Đọc 'Bí quyết hóa rồng' của Lý Quang Diệu

07:34 SA @ Thứ Hai - 23 Tháng Ba, 2015

Bạn có thể không chung chí hướng với tác giả, dấn thân vào chính trị, nhưng nhiệt huyết và tri thức mà ông để lại trên trang sách hoàn toàn có ích cho bạn trên con đường của riêng mình. Và có thể, bạn sẽ thấy yêu quý Singapore hơn.

Mỗi người đến Singapore đều mang về những trải nhiệm khác nhau. Có người coi đây là một điểm dừng chân thư giãn hợp lý trong vài ngày với nhiều trò vui. Có người thích thú với sự văn minh, giàu có, trong lành, sạch sẽ của Singapore. Có người than phiền rằng đó chỉ là một đô thị nhàm chán, thời tiết nhàm chán và dân bản địa lạnh lùng.

Nhưng hôm nay chúng ta sẽ không bàn ở đây cảm nhận cá nhân mình về Singapore. Thay vào đó tôi muốn giới thiệu với các bạn câu chuyện về Singapore vươn lên từ đống đổ nát qua lời kể của Lý Quang Diệu – Thủ tướng đầu tiên của nước Singapore độc lập. Cuốn hồi ký mang tên “From third world to first – The Singapore Story: 1956 – 200”, được dịch sang tiếng Việt với tiêu đề “Bí quyết hóa rồng”.


Lý Quang Diệu - Thủ tướng đầu tiên của Cộng hòa Singapore

Nếu bạn từng xem bộ phim truyền hình “Trưởng thành”, đâu đó cách đây 10 -15 năm, sẽ thấy đất nước ấy từng gian khổ và nhiều mâu thuẫn như thế nào.

Nước Singapore độc lập bắt đầu xuất hiện từ 1965, sau khi buộc phải tách ra khỏi Malaysia do mâu thuẫn về sắc tộc và đường lối phát triển vĩ mô. Tình huống của Singapore trở nên xấu đến trầm trọng. Không có quân đội của riêng mình, toàn bộ an toàn của hòn đảo đặt dưới sự bảo hộ của quân Anh và hai tiểu đoàn Malaysia. Chủ trương để người Malay cầm quyền và thái độ đàn áp của Malaysia khiến cộng đồng người Hoa bất mãn trốn chạy sang Singapore, dấy lên thành kiến mạnh mẽ giữa các cộng đồng nơi đây.

Phe lãnh đạo cực đoan tại Kuala Lumpur thì vẫn muốn tìm mọi cách đánh cho Singapore phải quy phục trở về làm tiểu bang của họ.

Bạo loạn liên miên cho đến tận đầu thập niên 1970 khi Singapore hình thành lực lượng an ninh và quân đội đa sắc tộc của riêng mình, thoát khỏi ảnh hưởng của quân đội bảo hộ Malaysia. Tuy nhiên, Singapore trong suốt những năm này đã ở thế đối đầu với thế giới Hồi giáo.

Vấn nạn tiếp theo là kinh tế. Singapore vốn chỉ là một trạm trung chuyển hàng hóa và mậu dịch do người Anh lập ra và do người Malaysia điều khiển. Khi xác nhận độc lập, vai trò đó cũng bị Malaysia rút lại. Singapore lúc này hầu như chỉ có thể bám víu vào các ngành sản xuất đang hoạt động trên đảo cùng nguồn cầu đến từ quân đồn trú Anh (chiếm 20% GDP, cung cấp 70 ngàn việc làm trực tiếp và gián tiếp). Nhưng người Anh lại đang sốt sắng rút quân về.

Ít người có thể tưởng tượng, cách đây 54 năm, Singapore từng có cảnh này Ít người có thể tưởng tượng, cách đây 54 năm, Singapore từng có cảnh này

Singapore đã khởi đầu như thế.

Qua lời kể của Lý Quang Diệu, bạn sẽ thấy một đất nước Singapore đã từng nghèo nàn lạc hậu, tay nghề lao động thấp và lối tư duy cổ hủ của người dân. Bạn sẽ thấy một đất nước nhược tiểu sống những năm đầu tiên trong mối lo sợ quân đồn trú thực dân triệt thoái, để lại một khu vực loạn lạc. Tài sản mà họ có lúc ấy chỉ là “sự tín nhiệm và lòng tin cậy của nhân dân”, cùng ưu thế tự nhiên duy nhất: “một cảng tự nhiên tầm cỡ thế giới thiết lập tại một vị trí chiến lược của một đường biển nhộn nhịp nhất thế giới”.

Và bạn sẽ thấy một đất nước vỏn vẹn 640 km2 với hai triệu dân đã từng bước quật khởi mạnh mẽ cải tạo chính mình để trở thành cường quốc kinh tế như ngày nay.

Một quốc gia mong manh mới thành hình cần đến sự thừa nhận của quốc tế, nhu cầu trị an và phòng vệ quốc gia cùng phát triển kinh tế. Đồng thời, họ phải đối mặt với nhiều vấn đề khác. Làm sao để hòa giải dân tộc? Làm sao có thể phát triển chất lượng lao động? Làm sao để tạo ra một xã hội công bằng? Làm sao để xây dựng chính phủ thanh liêm và minh bạch? Làm thế nào để hòa nhập cùng thế giới?

Bằng cách tiếp cận thực dụng, không chịu ảnh hưởng của những tư tưởng sẵn có cùng tâm huyết của mình, chính phủ Singapore của Lý Quang Diệu bắt tay vạch ra từng vấn đề bức thiết của đất nước và giải quyết chúng từng bước.

Có thể nói, quá trình chuyển mình của Singapore là tập hợp của những chiến lược đột phá, chưa từng có trong lịch sử. Điển hình như việc Lý Quang Diệu thẳng thừng từ chối những khoản viện trợ nước ngoài để kích thích ý chí nhân dân. Ông từng nói: “Thế giới không nợ chúng ta sinh kế. Chúng ta không thể sống bằng cái bát đi xin”. Thay vào đó chính phủ tận dụng những tài sản mà quân Anh để lại, biến chúng thành khu công nghiệp, điểm du lịch, bỏ qua các nước châu Á láng giềng để mời gọi đầu tư từ phương Tây.

Qua cuốn sách này, bạn sẽ biết Singapore đã trở thành trung tâm châu Á bên cạnh Hong Kong và Tokyo như thế nào. Vì sao đất nước nhỏ bé ấy lại nhẹ nhàng vượt qua được cuộc khủng hoảng dầu lửa 1973, khủng hoảng tài chính 1987 và 1997.

Bạn cũng sẽ biết về chính sách phúc lợi xã hội ưu việt của Singapore – Quỹ CPF – và những ảnh hưởng sâu rộng của nó đến năng suất lao động, đến chính sách y tế và hưu trí, đến vấn đề sở hữu nhà, thậm chí cả lối tư duy của các thế hệ công dân sau này.

Một điều tôi đặc biệt thích ở cuốn sách này chính là cách dẫn dắt của tác giả. Ông kể lại cố sự một cách rành mạch và giản dị, đưa người đọc đi qua từng chi tiết quan trọng của thời đại và những phân tích mấu chốt trong việc đưa ra quyết định vĩ mô của chính ông và các đồng sự.

Hiếm có khi nào, một cuốn sách về chính trị lại trở nên gần gũi và sinh động đến vậy. Nó khiến cho “Bí quyết hóa rồng” không còn đơn thuần là một cuốn hồi ký, một biên niên sử mà còn là một tài liệu tham khảo giá trị dành cho những ai đang trầm ưu vì Tổ quốc. Bạn sẽ tìm thấy trong đó nguyên nhân một đất nước ba chủng tộc Hoa, Malay và Ấn lựa chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức; cách thức đào tạo và thu hút nhân tài; hay chiến lực ngoại giao của một tiểu quốc khi bất kỳ láng giềng nào cũng lớn mạnh hơn mình nhiều lần.

Trên tất cả, bạn sẽ tìm thấy ở đây sự sục sôi của một thời đại, ý chí sắt đá của một đất nước từng bên bờ diệt vong, và hoài bão cao cả của những con người nguyện cống hiến cả cuộc đời cho quê hương. Bạn có thể không chung chí hướng với tác giả, dấn thân vào chính trị, nhưng nhiệt huyết và tri thức mà ông để lại trên trang sách hoàn toàn có ích cho bạn trên con đường của riêng mình. Và có thể, bạn sẽ thấy yêu quý Singapore hơn.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khát vọng phát triển và bẫy thu nhập trung bình

    13/04/2018Hồ Sĩ QuýTâm lý khát khao cháy bỏng vươn tới thịnh vượng, hay “cơn khát phát triển” đã có mặt ở nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Đó là một nội dung chính của bài viết. Từ góc độ văn hóa và con người, tác giả phân tích mặt tích cực và chỉ ra một số tiêu cực của cơn khát phát triển.
  • Chúng ta đang ở đâu trong thế giới này?

    26/06/2016Hoàng Hạnh (thực hiện)"Tôi vừa có một cuộc nói trao đổi trên VTV6 về tình trạng giả dối trong học đường. 49/50 em có mặt nhận thức rằng, tình trạng giả dối trong xã hội là nghiêm trọng. Rất nhiều em thừa nhận mình đã gian lận trong thi cử vì không làm thế thì thấy mình thiệt thòi quá" - GS Chu Hảo, Giám đốc NXB Tri thức nói.
  • Lá thư hè Singapore

    19/03/2016Nguyễn Xuân XanhSingapore không mất đi vẻ thu hút mãnh liệt đối với tôi. Tôi xin ghi lại vài ấn tượng và suy nghĩ hời hợt gửi đến Anh Chị, và cũng như từ góc độ Singapore tìm hiểu xem tại sao Trung Quốc như thế mà Việt Nam không như thế...
  • Tự biện bác tới tư duy

    15/10/2015TS Vũ Minh KhươngKhoảng cách lớn nhất đi từ nghèo hèn đến phồn vinh của một dân tộc không quyết định bởi vị trí địa lý hay tài nguyên thiên nhiên, mà bởi tính biện bác hay khả năng tư duy...
  • 45 năm Singapore và ông Lý Quang Diệu

    10/08/2015Danh ĐứcNgày 9-8-2010, người dân đảo quốc sư tử sẽ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập đất nước, gắn liền với tên tuổi nhà lãnh đạo Lý Quang Diệu. “Con tàu” Singapore trong tay thuyền trưởng họ Lý đã vượt sóng đại dương như thế nào suốt 45 năm qua?
  • "Thắng cuộc đua giáo dục là thắng về kinh tế"

    23/03/2015Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từng nói: Nếu thắng cuộc đua trong giáo dục thì sẽ thắng trong kinh tế, vì giáo dục tạo ra nguồn nhân lực, đặc biệt là chất lượng cao sẽ quyết định sự thành bại của cả quốc gia...
  • Cái khó là sự bình thản, bình tĩnh, sự thận trọng chứ không phải là sự to mồm

    10/09/2014Nguyễn Trần BạtNhững cuộc thảo luận ấy đem lại cho tôi rất nhiều điều thú vị, giúp tôi đến rất gần những vấn đề có tính chất chiến lược trên thế giới, giúp tôi mở mang kiến thức và hiểu biết...
  • Hoài niệm và phỏng đoán về các vị nguyên thủ

    23/02/2011"Làm người là khó" bởi càng có giá trị Làm Người lại càng thấy giữ được nó nặng trĩu vất vả lắm. Nhất là những ai có gắn thêm nhãn mác là Quan, Vua hay đời nay là Nguyên Thủ, Lãnh tụ rất dễ bị lung lạc bởi quyền lực, bổng lộc lôi kéo, thử thách. Xin cùng các bạn lượt qua tên tuổi các vị Lãnh tụ xưa và nay để xem đời họ đã làm được những gì? Khi gọi tên nhìn hình họ gợi nên câu chuyện gì? Giá trị của họ với bạn và nhân loại là ở đâu, hành động của họ bạn có thể hiểu được, phỏng đoán được chăng?
  • Toàn cầu hóa và thay đổi chính trị

    05/11/2009Cao Huy ThuầnCác nước Tây phương tin rằng quá trình toàn cầu hóa sẽ làm thay đổi chế độ chính trị trong các nước chuyên chế khiến các nước này trước sau gì rồi cũng phải xuôi theo trào lưu dân chủ. Trước sau gì toàn cầu hóa kinh tế cũng đưa đến toàn cầu hóa chính trị, bởi vì dân chủ và thị trường có khuynh hướng đi kẹp đôi với nhau như một cặp bài trùng. Luận cứ đó ngây thơ chăng? Vững chắc chăng?
  • Lý Quang Diệu những thách đố trong quá khứ, hiện tại và tương lai

    13/10/2005Vi Kiều dịchTrong cuộc phỏng vấn - đối thoại với Tạp chí “Global Viewpoint”, Bộ trưởng, Cố vấn Lý Quang Diệu đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến Singapo và các nước Châu Á hiện nay. Chúng tôi xin chọn lựa để trích dịch một số ý kiến của nhà chính khách lão thành này quanh những vấn đề xã hội, giáo dục và tương lai của các nước trong khu vực...
  • xem toàn bộ