Giáo dục "cứu rỗi" xã hội

NXB Thế giới
04:01 CH @ Thứ Hai - 20 Tháng Bảy, 2020

>> Mời tham khảo:Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới

“Chỉ có giáo dục mới có thể giúp cho xã hội tránh khỏi nguy cơ bị sụp đổ, dù là sụp đổ một cách nhanh chóng hay từ từ”.

Jean Piaget (1896 - 1980) vừa là một nhà giáo dục, một nhà nhận thức luận, và là một nhà tâm lý học. Ông là hình ảnh của một viện sĩ hàn lâm “khai sáng” cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh chống lại các thể chế kìm kẹp và các định kiến về những người trí thức ở thời đó.

Tuần Việt Nam xin giới thiệu một số quan điểm về giáo dục của ông.

"Chỉ giáo dục mới giúp xã hội tránh khỏi sụp đổ"

Piaget đã nhận định không chút do dự rằng: “Chỉ có giáo dục mới có thể giúp cho xã hội tránh khỏi nguy cơ bị sụp đổ, dù là sụp đổ một cách nhanh chóng hay từ từ”. Theo ông, loài người cần đấu tranh vì mục tiêu giáo dục bởi kết quả hết sức rõ ràng:

Chúng ta chỉ cần nhớ rằng một ý tưởng lớn luôn có một sức mạnh tiềm ẩn và những gì tồn tại chính là những gì chúng ta đang cần để cảm thấy tự tin và chắc chắn hơn. Cho dù khởi đầu là con số không, nhưng chúng ta sẽ thành công trong việc đặt giáo dục vào đúng vị trí của nó trên toàn thế giới. Sau một vài chấn động trong mấy tháng trở lại đây, giáo dục sẽ trở thành một nhân số quyết định không chỉ trong việc tái thiết mà còn trong việc xây dựng những thứ tốt đẹp hơn. “

Vì thế, theo quan điểm của Piaget, giáo dục là thách thức to lớn đối với tất cả mọi người, vượt lên trên mọi bất đồng về lý tưởng và chính trị: “Lợi ích chung của tất cả các nền văn minh chính là giáo dục trẻ em”.

"Ép buộc chính là phương pháp giáo dục tồi nhất"

Nhưng chúng ta cần đến giáo dục theo kiểu gì? Piaget không ngần ngại khuyếch trương suy nghĩ của mình trong cuốn Các bài phát biểu. Trước hết, ông đưa ra một câu cách ngôn: “Ép buộc chính là phương pháp giáo dục tồi nhất”. Theo đó, “trong lĩnh vực giáo dục, đưa ra ví dụ quan trọng hơn nhiều so với việc ép buộc.”

Sau đó, ông đưa ra một câu cách ngôn khác chỉ tầm quan trọng của sự tham gia tích cực của học sinh: “Học được chân lý mới chỉ là một nửa sự thật, toàn bộ chân lý phải cần được chính học sinh đó tái chinh phục, tái xây dựng và tái khám phá”.

Theo quan điểm của ông, nguyên tắc này dựa trên một thực tiễn tâm lý hiển nhiên là: “Toàn bộ tâm lý học hiện đại dạy chúng ta rằng, trí thông minh có được là kết quả của hành động” và đó chính là vai trò cơ bản của công tác nghiên cứu trong tất cả các chiến lược giáo dục. Tuy nhiên, nghiên cứu không được mang tính trừu tượng, bởi vì “hoạt động bao hàm việc nghiên cứu trước đó, và việc nghiên cứu chỉ có giá trị khi hướng tới hành động.”

Trường học không có sự ép buộc, đó là nơi học sinh được thử nghiệm một cách chủ động với mục đích là tái tạo lại cho bản thân mình những điều học được. Tuy nhiên, ông đã nhắc nhở rằng: Trẻ em không học cách thử nghiệm chỉ đơn giản bằng cách quan sát giáo viên thao tác các thử nghiệm, hoặc bằng cách làm các bài tập đã được tổ chức trước. Trẻ em học bằng quá trình tìm kiếm và nhầm lẫn, bằng cách làm việc chủ động và độc lập, tức là không bị bó buộc và có đầy đủ thời gian.”

Vậy vai trò của sách và sách giáo khoa ở một trường học là gì? “Trường học lý tưởng không có sách giáo khoa bắt buộc cho học sinh mà chỉ có các sách tham khảo được sử dụng tự do […]. Sách cần thiết duy nhất là sách dành cho giáo viên sử dụng.”

Ngược lại, các phương pháp chủ động đòi hỏi một cách làm việc vừa phát sinh tự nhiên vừa phải được hướng dẫn bởi những câu hỏi được đặt ra, trong đó học sinh tái khám phá và tái xây dựng những điều thực tế thay vì tiếp nhận chúng dưới dạng làm sẵn. Các phương pháp này cần thiết đối với cả người lớn cũng như đối với trẻ em.

Nguyên tắc giáo dục chủ động

Piaget cho rằng: “Hiểu toán học không phải là vấn đề khả năng của trẻ em. Do vậy sẽ là sai lầm, nếu cho rằng, không thành công trong việc học toán là do không có khả năng. Phép toán xuất phát từ hành động, và vì vậy, nếu theo đó mà chỉ trình bày một cách trực giác thì chưa đủ. Chính đứa trẻ phải hành động, bởi việc thực hiện bằng tay sẽ là một sự chuẩn bị cần thiết cho việc thực hiện bằng chính tinh thần. Trong tất cả các lĩnh vực toán học, chất lượng phải đi trước số lượng.”

Piaget cũng chú ý nhiều đến việc dạy các môn khoa học tự nhiên: “Những người do nghề nghiệp nghiên cứu mặt tâm lý học của các hoạt động trí tuệ ở trẻ em và thanh thiếu niên thường bị bất ngờ về cách xoay xở của mọi học sinh, nếu chúng có đủ các phương tiện để làm việc chủ động chứ không bị bó buộc và bị động.

Từ cách nhìn này, việc dạy các môn khoa học là một sự ghi nhớ chủ động tính khách quan và thói quen kiểm chứng.”

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Các nhà tâm lý học có thể giúp đỡ mọi người tìm thấy điều làm cho họ hạnh phúc

    21/03/2017TS. Đào Thị OanhSự giàu có về vật chất không làm cho cuộc sống của con người hạnh phúc. Và, các nhà tâm lý học cần phải làm rõ xem điều gì làm cho con người hạnh phúc...
  • Nguyễn Hiến Lê - hai mươi năm, một trăm cuốn sách

    02/08/2014Phan QuangTừ miền Trung đi thẳng vào Sài Gòn, ngay sau khi thành phố vừa giải phóng, một trong những mong ước đầu tiên của tôi là gặp gỡ một số trí thức và văn nghệ sĩ từng nghe tiếng...
  • Cải cách giáo dục vì một nền giáo dục hiện đại

    07/11/2013Nguyễn Trần BạtMôi trường giáo dục tốt phải là vườn ươm các nguyên chính trị và các nguyên nhận thức, nói cách khác, nó phải là vườn ươm các module phát triển của toàn xã hội và là kho chứa tính phong phú của nhận thức xã hội...
  • “Emile, hay vấn đề giáo dục”

    22/08/2013Dương Thị Ngọc DungEmile, hay vấn đề giáo dục chính là "tuyên ngôn giải phóng tuổi trẻ " với lý luận đòi tự do cho con người cá nhân ở lứa tuổi thiếu niên. Xuyên suốt năm quyển - tương ứng với năm giai đoạn phát triển khác nhau của thời kỳ niên thiếu, từ lúc mới sinh ra cho đến khi trở thành một công dân trong xã hội - tư tưởng của Rousseau đều nhằm vào một mục đích duy nhất là tạo ra mẫu người công dân tự do cho một xã hội dân chủ lý tưởng...
  • Edgar Morin và giáo dục trong thế giới biến đổi

    10/06/2010Nhà văn Nguyên NgọcVừa qua, tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội đã có cuộc Hội thảo về giáo dục với chủ đề Adgar Morin và Triết học Giáo dục với sự tham gia của một số nhà văn hóa, giáo dục và nhiều bạn trẻ. Bài viết dưới đây là tham luận của nhà văn Nguyên Ngọc tại Hội thảo...
  • Thế hệ ngày mai

    05/08/2009Nguyễn Hiến LêNước đương ròng, nhưng nước tất sẽ lớn; gió đương ngược nhưng rồi gió cũng phải xuôi. Mở đỏi và dương buồm trước đi các bạn, để đưa em bé- tức thế hệ ngày mai- tới một bến rực rỡ hơn cái bến chúng ta đương đậu, hỡi các bạn yêu em bé!
  • Nguyễn Mạnh Tường - Nhà giáo mẫu mực và tài năng

    01/08/2009Bùi Văn Vượng"Điều hết sức quan trọng và quyết định đỉnh cao là tự học, ra thư viện, đọc rất nhiều, phát huy óc xét đoán, phê phán. Xác định mục tiêu, quyết tâm vượt mọi gian khổ, làm đều, làm đều là bí quyết của thành công. "
  • Sự tôn trọng là trụ cột cho mọi nền giáo dục

    20/11/2008Đã hàng thế kỷ nay mới có bài viết về giáo dục hay như thế, chấn động lòng người như thế từ một vị tổng thống: Am hiểu, mạch lạc, khúc chiết, sâu sắc và một điều quan trọng nữa là như dốc ruột sẻ gan với một vấn đề trọng đại của đất nước: Giáo dục. Lá thư của Tổng thống pháp Sarkozy gửi cho giáo viên và phụ huynh học sinh Pháp nhân ngày khai trường (04/9/2007) sẽ mãi mãi là một dấu ấn khó phai mờ...
  • Mảnh đất tự do của những nhà giáo dục

    20/11/2008Lương Khải SiêuNhững vị ngồi đây hôm nay có đến quá nửa đang là những nhà giáo dục hoặc trong tương lai sẽ là những người tiến thân bằng con đường giáo dục. Tôi muốn nói với các bạn một chút về những ưu điểm mặc biệt của ngành giáo dục và những cách để làm sao cho mình được thông dụng...
  • Về tư tưởng giáo dục Arixtốt

    16/11/2006Nguyễn Bá TháiCó lẽ còn ít người biết về ông với tư cách nhà giáo dục, người mà cách đây hơn hai nghìn năm, trong các tác phẩm Về giáo dục, Chính trị học và Đạo đức học... đã đưa ra những quan điểm hết sức sâu sắc về vai trò, mục đích của giáo dục, về hệ thống giáo dục và sư phạm học...
  • Làm thế nào để giáo dục thực sự là quốc sách

    13/02/2006Hà Văn Thịnh (Đại học khoa học Huế)Nếu giáo dục không gây nên tất cả mọi lỗi lầm thì ít nhất, cũng đã và đang gián tiếp một cách lâu dài, tạo nên nhiều yếu tố tiềm tàng để không đủ sức nhìn thấy và, ngăn chặn những lỗi lầm ấy...
  • Thiên đường của trái tim

    07/10/2005Là một nhà giáo dục, nhà tư tưởng và nhà văn, Komensky đã để lại những tác phẩm có giá trị tư tưởng lớn. Các chuyên gia sư phạm coi Komensky là người đặt nền móng cho lý luận dạy học tiên tiến hiện đại. Những nhận định của ông về xã hội, về con người và cuộc đời… vẫn giữ nguyên tính thời sự và đầy sức thuyết phục. Những ước mơ của ông về một thế giới công bằng của những con người biết hành động theo lẽ phải và ánh sáng của trí tuệ, những khát vọng của ông về một thiên đường “nơi mà cái thiện sẽ ngự trị trong trái tim của mọi người” mãi mãi sẽ còn là mục tiêu hướng tới của các thế hệ...
  • Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới

    22/07/2005Cuốn sách được biên dịch là tài liệu tham khảo có giá trị nhằm phục vụ các nhà hoạch định chính sách giáo dục, các nhà nghiên cứu cũng như các bậc phụ huynh muốn tìm hiểu thêm nguồn gốc những phương pháp và chính sách giáo dục đã được áp dụng trên thế giới. Trong quá trình gian nan để tìm ra các giải pháp giáo dục hiệu quả và phù hợp nhất với điều kiện phát triển của Việt Nam hiện nay, việc tham khảo các quá trình cải cách giáo dục, nhất là những mô hình cải cách đã thành công và thất bại...
  • Cải cách giáo dục: Trước thách thức của thế kỷ XXI

    19/04/2005Phạm Khiêm Ích(Edgar Morin) Nhà trường phải giúp cho sinh viên thấm nhuần “một thứ văn hoá về tính phức hợp” (culture de la complexité), tức là nền văn hoá của thế giới ngày mai...
  • xem toàn bộ