Mùa xuân trong tranh

02:21 CH @ Thứ Tư - 17 Tháng Ba, 2010

Trong sự chuyển dịch không ngừng của thời gian, mùa nào trong năm cũng có thể trở thành đối tượng sáng tác của người họa sĩ. Tuy nhiên, vượt lên ba mùa khác, mùa Xuân dường như tạo được cảm hứng đặc biệt, khơi được nguồn sáng tạo mạnh mẽ hơn đối với các họa sĩ từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây.

Họ vẽ phong cảnh của mùa đẹp nhất trong năm, vẽ ngàn hoa đang đua nở trên cành, vẽ lộc non chồi biếc vừa nhú ra trên những thân cây sau những ngày đông giá rét, vẽ con người và cả muông thú đang rạo rực với tiết xuân…


Mùa xuân ở Giverny - Claude Monet

Có thể thấy rõ điều đó ở các tác giả thuộc trào lưu ấn tượng, mà một trong những điều tạo hứng khởi cho họ sáng tác là không gian, bởi các họa sĩ theo trào lưu chủ yếu vẽ ngoài trời. Không khí ấm áp của mùa xuân sau một mùa đông dai dẳng ngập tràn tuyết trắng, những hoa cỏ tưng bừng khoe sắc trong nắng đóng vai trò chủ đạo trong tranh ấn tượng và luôn khuyến khích người nghệ sĩ dấn thân vào cuộc phiêu lưu sắc màu.

Họ rời ngôi nhà, xưởng vẽ và lên đường với dụng cụ vẽ và những hộp màu. Cả trần gian tươi đẹp đang chờ họ ngoài kia: những cánh đồng hoa dại đang tưng bừng nở, những vườn đào rộ bông, những đôi nam thanh nữ tú đang tay trong tay dạo bước…

Trong số các họa sĩ ấn tượng Pháp thì Alfred Sisley, Claude Monet, Pierre-Auguste Renoir, Camille Pissarro, Frederic Bazille là những người rất ưa thích vẽ phong cảnh mùa xuân. Bức Cánh đồng nhỏ vào Xuân của Sisley với một bảng màu nhẹ nhàng và đáng yêu thể hiện phong cách tạo hình của tác giả - người đã có ảnh hưởng đối với cả Monet về cách vẽ phong cảnh ngoài trời.

Nhưng không ai vẽ nhiều tranh mùa xuân như Monet. Ông miệt mài với cảnh sắc mùa xuân đến độ bất kỳ góc nhỏ nào của ngôi nhà và khu vườn đáng yêu của gia đình ông tại Giverny cũng đi vào tranh, rồi cả cuộc sống rộng lớn, mênh mông xung quanh điều được ông dùng cọ và màu để thể hiện. Camille Pissarro lại hứng thú với không gian mùa xuân của đại lộ Montmartre ở Paris. Ở đó, ông đã tạo nên những Montmartre bất tử với những hàng cây đã xanh lá và đám đông dạo chơi trong tiết trời ấm áp…

Ngay với Vincent van Gogh, dù cuộc đời với ông bi thương là vậy nhưng ông không thể cầm lòng trước cảnh sắc mùa xuân. Không chỉ có bức Mùa xuân bên sông, những bức vẽ hoa của ông cũng tràn ngập tình yêu và hy vọng vào sự cứu rỗi khi mùa xuân đến.


Mùa xuân - Sandro Botticelli

Mùa xuân cũng đồng nghĩa với niềm vui, hạnh phúc, hy vọng và nhất là tình yêu, nên vẽ mùa xuân cũng chính là vẽ tình yêu, vẽ lứa đôi đang yêu. Trong tác phẩm Mùa xuân của Sandro Botticelli - nhà danh họa thời Phục hưng, thần Ái tình đang giương cung ngắm bắn mũi tên tình yêu vào một chàng trai trong khi cô gái đang được thần Gió đẩy tới với nàng xuân để ngả vào vòng tay tình yêu… Mùa xuân của Botticelli cũng chính là địa đàng tình yêu, khi lứa đôi không còn sợ ăn trái cấm vì đã có Adam và Eva chịu tội ngàn đời.

Cũng vậy, Mùa xuân - tranh của Pierre Auguste Cot (họa sĩ Pháp thế kỷ XIX, theo khuynh hướng cổ điển) là một khúc ca lộng lẫy của tình yêu với đôi lứa trong cảnh sắc của thiên thai. Còn với Giuceppe Arcimboldo - họa sĩ Ý thế kỷ XVI chuyên vẽ những chân dung kết bằng hoa trái thì bức Mùa xuân của ông quả là một biểu tượng của cái đẹp vĩnh cửu.

Trong số các bức tranh vẽ mùa xuân của các tác giả Việt Nam, có lẽ tác phẩm Vườn xuân Trung - Nam - Bắc của Nguyễn Gia Trí là hoành tráng và tiêu biểu nhất, đặc biệt nhất vì là một bức tranh với chất liệu sơn mài truyền thống. Loạt tranh Múa cổ của Nguyễn Tư Nghiêm cũng tràn ngập không khí lễ hội mùa xuân đất Bắc. Cũng phải kể đến Lê Phổ với hàng trăm bức vẽ hoa xuân. Rồi hoa xuân của Trần Lưu Hậu, Lưu Công Nhân… Riêng với Phạm Luận thì không thể thiếu cảnh sắc Hà Nội vào xuân.

Mùa xuân còn đó, khách đa tình ơi…”.

Mùa xuân - Giuceppe Arcimboldo



Mùa xuân - Pierre Auguste Cot


Cánh đồng nhỏ vào xuân - Alfred Sisley



Múa cổ - Nguyễn Tư Nghiêm



Đào tết Nhật Tân - Phạm Luận



Đêm trừ tịch - Võ Nam (tranh sơn mài)

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phái đẹp qua hội họa

    08/03/2020Vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp hình thể và vị trí thiên nhiên mà tạo hoá đã ban tặng cùng thiên chức của người phụ nữ đã được đề cao và khai thác đến đỉnh điểm, để từ đó khẳng định và chứng minh một chân lý: Không có phụ nữ, không có nhân loại và cũng không thể có nền văn hoá – văn minh trên trái đất...
  • Nước Nga tuyệt đẹp của Levitan

    06/11/2019Trịnh ChuThế kỷ XIX được mệnh danh là thế kỷ của những người khổng lồ. Trong mọi lĩnh vực hoạt động, từ tự nhiên đến xã hội đều xuất hiện những thiên tài kiệt xuất. Nền hội họa Nga tự hào với Levitan (30/8/1860 - 4/8/1900).
  • Một thoáng cảm xúc mùa Xuân

    15/02/2018Nguyễn Tất ThịnhXuân là câu chuyện của Trời
    Tết là Tình ý của Ngưới đón Xuân
    Bốn Mùa trải mấy gian truân
    Đợi Giao Thừa đến thả vần Thơ bay…
  • Lời mùa xuân

    02/01/2018Việt VănMùa xuân là khởi đầu, là hy vọng. Lời chúc đầu xuân bay đến bạn vào những thời khắc chuyển giao một năm mới đều là những lời tốt đẹp. Chúc thành công, may mắn. Chúc mọi sự an lành, chúc ước mơ thành hiện thực. Chúc phú quý đại lợi. Chúc an khang thịnh vượng. Và dễ thương nhất là lời chúc "vạn sự như ý"...
  • Vũ khúc - tuyệt tác của Henri Matisse

    09/12/2009Mai PhươngHình dáng các vũ công mỗi người mỗi vẻ trong các tư thế điển hình, nổi bật trên nền xanh lam của bầu trời hay của biển cả mênh mông... Chiêm ngưỡng “Vũ khúc" của Henri Matisse, như thấy ngay trước mắt ta những con người đang say sưa khiêu vũ bên mép lề của trái đất, trong một nhịp điệu nhanh và chậm, sâu lắng và cuốn hút.
  • Mười kiệt tác hội họa đắt giá nhất mọi thời đại

    22/10/2009Nguyễn Thanh Hải (Tổng hợp)Đây là tác phẩm hội hoạ được bán đấu giá cao nhất thế giới từ trước tới nay, hiện nay thuộc sở hữu của Chính phủ Áo. Bức tranh gây nhiều tranh cãi trong hơn một năm và sau đó được trao trả cho Áo sau một thời gian bị Đức quốc xã chiếm trong Thế chiến thứ hai. Bức tranh được danh hoạ Gustav Klimt vẽ vào năm 1907. Năm 2006, bức hoạ được Ronald S Lauder mua lại để làm tài sản thừa kế.
  • 100 năm hội họa trừu tượng

    14/04/2009Văn NgọcMột trong những bước ngoặt quan trọng của hội hoạ phương Tây vào những năm đầu của thế kỷ XX, là sự xuất hiện của những tác phẩm hội hoạ trừu tượng đầu tiên của : Picabia, Caoutchouc (1909), Kandinsky, Aquarelle abstraite (1910) ; Mondrian, Malevitch, Léger, Kupka, Magnelli (1911-1920), khẳng định sự tồn tại độc lập của chức năng thẩm mỹ đối với các chức năng khác của hội hoạ, như : chức năng thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật cái đẹp của thiên nhiên và hiện thực cuộc sống của con người, dưới các góc cạnh lịch sử, xã hội, đạo đức, tôn giáo, v.v.
  • Tiếng gõ cửa mùa xuân

    24/01/2009A.NTiếng gõ cửa ấy với tôi có khi là tiếng sột soạt của bức mành treo ngoài cửa sổ, mỗi khi có ngọn gió thổi qua. Nhà ở trên cao, một gợn gió nhẹ cũng có thể gây nên một tiếng động đủ để giật mình...
  • Tinh khôi như mùa xuân

    24/01/2009Nguyễn Tường BáchMột ngày nọ tại sân bay quốc tế Bangkok, trong khu vực nghỉ ngơi của doanh nhân, kẻ viết bài này bắt gặp một người lạ. Với khuôn mặt nghiêm túc, áo quần tươm tất của một giám đốc công trình, ông vội vã xách cặp bước vào phòng.
  • Mùa xuân khát vọng tình yêu

    22/01/2009Trịnh Trung HòaTừ xưa đến nay, tình yêu luôn luôn là cảm hứng , là đề tài muôn thủa của các loại hình nghệ thuật mà ai cũng biết rằng đối tượng của nghệ thuật bao giờ cũng là cái đẹp, phải chăng tình yêu và cái đẹp luôn quan hệ khăng khít với nhau? Như mùa xuân đang đến, vạn vật thắm tươi, những trái tim dâng trào khát vọng.
  • Hội họa của nỗi u hoài

    11/11/2008Diên VỹHọa sĩ Thái Tuấn, một gương mặt lớn của hội họa Sài Gòn, đã ra đi vĩnh viễn ngày 26/09 vừa qua trong căn nhà nhỏ ông đã sống và vẽ từ khi rời Hà Nội vào Nam năm 1954.
  • Mùa xuân mới lại về

    01/03/2007Vũ Hoàng TiếnTôi đi và cứ nghĩ miên man như thế, mưa xuân phủ một lớp mỏng lên mái tóc và chiếc áo choàng… Có hạt mưa xuân nào chui vào cổ áo – rùng mình, người tôi mát lạnh, tim tôi rung lên, đập nhịp: Mùa xuân ơi, Mùa xuân đã về!
  • Mùa xuân là cả một mùa xanh

    26/02/2007Nhà Phê bình VH Phạm Xuân NguyênĐối với Nguyễn Bính, nhà thơ yêu mến của bao người dân Việt, trong muôn lý do của con tim để yêu, có một lý do cứ mỗi độ xuân về nhìn ra quan cảnh đất trời đổi sắc, người người dọn mình để thương nhớ chờ mong trong niềm vui đón chào một năm mới ai trong chúng ta mà chẳng có lần thốt lên như nhà thơ:

    Mùa xuân là cả một mùa xanh

  • Mùa xuân và văn chương trẻ

    28/01/2006Nguyễn HòaXuân Bính Tuất đã về. Và như là thói quen nghề nghiệp, tôi nghĩ tới những người viết văn trẻ - những người tôi vẫn thường đọc, thường chuyện trò, đôi khi còn hào hứng tranh luận giữa "bãi bia" hay quán cà-phê...
  • xem toàn bộ