"Hẫng hụt nhiều giá trị đạo đức và nhân văn"

11:13 SA @ Thứ Bảy - 26 Tháng Tám, 2017

Trong đời sống hiện đại, sự có mặt của các nhà tâm lý học để sớm đưa ra những tiên liệu về mầm mống tâm bệnh của xã hội, cũng như những hồi chuông cảnh báo về sự lệch lạc trong lối sống, đời sống tinh thần là hết sức cần thiết.

Tuy nhiên, đội ngũ các nhà tâm lý ở VN còn quá mỏng để có thể đảm đương công việc này. Một trong những nhà tâm lý đầy nhiệt huyết và giàu ý tưởng, người đang thực hiện nhiều dự án nghiên cứu về tâm lý giới trẻ và các thành phần trong xã hội - TS Huỳnh Văn Sơn - sẽ đưa ra một số vấn đề mở về sự đảo lộn không ít thang bậc giá trị đạo đức trong xã hội.

Theo anh, có thể nói gì về môi trường sống đang bị ô nhiễm hiện nay (học sinh đánh thầy cô, cha mẹ hành hạ con cái, con giết cha, tội phạm vị thành niên tăng, sự vô cảm của những người xung quanh với cái ác, sự suy thoái về đạo đức...)?

- Tôi cho rằng cần nghiêm túc nhìn nhận lại môi trường để hình thành và phát triển nhân cách của con người vì có quá nhiều cái "chênh" nhau tác động đến quá trình này. Những gì nhà trường cung cấp có độ vênh so với thực tế xã hội, môi trường học đường cũng chưa hẳn là "một khung trời" an toàn để phát triển nhân cách...

Cũng không thể không đề cập đến mái ấm gia đình ở nhiều nơi đã trở thành mái lạnh, không thể không nhận ra nhà thương đã trở thành "nhà ghét"... Nhiều giá trị đạo đức và nhân văn chưa được quan tâm một cách đầy đủ và đúng đắn. Nói khác đi, môi trường đúng nghĩa cho sự phát triển nhân cách của con người còn xa quá so với thực trạng, và nói "ô nhiễm" không phải là quá lời.

Là một người tham gia một số dự án giúp đỡ thanh thiếu niên, phụ nữ trẻ lập nghiệp và có kỹ năng sống tốt, anh có thể phân tích những khó khăn mà họ đang phải đối mặt trong đời sống hiện đại, cũng như những vấn đề đang đặt ra buộc xã hội phải quan tâm và giải quyết: Từ nạn bạo hành, thất học dẫn đến phạm tội, đến việc giáo dục cộng đồng thay vì cho phép mở những tụ điểm ăn chơi mới?

- Tôi cho rằng việc quan tâm đến nhu cầu giải trí là chính đáng vì nhu cầu của bạn trẻ ngày nay có thiếu thật. Thế nhưng mở ra những gì để giúp thanh niên giải trí vui vẻ, lành mạnh và hiệu quả lại là bài toán khó. Không thể phủ nhận là nhiều nơi được mở ra đánh vào nhu cầu ăn chơi của bạn trẻ nhằm sinh lợi, kiếm tiền và làm giàu... mà chưa nghĩ sâu vấn đề dưới góc độ chữ "tâm" và chữ "văn".

Giới trẻ đang đối mặt với những thách thức của cuộc sống như: Làm thế nào trụ được giữa những cám dỗ, làm thế nào để có bản lĩnh nói không, làm thế nào để có thể đủ sức vượt qua áp lực hay những sức ép... Những khó khăn này không được giải quyết một cách rốt ráo chắc chắn sẽ đẩy biết bao nhiêu bạn trẻ đến điểm "cùng" của cuộc sống. Giải quyết vấn đề này cho thấy giáo dục cộng đồng cần được quan tâm nhiều hơn song song với việc giáo dục gia đình... Tuy nhiên, hình như việc thực thi nó vẫn chỉ là những mơ ước.

Anh nói rằng học sinh ngày nay đang chịu sức ép rất lớn nên thường bị suy sụp tinh thần. Chính nơi anh cộng tác - Trung tâm truyền thông-tư vấn-đào tạo YÁ tưởng Việt - cũng từng tư vấn thành công nhiều trường hợp học sinh muốn tự tử vì quá sức chịu đựng. Có bao nhiêu em trong số đó bỏ ý định tự tử và có ca nào thất bại không? Vì sao?

- Sức mình có hạn. Với gần hai mươi ca hay hơn nữa tư vấn về vấn đề khủng hoảng tinh thần, muốn tự tử, là con số quá nhỏ so với thực trạng xã hội. Tuy nhiên, với một cuộc đời làm nghề thì nhiều khi nó lại là quá lớn. Tôi cảm thấy lòng mình nhẹ đi, vơi đi khi hơn phân nửa thân chủ thực sự biết dừng lại... Không thể không kể đến những em chưa cung cấp thông tin kịp thời và những ca vẫn đang tiếp tục giải quyết theo khuynh hướng định khung lâu dài...

Một vài ca, chúng tôi cũng không thể theo sát vì gia đình chưa hợp tác kịp thời và cả chúng tôi cũng chưa tác nghiệp một cách thực sự hoàn hảo. Sự thiếu vắng tình thương, những áp lực tâm lý, những khủng hoảng bất ngờ, những sức ép quá tải từ việc học, áp lực từ gia đình... làm cho các em cảm thấy không muốn là mình trong thực tại và hành động tự tử như một cách trốn tránh. Hỏi sao có thể giải quyết nếu như chính những áp lực ban đầu đã không được giải quyết dứt điểm.

Xin anh nói thêm về dự án tác động đến nhận thức của những trẻ gái vị thành niên mà nhóm của anh đang quan tâm. Trong làn sóng lấy chồng nước ngoài ở ĐBSCL hiện nay, vai trò của những nhà tâm lý xã hội quan trọng như thế nào, liệu họ có thể thông qua những dự án và nghiên cứu của mình để cảnh báo mặt trái của trào lưu này cho xã hội?

- Đây là nỗi niềm chung của người làm chuyên môn. Tôi muốn mình góp một chút nào đó để giải quyết phần nào định hướng cuộc sống của con người. Phụ nữ luôn được quan tâm trong xu thế bình đẳng giới, cho nên đấy cũng là một "nhánh" nhỏ cần giải quyết trong "cây đời" phức tạp của cuộc sống.

Vai trò của những người nghiên cứu tâm lý cũng chỉ là tác động đến quan niệm, tạo hiệu ứng dư luận và góp phần tích cực trong việc định hướng những giá trị của cuộc sống cho bạn trẻ. Chính những bạn trẻ vẫn phải là người quyết định và lẽ đương nhiên quyết định như thế nào lại thuộc về nhận thức, thái độ và hy vọng rằng những yếu tố này có thể tích cực hơn so với thực tế.

Một hiện tượng đáng lo ngại nữa trong xã hội ngày nay chính là khả năng làm cha làm mẹ của nhiều bậc phụ huynh đang có vấn đề. Giáo dục ở gia đình là nền tảng, nhưng thực ra, nhiều gia đình đã buông lơi. Anh nghĩ sao về điều này?

- Chúng tôi cùng những cộng sự và những nhà tài trợ đang xúc tiến một dự án khá lớn về vấn đề này. Tôi cho rằng sự thiếu hụt những kỹ năng làm cha làm mẹ là một thực tế không thể chối bỏ; cái thiếu ở đây không hẳn là do cha mẹ không biết mà không theo kịp và không biến đổi để phù hợp với thực tế cuộc sống.

Giáo dục gia đình đang là một trách nhiệm. Có thể nói đây là tiếng gọi dành cho các bậc cha mẹ, dành cho những nhà nghiên cứu và đặc biệt là của mọi người.

Xin anh cho biết thêm về đề tài cấp bộ mới nhất đang thực hiện: Sự lựa chọn các giá trị đạo đức và nhân văn trong định hướng sống của sinh viên?

- Đây là một đề tài rất tâm huyết của chúng tôi mà tôi là chủ nhiệm, để có thể tìm ra những vấn đề trong sự định hướng lối sống của sinh viên. Hãy nhớ rằng đây mới chính là những đối tượng đáng lo lắng cho năm hay mười năm sau khi họ làm chủ gia đình, cuộc sống xã hội. Với nguyện vọng muốn "đi tắt-đón đầu", chúng tôi muốn nhắn nhủ rằng giá trị nhân văn là giá trị mãi trường tồn.

Số liệu nghiên cứu khá nhiều nhưng có thể nhận thấy rằng có sự mâu thuẫn giữa nhận thức, thái độ và hành vi? Nhận thức giá trị đạo đức và nhân văn rất quan trọng nhưng thái độ thì chưa thật tích cực và hành vi còn rất bộc phát thì rõ ràng là sự tác động vào định hướng của sinh viên là điều cần làm. Xin đơn cử như hơn 80% cho rằng giá trị đạo đức là quan trọng nhưng những hành vi tích cực hướng đến nó một cách thực sự qua các tình huống trải nghiệm chỉ là 40-45%. Sự chênh lệch giữa các mức độ chính là con số biết nói...

Trong quá trình tham vấn hôn nhân gia đình, những vấn đề thường gặp trong đời sống của cặp vợ chồng trẻ, của con cái - bố mẹ là gì? Anh có thể cho vài ví dụ cụ thể đã giúp hàn gắn những đổ vỡ gia đình.

- Xin đơn cử như việc chàng trai là con em của một gia đình rất danh giá ở TPHCM không yêu nhưng phải lập gia đình. Gia đình cô gái thì cũng danh tiếng... Ngay cả khi rất muốn ly dị vẫn không thể vì phải giữ cho cả hai, ngay khi không có tình yêu.

Sống trong sự căng thẳng và họ cứ tưởng đó là hạnh phúc trong ba năm trời. Đến khi cả hai tìm đến giải quyết thì mới hiểu là chia tay nhau là làm phúc cho nhau... Sự chia tay đôi lúc là hành động hợp lý. Tham vấn không phải quyết định thay mà là gợi mở nội lực để thân chủ đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình...

Hàn gắn những đổ vỡ lại là nhiều so với đồng cảm với quyết định chia tay. Chỉ vì không hiểu nhau nên ghen chồng mình có quan hệ ngoài luồng, chỉ vì mê nghề tiếp viên hàng không nhằm sắm một "chiếc ao" thật to cho cả hai người nên suýt nữa là cả hai không đến được với nhau, khi trống vắng những phút giây chăm sóc. Những tình huống giản đơn cho đến phức tạp đều có thể là dấu ấn khá đặc biệt trong nghề nghiệp của những người đồng nghiệp và cả bản thân tôi.

Xin cảm ơn anh.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Các giá trị Đạo đức

    21/05/2018Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ...
  • Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay

    27/09/2016Nguyễn Thế KiệtĐạo đức quan hệ với kinh tế là điều không ai nghi ngờ. Nhưng, trong quá trình chuyển đổi cơ chế hiện nay, do tác động của kinh tế, đạo đức biến động theo xu hướng tiến bộ hay thoái hóa, thăng hoa hay sa đọa? Phải chăng kinh tế phát triển thì trình độ đạo đức xã hội tự nhiên sẽ được nâng cao? Phải chăng quan niệm hiệu quả đồng nghĩa với chủ nghĩa sùng bái đồng tiền?
  • Giá trị đạo đức và sự biểu hiện của nó trong đời sống xã hội

    25/10/2014Mai Xuân Hợi...sự tiến bộ của đạo đức là do những giá trị đạo đức trong lịch sứ phát triển của nó tạo thành. Trong các học thuyết về đạo đức, có học thuyết chỉ có giá trị thúc đẩy tiến bộ xã hội ở một thời điểm nhất định nào đó, nhưng cũng có những học thuyết đạo đức có thể có giá trị lâu dài đối với sự phát triển xã hội...
  • Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục

    08/11/2010Nguyễn Đình TườngGiáo dục đạo đức trong gia đình. Đây là công việc hết sức quan trọng nhằm tạo tiền đề xuất phát cho giáo dục đạo đức trong nhà trường và ngoài xã hội, bởi gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng trong việc giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho mỗi người công dân ngay từ nhỏ cho đến khi trưởng thành.
  • Những suy tư về vấn đề công nghệ, lý trí và các giá trị nhân văn của Phật Giáo

    16/09/2008Suwanna Sahta – A nand, Người dịch: TS. Hoàng Thị ThơBài tham luận này cố gắng tìm hiểu chiều sâu của thể chế khoa học - công nghệ với sự khẳng định một chân lý rằng, sự giàu có và hiệu quả của nó không chỉ định hình cuộc sống thường nhật của chúng ta trong thời đại toàn cầu hoá này, mà còn ảnh hưởng tới cả lý trí và các giá trị nhân văn. Bài tham luận này trở lại với kinh điển Phật giáo để tái dựng quan điểm của Phật giáo về lý trí và công nghệ....
  • Vấn đề bảo vệ các giá trị đạo đức truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

    04/05/2007Lê Thị Tuyết BaTừ khi chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, bên cạnh rất nhiều cái được, đã xuất hiện những cách sống và lối sống xa lạ, trái với các chuẩn mực của xã hội, bất chấp những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Một bộ phận trong các tầng lớp, các thành phần xã hội khi mưu cầu lợi ích cá nhân đã chà đạp lên nhưng khuôn mẫu, những giá trị đạo đức đích thực.
  • Về sự suy giảm giá trị đạo đức hiện nay

    16/01/2007Đinh Hùng TuấnNhững năm gần đây, không ít giá trị đạo đức đã bị xói mòn, suy giảm nghiêm trọng. Chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, tệ nạn xã hội, tệ tham nhũng, buôn lậu... có chiều hướng phát triển. Sự suy giảm giá trị đạo đức xã hội thực sự trở thành một trong những vấn đề nổi cộm trong đời sống xã hội ta hiện nay...
  • Giá trị đạo đức truyền thống và những yêu cầu đạo đức đối với nhân cách con người Việt Nam hiện nay

    10/08/2006Cao Thu HằngNhững giá trị tinh thần và đặc điểm của nhân cách con người Việt Nam có nguồn gốc sâu xa và bắt nguồn từ những hoàn cảnh địa lý, môi trường tự nhiên, lịch sử và xã hội...
  • Hướng các giá trị đạo đức truyền thống theo hệ chuẩn giá trị chân - thiện - mỹ

    04/08/2006TS. Đặng Hữu ToànToàn cầu hoá kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường khi mà thang giá trị và chuẩn giátrị ở các nước còn nhiều khác biệt đang đặt ra những vấnđề cấp bách cho mọiquốc gia, dân tộc trong việc định hướng giá trị nói chung, định hướng các giá trị đạo đức truyền thông nói riêng...
  • Giá trị đạo đức- giá trị bản thân và giá trị xã hội

    11/03/2006Ngô ToànĐạo đức là một hệ thống giá trị, một hiện tượng xã hội mang tính chuẩn mực, thể hiện mệnh lệnh, đánh giá rõ rệt...
  • xem toàn bộ