Thói hư tật xấu của người Việt: Học đòi làm dáng, sùng ngoại quá nặng, ...

09:27 SA @ Thứ Sáu - 29 Tháng Năm, 2015

Học đòi làm dáng một cách sống sượng(Nguyễn Văn Vĩnh, Đăng cổ tùng báo, 1907)

Cứ chiều đến, độ sáu bảy giờ, đứng ở góc hồ Hoàn Kiểm, trông kẻ đi qua người đi lại, thấy ngứa mắt quá. Nhăng trông mấy ông ăn mặc quần áo Tây. Gớm, sao mà khéo bắt chước, giả sử sự học hành, sự buôn bán mà cũng bắt chước được khéo thế thì hay quá! Ông cổ cồn trắng, cổ nút xanh, nút đỏ, đầu thì mũ cỏ, tay thì ba toong, giày thì bóng nhoáng, hai ngón tay thì khéo gẩy gẩy cái nách áo gi-lê. Ông ngồi xe thực khéo lấy dáng. Ngày xưa cái ô lục soạn , cái điếu thuốc lá bọt. Nay những cái ấy đã cho là đồ cũ rồi. Cái xe Nhật Bản bây giờ cũng bỏ. Bây giờ có xe cao su, êm hơn mà ngồi ưỡn ra bệ vệ hơn nhiều. Tay cần quyển sách hay là cái nhật trình (1), mắt giả lờ trông thì lại ra tuồng (2) nữa.

Em (3) thực là người hiếu sự duy tân. Cách ăn mặc An Nam đội cái khăn bằng cái rế, búi tóc như quả bưu , áo lướt tha lướt tư ướt, giày lẹp cà lẹp kẹp, móng tay gãi đầu như người rũ chiếu thì cũng bẩn lắm thực. Em cũng muốn rằng người An Nam ăn mặc cho gọn gàng sạch sẽ diện mạo tinh nhanh, nhưng mà thấy những trò sài sơn (4)của các ông cũng ngứa mắt lắm.

(1) báo ra hàng ngày

(2) trông có vẻ phường tuồng.

(3) Bài này ký tên Đào Thị Loan là một trong những bút hiệu của Nguyễn Văn Vĩnh. Bởi in trong mục Nhời đàn bà, nên xưng "em”

(4) Ăn diện.

Cái hay của người không biết học(Nguyễn Trọng Thuật - Điều đình cái án quốc học, Nam Phong, 1931)

Từ Lê Hồng Đức bắt đầu gieo cái mầm cẩu thả , rồi Mạc Trịnh lại càng tài bồi cho thành cái rừng cẩu thả. Cẩu thả nên toàn mô phỏng, mô phỏng thì không còn biết biến hóa nữa. Như người học vẽ tranh mà làm cách lồng phóng hay là can-ke thì thế nào cũng không đúng. Kỳ cạch mãi càng không đúng, bấy giờ khoanh tay lại lắc đầu lè lưỡi mà rằng "Bức vẽ mẫu là thiên tài trời đã định, mà mình là bất tài trời đã định"... Bấy giờ dẫu có ai hoán anh cho biết cũng không tin, có ai biệt sáng biệt lập (1) cái gì cũng không thèm ngó tới.

(1) sáng tạo.

Óc sùng ngoại lại quá nặng(Nguyễn Trọng Thuật – Điều đình cái án quốc học, Nam Phong, 1931)

Anh thợ vẽ cầm lấy cái bút là vẽ ngay phpng cảnh Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự; thày đồ tìm đến cái bút là tả ngay lịch sử Hán Cao Tổ Trương Lương Hàn Tín; anh phường tuồng ra trò là diễn ngay tấn Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi. Thổ sản thổ hoá mà hễ cái gì tồi thì cho một tiếng "nam” vào để giễu, như cái áo tơi gọi là áo cừu nam sột soạt, anh chàng dở người mà hay bàn thời thế họ gọi là Gia Cát nam. Cái gì tốt thì cho một tiếng "tàu" vào để khen, như măng khô gọi là măng tàu. Ấy cũng vì tư tưởng đã thiên di như thể, những nhà chế tạo nội hóa rất khốn khổ, đồ tốt không bán được phải thất nghiệt, mà những đồ thô bỉ tầm thường thì may còn ngoi ngóp sống để kiếm ăn với những người quê mùa nghèo khó.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chỗ mạnh, chỗ yếu trong tâm lý con người Việt Nam khi đi vào thời đại văn minh trí tuệ

    09/12/2015GS.TS. Hoàng TụyPhân tích để hiểu rõ những đặc điểm văn hoá, tâm lý của dân tộc, những truyền thống tốt, những yếu tố tích cực, thúc đẩy sự phát triển, cùng với những nhược điểm, những yếu tố chưa tốt, thậm chí tiêu cực, đang hoặc sẽ níu kéo chúng ta lại sau, là việc làm hết sức cần thiết để giúp xây dựng một chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp hoàn cảnh và điều kiện thế giới ngày nay...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ỷ lại, viển vong, tư tưởng gia nô...

    14/03/2015Vương Trí NhànMê tín sinh ra những việc nực cười. Ngày giờ nào cũng là trời bày định mà bảo rằng có ngày dữ ngày lành; núi sông nào cũng là đất tự nhiên mà bảo rằng có đất tốt đất xấu; vì nấu ăn mới có bếp mà bảo rằng có ông thần táo; vì che mưa gió mà có nhà mà bảo rằng
    có ông thần nhà...
  • Chuẩn bị hành trang

    08/11/2010Vũ KhoanLớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới. Sức mạnh: thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, rất đoàn kết đùm bọc nhau thời kỳ chống ngoại xâm Cái yếu: thiếu sót kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành; thiếu đức tính tỉ mỉ; không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn.
  • Biết mình yếu để mạnh hơn

    01/09/2005Trần Hữu QuangBài viết sau nêu ra một số điểm yếu trong tư duy quản trị của tầng lớp doanh nhân Việt Nam hiện nay và thử đi tìm căn nguyên của chúng, mong góp phần vào việc xây dựng một đội ngũ doanh nhân ngày càng mạnh và bản lĩnh...
  • Cái tánh di truyền của dân tộc ta

    31/08/2005X.T.T. (Tiếng Dân, số 179, ngày 15-05-1929)Trong mục “Lật chồng báo cũ” chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu với độc giả trích đoạn các bình luận về đạo đức xã hội của các nhà văn hóa thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám 1945 trên các báo chí công khai. Trước hết là một số bài của báo Tiếng Dân do nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng làm chủ nhiệm kiêm chủ bút...
  • Hãy tự xét mình

    18/01/2004Hoàng TámMấy năm gần đây người ta hay nhắc đến cuốn sách "Người Trung Quốc xấu xí" của Bá Dương (bản dịch Nguyễn Hồi Thủ), nói việc người láng giềng phương Bắc tự soi gương để nhận diện "cái xấu xí" của mình, "tự sỉ" mong sửa chữa để vươn lên. Bá Dương cũng nêu tấm gương của những người ở Mỹ và Nhật đi trước ông, viết sách tự phê phán "cái xấu xí" của mình.
  • Đi tìm nhân cách người Việt Nam

    05/01/2004KS. Trần Quốc KhảiThực sự mới ra khỏi chiến tranh hơn chục năm nay, người Việt Nam vẫn sống trong hào quang của chiến thắng. Kém về thể lực và trí lực, cộng với niềm tự kiêu đôi khi không tỉnh táo, thế hệ trẻ Việt tuy đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc bứt phá trong tương lai, nhưng chỉ số nhân cách của người Việt Nam hiện đại đang ở đâu? Dưới kết quả nghiên cứu khoa học về nhân văn trên cơ sở vật lý và toán học, câu trả lời ấy là...
  • Đọc "Người Trung Quốc Xấu Xí"

    13/11/2003Người Trung Quốc xấu xí (Chõu lòu de Zhong Guó rén) tập hợp những bài viết và nói chuyện từ năm 1977, và lần đầu được dịch ra tiếng Việt vào đầu hè 1998 tại Paris do dịch giả Nguyễn Hồi Thủ dịch từ một bản in ở Trung Quốc (TQ) của tác giả Bá Dương (Bo Yang) sau một chuyến đi TQ cách đó năm năm. Sau đó cộng đồng người Việt ở Pháp, Mỹ... đã tham gia tranh luận rất nhiều về "Người Trung Quốc xấu xí" và "Người Việt xấu xí". ChúngTa.com xin đăng tải một bài viết tóm tắt về "Người Trung Quốc xấu xí" và tâm sự của một người Việt đã xa quê hương đất nước 30 năm.
  • Những tính cách trì níu dân tộc Việt

    11/11/2003Giáo sư Nguyễn Chung TúChúng ta hay thắc mắc về dân tộc mình. Tính cách nào mang lại cho dân tộc Việt Nam một sức sống mãnh liệt đến thế, để vẫn tồn tại, vẫn chiến đấu và chiến thắng mọi cuộc xâm lăng bạo tàn? Để mình vẫn là mình - Một dân tộc biết cách sống còn bên một dân tộc lớn, ngay cả trong 1000 năm Bắc thuộc...Nhưng sau những chiến công hiển hách ấy, những tính cách nào đã có "trong ta", để trở thành một lực cản, một sự níu kéo, làm ta bước khó khăn hơn trên con đường mới?
  • xem toàn bộ