Sự tôn trọng là trụ cột cho mọi nền giáo dục

08:50 SA @ Thứ Năm - 20 Tháng Mười Một, 2008

Đã hàng thế kỷ nay mới có bài viết về giáo dục hay như thế, chấn động lòng người như thế từ một vị tổng thống: Am hiểu, mạch lạc, khúc chiết, sâu sắc và một điều quan trọng nữa là như dốc ruột sẻ gan với một vấn đề trọng đại của đất nước: Giáo dục. Lá thư của Tổng thống pháp Sarkozy gửi cho giáo viên và phụ huynh học sinh Pháp nhân ngày khai trường (04/9/2007) sẽ mãi mãi là một dấu ấn khó phai mờ cho những ai quan tâm đến giáo dục. Bài viết là đoạn trích của bức thư này.

Chúng ta muốn con cái mình trở thành gì? Những người đàn ông và đàn bà tự do, biết khám phá cái đẹp và sự vĩ đại từ tâm, đầy tinh thần trách nhiệm, có khả năng yêu, nghĩ về bản thân mình, giao tiếp và cởi mở với những người khác, có khả năng học lấy một nghề và kiếm sống bằng công việc của chúng.

Vai trò của chúng ta không phải là giúp con trẻ vẫn nguyên vẹn là trẻ con, hoặc thậm chí là "những đứa trẻ to xác" mà là giúp chúng thành người lớn, thành những công dân của nước nhà. Tất cả chúng ta đều không đứng ngoài giáo dục. Giáo dục không hề đơn giản. Để đạt được mục tiêu, mọi thứ cần được làm lại từ đầu. Và chúng ta không được nản lòng hoặc mất kiên định. Mỗi đứa trẻ đều có một tiềm năng đang cần được vun đắp, một trí tuệ cần được phát triển. Chúng ta phải tìm ra, và phải hiểu được tiềm năng ấy, trí tuệ ấy. Giáo dục đang đặt ra những yêu cầu cho con trẻ, và với cả những người làm giáo dục.

Mục tiêu của chúng ta không phải là để hài lòng với một mức độ tối thiểu - đã được định trước, cũng không phải để nhấn chìm con trẻ trong một biển thông tin quá lớn với chúng để mặc chúng có the lãnh hội được bất cứ cái gì trong đó. Mục tiêu của giáo dục là cố gắng để đem đến cho mỗi học sinh một khối lượng kiến thức tối đa chúng có thể hấp thụ, đồng thời khích lệ cao nhất niềm mong ước được học, sự tò mò, cởi mở của con trẻ và cả sự hiểu biết về giá trị của những nỗ lực. Lòng tự trọng phải là động lực của cách tiếp cận giáo dục này.

Truyền dẫn lòng tự trọng vào tất cả con trẻ và cả người lớn trên đất nước chúng ta bằng cách giúp họ phát hiện ra mình có tài và khích lệ họ đạt được những gì họ vẫn tin rằng, mình không thể làm được, theo quan điểm của tôi, đó và triết lý cơ sở cho cuộc cải cách triệt để hệ thống giáo dục của chúng ta.

Hãy cho con trẻ một tình yêu và cả sự tôn trọng giống như những gì chúng ta mong chờ từ chúng. Tình yêu và sự tôn trọng mà chúng ta dành cho con trẻ đòi hỏi quan hệ giữa người lớn với chúng không thể hàm chứa bất cứ yếu tố nào của sự từ bỏ trách nhiệm hoặc cưng chiều quá đà. Bởi chúng ta yêu và tôn trọng con trẻ, sự dạy dỗ mà chúng ta dành cho chúng cũng phải khiến con trẻ lớn lên toàn diện thực, sự, chứ không phải xem nhẹ hoặc làm giảm giá trị của chúng. Bởi chúng ta yêu và tôn trọng con trẻ, chúng ta không thể từ bỏ nhiệm vụ giáo dục con cái ngay khi vấp phải những khó khăn đầu tiên. Bởi trẻ con khó tập trung, không thể học nhanh và gặp khó khăn trong việc tiếp cận các bài học không có nghĩa là chúng bị tước đoạt đi kho báu tìm ra qua sự học hành mà không có nó chúng sẽ không bao giờ có thể thực sự là người tự do.

Bởi vì chúng ta yêu và tôn trọng con trẻ, chúng ta có nhiệm vụ dạy chúng tự đặt ra cho mình những tiêu chuẩn cao. Chúng ta có nhiệm vụ dạy chúng rằng không phải mọi thứ đều như nhau, rằng tất cả các nền văn minh đều được xây dựng trên một hệ giá trị riêng, rằng học sinh không thể ngang hàng với giáo viên. Chúng ta có nhiệm vụ dạy con em mình rằng không ai có the sống mà vô kỷ luật, rằng nếu không có kỷ luật thì cũng chẳng có tự do. Chúng ta sẽ là những nhà giáo dục kiểu gì nếu không dạy cho con trẻ biết phân biệt giữa đúng và sai, giữa cái gì được phép và không được phép? Chúng ta sẽ là những nhà giáo dục như thế nào nếu không có khả năng đưa con cái vào khuôn phép khi chúng làm sai? Trẻ con khẳng định mình bằng cách nói "không" . Chúng ta làm hại con nếu luôn luôn nói "có".

Cảm giác không bị trừng phạt với trẻ thật tai hại, bởi vì chúng không khi nào ngừng kiểm tra các giới hạn được người lớn áp đặt lên mình. Chúng ta sẽ chẳng dạy dỗ được trẻ cái gì nếu đe chúng fin rằng mình được phép làm mọi thứ rằng chúng chỉ có quyền mà không có nghĩa vụ gì cả. Chúng ta sẽ chẳng dạy dỗ được trẻ cái gì nếu để trẻ tin rằng, cuộc sống chỉ là một trò chơi hay tri thức nhân loại có đầy rẫy trên mạng và chúng chẳng cần phải học làm gì.

Công nghệ thông tin phải nằm ở trung tâm của những ý nghĩ của chúng ta về giáo dục trong thế kỷ XXI, nhưng chúng ta cũng không được xem nhẹ sự thực rằng, mối quan hệ nhân văn giữa giáo dục và con trẻ vẫn là cơ bản và giáo dục cũng phải làm cho con trẻ thấm nhuần được mùi vị của những nỗ lực, để chúng phát hiện ra rằng. niềm vui hiểu bài sau những giờ học dài là một phần thưởng.

Khen ngợi khi xuất sắc, trừng phạt nếu làm sai, rèn cho con trẻ biết cảm phục cái đúng, cái công bằng, cái đẹp, cái vĩ đại sâu sắc và biết căm ghét cái sai, bất công, xấu, tiểu nhân, dối trá hời hợt và tầm thường là cách những người làm giáo dục có thể phục vụ con trẻ một cách tốt nhất và cũng là cách tốt nhất để thể hiện tình yêu và sự tôn trọng với trẻ.

Và sự tôn trọng chính là trụ cột cho tất cả mọi nền giáo dục. Lòng tôn trọng của giáo viên dành cho học sinh, của phụ huynh với con cái, của học trò với thầy và với cha mẹ, tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng bản thân - đó là những gì mà giáo dục phải khơi dậy. Nếu xã hội của chúng ta không còn đủ sự tôn trọng, tôi dám chắc rằng nguyên nhân chính là do vấn đề của giáo dục và nuôi dạy.

Tôi muốn chúng ta một lần nữa dạy cho học sinh biết tôn trọng. Tôi muốn con cái chúng ta học cách lịch sự, cời mở và chịu đựng - những mặt khác nhau của sự tôn trọng. Tôi muốn học sinh thật sự tự do khi ở trong trường và đứng dậy chào khi giáo viên bước vào lớp, bởi đó là dấu hiệu của sự tôn trọng.

Tôi muốn mọi đứa trẻ được dạy rằng tôn trọng là quan điểm, niềm tin và đức tin của người khác. Tôi muốn chúng được dạy để hiểu giới hạn mà sự khác biệt, mâu thuẫn và phê bình không phải là vật cản của tự do, mà trái lại, là nguồn để làm giàu cái tôi của mình.

Hãy để cho ý nghĩ và niềm tin của chúng ta - vốn tồn tại để kết nối với người khác, để mở rộng tâm hồn mình với những suy nghĩ, cảm xúc của người khác, để nhắc nhở chúng ta đặt câu hỏi về chính những lý lẽ, giá trị của mình được thử thách. Hãy để ý nghĩ và niềm tin buộc chúng ta phải nỗ lực hơn nữa để vượt qua chính bàn thân mình. Đó là lý do tại sao chúng ta phải giữ lại - ngay cả khi chúng ta cần cải cách nó - mô hình trường học, mở cửa cho học sinh từ mọi nguồn gốc, mọi tầng lớp và tôn giáo, đặt ra nhiệm vụ hòa hợp mọi tôn giáo, triết lý và chính trị, tôn trọng tất cả.

Mô hình này đã yếu và những nguyên tắc của nó cũng không còn được tôn trọng một cách đầy đủ. Lý do tôi muốn dần dần từng bước tiến tới xóa bỏ các “vùng trũng” của giáo dục là vì tôi muốn bớt đi tình trạng phân biệt.

Lý do tôi muốn cải cách lại từng trường trung học cơ sở là để mỗi học sinh tìm được vị trí đúng của mình! để chắc chắn rằng sự khác biệt của cá nhân từng em trong tốc độ học, độ nhạy bén, tính cách và trí thông minh đều được chú ý hơn, để cơ hội thành đạt của các em được tốt hơn.

Lý do tôi muốn những trẻ em khuyết tật và trẻ em cần được quan tâm đặc biệt cũng được học trong các trường chính thống không chỉ đơn giản là để đảm bảo hạnh phúc cho các em mà còn để những trẻ em khác được biết thêm về sự khác biệt.

Lý do tôi muốn các trường học, hơn tất cả, không theo bất kỳ tôn giáo nào là bởi trong quan điểm của tôi, đó là nguyên tắc của sự tôn trọng lẫn nhau. Khi đối mặt với nguy cơ đối đầu giữa các tôn giáo, vẽ đường cho sự đụng độ giữa các dân tộc, vũ khí bảo vệ nào tốt hơn.

Các giá trị toàn cầu và chủ nghĩa vô thần? Tuy nhiên, tôi tin rằng điều này không có nghĩa là chúng ta loại bỏ việc giảng dạy khái niệm tôn giáo trong nhà trường. Sự ra đời những tôn giáo vĩ đại và cái nhìn của họ về nhân loại cũng như thế giới, cần phải được nghiên cứu, tất nhiên không phải để thuyết phục ai đó từ bỏ tín ngưỡng này để đi theo một tín ngưỡng khác, cũng không phải đó là một phần của bất cứ phương pháp thần học nào, mà là để phân tích xã hội học, văn hóa học và lịch sử học nhằm giúp học sinh hiểu thấu đáo hơn bản chất của những đức tin. Tâm linh và những cảm xúc linh thiêng đã gắn bó với con người kể từ buổi bình minh của nhân loại. Đó là suối nguồn của mọi nền văn minh. Nếu chúng ta mở lòng với người khác, nói chuyện với họ và hiểu họ, mọi việc sẽ dễ dàng hơn.

Học cách điều chỉnh sự khác biệt nhưng chúng ta không được phép bỏ qua việc tham gia vào một văn hóa chung, một bản sắc tập thể và một sự chia sẻ các giá trị đạo đức. Giáo dục là đánh thức ý thức cá nhân và nâng nó lên từng cấp tới ý thức chung, có nghĩa là làm thế nào để mỗi người chúng ta cảm thấy bản thân mình là một cá thể riêng biệt và cũng đồng thời là một phần không thể thiếu của nhân loại về tổng thể. Giáo dục cũng là đánh thức ý thức công dân. Con cái chúng ta sẽ không bao giờ là công dân thế giới nếu ta không thể giúp chúng trở thành một công dân nước Pháp và một công dân Châu Âu.

Đương nhiên, gia đình đóng một vai trò quyết định trong việc chuyển giao cho con em mình bản sắc dân tộc. Song trường học lại là lò luyện. Nói tới trường học, trong đầu tôi không chỉ có những bài học về quyền công dân, những bài học cần phải được trả lại vị trí nôi bật trong tất cả các trường tiểu học và trung học. Tôi không chỉ nghĩ về việc chuyển giao các giá trị đạo đức như nhân quyền, bình đẳng giới và chủ nghĩa không tôn giáo, những giá trị cốt lõi của bản sắc dân tộc ta. Tôi cũng nghĩ về các giá trị trí tuệ, cách chúng ta nghĩ và phản ánh. Tôi nghĩ về truyền thống suy nghĩ mạch lạc của người Pháp, về sở thích của chúng ta, một đặc điểm rất Pháp mà có thề nhận thấy không chỉ trong triết học và khoa học mà cả trong ngôn ngữ, văn học và nghệ thuật của chúng ta.

Khi sự đồng nhất toàn cầu đang là mối họa, nhiệm vụ của chúng ta là phải đẩy mạnh đa dạng văn hoá. Nhiệm vụ này buộc chúng ta bắt đầu bảo vệ bản sắc dân tộc, chọn lọc ra những gì tinh túy nhất từ tri thức, đạo đức và truyền thống nghệ thuật của mình và truyền lại cho con cháu. để chúng có thể giữ những bản sắc đó sống mãi vì lợi ích của tất cả mọi người. Lý do là vì di sản của mọi nền văn hóa và mọi nền văn minh thuộc về cả nhân loại. Bản thân chúng ta là người thừa kế toàn bộ đất đai, những sáng tạo của nhân loại, những nền văn minh vĩ đại đã đóng góp cho sự giàu có của những nền văn hóa trong một tiến trình xây dựng một nền văn minh toàn cầu đầu tiên.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nền giáo dục Việt Nam: Đang ở tọa độ nào, và định vị ra sao?

    17/07/2008Lê Ngọc Sơn (thực hiện)Như nhiều lần đăng đàn, Giáo sư Hoàng Tụy tuy trong tư cách của một trí thức hàng đầu, một nhà giáo dục lâu năm này lại tiếp tục có nhiều ý kiến tâm huyết để tiếp tục chấn hưng giáo dục nước nhà…
  • Làm sao “lớn” được với một nền giáo dục yếu kém?

    17/06/2006Phan Thanh (Khánh Hòa)Nước Việt Nam ta chỉ có thể lớn lên được với một nền giáo dục đúng nghĩa bắt đầu từ tình yêu đất nước, ý thức công dân, đề cao lòng chính trực, căm ghét sự dối trá. Nền giáo dục ấy không có gì quá tốn kém, quá khó khăn đến nỗi phải tốn hàng ngàn tỉ đồng để liên tục thay đổi chương trình, làm mỏi mệt biết bao thế hệ con người...
  • Thế nào là nền giáo dục mạnh?

    05/04/2006Bùi Trọng Liễu (Nguyên giáo sư Đại học (Paris, Pháp))Lấy đâu ra những người thực sự biết việc ở mọi lĩnh vực để bảo đảm tiếp tục được sự phát triển, nếu họ không được “ra lò” từ một nền giáo dục đào tạo lành mạnh?
  • Chuyện Alibaba và Nền giáo dục Việt Nam trong thế kỷ 21

    10/02/2003Bùi Quang MinhTừ quá trình tự trau dồi tri thức, Alibaba tự đúc rút ra thần chú của riêng mình để mở toang các kho báu Tri thức. Đó chính là “Cùng học cùng chơi; Bồi bổ Trí nhớ, Gợi mở Tư duy; Làm chủ Công cụ”. Trái với nó là “Học quá tải, thi nặng nề; Nhồi nhét trí nhớ, Hao mòn Tư duy; Xa rời Công cụ” là điều mà cách học không đúng hay mắc phải.
  • Lỗi của dân trí hay của nền giáo dục?

    19/04/2003Xả rác, phóng uế bừa bãi nơi công cộng, đi lại lộn xộn trên đường phố, đeo bám quấy nhiễu du khách, mở nhạc to hết cỡ làm náo động cả xóm trong đêm... Lý giải những thói xấu đó nhiều người cho là tại dân trí còn thấp, cần nhắc nhở giáo dục. Nhưng ở đây, có thật là do dân trí thấp hay do nền giáo dục?
  • Tiến tới một nền giáo dục mở cửa, đa dạng

    11/02/2003Có lẽ trừ "dạy học trên mạng" mới bắt đầu xuất hiện năm nay là còn rất mới mẻ, còn thì cứ đãi cát lấy vàng, ta sẽ tìm ra cốt lõi của lời giải cho bài toán nói trên ngay trong lịch sử giáo dục cách mạng nước ta.
  • Chấn hưng, cải cách, hiện đại hóa nền giáo dục

    08/02/2003Tôi có được đọc bản Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cần nói đây là một văn bản được soạn thảo công phu, xuất phát từ ý tưởng tốt đẹp muốn đem lại cho đất nước một nền giáo dục tiên tiến, phục vụ yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa khi bước vào thế kỷ 21. Song rất tiếc, đọc xong bản dự thảo, tôi chưa thấy được rõ nét bằng cách nào từ chỗ yếu kém hiện nay nền giáo dục của ta có thể vươn lên đáp ứng yêu cầu đó. Tôi có cảm tưởng đây là một bản kế hoạch dựa trên cơ sở nền giáo dục đang phát triển lành mạnh, đúng hướng, trong một thời kỳ lịch sử bình lặng của nhân loại và đất nước, cho nên cái gì cũng tính toán chi li, như thể chúng ta nắm chắc hết mọi yếu tố cần
  • Hai điều mong ước: Một cơ chế thông minh và một nền giáo dục tiên tiến

    08/02/2003Chúng ta bước vào một thời đại trong đó ai cũng biết trí tuệ trở thành sức mạnh chủ yếu chi phối toàn bộ sinh hoạt của xã hội loài người. Trong công cuộc chống ngoại xâm suốt mấy nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã chứng tỏ lòng dũng cảm và tri thông minh xuất sắc. Lẽ nào lòng dũng cảm và trí thông minh ấy không thể phát huy được để giành chiến thắng quyết định trên mặt trận kinh tế, văn hoá, khoa học vài thập kỷ tới? Tôi nghĩ then chốt vấn đề là cơ chế, là hệ thống các chính sách và phương thức điều hành.
  • xem toàn bộ