kỹ thuật làm luật

    19/07/2005Phạm Duy NghĩaNhiều người chê luật nước ta phần nhiều là luật khung, chỉ gồm những định nghĩa và qui phạm chung, khó cho việc thi hành. Dựa vào cái khung chồng chềnh đó, vô số văn bản dưới luật được ban hành, từ tài liệu tập huấn, công văn hướng dẫn, thông tư, quyết định của các bộ, ngành cho tới các nghị định của Chính phủ.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác