Ngàn lẻ một chuyện về... người Việt xấu xí

03:06 CH @ Thứ Hai - 30 Tháng Ba, 2009

Những câu chuyện kể của độc giả Tuần Việt Nam về tính xấu của người Việt mà ta có thể bắt gặp trên.. mọi ngả đường.

1. "Chạy cho kịp giờ"

Một lần đèn đỏ, phía bên kia đường vắng không ai qua, mọi người liền vượt đèn, mỗi tôiđứng lại, thế là họ quay lại nhìn tôi như thể nhìn người ngoài hành tinh. Tất nhiên là tôi không thấy xấu hổ, người nên xấu hổ là những người đã vượt đèn đỏ kia - họ vừa bị "mù màu" vừa bị hổng kiến thức nữa.

Một đứa bé được ba mẹ chở, đến đèn đỏ mọi người cùng vượt. Bé hỏi "sao đèn đỏ mọi người lại chạy, cô giáo dạy đèn xanh mới được đi cơ mà". Ba mẹ trả lời: "chạy cho kịp giờ ". Với cách nghĩ đó, sau này bé cũng sẽ "vượt đèn cho kịp giờ ". Lại một thế hệ nữa đi theo thói quen xấu.

2. "Xin lỗi, người Việt Nam toàn thế"

Ngay trong sáng nay thôi khi tôi dừng xe theo trình tự để đổ xăng, lúc đó cây xăng rất đông và ai cũng nhẫn nại chờ đợi đến lượt mình. Khi một người vừa rời đi thì có một cậu thanh niên vượt lên đổ ngay trước mặt tôi, nhanh chóng yêu cầu người bán hàng đổ trước.

Người bán hàng cũng không cần xem xét hành động của anh ta và cứ đổ cho anh ta trước. Tôi nói với người bán hàng mình đã đến trước và đề nghị không đổ cho người loi choi đó, người bán hàng không nói gì, còn cậu thanh niên kia bảo: " Xin lỗi! Người Việt Nam toàn thế" rồi bỏ đi trước sự ngơ ngác của bao người.

Vậy đấy, người Việt ta rất xấu và nếu chúng ta mỗi nguời hàng ngày không tự ý thức rèn luyện, e rằng thế hệ sau sẽ ảnh hưởng bởi hiệu ứng lan truyền, thấm lâu và chính chúng ta sẽ chịu hậu quả " gieo gió thì gặt bão".

3. Miễn xin lỗi

Cùng chủ điểm >>

. Bao giờ ta có sách “Người Việt xấu xí”?

. Hội thảo về sự “xấu xí” của người Việt

. Chỉ tên những tật xấu của người Việt thời nay

. Không chỉ là bệnh của giống nòi

. Hãy thay đổi tính xấu

. Người Việt không xấu xí

. Ta tự nhận diện lại ta

. Người Việt có xấu xí thật không?

Chuyện vô ý thức trong nếp sống hàng ngày tôi thường xuyên gặp. Chẳng nói đâu xa, mỗi buổi sáng đi tập thể dục tại lớp thể dục thẩm mỹ của trung tâm thể dục thể thao Quận, tôi vẫn thấy những chị đi làm đẹp cơ thể mình chen ngang một cách vô lối, họ đến muộn nhưng vô tư đứng trước mặt người khác và lờ đi như không có ai đứng xung quanh, cho dù khoảng cách giữa mọi người thường là 1sải tay để tránh va, đá vào người khác và cũng tỏ ra bình thường khi dang tay vả ngang mặt người khác (không cần xin lỗi).

Thiết nghĩ, nếu nền giáo dục của ta chưa dạy được ý thức con người (ý thức phải tự tích luỹ và vận dụng) thì các phóng viên nhà đài có thể làm chương trình về ý thức công dân và dành khoảng 5 đến 10 phút và nhà đài có thể phát trong chương trình nào đó để phổ biến ý thức trong cộng đồng.

4. Đám đông

Mỗi lần đi ngang qua 1 vụ đụng xe, cả 2 bên cùng chửi nhau ỏm tỏi, rồi mọi người hiếu kỳ đứng lại xem làm kẹt xe. Không biết họ đã để lãng phí mất bao nhiêu thời gian vì chuyện đó.

Một lần, cô dạy văn của tôi kể chuyện, ngày xưa thời đánh Mỹ ở Sài Gòn, một trái bom nổ lên, không có thương vong, mọi người hiếu kỳ bu lại xem. Đến trái thứ 2 phát nổ, cả trăm người đó chết hết. Tai hại thật.

5. Chỉ trẻ con mới cần học đạo đức?

Một lần tôi leo Fansipan cùng một nhóm bạn trong đó có một anh đi du học Hàn Quốc về. Ngay khi mới bắt đầu vào rừng, khi có người vứt cái vỏ chai nước đã uống hết ra đường, anh nhặt lên và nói là chai nước và các loại túi ni-lon sẽ mất rất nhiều thời gian để phân huỷ, vì vậy không nên vứt chúng bừa bãi mà chờ khi có thùng rác mới cho vào.

Tôi nghĩ, mỗi chúng ta cũng nên như anh bạn kia, biết hướng dẫn cho người khác có ý thức hơn không chỉ về việc bảo vệ môi trường, biết xếp hàng, không lãng phí trong bữa tiệc đứng mà còn cả ý thức cư xử văn minh.

Tôi cũng mong ngành giáo dục quan tâm hơn về vấn đề này hơn nữa. Khi còn là học sinh cấp 1, tôi có được học môn Đạo đức và đã có nhưng bài học thật bổ ích, nhưng sau đó thì chúng ta không có nhưng môn tương tự cho lứa tuổi lớn hơn.

Ngay cả khi học đại học, khi học môn Luật đại cương tôi chỉ được học các điều luật, các chế tài xử phạt, chứ không thấy được học về ý thức chấp hành luật. Phải chăng Bộ giáo dục cho rằng chỉ có trẻ con mới cần học môn đạo đức?

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Về tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21

    09/05/2008Phong DoanhĐây là lần thứ hai trong cuốn sách nhỏ này tôi lại viết về tre, cây tre Việt Nam. Nói như ai đó, đã ngàn đời nay tre và người là đôi tri kỷ. Tre mọc thành bụi, thành bờ, thành lũy trong mọi làng quê. Nhà thơ Nguyễn Duy trong bài "tre xanh" có câu " thân gầy guộc lá mong manh, mà sao nên lũy, nên thành tre ơi"...
  • Chỉ tên những tật xấu của người Việt thời nay

    01/03/2016TS Phạm Gia MinhChúng ta hãy cùng nhau lên một danh mục, tạm gọi là “Danh mục các thói hư, tật xấu của người Việt thời nay" nhằm “vạch mặt, chỉ tên” càng chính xác càng tốt những biểu hiện tinh vi và đa dạng của nó.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Học đòi làm dáng, sùng ngoại quá nặng, ...

    29/05/2015Vương Trí NhànCứ chiều đến, độ sáu bảy giờ, đứng ở góc hồ Hoàn Kiểm, trông kẻ đi qua người đi lại, thấy ngứa mắt quá. Nhăng trông mấy ông ăn mặc quần áo Tây. Gớm, sao mà khéo bắt chước, giả sử sự học hành, sự buôn bán mà cũng bắt chước được khéo thế thì hay quá!
  • Ai dám nhận là mình xấu xí?

    14/07/2014Phan Thị Vàng AnhNếu coi mỗi dân tộc gần như cá tính một con người: anh Pháp hào hoa làm thơ hay, anh Trung Quốc buôn bán giỏi và mưu lược, anh Lào hiền lành... thì nếu chỉ nhìn vào chuyện giữ gìn vốn cổ không thôi, tôi vẫn nghĩ, anh Việt Nam là người hay nói dối. Dối mình và dối người. Họ quyết tâm giữ gìn bản sắc dân tộc cho đậm đà bằng cái cách cho phép xây nhà hộp tràn lan và nói đơn giản là "thí điểm"?
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Dễ thỏa mãn, tầm nhìn hẹp, không giữ tín, ...

    16/04/2014Vương Trí NhànÓc ti ti như óc dơi, mắt ti ti như mắt muỗi, ngoài buồng the, bếp núc, vẫn không biết gì là nước non, trừ sọ bò đầu heo, vẫn không biết gì là rồng rắn. Huống chi vết xấu ở gia đình, thói hư ở xã hội, gắn sâu buộc chặt trải mấy nghìn năm, đoàn thanh niên cho đến phường tân tiến, đua tranh danh giá, chẳng cu-li thượng đẳng thời nô lệ quá ưu, miệng chưa ráo sữa đã lóc lẻm những thẻ bạc bài ngà
  • Hội thảo về sự “xấu xí” của người Việt

    23/03/2009Tùng NguyênDù còn nhiều quan điểm bất đồng về nguyên nhân dẫn đến tâm thế, tư duy và lối sống của người Việt hiện nay nhưng hầu hết các học giả đều cho là: người Việt hiện nay… xấu xí...
  • Bao giờ ta có sách “Người Việt xấu xí”?

    23/03/2009Hiệu MinhThói quen của con người là không thích bị chê, chỉ thích được khen. Viết chê bai rất khó lọt tai, nhất là ai dám viết sách về mảng tối văn hóa của một dân tộc. Tuy nhiên, nhiều quốc gia đã in sách về sự xấu xí của dân tộc mình...
  • Người Việt không xấu xí

    05/02/2009Nhà văn Nguyễn Quang ThânXem ra trong cuốn "Người Trung Hoa xấu xí" của Bá Dương, cái đức xấu nhất, nổi tiếng nhất, mà từ nhà văn Lỗ Tấn đến ông Bá Dương đều nhấn mạnh là phép thắng lợi tinh thần vô địch của người Trung Hoa.
  • Phản đề của “người Việt xấu xí”

    12/01/2007Thiên LươngNgười Việt không ít tính xấu, nhưng cũng cần xét về nguyên nhân, về cội rễ của những thói tật ấy thay vì ngồi nhìn và chỉ trích nó như một khoái cảm. Nhìn vào cái xấu phải có cái tốt làm đối trọng.
  • Nghĩ về những thói hư tật xấu của người mình

    15/10/2006Dương Trung QuốcKhông biết có phải vì được chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ của nước Trung Hoa trong cuộc cải cách mà dư luận hâm nóng một cuốn sách được xuất bản cách đây hai thập kỷ. Đó là cuốn “Người Trung Hoa xấu xí” của Bá Dương...
  • Đọc "Người Trung Quốc Xấu Xí"

    13/11/2003Người Trung Quốc xấu xí (Chõu lòu de Zhong Guó rén) tập hợp những bài viết và nói chuyện từ năm 1977, và lần đầu được dịch ra tiếng Việt vào đầu hè 1998 tại Paris do dịch giả Nguyễn Hồi Thủ dịch từ một bản in ở Trung Quốc (TQ) của tác giả Bá Dương (Bo Yang) sau một chuyến đi TQ cách đó năm năm. Sau đó cộng đồng người Việt ở Pháp, Mỹ... đã tham gia tranh luận rất nhiều về "Người Trung Quốc xấu xí" và "Người Việt xấu xí". ChúngTa.com xin đăng tải một bài viết tóm tắt về "Người Trung Quốc xấu xí" và tâm sự của một người Việt đã xa quê hương đất nước 30 năm.
  • xem toàn bộ