Minh bạch

04:12 CH @ Thứ Hai - 16 Tháng Ba, 2009

Một trong những việc đầu tiên mà Tổng thống Mỹ Barack Obama làm khi công bố gói kích thích tăng trưởng kinh tế trị giá 787 tỉ USD, là thành lập ngay một hội đồng Minh bạch và giải trình đạo luật Phục hồi kinh tế. Ông Earl Devaney, một cựu mật vụ Mỹ và từng giữ chức tổng thanh tra nội vụ, được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng này

Nhiệm vụ của ông Devaney và đồng nghiệp là đảm bảo tiền thuế của người dân được chi tiêu đúng mục đích. Ông Obama hứa công khai hoá từng đồng đô la trong gói kích thích kinh tế khổng lồ. Nhà Trắng đã lập một website (http://www.recovery.gov/) để công bố tiền sẽ được chi tiêu như thế nào và theo dõi từng bước đi của các khoản tiền giải cứu kinh tế.

Minh bạch là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của quản trị chính phủ. Nó đảm bảo luật pháp được thi hành nghiêm minh, và không ai, kể cả những người lập pháp và hành pháp, được đứng trên luật pháp. Vì minh bạch là điều kiện tiên quyết để luật pháp phát huy tác dụng, cho nên các quy định pháp luật và chính sách của Chính phủ cũng phải rõ ràng ngay từ đầu để đảm bảo tính minh bạch. Nhìn về gói kích thích tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được Chính phủ đề cập đến gần đây, bao gồm việc đẩy mạnh đầu tư công, bảo lãnh tín dụng, bù lãi suất cho doanh nghiệp và giãn thuế thu nhập, có rất nhiều vấn đề về minh bạch.

Đầu tư công là một phần quan trọng trong chính sách tài khoá của ta trong những năm qua. Theo số liệu chính thức, đầu tư công chiếm khoảng 18% GDP và khoảng 45% tổng đầu tư toàn xã hội. Các chuyên gia kinh tế đều cho rằng đầu tư công đóng một vai trò quan trọng trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm qua, đây cũng là khu vực gây nhiều bất bình và tranh cãi nhất vì sự thiếu rõ ràng trong chính sách phân bổ đầu tư, dẫn đến cái gọi là ảnh hưởng của các nhóm lợi ích. Các tổng công ty và tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước thường bị vạch mặt chỉ tên về việc được cung cấp vốn quá dễ dàng trong khi hiệu quả đầu tư lại rất thấp.

Nhóm chuyên gia tư vấn kinh tế thuộc đại học Harvard và chương trình Fulbright Việt Nam trong đề xuất mới nhất đối với Chính phủ đã nhấn mạnh về việc cần phải điều chỉnh ưu tiên đầu tư công, tập trung cho các dự án tạo nhiều việc làm và tạo hạ tầng cơ sở cho các ngành sản xuất thâm dụng lao động và tạo kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt, nhóm chuyên gia này nhấn mạnh việc cần phải lập một tổ công tác đặc biệt về đầu tư công. Đề xuất này viết: “Mặc dù thủ tục xét duyệt và đầu tư hiện nay rất phiền hà và tốn kém nhưng chất lượng của quá trình ra quyết định lại không hề được cải thiện cho tương xứng với quy mô của chương trình đầu tư công”. Nhóm tư vấn cho rằng cải cách thủ tục đầu tư công quan trọng đến nỗi “Chính phủ không thể cho phép nó bị nhào nặn tuỳ thích chỉ để phục vụ lợi ích cục bộ của một vài doanh nghiệp”. Một tổ công tác về đầu tư công sẽ thực hiện nghiên cứu về toàn bộ quá trình từ lập kế hoạch cho đến đánh giá dự án đầu tư công, trên đó đề ra những thay đổi chính sách trực tiếp đến Thủ tướng Chính phủ.

Một số chính sách mới được đưa ra trong gói kích thích tăng trưởng kinh tế của Chính phủ cũng đang bị giới quan sát cho rằng thiếu minh bạch và dễ tạo ra tình trạng “đục nước béo cò”. Chính sách bù 4% lãi suất cho doanh nghiệp được giới chuyên gia nhìn nhận một cách hoài nghi. Chính sách bù lãi suất này ưu tiên những doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo nhiều công ăn việc làm, tạo kim ngạch xuất khẩu. Các nhà kinh tế, trong đó có một số đã nêu ý kiến trên SGTT ở những số báo trước, phân tích khá kỹ về tính hạn chế của chính sách kích cầu này. Một lo ngại rất đáng quan tâm là chính sách này rất dễ tạo ra môi trường nhập nhằng cho một số doanh nghiệp và ngân hàng sử dụng nguồn lãi suất bù để đáo nợ, sử dụng vốn sai mục đích gây méo mó thị trường. Một phần vì sự thiếu rõ ràng mà cho đến nay, vốn vay bù lãi suất được các ngân hàng ban phát một cách nhỏ giọt.

Quay trở lại câu chuyện về lời hứa “minh bạch từng đồng” của ông Obama. Chính phủ Mỹ không hẳn là một mẫu mực về việc sòng phẳng, rõ ràng trong việc xài tiền của dân. Trước đây vài tháng, dân Mỹ đã tức điên vì việc chính phủ quyết định rót hàng trăm tỉ vào cứu các ngân hàng và tổ chức tài chính sắp phá sản mà không giải thích đồng tiền được tiêu như thế nào. Nỗi thất vọng của người dân đã khiến chính quyền hiện nay nhận ra rằng họ cần phải đảm bảo công khai mọi khoản chi tiêu, và đây là điều mà họ đang làm, với bước đầu tiên là lập website http://www.recovery.gov/.

Liệu Việt Nam có thể công khai hoá chính sách kích thích tăng trưởng và làm rõ đồng tiền được chi tiêu như thế nào, tác dụng ra sao? Lập ra một website có lẽ không phải là việc khó. Đảm bảo công khai chi tiết từng thông tin, từng đồng được chi tiêu, có lẽ là khó hơn, nhưng không phải không làm được.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Minh bạch - một tiêu chí văn hóa

    25/04/2019Nguyễn Trần BạtMinh bạch là một trong những nguyên lý quan trọng nhất để khẳng định sự lành mạnh của cả thể chế lẫn xã hội, vì chúng ta đang sống trong thời đại mà khái niệm dân chủ được xem như một đặc tính chính trị. Nếu nhân dân không làm chủ được, thì mọi việc đều không minh bạch. Nhân dân làm chủ, không có nghĩa là nhân dân cần cái quyền đối chất với Nhà nước...
  • Tính minh bạch

    01/07/2016Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupMinh bạch là một trong những nguyên lý quan trọng nhất để khẳng định sự lành mạnh của cả thể chế lẫn xã hội...
  • Tính minh bạch và chuẩn mực đạo đức mới

    30/08/2015Lương Xuân HàTính công khai, minh bạch và lập trường đúng đắn được xem là vấn đề “nhạy cảm” trong mối quan hệ Việt Nam và các quốc gia hiện nay, từ những vấn đề ở tầm vĩ mô như tự do tôn giáo, nhân quyền, quan hệ…
  • Minh bạch để hội nhập

    13/12/2008Đỗ Quang ĐánCả nước dốc sức chăm lo xây dựng cho thương hiệu dân tộc, kéo bạn bè về với mình. Đất nước luôn nhìn thẳng, dám nhìn thẳng, quyết không để "con sâu làm rầu nồi canh". Vẫn hay việc xem xét một con người là hệ trọng, là không thể nóng vội nhưng cũng không thể chậm trễ hơn. Bởi càng chậm thì càng ảnh hưởng đến lợi ích và hình ảnh quốc gia...
  • Bước tiến mới của minh bạch nên quản trị quốc gia

    11/07/2007Kiên ĐịnhViệc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng lần đầu đối thoại trực tuyến với dân chúng, thực sự là bước tiến vượt bậc trong sinh hoạt chính trị. Hơn thế, đây là một bước tiến mới của sự minh bạch nền quản trị quốc gia.
  • Minh bạch, bình đẳng, năng lực Những yêu cầu không thể thiếu trong cải cách tư pháp

    13/11/2006Hoàng Ngọc GiaoCải cách tư pháp đang đặt ra những yêu cầu cải cách, đổi mới trong các hoạt động tư pháp. Bài viết này tiếp cận cải cách tư pháp với những tiêu chí: Minh bạch, Bình đẳng, Năng lực...
  • Chống tham nhũng xét từ góc độ quyền lực

    28/09/2006Vũ Quốc TuấnNgười có quyền mới có điều kiện để tham nhũng, vì vậy, nguồn gốc của tham nhũng là quyền lực. Cho nên phòng, chống tham nhũng phải có cơ chế thiết kế bộ máy quyền lực phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời phải có cơ chế giám sát chặt chẽ hoạt động của bộ máy quyền lực...
  • Tham nhũng - tiếp cận từ phía hệ thống

    17/08/2006Nguyễn TrungChống tham nhũng đang là vấn đề cả nước bức xúc, cả nước đều quyết tâm chống – trừ những kẻ có điều kiện thực hiện tham nhũng. Câu chuyện thời sự hơn là chống như thế nào? Góp phần tìm câu trả lời, bài viết này xin đi vào hai vấn đề chính: Đánh giá tình trạng tham nhũng ở nước ta và chống như thế nào?
  • Tham nhũng: Cái giá của sự thiếu công khai và minh bạch

    29/07/2006Hữu VinhCuộc chiến chống tham nhũng đã khởi động được một thời gian không còn ngắn. Nhưng dường như, càng phát động "chống” nạn tham nhũng ngày càng tinh vi hơn và những vụ tham nhũng càng lớn hơn. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Uông Chu Lưu đã phải nhìn nhận: "Tham nhũng diễn ra với tính chất và quy mô ngày càng lớn, phạm vi xảy ra với diện rộng và mang tính tổ chức giữa nhiều cá nhân và đơn vị"...
  • Minh bạch và công khai

    14/01/2006Đậu Anh Tuấn - Ban Pháp chế, VCCIMinh bạch là một khái niệm khá trừu tượng. Để đo lường tính minh bạch là một công việc hết sức khó khăn. Nhiều người vẫn thường hiểu minh bạch đồng nghĩa với công khai. Thực ra, khái niệm minh bạch là khái niệm rộng hơn, nó bao gồm cả cơ hội, tính bình đẳng trong tiếp cận thông tin, tính tin cậy, nhất quán của thông tin, tính dự đoán trước được và sự cởi mở của cơ quan cung cấp thông tin...
  • Công cụ chống tham nhũng của Tổ chức minh bạch quốc tế

    18/07/2005Danh ĐứcCảnh sát điều tra sẽ có kết luận về những vụ việc đang làm công chúng buồn lòng, thậm chí nghĩ rằng mình đang bị lừa đảo, móc túi.
  • xem toàn bộ