Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay

09:09 CH @ Thứ Ba - 27 Tháng Chín, 2016

Đạo đức quan hệ với kinh tế là điều không ai nghi ngờ. Nhưng, trong quá trình chuyển đổi cơ chế hiện nay, do tác động của kinh tế, đạo đức biến động theo xu hướng tiến bộ hay thoái hóa, thăng hoa hay sa đọa? Phải chăng kinh tế phát triển thì trình độ đạo đức xã hội tự nhiên sẽ được nâng cao? Phải chăng quan niệm hiệu quả đồng nghĩa với chủ nghĩa sùng bái đồng tiền? Phải chăng khẳng định đạo đức cá nhân có nghĩa là đồng nhất với chủ nghĩa cá nhân?

Đã có một thời, với suy nghĩ chủ quan, chúng ta tưởng có thể dùng đạo đức truyền thống sẽ kéo được cơ chế kinh tế lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội. Kết quả thực tế cho thấy xã hội ấy hóa ra là một xã hội khổ hạnh, khác với điều ta mong muốn. Ngày nay, trước những hiện tượng "trượt dốc đạo đức", "đánh mất giá trị" do mặt trái của cơ chế thị trường gây nên, nhiều người lại tỏ ra nghi ngờ vai trò của đạo đức. Việc coi nhẹ giáo dục đạo đức chủ yếu biểu hiện ở hai mặt:

Trước hết, bỏ qua tầm quan trọng của gián dục đạo đức và cho rằng chỉ cần kinh tế phát triển thì trình độ đạo đức xã hội tự nhiên sẽ được nâng cao, chỉ cần làm tốt công tác kinh tế, không cần quan tâm đến giáo dục đạo đức.

Thứ hai, giáo dục đạo đức có khuynh hướng tách rời thực tế, thiếu tính hiện thực, tính mục đích, nội dung nghèo nàn, hình thức đơn điệu.

Như vậy, đây là một cực đoan khác của sai lầm cũ. Từ chỗ duy đạo đức trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế thì nay lại tách rời kinh tế với đạo đức.

Sự cần thiết phải chủ ý đến nhân tố đạo đức là do:

Một là, trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đạo đức tư sản và những tập quán đạo đức lạc hậu của người sản xuất nhỏ, tàn dư của đạo đức phong kiến có cơ sở kinh tế, xã hội cho sự tồn tại của chúng, chứ không phải chỉ do sự bảo thủ của tập quán truyền thống. Và, tất nhiên là sự xâm nhập, bổ sung lẫn nhau giữa các hệ thống giá trị, các chuẩn mực đạo đức truyền thống và hiện đại, đồng thời cũng tạo ra sự tác động xung khắc, gạt bỏ lẫn nhau giữa một sồ mặt trong chúng. Trong tình hình đó, kế thừa và đồi mới những hệ thống giá trị, những quy tắc ứng xử nhằm xây dựng một nền đạo đức Việt Nam lành mạnh, giàu tính dân tộc và hiện đại và việc làm cần thiết.

Hai là, cùng với sự phát triển nền sản xuất hàng hóa, khối lượng tiền và uy lực của đồng tiền cũng tăng lên. Đồng tiền vốn có giá trị nhiều mặt của nó cho cả các cá nhân và cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong mọi thời đại. Tiền là một vật vô tri vô giác, nhưng khi được thần thánh hóa và được coi là giá trị duy nhất thì sẽ biến thành tai họa, trở thành lực lượng thống trị làm tha hóa con người. Và, một khi uy lực đồng tiền càng lớn thì khả năng phá hoại những mối quan hệ tinh thần, đạo đức giữa người và người càng mạnh. Hiện tượng hàng giả, hàng “rởm", hàng kém phẩm chất ngày một gia tăng, tinh thần giúp đỡ nhau, kính già yêu trẻ, thấy việc nghĩa không từ nan của mọi người ngày càng mờ nhạt và lòng yêu nghề, đạo đức nghề nghiệp cần có cũng dần dần mất đi...

Như vậy, đổi mới, mở cửa, lĩnh vực đạo đức giá trị với tính cách là một trong những nội dung quan trọng của đời sống tinh thần trở thành "điểm nóng" mà chúng ta không thể xem nhẹ. Tất nhiên, không vì mặt trái của đồng tiền mà coi nhẹ chức năng xã hội của nó, định kiến vô lý với nó, không ủng hộ việc làm giàu chính đáng, bằng lòng với cái nghèo thanh bạch.

Ba là, việc giá tăng quyền chủ động kinh doanh cho cơ sở trong quá trình đổi mới là cần thiết. Bên cạnh những án bộ lãnh đạo quản lý phát huy được vai trò của mình, năng động sáng tạo, còn không ít người lợi dụng quá trình chuyển đổi cơ chế, lợi dụng sơ hở của chính sách, làm giàu bất chính. Không chỉ lẻ tẻ ở một vài cá nhân riêng biệt, mà có tính chất tập đoàn, móc nối thành từng chuỗi, từng mạch rất rộng. Sự tha hóa đạo đức không chỉ biểu hiện ở việc móc nối kiếm tiền lâm giàu bất chính, mà còn là ở thái độ vô trách nhiệm trong tiêu tiền và mục đích hưởng lạc, gây bất công lớn trong xã hội, quần chúng bất bình. Đây không chỉ là hiện tượng xã hội bình thường, mà còn có "thách thức số một", là yếu tố kìm hãm lớn đối với hiệu quả quản lý đất nước, là vấn đề "mang tính chính trị” khá nghiêm trọng.

Bốn là, trong nền kinh tế hàng hóa, cạnh tranh là tất yếu. Nhưng xuất phát từ quan niệm đạo đức khác nhau dẫn đến phương thức cạnh tranh, kể cả mục đích cạnh tranh khác nhau. Có cạnh tranh dẫn đến hủy hoại con người, hủy hoại môi trường, tàn phá sản xuất, canh tranh theo “luật rừng". Có cạnh tranh làm phồn vinh xí nghiệp tạo ra sản phẩm nhiều hơn và tốt hơn nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người, tạo ra cơ hội, việc làm nhiều hơn. Gần đây, báo chí trong và ngoài nước bàn nhiều đến cạnh tranh lành mạnh, đạo đức trong kinh doanh... Thực chất của cạnh tranh này là mục đích tâm lý, là nguồn gốc đạo nghĩa. Phương thức này làm cho lý luận đạo đức và hành vi kinh tế của con người thực sự dung hòa, hợp nhất làm một, và việc thực hiện luân lý càng có yêu cầu thiết thực.

Như vậy, vấn đề đạo đức xã hội hiện nay đang diễn ra một cách phức tạp, đấu tranh lẫn nhau giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa cái thiện và cái ác, giữa hai lối sống - sống có lý tưởng,' lành mạnh," trung thực, sống bằng lao động của mình, có ý thức chăm lo lợi ích tập thể và đất nước với lối sống thực dụng, dối trá, ích kỷ, ăn bám, chạy theo đồng tiền... Những khía cạnh tiêu cực có cái đang phát huy tác dụng, có cái đang ở dạng khả năng. Đạo đức mới vừa phải đấu tranh với các hệ thống đạo đức khác, vừa phải đấu tranh tự đổi mới, tự khẳng định mình trong điều kiện mới. Đó là tình huống có vấn đề mà yêu cầu của công cuộc đổi mới hoạt động kinh tế lại đặt ra cho đạo đức, đòi hỏi công tác giáo dục phải được tăng cường để góp phần tích cực vào quá trình đổi mới. Cốt lõi của vấn đề không phải là ở chỗ nên hay không nên diễn ra sự biến đổi đạo đức, mà ở chỗ biến đổi như thế nào, lúc là chuyển đổi tới đâu để dần dần thích ứng với nhu cầu của đời sống hiện thực. Hình thành một quan hệ đạo đức xã hội kiểu mới giữa người với người đóng vai trò duy trì và thúc đẩy tốt đẹp sự điều hòa và ổn định trật tự xã hội, đặc biệt là việc điều chỉnh, đổi mới, kế thừa các chuẩn mực giá trị đạo đức làm cho các thành viên trong xã hội dần dần thích ứng với tình hình mới.

Trong quá trình kế thừa và đổi mới những giá trị đạo đức, nổi lên mấy xu hướng sau:

Các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc được đánh giá lại và phát triển trong điều kiện mới, chẳng hạn như lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, tính trung thực, tinh thần ham học hỏi, tinh thần kỷ luật...

Các giá trị đạo đức vốn hình thành trong cách mạng dãn tộc dân chủ được giữ gìn, trân trọng và mang nội dung mới. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến tranh nay chuyển sang hòa bình trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước. Từ ý chí không chịu làm nô lệ, chuyển sang ý em không chịu nghèo đói, lạc hậu và lệ thuộc. Giá trị tự do trước được hiểu như là quyền tự do của toàn dân tộc mang giá trị cao. Còn mang nhiều ý nghĩa về quyền tự do cá nhân - tự do học tập, tự do lập nghiệp, tự do hành nghề, tự do mưu cầu hạnh phúc...

Những giá trị mới được bổ sung, đó chính là những giá trị góp phần làm nên sự phát triển của thế giới ngày nay và những giá trị đã thu nhận được từ khi đất nước đổi mới. Theo UNESCO, có thể nêu hai nhóm hệ thống giá trị đạo đức thời nay:

Những giá trị chung - lý tưởng nhân đạo, chính sách nhân đạo, lối sống nhân đạo, vé đẹp tâm hồn, hòa bình - hòa hợp, bình đẳng - công lý, nhân quyền, dân quyền...

Những giá trị chung - lý tưởng nhân đạo, chính sách nhân đạo, lối sống nhân đạo, vé đẹp tâm hồn, hòa bình - hòa hợp, bình đẳng - công lý, nhận quyền, dần quyền...

Những giá trị riêng - lòng nhân ái, lòng vị tha, yêu thiên nhiên, sự lương thiện, thận trọng, sáng tạo, công bằng, sòng phẳng, tự giác, tự trọng..

Một số giá trị, phẩm chất cá nhân có xu hướng được coi trọng và ngày càng đề cao - học vấn, sức khỏe, sáng tạo, tự lập, tự trọng... Đó là những giá trị giúp cho cá nhân tự mình cạnh tranh để vươn lên trong xã hội mới, không còn trông cậy vào sự chiếu cố, "ô dù"'nữa.

Sự chuyển đổi giá trị đạo đức phải xử lý làm sao để chủ thể giá trị phát huy được tính tích cực cao nhất, vừa làm cho sàn xuất phát triển, kinh tế ngày càng tăng, vừa phải nâng cao trình độ nhận thức, trình độ tư tưởng, đạo đức, văn hóa cho con người, chống thái độ bảo thủ đề cao quá mức truyền thống mà coi nhẹ phủ nhận đổi mới. Mặt khác phải chống “thái độ hư vô". "Đi vào kinh tế thị trường, hiện đại hóa đất nước mà xa rời những giá trị đạo đức truyền thống sẽ làm mất đi bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái bóng của người khác, dân tộc khác. Lòng yêu nước, siêng năng, tận tụy, liêm khiết, chung thủy, cần cù, tính cộng đồng, lối sống cao đẹp... đã chứng tô sức sống bền vững trong trong lịch sử, giờ đầy phải được tăng cường, đổi mới và hoàn thiện cả về nội dung, phương hướng và trật tự trong phân loại. Tư tưởng yêu nước là giá trị đạo đức xuyên suốt quá trình lịch sử dân tộc Việt Nam từ khi dựng nước tới nay, yêu nước bắt đầu từ tình yêu vẻ đẹp quê hương, tự hào về quê hương mình, nayyêu nước còn là yêu nhân dân, yêu CHXH, không chỉ yêu nhân dân nước mình mà còn yêu mến và quý trọng nhân dân cácnước khác. Yêu nước phải gắn với ý chí tự lực tự cường, sáng tạo trong lao động, học tập nghiên cứu, khai thác mọi tiềm năng đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc, chiến thắng nghèo đói lạc hậu để nhân dân được ấm no hạnh phúc, vươn lên ngang tầm thời đại. Sự kết hợp "nội lực" và “ngoại lực" đó là yếu tồ gắn bó không thể thiếu trong quá trình mở cửa hiện nay.

Lòng nhân ái là một truyền thống qúy báu của dân tộc thể hiện đạo lý làm người. Trong truyền thống Việt Nam, "người là hoa của đất", "thương người như thể thương thân"... biểu thị một lý tưởng nhân đạo, cần được giữ gìn trân trọng và phát huy. Điều quan trọng là làm cho mỗi chủ thể đạo đức có được năng lực hành động một cách tự nguyện, tự giác, sống tốt hơn và đẹp hơn. Đoàn kết, thương yêu con người, quý trọng của công, quan tâm đến nỗi bất hạnh của con người, đau nỗi đau của con người, hòa vui chung với bạn bè... yêu thương người phải gắn với sự căm thù, phẫn nộ đối với những thế lực thù địch con người. Ngày nay, vấn đề ngăn chặn cái ác, khuyến khích cái thiện, quan tâm đến nỗi bất hạnh của con người, chống chiến tranh, chống phát xít, tệ phân biệt chủng tộc, chống ma túy, nạn mại dâm, bệnh AIDS, chống nạn đói và mù chữ... là những vấn đề nhân đạo cấp bách, bởi lẽ, không thề làm cho cái thiện toàn thắng nếu không trừ bỏ cái ác khỏi đời sống xã hội. Mục tiêu của chủ nghĩa nhân đạo đồng nhất với mục tiêu của chủ nghĩa xã hội - đó là làm cho mọi người đều có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, xã hội công bằng văn minh như BácHồ đã dạy.

Tính tập thể ngày nay phải đặt trong bối cảnh hiện đại. Trong cơ chế cũ, có lúc chúng ta đã tuyệt đối hóa tập thể, triệt tiêu cá nhân. Lợi ích xã hội nhiều khi được quan niệm rất trừu tượng, mơ hồ, biến lợi ích chung thành lợi ích của thứ cộng đồng hư ảo như Mác đã nói trong xã hội cũ... Ngày nay, trong quá trình chuyển đổi cơ chế lại dễ chuyển sang tuyệt đối hóa cá nhân . Vì thế, để từng bước xây dựng ý thức tập thể cần có một sự điều chỉnh, đánh giá lại mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể và xã hội. Giáo dục đạo đức cá nhân cần chú ý quan hệ hài hòa, sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và xã hội, cá nhân hành động theo nguyên tắc vừa mang lợi ích xã hội vừa mang lợi ích cá nhân. Đây là biểu hiện sự thống nhất hài hòa các lợi ích trong điều kiện bình thường nói chung. Đặt lợi ích xã hội lên trên lợi ích cá nhân chỉ khi đất nước có công việc lớn, sự kiện lớn đòi hỏi phải hy sinh cái riêng để phục vụ cái chung, chẳng hạn, trước sự mất còn của Tổ quốc, phải tập trung tất cả cho độc lập tự do, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải ưu tiên cho những công trình chiến lược, lâu dài, hoạt động của những tổ chức và cá nhân theo những yêu cầu đặc biệt riêng...

Đây không chỉ là tình cảm, mà còn là trách nhiệm, không chỉ là mối liên hệ giản đơn, mà còn là mối liên hệ nhiều chiều và sâu sắc giữa những người trong tập thể, trong xã hội. Chính sự thống nhất này là động lực cho cá nhân hoạt động, là cơ sở cho sự gắn bó giữa cá nhân với tập thể và xã hội.

Niềm tin và lý tưởng bao giờ cũng là động lực mạnh mẽ, mất niềm tin là mất tất cả. Lý tưởng XHCN và cộng sản chủ nghĩa với việc thực hiện một xã hội không còn áp bức bóc lột, mọi người đều bình đẳng, có cuộc sống ấm no hạnh phúc là mục tiêu lâu dài của chúng ta. Trước mắt là thực hiện "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

Sự tan rã của các nước XHCN Đông Âu không phải là sự đổ vỡ của bản thân lý tưởng. Thực ra, nó chỉ chứng tỏ mô hình đó không còn phù hợp, phải thay thế bằng mô hình khác. Có nhận thức đúng, lấy đây làm lý tưởng sống thì mỗi người mới trở thành một lực đẩy và nước trở thành một tổng lực to lớn.

Cùng với các giá trị trên, các phẩm chất đạo đức cá nhân như tính trung thực, tính khiêm tốn, lòng dũng cảm, tính nguyên tắc, yêu tự do, ham học hỏi... sẽ được từng bước kế thừa và đổi mới, nâng lên cho phù hợp với thời đại và đất nước.

Tri thức là sức mạnh. Nhưng nếu được sử dụng phục vụ cho chủ nghĩa cá nhân thì sức mạnh ấy càng lớn, tác dụng phá hoại càng lớn. Đó là lẽ vì sao Chủ tịch HồChíMinh rất quan tâm đến việc giáo dục đạo đức và Người gọi đạo đức cách mạng là cái gốc của người cách mạng. Đổi mới ngày nay không phải chỉ làm ra và đem lại cho con người những điều con người mong muốn, mà chủ yếu là khơi dậy trong con người lòng tự hào, niềm tin, ý chí và nhiệt tình cách mạng để con người tự mình làm ra tất cả. Đạo đức mới sẽ góp phần không nhỏ và tự khẳng định mình trong sự nghiệp vẻ vang này.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sống thứ sinh: Nguồn gốc sự bất hạnh của con người

    04/06/2018Trích đoạn sau nằm trong tiểu thuyết Suối nguồn (The Fountainhead) của Ayn Rand, ở đó bà khắc hoạ chân dung, cuộc đấu tranh, và chiến thắng của những con người thực sự - người chỉ công nhận năng lực tư duy độc lập như động lực duy nhất cho hành vi cá nhân – với xã hội những người sống dựa vào ánh sáng của người khác...
  • Các giá trị Đạo đức

    21/05/2018Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ...
  • Đạo đức trong kinh doanh

    02/04/2018Mai Thái BìnhTheo mạng Washington Profile, ngay ở trong xã hội tư bản, những bộ phận lành mạnh của giới doanh nhân cũng cố gắng thiết lập những tiêu chí đạo đức cho các hoạt động thương mại của mình.
  • Cái giá phải trả cho sự giàu có

    19/06/2016Trần Cao DũngNgười cha giàu nói với tôi có rất nhiều cách để làm giàu. Cách nào cũng có cái giá của nó. "Ta càng phục vụ nhiều người bao nhiêu, ta càng trở nên giàu có bấy nhiêu.”
  • Lịch sử phát triển chủ nghĩa cá nhân trong thế kỷ 21

    03/11/2015Nguyễn Hào Hải, Trưởng phòng Triết học Pháp, Viện Triết học...sự bùng phát mạnh mẽ của chủ nghĩa cá nhân trong thời đại ánh sáng chủ yếu vẫn nằm ở khuôn khổ của cuộc cách mạng tư tưởng. Nói rõ hơn, nó vẫn nằm ở mặt lý luận hơn là đã thực hiện trong đời sống hiện thực, nghĩa là vẫn nằm trong giai đoạn trừu tượng, trong sự sôi nổi, sự cuồng nhiệt chủ yếu diễn ra ở khâu lý luận, học thuật của các triết gia kiệt xuất phương Tây....
  • Người ta nghèo đi có thể là vì tiền

    12/04/2015Nguyễn Tất ThịnhĐã từ rất lâu người ta biết rằng Tiền là cực kì quan trọng, là thước đo của giá trị trong sự trao đổi của thị trường, dường như là cái có thể mua được mọi thứ đến cả Tiên cả Phật, làm người ta mạnh bạo lên…
  • Bước lên nấc trên của thang bậc giá trị

    09/02/2015TS. Nguyễn Sĩ DũngMở cửa thì nắng, gió sẽ tràn vào. Những “cơ thể” đã quen với việc rèn luyện mau chóng thích nghi và tận dụng cơ hội này để lớn lên. Nhưng cũng sẽ có một số cá thể nhanh chóng bị nhức đầu, sổ mũi (vì bị cớm nắng từ lâu)...
  • Tư cách và đạo đức cách mạng

    14/01/2011X.Y.Z

    1 Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng.
    2. Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau.

  • Khía cạnh đạo đức của sự nghiệp CNH - HĐH ở nước ta hiện nay

    11/04/2006Phó TS. Nguyễn Văn PhúcVới tính cách là phương thức và trình độ của sự phát triển xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa có quan hệ với đạo đức trên nhiều bình diện và mức độ khác nhau.
  • Giá trị đạo đức- giá trị bản thân và giá trị xã hội

    11/03/2006Ngô ToànĐạo đức là một hệ thống giá trị, một hiện tượng xã hội mang tính chuẩn mực, thể hiện mệnh lệnh, đánh giá rõ rệt...
  • Định hướng giá trị và sự phát triển của thế hệ trẻ

    03/03/2006Phó GS. TS. Đỗ LongGiá trị bao giờ cũng đóng một là vai trò chỉ đạo và định hướng cho xã hội theo những mục tiêu to lớn được coi là có ý nghĩa cho sự tồn tại và phát triển. Quá trình phát triển của xã hội nhanh hay chậm tùy thuộc ở chỗ giá trị được định hướng có phù hợp với quy luật khách quan hay không, phù hợp nhiều hay ít, có tương ứng với giá trị của cộng đồng, của cá nhân hay không và sự tương ứng ấy ở mức độ nào...
  • Cần có cách nhìn mới đối với khái niệm “Bóc lột”

    02/03/2006Nguyễn Sĩ PhươngSự chuyển đổi từ nền kinh tế quản lý tập trung sang nền kinh tế thị trường buộc chúng ta phải có cách nhìn đổi mới với khái niệm “bóc lột" - một khái niệm có liên quan chặt chẽ cả về lý luận lẫn thực tiễn với một số vấn đề kinh tế và xã hội rất cơ bản hiện nay do thực tế đặt ra cần phải giải quyết...
  • Cái nết, cái đẹp trong nền kinh tế tri thức

    31/01/2006GS. Tương laiTừ Tây sang Đông, tư duy của loài người đâu có đối lập giữa đẹp và nết, sự hài hòa giữa cái đẹp thể hình với cái đẹp tinh thần, giữa “sắc đẹp” quan sát được bằng mắt với phẩm chất, nhân cách của con người được cảm thụ không chỉ bằng mắt, đều là thuộc tính của con người.
  • Vẫn là chuyện nuôi dưỡng con người

    16/01/2006GS. Tương laiNhững ngày cuối cùng của năm 2005 lùi vào phía sau để lại dư vị đắng tai ác của vụ bán độ bóng đá. Giờ đây, việc xử phạt nghiêm khắc số cầu thủ bán độ là cần nhưng cần hơn gấp nhiều lần là phải chỉ ra được môi trường sống đã nuôi dưỡng và đẩy những cầu thủ trẻ của chúng ta trượt dài trên con đường tha hóa...
  • Trước hết, đạo lý!

    03/12/2005Nguyễn Mạnh HàoThiết kế và thực hiện dần cho nhân dân cả nước một lối sống lành mạnh, tốt đẹp, vui tươi – một lối sống bắt rễ sâu thẳm vào văn hóa truyền thống dân tộc, nhờ đó gia tăng bản lĩnh hội nhập hấp thụ tinh hoa thế giới, là một vấn đề cực kỳ bức thiết và trọng đại mà tiếp cận trước tiên và cơ bản nhất là tiếp cận đạo lý của các thế hệ Việt Nam đã đúc kết và từng trải cho đến hôm nay...
  • Ý thức đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của đời sống xã hội

    18/11/2005Trịnh Minh HổTrong những năm gần đây, vấn đề đạo đức với tư cách là đối tượng nghiên cứu của đạo đức học đã được bàn đến trên nhiều công trình bài viết chuyên khảo cúng như từ nhiều chuyên ngành liên quan. Mặc dù vậy không ít các vấn đề lý luận của đạo đức, trong đó có những vấn đề hết sức cơ bản vẫn tồn đọng và chưa được quan tâm giải quyết.
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • Về “con người có giáo dục”

    11/02/2003Đẩy lùi thế kỷ XX, cái “thế kỷ ngang ngạnh, cái thế kỷ nổi loạn” như có người đã đặt tên, loài người bước vào thế kỷ XXI dường như còn “ngang ngạnh” hơn, “nổi loạn” hơn ! Hai năm đã trôi qua trong những sự biến “ngang ngạnh”, “nổi loạn” với những sắc thái mới.
  • xem toàn bộ