Văn học không thể từ chối vun đắp cho con người và kiến tạo cuộc sống

09:19 SA @ Thứ Bảy - 13 Tháng Năm, 2006
Thực tế đời sống văn học trẻ trong 5 năm qua đã được đánh giá một cách xác đáng, phải nhẽ từ lời những người có trách nhiệm trong lễ khai mạc Hội nghị những người viết văn trẻ lần thứ VII. Trong 5 năm qua, cuộc sống đã có nhiều thay đổi, đời sống văn học ngày càng cởi mở hơn, dân chủ hơn. Bên cạnh những lớp nhà văn đi trước, nhiều nhà văn trẻ đã vượt lên, đồng thời nhiều cây bút mới lại xuất hiện.

Nhiều cây bút trẻ được vinh danh trong các cuộc thi, có 50 cây bút trẻ được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam, nhiều người vững vàng đảm nhận các cương vị lãnh đạo chủ chốt của các hội văn học nghệ thuật địa phương và Trung ương. Ngay trong Ban chấp hành Hội nhà văn khoá VII cũng có trên 50% số uỷ viên có độ tuổi dưới 50. Rõ ràng, các cây bút trẻ đang tham gia vào đời sống văn học ngày càng đông đảo hơn, tạo ra những hiệu ứng xã hội tích cực, kể cả những hiện tượng văn học đáng mừng.

Tuy nhiên cũng theo đánh giá của Ban tổ chức, bên cạnh những ưu điểm được xem như thuận tính của thế hệ mới, tác phẩm của các cây bút trẻ còn có nhược điểm chung là tình trạng sàn sàn, trung bình, khát vọng không cao, tính chất công dân còn mờ nhạt. Nhiều cây bút trẻ muốn đổi mới cách viết nhưng nặng về đổi mới hình thức, chưa quan tâm đầy đủ đến chiều sâu và tầm cao của nội dung tư tưởng. Đã có những hiện tượng tiếp thu vội vã những trào lưu ăn khách của văn học nước ngoài, thiếu đi một sự chọn lọc, chưng cất công phu. Có thể khẳng định, đội ngũ sáng tác trẻ rất đông đảo, nhưng còn hiếm những cây bút chuyên nghiệp về lý luận, phê bình.

Hội nghị những người viết văn trẻ lần thứ VII được kỳ vọng như một hội nghị của tình thân ái, đoàn kết, thực sự cởi mở để nhũng người viết văn trẻ thẳng thắn bàn bạc, thảo luận về những vấn đề đang đặt ra cho sự phát triển của đội ngũ viết văn trẻ hiện nay, để giúp nhau tự điều chỉnh, bổ sung, phấn đấu cho một cuộc bứt phá mới, vững vàng, tự tin nhận lấy trách nhiệm là đội quân chủ lực của văn học nước nhà trong những năm sắp tới. Đây đựoc coi là sự kế tục tất yếu, không gì cưỡng lại được. Những người viêt trẻ phải chuẩn bị cho mình, chuẩn bị cho sứ mệnh của thế hệ mình như thế nào để tránh được những hẫng hụt không đáng có.

Trước những chuyển động to lớn của đất nưhớc và trước bao vấn đề xã hội đang đặt ra, có lẽ chưa bao giờ bạn đọc đòi hỏi, trông đợi vào nhà văn như bây giờ. Chính bởi vậy, việc nâng cao chất lượng sáng tác, phấn đấu cho sự ra đời những tác phẩm hay, tầm cỡ không chỉ là yêu cầu đối với lớp trẻ mà là nhiệm vụ hàng đầu của toàn bộ đội ngũ nhà văn Việt Nam.

Có thể nhận thấy, tâm trạng chung của những người viết trẻ hiện nay là muốn đi tìm cái mới, cố gắng vượt qua được những lỗi thời, mòn cũ. Đó là một mong ước rất chính đáng, tuy vậy, quan niệm thế nào là cái mới đích thực trong văn học thì không phải ai cũng đã tìm được câu trả lời thoả đáng. Cái mới trong văn học dù xa hay gần, trực tiếp hay gián tiếp, đều có nguồn mạch từ cuộc sống. Mọi kiếm tìm cái mới đều trở nên vô vọng nếu tách rời đời sống và xa rời đời sống- nhà thơ Hữu Thỉnh- Chủ tịch Hội nhà vănViệt Nam khẳng định như vậy. Cái mới ở ngay trong trí tuệ, tâm hồn của nhà văn. Dù cuộc sống có sôi động bao nhiêu mà tâm hồn nhà văn nguội lạnh và dửng dưng thì rút cục tác phẩm cũng sẽ trở nên xa lạ và lạc lõng với bạn đọc.

Một vấn đề cũng được những người viết trẻ quan tâm trong hội nghị viết văn trẻ lần này, đó là việc mở rộng phê bình văn học. Cuộc sống hôm nay cung cấp cho nhà văn biết bao chất liệu quý giá. Viết gì, đó tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người, quan trọng là ở cách nhìn của nhà văn. Cuộc đấu tranh giữa cái xấu và cái tốt, thiện và ác, ánh sáng và bóng tối có lúc phân tuyến rạch ròi, có khi ngầm ngầm lẩn khuất, một mà là hai, hai mà là một. Vì vậy, nhận chân cho rõ, soi tỏ đến mọi căn nguyên thật không phải dễ. Vấn đề không phải là cầm bút ca ngợi hay phê phán, bởi ca ngợi mà hời hợt dửng dưng thì văn chương đó cũng không làm rung động một ai. Phê phán mà cay độc thì có khi người viết bị nhấn chìm trong bóng tối. Vấn đề là cuối cùng nhà văn đêm đến gì cho bạn đọc, vì văn học, dù thế nào cũng không thể từ chối vun đắp cho con người và kiến tạo những giá trị đạo đức.

Trường học của nhà văn là thật sự rộng lớn. Sách vở là những người thầy không gì thay thế được. Cuộc sống càng là những người thầy không thể thay thế được. Tuy nhiên, Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam cũng khẳng định, ngoài sự nỗ lực vươn lên của những người viết trẻ, Hội cũng sẽ có những chủ trương mở rộng tầm hoạt động để phát hiện và bồi dưỡng kịp thời các tài năng trẻ. Hội sẽ khôi phục lại Trung tâm bồi dưỡng viết văn trẻ mang tên Nguyễn Du, chính thức khai mạc vào cuối năm 2006. Bắt đầu từ năm 2006, Hội cũng sẽ có một giải thưởng văn học dành riêng cho lớp trẻ. Đặc biệt việc kết nạp hội viên mới từ đội ngũ những người viết văn trẻ cũng sẽ được tiến hành một cách mạnh mẽ hơn, bắt đầu từ các Chi hội và các hội đồng, các Ban văn học của Hội.

Hội nghị những người viết văn trẻ lần thứ VII được coi là thật sự đổi mới trong cách tổ chức. Thay vì những buổi ngồi trong hội trường với sự im lặng, lần này những người viết trẻ sẽ có cơ hội để quan sát, giao lưu và tiếp nhận. Với chủ đề: 2 phút cho một ý tưởng văn chương; văn tôi nói gì, phê bình tôi nói gì... các buổi toạ đàm đã thoát ra khỏi hình thức, đem lại sự hứng thú, và có vẻ giống như một cuộc chơi thu hút người trẻ tham gia. Tuy vậy, qua những ý tưởng được đưa ra trong 2 phút có thể cảm nhận họ đã vượt ra khỏi sự trẻ của tuổi tác. Nhà văn trẻ Nguyễn Vĩnh Tiến- người không chỉ nổi tiếng trong văn chương mà còn nổi đình nổi đám trong chương trình Bài hát Việt đã phát biểu, mong muốn có sự tham gia mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, phát thanh... nhằm quảng bá cho tác giả, tác phẩm mới, tạo nên những xung lực tác động tới những người có khả năng viết nhưng còn đang ngập ngừng trước ngưỡng cửa văn chương. Nhà văn trẻ này cũng bày tỏ một mong ước giống mong ước của các nhà văn Việt Nam, đó là sự chuyên nghiệp. Sự chuyện nghiệp trong văn chương, theo Nguyễn Vĩnh Tiến, đó là buổi sáng, thay vì dắt xe đi đến nhiệm sở, nhà văn có thể đàng hoàng mở máy ra ngồi viết nếu anh ta muốn, bởi viết văn không phải chỉ là cái nghiệp, mà đã là nghề của anh ta. Đưong nhiên, đã là nghề thì tất nó phải nuôi sống được anh ta, chứ không phải như hiện nay, phần lớn các nhà văn nhuận bút chỉ đủ mua sách tặng bạn bè; thậm chí các nhà thơ còn phải bỏ tiền ra để in sách.

Sáng 12, trước giờ khai mạc Hội nghị, những người viết văn trẻ đã đến thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ Hội An, nơi an nghỉ của những người con Quảng Nam anh dũng kiên cường, đi đầu trong chống Mỹ. Nhìn những đôi mắt hoe lệ trước dằng dặc những ngôi mộ có tên và không tên, hiểu rằng họ- những người trẻ cầm bút luôn và mãi mãi biết trân trọng những giá trị của dân tộc.

Điều ấy cần biết bao cho họ, những ngòi bút của cuộc sống hôm nay.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vị nhân sinh đúng hay sai?

    04/10/2016Đỗ Kiên CườngXin mọi người đọc thuật kỹ và thật bình tâm, đặt một ấm nước, lúc đọc xong là lúc nước sôi, pha bình trà, uống và ngẫm nghĩ về người Mỹ, về quan điểm đạo đức xem nó ra răng...
  • Lý tưởng xã hội và người viết trẻ

    25/01/2015Hồ Sĩ VịnhTrong xã hội ta hôm nay, thường có một thiên kiến dai dẳng: Tuổi trẻ đồng nghĩa với sự non dại, non dại đến độ vấp ngã. Một bộ phận cha anh thường nhìn họ với cặp mắt hoài nghi và tâm trạng bất an. Đó là một sự thật, dù nghiệt ngã. Thế mà trong văn học, tình hình lại khác. Hầu hết các tác phẩm của các nhà văn bậc thầy đều được sáng tạo ở tuổi 25-35. Ma lực sáng tạo, điện năng văn chương của họ hình như được tích tụ và phát sáng ở thập niên đầu tiên của nghề cầm bút ở nước ta cũng có tình hình tương tự...
  • Cái đẹp muôn hình muôn vẻ

    10/11/2014Văn NgọcTạo hóa (hay Nghệ thuật?) oai oăm thay, bày đặt ra cái đẹp, nhưng lại không cho biết cái chìa khóa của nó nằm ở đâu, sự vận động của nó như thế nào? Vậy thì trước tiên, ta cần xem xét xem ý niệm đẹp từ đâu mà có và làm sao nắm bắt được nó?
  • Suy ngẫm và Tự luận

    13/11/2010GS. Nguyễn Văn Hạnh... Người Việt Nam không chỉ hôm qua mà cả hôm nay nữa đã gửi vào văn chương cả kinh nghiệm sống, cả tình yêu và khát vọng, cả đạo đức, triết học và tín ngưỡng của mình. Cho nên, muốn biết cha ông ta đã sống như thế nào, đã nhắn gửi gì cho các thế hệ tương lai ...
  • Cái cần cho văn học trẻ

    08/05/2006Như HàPhải nói ngay rằng, cái cần cho văn học trẻ vừa là một khái niệm, vừa là một câu hỏi khá chung chung. Thế nhưng, tự thân mỗi người cầm bút lại hay đặt ra trong những lúc muốn nhìn lại công việc viết lách của chính mình...
  • Lý luận - phê bình văn học và các “vấn nạn”

    27/03/2006vài năm trở lại đây tình trạng “khủng hoảng” của lý luận - phê bình đang trở thành nỗi trăn trở của nhiều người, nhiều báo chí đã đề cập một cách trực tiếp và về mặt tổ chức, một số hội thảo, hội nghị do Hội Nhà văn, Viện Văn học… đã được tiến hành để mọi người cùng bàn thảo tìm cách tháo gỡ. Các động thái ấy mang lại một niềm tin vì đây chính là thể hiện của ý thức trách nhiệm...
  • Văn hóa trong thế giới văn học số

    27/02/2006Thuỳ DungSản phẩm văn học không chỉ tồn tại dưới hình thức sách báo in mà đã mở sang một hướng mới. Đó là sách báo điện tử. Chính trên mảnh đất này, văn học bắt đầu cựa mình, vươn lên…
  • Nghề văn và những động lực sáng tạo

    19/02/2006Hồ Sĩ VịnhLý tưởng xã hội là cái nằm trong bầu máu nóng, là mục đích cao nhất, là lẽ sống đẹp nhất của đời người. Ở nhà văn, những yếu tố nói trên biến thành nguồn nội lực văn hóa, lý tưởng càng được thắp sáng, bầu nhiệt huyết càng sôi sục thì tác phẩm của họ càng được công chúng nồng nhiệt đón đợi...
  • Biện chứng cá nhân – xã hội trong cảm thụ thẩm mỹ

    12/02/2006TS. Lê Đinh LụcCảm thụ thẩm mỹ là hoạt động mang đậm dấu ấn cái "tôi" cá nhân của chủ thể, gắn liền với những năng lực tinh thần chủ quan, với tình cảm, thị hiếu của mỗi người...
  • Tập sống và nghĩ cùng nhịp với thế giới

    27/01/2006Vương Trí NhànSáng tác của Nguyễn Tuân thời tiền chiến thường được xem xét theo một định kiến thiên lệch. Trong khi trình độ nghệ thuật của chúng được đề cao thì nội dung xã hội lại bị lên án. Nhưng đọc lại Nguyễn Tuân, chúng tôi muốn đề xuất một cách đánh giá khác...
  • Ðề tài hay không đề tài?

    26/01/2006Vũ LâmThực tế sáng tác hiện nay đặt cho chúng ta một câu hỏi: đề tài cần thiết hơn hay tài năng và trách nhiệm của người nghệ sĩ cần thiết hơn...
  • Văn chương 2005 - tín hiệu vui và “giấc mộng bất thành”

    19/01/2006Nguyễn Hòa (nhà phê bình văn học)Văn chương năm 2005 còn nhiều chuyện để bàn và một cá nhân khó lòng bao quát hết. Hướng đi mới có sớm được xác định hay không, chắc chắn đây không phải là công việc của một người hay một nhóm người, đấy là công việc của số đông.
  • Về tính duy nhất của nghệ thuật

    12/01/2006Bình NguyênTôi hằng tin mỗi tác phẩm nghệ thuật đều hàm chứa tính duy nhất, dù cho đôi khi chúng có sự trùng lặp nhau ở mức độ cao. Mỗi sáng tạo là duy nhất, mãi mãi duy nhất. Cái duy nhất này tự nhiên, nó toát ra từ giá trị cốt lõi của tác phẩm không phải từ những bồi đắp bề ngoài.
  • Cái đẹp nghệ thuật và đời sống xã hội

    05/01/2006Vũ Minh TâmTrong thực thể đẹp nghệ thuật dường như có tất cả mà cũng như không có riêng về một mặt nào của đời thực: quan hệ kinh tế - xã hội, chính trị, triết học, văn hóa, đạo đức, khoa học, nhân cách, lối sống và lời ăn tiếng nói, sự nghiệp vĩ đại và đời thường nhỏ nhặt, thế giới bên trong và mặt cắt bên ngoài, cá nhân và cộng đồng, xưa, nay và mai sau...
  • Trực diện với Văn học Việt Nam thế kỷ XX

    01/12/2005Nguyễn HoàBị hấp dẫn bởi tên gọi Văn học Việt Nam thế kỷ XX, tôi đã đọc cuốn sách với hy vọng được mở mang tầm nhìn, được bổ sung tri thức, được giúp lý giải các hiện tượng, các vấn đề lý luận - thực tiễn của văn chương - văn học dân tộc trong thế kỷ XX. Tiếc thay càng đọc thì nỗi thất vọng lại càng lớn dần...
  • Văn học thời đổi mới

    23/11/2005Lê Quý Kỳ
  • Chân - thiện - mỹ: Mãi là đích hướng tới của văn chương

    17/11/2005Đinh Quang TốnTừ xưa đến nay, hướng tới chân - thiện - mỹ luôn là mục đích của văn chương. Bởi văn chương là một sản phẩm do con người tạo ra, mà con người thì khác muôn loài ở bản chất muốn vươn tới những điều tốt đẹp, nên văn chương luôn là một hoạt động vì con người, với khát vọng làm cho cuộc sống của con người ngày một tốt đẹp hơn...
  • 'Tôi' như là kẻ mang thông điệp: Cơ sở cho một hệ biến hóa văn bản tự sự

    29/10/2005Ngô Tự LậpNhưng nói rằng cái "Tôi" đóng vai trò quan trọng trong tuỳ bút, hay trong ký nghệ thuật, thì cũng có nghĩa là nói rằng nó ít quan trọng hơn trong các thể loại khác, và như vậy, gián tiếp vẫn là công nhận vai trò quan trọng của cái "Tôi" trong việc phân biệt các thể loại. Ngoài ra, nó còn buộc ta phải đặt những câu hỏi khác: Cái "Tôi" trong ký mà E.B. White và Edward Hoagland bàn đến, cũng như cái "Tôi" trong các loại văn bản tự sự khác có phải là cái "Tôi" thực của người viết hay không? Và cái "Tôi" trong truyện khác cái "Tôi" trong ký và các văn bản báo chí như thế nào?
  • Tiểu thuyết: Khoảng cách giữa khát vọng và khả năng thực tế

    24/10/2005Nguyễn HòaMở đầu Diễn đàn "tiểu thuyết Việt nam đang ở đâu", chúng tôi xin giới thiệu bài viết sau đây của nhà phê bình văn học Nguyễn Hòa...
  • Tín điều của một con người

    06/09/2005Ernest HemingwayTôi cảm thấy ngay từ cuốn tiểu thuyết đầu tay tôi đã biết số phận về sau của tôi sẽ thế nào. Tôi không bao giờ có mảy may nghi ngờ việc tôi là người đi tiên phong của thời đại mới và tôi hiểu rằng, sau đây mỗi bước đi của tôi sẽ được chăm chút theo dõi, vì vậy tôi quyết định để lại cho hậu thế bản quyết toán chân thực về tất cả các hành vi và suy nghĩ của tôi...
  • Viết để làm gì ?

    17/08/2005Sartre, Jean-Paul (Nguyên Ngọc dịch)Mỗi người có lý do riêng của mình: với người này, nghệ thuật là một cuộc chạy trốn; với người kia, một phương cách chinh phục. Nhưng người ta có thể trốn vào một nơi cô tịch, vào đam mê, vào cái chết; người ta có thể chinh phục bằng vũ khí. Tại sao phải đích thị là viết, làm những cuộc trốn chạy của mình bằng cái viết?
  • Tại sao tôi đọc tiểu thuyết

    03/08/2005MoonfishVới tôi văn học và điện ảnh gần gũi nhau lắm, nên tôi mạo muội gửi vào đây bài "Tại sao tôi đọc tiểu thuyết", nếu sửa lại là "Tại sao tôi xem phim" có lẽ cũng được.
  • Sức sống của một cuộc tranh luận

    02/07/2005Hồ Sĩ VịnhTrong cuộc tranh luận Nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh trên văn đàn nước ta vào những năm 1935 - 1939, giữa hai phái đã có nhiều kiến giải dẫn đến điểm hội tụ: Đó là tầm nhìn văn hóa rộng, ý thức dân tộc, lòng yêu nước, sự tôn vinh văn chương dân tộc và sự tự ý thức về văn hóa tranh luận. Đó là một trong những nội dung mà chúng tôi tìm thấy trong cuốn: Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh.
  • xem toàn bộ