Văn học nghệ thuật: đi con đường thị trường

07:30 CH @ Chủ Nhật - 04 Tháng Ba, 2007

Tích cực mở cửa và hỗ trợ cho các phẩm bên ngoài vào, cho tác phẩm bên trong ra ngoài tức là đã làm không khí sinh hoạt văn chương trong nước sinh động lên và nhờ đó những tác phẩm có giá trị sẽ xuất hiện...

Như thế, hội nhập, quá trình "bơi" trong biển lớn đưa chúng ta không chỉ đến vị thế về kinh tế, chính trị mà cả vị thế về văn học nghệ thuật.

Ngược lại, nếu không có một nền văn nghệ cởi mở và đủ mạnh thì nguy cơ xã hội giàu lên mà lại tái thuộc địa hóa về văn hóa rất dễ xảy ra.

Không còn phải bàn cãi gì nữa tất cả chúng ta từ chính trị, kinh tế đến các quan hệ xã hội đang biến chuyển mạnh mẽ để phù hợp với thời cơ mới của đất nước, thời Việt Nam gia nhập WTO. Hơn bao giờ hết, người tiêu dùng (người đọc, khán giả...) đã phát hiện ra những tượng đài xấu xí, những bộ phim "giải ngân", những vở kịch nhạt nhẽo, và những cuốn sách nằm kho. Việc phát hiện ra cũng như việc từ chối thưởng thức, mua bán những sản phẩm không có giá trị cho thấyvăn học nghệ thuật cần đổi mới không kém gì đổi mới kinh tế và các đổi mới khác. Bởi suy cho cùng những sản phẩm văn nghệ cũng là hàng hóa - người đọc chính là người tiêu dùng. Người tiêu dùng hôm nay có toàn quyền và sẵn khả năng tài chính chối từ những sản phẩm nội kém chất lượng và sẵn sàng mua sắm hàng ngoại chất lượng cao mặc dù tình yêu đối với quê hương bản quán không hề thay đổi.

Có ý kiến cho rằng nên xóa hoàn toàn chế độ bao cấp của nhà nước đối với các cơ quan hành chính của văn hóa văn nghệ. Bởi vì, sự trì trệ, quan liêu của các bộ máy hành chính ấy với các quy chế cũ kỹ (từ phong danh hiệu, trợ cấp kinh phí đến thang giá trị về sản phẩm) đã ngáng trở lớn sức sáng tạo thực sự của giới văn nghệ. Những thứ thiếu giá trị nếu được tôn phong sẽ làm lệch lạc mỹ cảm của cả tác giả lẫn người thưởng thức. Và sự lệch lạc ấy đã khiến cho những tác phẩm ít giá trị cứ tiếp tục ra đời để rồi sau đó xếp... kho.

Khi xóa bỏ bao cấp, mọi người bình đẳng trước đánh giá của xã hội không qua trung gian sẽ nhanh chóng phân định thật giả, đẳng cấp. Bỏ bao cấp không có nghĩa là nhà nước không bảo hộ, bảo trợ, tài trợ cho văn nghệ mà ngược lại sự bảo hộ, bảo trợ, tài trợ đó có thể tăng mạnh hơn nhưng cũng theo con đường kinh tế thị trường với một hệ thống quản trị theo cách mới. (Có thể trong giai đoạn quá độ vẫn giữ các hội đoàn như hiện nay nhưng phải làm việc theo tư duy mới -mới thực sự chứ không chỉ hô khẩu hiệu).

Trước hết đội ngũ những người làm quản trị sẽ hiểu rằng cơ chế xin-cho như hiện nay rất dễ đem lại những sản phẩm vừa lòng người cho chứ không phải là những sản phẩm có giá trị đích thực.

Để có cơ sở đánh giá các chuẩn mực thì ở các nước tiên tiến người ta thường làm theo cách thị trường, nghĩa là:

1/ Lấy ý kiến bình chọn của độc giả, khán giả.

2/ Bình chọn của giới chuyên môn cao.

3/ Giới thiệu (rộng rãi trên các kênh truyền thông trong nước và ra nước ngoài).

Các thông số sẽ tự nói lên giá trị của các sản phẩm và lúc đó xã hội tôn vinh và nếu cần thì nhà nước và các tổ chức xã hội sẽ có những kế hoạch đầu tư chiều sâu. Người sáng tạo ở vị thế đó sẽ không mắc vào mặc cảm xin cho. Hoàn toàn tự do trước các suy tư sáng tạo của mình mới hi vọng có tác phẩm đỉnh cao.

Mặc dù vài năm trở lại đây trước những nhu cầu cao của bạn đọc, người thưởng thức và với những bước đi táo bạo của thời kỳ tiền WTO, văn học nghệ thuật đã xuất hiện nhiều sản phẩm chất lượng cao từ bên ngoài vào qua các con đường quốc doanh, tập thể, tư nhân. Những tác phẩm văn học dịch của tác giả: Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp, Anh, Hoa Kỳ... đã làm nức lòng thị trường văn hóa đọc Việt Nam. Nhưng văn học Việt Nam xuất ngoại mới nhỏ giọt, mới dừng lại ở mức giới thiệu lẻ tẻ của hội đoàn, của một vài cá nhân và cũng không hoàn toàn là vô tư.

Cũng như sản phẩm văn nghệ, những người làm công tác sáng tác văn học nghệ thuật đã tìm đường ra bên ngoài để khám phá những vùng văn hóa mới, thu nạp những giá trị mới, để biết mình biết người. Những chuyến đi như thế có thể là do bao cấp mà có, cũng có những chuyến do tự thân vận động mà thành. Song nhìn chung vẫn có những phức tạp nảy sinh. Không ít những chuyến đi bao cấp chỉ dành cho những người trong hội đoàn, hoặc do thân cận với các nhân vật có thế lực. Và cũng không ít những chuyến tự thân vận động đã rơi vào tình cảnh "du lịch ba lô", "cưỡi ngựa xem hoa". Tất nhiên, bên cạnh đó cũng không ít chuyến đã đem lại kết quả thực sự cho khám phá, học hỏi và nâng cao vị thế văn hóa Việt.

Mỗi cá thể sáng tạo phải tự thân vận động, vừa vươn mình tới trình độ quốc tế. Trong tác phẩm phải vừa có tầm của mình vừa phải tìm đường ra không chỉ với bạn đọc trong nước mà phải với tới các NXB nước ngoài, nghĩa là tới bạn đọc nước ngoài. "Linh Sơn" (Cao Hành Kiện) là tác phẩm viết bằng tiếng Hoa và đoạt giải Nobel một phần và trước hết là được dịch ra tiếng Pháp (1 trong ba ngôn ngữ mạnh: Pháp - Anh- Tây ban Nha) và lọt vào "con mắt xanh" của những người có khả năng giới thiệu với Ủy ban đề cử giải. "Linh Sơn" không phải là tác phẩm được cộng đồng người Hoa tiến cử và cũng không phải là tác phẩm gây được chú ý lớn cho người đọc trong cộng đồng nói và đọc tiếng Hoa. (Song trường hợp như "Linh Sơn" là hy hữu).

Điều tốt hơn cho những tác phẩm nghệ thuật được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng hay vượt ra khỏi biên giới, sánh vai với toàn cầu thì sự quảng bá của tập thể, của cộng đồng thông qua hội đoàn (vẫn còn giữ trong thời kỳ quá độ của hội nhập) là rất cần thiết và nó phải là nhiệm vụ quan trọng số 1 của Hội đoàn.

ĐÔI ĐIỀU GỬI CÁC NHÀ VĂN!

1. Chuyện hội đoàn: Không thể phủ nhận những hoạt động của các hội đoàn nhưng hầu như tác động của công tác hội đến với hội viên vẫn không được là bao. Hàng năm, ai biết có đầu tư tài trợ sáng tác thì làm đơn. Ai làm đơn thì mới được xét. Cách làm đó khiến cho hội viên phải gánh chịu mặc cảm đi xin. Ngoài ra, và quan trọng hơn là việc thẩm định giá trị tác phẩm, bảo vệ được tác giả, giới thiệu được những tác phẩm và tác giả xứng đáng ra nước ngoài.

2. Chuyện giải thưởng: Hội đoàn có giải thưởng thường niên. Nhưng gần đây giải thưởng của các hội đoàn nhiều điều tiếng. Nguyên nhân vẫn là thang giá trị không chuẩn, quy chế giải thưởng chưa rõ ràng...

3. Nhà nước đặt hàng:Đó là một khích lệ cao nhất cho sáng tạo. Nhưng đánh giá sản phẩm là khâu quan trọng số 1 cho giá trị sáng tạo. Nếu đánh giá sai, đánh giá băng thang giá trị đã lỗi thời, thiển cận và đẳng cấp thấp cũng làm cho sáng tạo chỉ mang tính nội địa khó có thể hội nhập với thế giới hôm nay.

4. Văn nghệ sĩ: trong thời hội nhập dù có bảo thủ đến mấy cũng thấy bước vào sân chơi toàn cầu không chỉ có những người làm kinh tế. Muốn tác phẩm nghệ thuật có giá trị, có đẳng cấp cao không thể không trau dồi nghề nghiệp, tăng cường văn hoá nền. Dù văn học nghệ thuật có tính đặc thù nhưng nếu văn nghệ sĩ không đủ khả năng chuyên nghiệp như mọi ngành mọi giới khác thì sẽ có thể chỉ đưa ra được những câu chuyện lạc hậu...

Năm mới, DĐDN, nơi luôn yêu mến, ngưỡng mộ văn nghệ sĩ và những sáng tạo nghệ thuật có đôi điều tâm sự kể trên, kính chúc các nhà văn, nhà thơ một năm "dồi dào chưởng lực" làm ra nhiều tác phẩm mới.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • J.P.Sartre và câu hỏi: Văn học là gì?

    01/08/2016Thanh ThảoLà một nhà văn tự do và dấn thân, Sartre đã gắn kết hai khái niệm tưởng chừng mâu thuẫn này vào mục đích sáng tạo của nhà văn, bởi người ta có thể hỏi vặn: tự do đôi khi là từ chối dấn thân, và ngược lại, dấn thân có khi là mất tự do?
  • Văn chương - văn học năm 2006, chuyển dịch trong sự “nhiễu loạn”?

    04/02/2007Nguyễn HòaTới năm 2006, với những sự kiện - hiện tượng phong phú và đa dạng của nó, tôi lại thấy văn chương - văn học nước nhà như đang phát lộ một vài dấu hiệu chuyển mình. Và vì thế, dường như đâu đó ở cuối con đường, đã le lói một niềm hy vọng?
  • Đặc điểm phê bình văn học Việt Nam - nhìn từ gốc độ tiếp nhận

    18/11/2006Đỗ Lai ThúyXã hội Việt Nam đã và đang hiện đại hóa, nên văn học Việt Nam không thể dẫm chân mãi trong vũng cổ truyền mà không hiện đại hóa. Và, thực tế, hơn một thế kỷ qua, nó cũng đã và đang hiện đại hóa...
  • Nhà thơ trong thiên văn học

    11/10/2006
  • Đến bao giờ - những đỉnh cao văn học?

    20/07/2006Phong LêTác dụng thanh lọc của văn học - nghệ thuật đến từ sự phát hiện và tôn vinh cái Đẹp của cuộc đời, gắn với một giá trị nhân văn, vì hạnh phúc của con người; vì sự giải phóng và phát triển con người. Trong cuộc tìm kiếm ấy, nhà văn như một kẻ tử vì đạo, dũng cảm trong chống trả, đối phó với mọi uy hiếp, đe dọa đến từ các hệ quyền lực và cả với sự không an toàn của xã hội...
  • Về tác phẩm văn học đỉnh cao

    30/06/2006Phạm Tiến DuậtTrong những năm vừa qua, mặc dầu Hội Nhà văn Việt Nam và nhiều tổchức văn học và nghệ thuật khác đã trao giải thưởng văn học thường kỳ, một năm hoặc 5 năm một lần, nhưng hầu như các tác phẩm và tác giả được giải rất mau chìm vào quên lãng. Chúng ta đang thiếu vắng các tác phẩm văn học lớn, có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, những tác phẩm có khả năng rung động hàng triệu người, những tác phẩm có tác động xã hội to lớn, vừa trực tiếp lại vừa lâu bền...
  • Từ góc độ triết học, bàn về một số vấn đề cơ bản của văn học - nghệ thuật phương Tây hiện đại

    16/06/2006Nguyễn Hoàng Tuệ AnhTừ thế kỷ XVII - XVIII những lý tưởng, những chuẩn mực và nguyên tắc của khoa học đã được xác lập trên nền tảng triết học bị thống trị bởi những ý tưởng của chủ nghĩa cơ giới. Từ đó chúng thâm nhập vào mọi lĩnh vực của xã hội. Lý trí được coi là tối thượng. Một quan niệm về chủ nghĩa tiến bộ được chiếu sáng bằng hào quang của lý trí, của trí tuệ và tri thức..
  • Văn học không thể từ chối vun đắp cho con người và kiến tạo cuộc sống

    13/05/2006Hoàng HoaThực tế đời sống văn học trẻ trong 5 năm qua đã được đánh giá một cách xác đáng, phải nhẽ từ lời những người có trách nhiệm trong lễ khai mạc Hội nghị những người viết văn trẻ lần thứ VII. Trong 5 năm qua, cuộc sống đã có nhiều thay đổi, đời sống văn học ngày càng cởi mở hơn, dân chủ hơn. Bên cạnh những lớp nhà văn đi trước, nhiều nhà văn trẻ đã vượt lên, đồng thời nhiều cây bút mới lại xuất hiện...
  • Cái cần cho văn học trẻ

    08/05/2006Như HàPhải nói ngay rằng, cái cần cho văn học trẻ vừa là một khái niệm, vừa là một câu hỏi khá chung chung. Thế nhưng, tự thân mỗi người cầm bút lại hay đặt ra trong những lúc muốn nhìn lại công việc viết lách của chính mình...
  • Lý luận - phê bình văn học và các “vấn nạn”

    27/03/2006vài năm trở lại đây tình trạng “khủng hoảng” của lý luận - phê bình đang trở thành nỗi trăn trở của nhiều người, nhiều báo chí đã đề cập một cách trực tiếp và về mặt tổ chức, một số hội thảo, hội nghị do Hội Nhà văn, Viện Văn học… đã được tiến hành để mọi người cùng bàn thảo tìm cách tháo gỡ. Các động thái ấy mang lại một niềm tin vì đây chính là thể hiện của ý thức trách nhiệm...
  • Văn hóa trong thế giới văn học số

    27/02/2006Thuỳ DungSản phẩm văn học không chỉ tồn tại dưới hình thức sách báo in mà đã mở sang một hướng mới. Đó là sách báo điện tử. Chính trên mảnh đất này, văn học bắt đầu cựa mình, vươn lên…
  • Trực diện với Văn học Việt Nam thế kỷ XX

    01/12/2005Nguyễn HoàBị hấp dẫn bởi tên gọi Văn học Việt Nam thế kỷ XX, tôi đã đọc cuốn sách với hy vọng được mở mang tầm nhìn, được bổ sung tri thức, được giúp lý giải các hiện tượng, các vấn đề lý luận - thực tiễn của văn chương - văn học dân tộc trong thế kỷ XX. Tiếc thay càng đọc thì nỗi thất vọng lại càng lớn dần...
  • Văn học thời đổi mới

    23/11/2005Lê Quý Kỳ
  • xem toàn bộ