Loài người sau 10 vạn năm nữa như thế nào?

04:47 CH @ Thứ Bảy - 28 Tháng Tư, 2007

Cuối năm 2006, báo The Times, Anh đưa tin một nhóm các nhà khoa học Anh do O.Cari, bác sĩ - nhà khoa học Anh trong Trung tâm Nghiên cứu Darwin thuộc Học viện Kinh tế London đứng đầu công bố công trình nghiên cứu nhiều năm mang tên “Báo cáo tiến hóa Bravo” của nhóm nêu lên viễn cảnh của con người tương lai sau hàng vạn năm nữa.

Đạt đến cực đại tối ưu của quá trình tiến hóa

Theo O.Cari, khoảng đầu thập niên năm 3.000, loài người sẽ đạt đến điểm cực đại tối ưu của quá trình tiến hóa. Lúc đó chủng tộc của nhân loại không còn sự khác biệt về da trắng, da đen, da vàng nữa mà cả thế giới chung một màu da... cà phê sữa.

Đến thời điểm đó do thức ăn quá dư thừa và đầy đủ chất dinh dưỡng đồng thời thuốc chữa bệnh hoàn hảo và phong phú nên con người phát triển thể lực cũng như trí tuệ hoàn mỹ, chiều cao con người không dưới 2m, tuổi thọ trung bình đạt 120 năm, nặng trung bình 130kg; gien người tương lai thay đổi làm cho thân thể cân đối, da dẻ mịn màng kết hợp kỹ xảo thẩm mỹ tiến bộ vượt bậc làm cho ngoại hình đẹp hơn con người hiện tại.

O. Cari còn cho biết thêm, sinh lý con người tương lai biến đổi mãnh liệt đạt độ “chín tuyệt diệu” hơn loài người hiện nay.

Vô cảm

Do môi trường khí hậu thiên nhiên biến đổi cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ tạo ra nguồn thực phẩm quá dư thừa chất dinh dưỡng và thuốc men đặc trị loại trừ hết bệnh tật làm cho phần lớn con người trở thành “động vật sống” chỉ có ăn và ăn, ngủ và ngủ, mất dần khả năng lao động sáng tạo, gien người thay đổi, bộ óc mất dần tư duy, sự giao tiếp, các trạng thái tâm lý tình cảm như vui buồn, yêu ghét, cáu giận, hứng thú, chán chường, tôn trọng v.v... không còn nữa.

Chiều cao cùng với tuổi thọ lại giảm dần. Khả năng miễn dịch cũng suy giảm, trẻ em sơ sinh mắc chứng to đầu khiến cho ngoại hình mất cân đối gần như vô tri giác, nếu không cũng trở nên đần độn vô cảm. Phần còn lại sẽ trở thành người văn minh duy trì loài người.

Rẽ nhánh phân cực

Trong kết luận của bản báo cáo, O.Cari nêu lên: 100.000 năm sau loài người sẽ bước vào sự rẽ nhánh phân cực rất rõ rệt. Một nhánh là sự tồn tại và phát triển thành người hiện đại được xem là “quý tộc” văn minh, thân hình cao không dưới 2m, vóc dáng cân đối hài hòa, thông minh với bộ óc tư duy sáng tạo cực cao tiếp tục làm cho loài người phát triển.

Hai là sẽ tồn tại mảng người “bần dân” cao không quá 1m, vóc người không cân đối, chân ngắn hơn tay, không đi đứng ngay ngắn, bụng to xệ, mông hóp, dần dần di chuyển bằng 2 tay bám đất giống như vượn người, óc bi trán ngắn sẽ lùi dần trở về quá khứ nguyên thủy cách ngày nay hàng mấy trăm triệu năm và sẽ lụi tàn. Khoảng cách 2 cực này xa nhau vĩnh viễn.

Tuy nhiên, đây chỉ là những nghiên cứu đưa ra để tham khảo. Ai mà sống hàng vạn năm để được chứng kiến sự đúng sai của các nhà khoa học Anh?

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Liệu bản chất con người có thay đổi theo thời gian không?

    19/07/2018Nhiều hệ tư tưởng đã đưa ra ba câu trả lời chính cho câu hỏi về tính bất biến hay không đổi của bản chất con người. Đầu tiên là quan điểm truyền thống cho rằng con người về cơ bản thì giống nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan điểm này, một loạt những đặc điểm về thể chất và trí tuệ tạo thành bản chất đặc trưng của con người không thay đổi và sẽ không thay đổi chừng nào con người vẫn là con người và không phải là loài sinh vật khác. ...
  • Bài học nguyên thủy đáng giá

    17/01/2017Ý LâmĐac-uyn đã viết trong nhật ký của mình: "nguyện vọng của một người và những kết quả mà anh tạ mong muốn đạt được không phải lúc nào cũng giống nhau. Những vấn đề phức tạp còn tồn tại của một dân tộc không thể nhờ vào một vài người "văn minh" để giải quyết được. Từ dã man tiến hóa đến văn minh là một quá trình đau đớn và dài lâu, dục tốc sẽ bất đạt...
  • Nghiên cứu phức hợp về con người

    18/08/2015Hồ Sĩ Quý"Hình tượng con người bị vỡ ra hàng nghìn mảnh, cần phải được tập hợp sắp xếp lại" (M. Scheler). Tiếp cận phức hợp về con người không phải là phương thức nghiên cứu hoàn toàn mới. Người ta biết tới lối nhận thức này ngay từ thời cổ đại...
  • Tình yêu sự vật và tình yêu con người

    19/02/2014Dr. Mortimer J. AdlerDescartes lưu ý trong The Passions of the Soul rằng từ “tình yêu” có thể áp dụng cho “những đam mê của một người tham vọng đối với vinh quang, của kẻ nghiện rượu đối với rượu, của người đàn ông đầy thú tính đối với người phụ nữ mà hắn muốn chiếm đoạt, của người đàn ông đứng đắn đối với người bạn hay tình nhân của ông ta và của người cha tử tế đối với con cái của ông ta.” ...
  • Tinh tinh cùng họ với người?

    24/03/2007Hoàng MinhVới 99,4% các vị trí ADN quan trọng nhất trong các gen tương ứng của người và tinh tinh giống hệt nhau. Nhưng dù đã một vài thay đổi nhỏ trong bản đồ gen cũng đủ làm cho chúng ta, tinh tinh và giống người Neanderthal trở nênkhác nhau hoàn toàn...
  • Phác họa “Chân dung” con người trong tương lai

    13/02/2007Thuỷ MinhNăm 3000, trên trái đất không còn các tộc người khác nhau. Phụ nữ không có tóc và sở hữu làn da mịn màng. Đó là phác hoạ “Chân dung" loài người trong tương lai của GS. OliverCurry, nhà tiến hoá học người Anh...
  • Có hay không "kiếp luân hồi"?

    19/07/2006Trần HồngSau khi chết, con người có "trở lại" mặt đất theo một vài dạng khác không? Giới khoa học phương Tây và các chuyên gia tâm lý đã dày công nghiên cứu một cách có hệ thống về "kiếp luân hồi" từ rất lâu nhằm phân tích dưới ánh sáng khoa học về bản chất vấn đề...
  • Sự tiến hóa theo Gould

    16/06/2006Đặng Xuân Lạng (lược thuật)Cá tính sáng láng, thường hay tranh luận, Stephen Jay Gould là một gương mặt lớn trong các khoa học về sự tiến hoá. Đặc biệt ông đã góp phần làm cho các nhà tiên hoá luận cổ điển và các chuyên gia về phát triển xích lại gần nhau. Đôi khi không trọng truyền thống, các ý kiên của ông về thời gian ngắn và thời gian sâu, về điều ngẫu nhiên và những cưỡng bức, vẫn còn tiếp tục gây cảm hứng cho các nhà nghiên cứu...
  • Bước vào thiên niên kỷ III sao người khôn chưa khôn

    24/03/2006Nguyễn Văn ChiểnRất đáng phàn nàn là nếu khoa học công nghệ đã tiến vượt bậc thì hầu như như đạo đức con người chưa tiến được bao nhiêu. Từ lúc nhân loại định cư để làm nông nghiệp tới nay không thời nào là không có chiến tranh. Trong các loài động vật sống trên Trái đất thì loài người là loài duy nhất chế tạo ngày càng nhiều vũ khí để giết người hàng loạt...
  • Nhu cầu và vấn đề điều khiển hành vi

    09/03/2006Nguyễn Bá MinhNhu cầu với tư cách là một hiện tượng tâm lý của con người, nó chi phối một cách mãnh liệt đến đời sống tâm lý nói chung, đến hành vi của con người nói riêng. Ở đây đề cập tới vấn đề nhu cầu trong mối quan hệ với việc điều khiển hành vi của con người.
  • Nghiên cứu con người Việt Nam qua các trước tác của Nguyễn Văn Huyên

    05/03/2006GS. TS. Phạm Minh HạcNgoài đóng góp to lớn của Nguyễn Văn Huyên với nền giáo dục và khoa học giáo dục của nước Việt Nam độc lập, ông đã đề cập nhiều đến vấn đề con người, nhân cách con người và cách hình thành, phát triển nhân cách con người thế hệ trẻ Việt Nam...
  • Vì sao con người không bất tử?

    12/02/2006BS. Vũ Hướng VănCó nhiều người cho rằng đời người là một khối lượng vật chất tồn tại như một ngọn nến được đốt lên khi chào đời và sẽ tắt khi nến cháy hết. Hoặc như chiếc đồng hồ chạy pin, khi pin hết thì đồng hồ ngưng lại...
  • Trường thọ ước vọng lạc quan

    18/01/2006TS. Lương Chí ThànhCó những câu hỏi và ước vọng luôn ngự trị mỗi chúng ta: Câu hỏi sâu thẳm nhất là tại sao chúng ta tồn tại và ước vọng sâu thẳm nhất là muốn sống mãi. Về câu hỏi thì không dễ trả lời và xin dành cho các nhà triết học, xã hội học, tâm lý học… nhưng về ước vọng thì có thể giải đáp, đưa ra những giải pháp để mỗi chúng ta có quyền lựa chọn cho chính mình.
  • Không kể người, chó thông minh hơn cả!

    05/01/2006Vinh ThuĐến nay giới nghiên cứu vẫn chưa giải thích được, bằng cách nào trí thông minh của chó đã phát triển: Có phải là kết quả của quá trình con người thuần hóa, hay tổ tiên loài người đã chọn lựa những giống chó dễ cảm thông với con người?
  • Con người đi tìm chính bản thân mình

    15/12/2005Hà Huy KhoáiPhải chăng, để hiểu được chính bản thân mình, con người cần đến các máy tính biết tư duy. Tuy nhiên, chúng ta có thể lại phải đương đầu với một nghịch lí mới: máy tính cuối cùng sẽ làm sáng tỏ được cơ chế hoạt động của bộ não người, nhưng khả năng của bộ não người lại không đủ để hiểu được cơ chế đó!
  • Ngày xưa chúng ta không đơn độc

    02/12/2005Phạm Ngọc Uyển (Nguồn Tạp chí Pour la Science - Vì khoa học)Ngày nay, Homo sapiens (Người tinh khôn) là họ - người (hominidé) duy nhất trên Trái đất. Tuy thế, trong vòng ít nhất là bốn triệu năm, nhiều loại họ - người đã chia nhau sống trên hành tinh chúng ta. Vì sao những bà con chúng ta đã biến mất?
  • Vài nét về tình hình nghiên cứu vấn đề ý thức trong thời gian gần đây

    04/11/2005Phạm Kiều OanhHàng ngàn năm nay, vấn đề ý thức luôn là trung tâm chú ý của các nhà triết học. Từ nhiều thế kỷ trước công nguyên, các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã đặt vấn đề nghiên cứu ý thức và giờ đây, đầu thế kỷ XXI, vấn đề ý thức vẫn luôn là điểm nóng mà xung quanh nó đã nổ ra biết bao cuộc tranh luận chưa ngã ngũ.
  • Tìm hiểu bản chất của ý thức

    12/10/2005GS. Đoàn Xuân MượuTừ khi loài người hình thành, tiến hóa, biết lao động kiếm sống, ý thức phát triển song song với khả năng giao tiếp, ngôn ngữ. Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, nhiều triết thuyết của phương Đông và phương Tây bằng con đường minh triết và duy lý, về quá trình phát sinh của ý thức...
  • Một cuộc ra đời lần thứ hai

    27/09/2005Phạm ToànTrước hết, cần tìm một định nghĩa cho tâm linh. Xưa nay khái niệm ấy dùng một cách mù mờ, chân tình và cơ hội, trắng đen vàng thau để lẫn lộn. Thành thử có khi tôn vinh tâm linh mà thành hạ thấp nó. Còn trong nhiều trường hợp tâm linh trùng với đồng cốt phong thuỷ...
  • Cuộc phỏng vấn thú vị về tuổi tác và trí tuệ

    21/07/2005Trần Hồng (theo Newsweek)Tiến sĩ Robert Betles, người Mỹ, từng là Giám đốc Viện quốc gia về những vấn đề lão hóa đã trả lời phỏng vấn của tờ Newsweek tại cuộc hội thảo quy mô quốc tế mới đây về vấn đề: "Lão hóa và người cao tuổi trong thế kỷ XXI". Chúng tôi xin trích dịch một phần nội dung trả lời của tiến sĩ để bạn đọc tham khảo...
  • Tiếp cận tính toàn vẹn về con người và thế giới con người

    19/07/2005Đỗ HuyCon người và thế giới con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều nghành khoa học khác nhau, như tâm lý học, xã hội học, lịch sử, văn hoá học…Song, theo chúng tôi, chỉ có triết học và triết học Mácxít chư không phải triết học Cantơ, Hêgen, Phoiơbắc hay những trào lưu triết học sau này như chủ nghĩa Tômát mới, chủ nghĩa hiện sinh mới có cách giải quyết đúng đắn vấn đề này. Làm được điều này, các nhà triết học Mácxít đã dựa trên quan điểm thực tiễn vật chất - tinh thần, trong đó, tâm điểm của nó là lao động của con người.
  • Người hiện đại biết tư duy hình tượng từ khi nào?

    09/07/2005Khánh Hà (Theo National Geographic)Loài người biết tư duy hình tượng sớm hơn nhiều so với chúng ta tưởng. Điều thú vị là phát hiện này lại được thực hiện trên cơ sở... vỏ trứng đà điểu. Những chuỗi hạt làm bằng vỏ trứng đà điều có thể cho chúng ta biết nhiều điều về trí tuệ của cha ông chúng ta ngày xưa.
  • xem toàn bộ