Đạo đức và tài năng

Tổng Bí thư
07:59 CH @ Thứ Ba - 12 Tháng Chín, 2006

Bằng niềm tin vững mạnh, trước sự diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, chúng ta đã lựa chọn và kiên định mục tiêu, con đường phát triển và lối sống sáng sủa của dân tộc, đã xác định những tinh thần vô giá và cao đẹp Việt Nam.

Trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, chống chọi với thiên nhiên, ta tự nhận biết sâu sắc về ta, và trong thời đại này, thế giới ngày càng hiểu Việt Nam hơn. Và chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào một cách chính đáng rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng. Đó là cội nguồn làm nênmọi chiến công chói lọi trong lịch sử, cũng là nhân tố gốc rễ mọi thành tựu quan trọng hiện nay. Trong suốt chiều dài lịch sử đó, tuy "thế nước có lúc mạnh lúc yếu khác nhau, nhưng hào kiệt thời nào cũng có". Nói một cách khác, suy cho cùng công tác tổ chức và cán bộ là khâu cuối cùng quyết định mọi thành công. Đúng như Đảng ta khẳng định: Con người là nguồn lực trọng yếu nhất.

Ngày nay, đất nước ta đang tiến vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa, từng bước hội nhập vào cộng đồng quốc tế vì hợp tác, phát triển và phồn vinh. Đứng trước những nhiệm vụ lịch sử mới mẻ, phức tạp nhưng rất vẻ vang đó, chúng ta càng phải thấy hết ý nghĩa sự nghiệp vĩ đại của mình, phải trang bị một tinh thần cách mạng tiến công triệt để, một nghị lực sáng tạo phi thường, khai thác mọi tiềm lực vật chất và tinh thần của toàn dân tộc để vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đưa Tổ quốc ta lên đỉnh cao mới, thực hiện bằng được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Nội lực hùng mạnh nhất của dân tộc ta chính là sức mạnh trí tuệ con người Việt Nam đạo đức và tài năng.Trong lòng chế độ mới tươi đẹp đã xuất hiện không ít tài năng: thế hệ trẻ Việt Nam mang lại vinh quang cho đất nướctrong nhiều cuộc thi quốc tế về toán, lý, cờ vua, âm nhạc...

Trong nước, và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, cũng xuất hiện nhiều tài năng trẻ trong sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học, hoạt động văn hoá... đang góp phần có ýnghĩa vào sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước. Tuy chưa đạt tới những tài năng lớn, nhưng nhân dân ta, nhất là các thế hệ đi trước hết sức phấn khởi và tin tưởng rằng sự nghiệp cách mạng do Đảng ta lãnh đạo sẽ được thế hệ trẻ kế tục một cách xứng đáng, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhất định được thực hiện thành công. Mặt khác, các thế hệ trẻ Việt Nam cần nhận biết rằng sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện quan trọng để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài Đảng ta tin cậy vào thế hệ trẻ, đồng thời tăng cường giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng họ thành lực lượng cách mạng trung thành, tài năng và sung sức phụng sự cho sự nghiệp của Đảng và dân tộc. Nhân đây, tôi muốn gợi lên với các bạn trẻ về mối quan hệ giữa đạo đức và tài năng.

Đạo đức nói chung và đạo đức cách mạng như Bác Hồ dạy là "Trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng". Người còn dạy "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con ngườixã hội chủ nghĩa". Thật là những lời vàng ngọc. Bởi vì, làm sao với những kẻ đặt quyền lợi cá nhân lên trên quyền lợi tập thể, đất nước, những kẻ lưới biếng, tham nhũng, ức hiếp nhân dân...lại có thể xây dựng xã hội mới, thậm chí những ngườibàng quan, đứng ngoài thời cuộc cũng chẳng làm nên sự tích gì.Phải có những con người một trung thành với mục tiêu, lý tưởng của dân tộc, những ngườicó kiến thức, biết vì nhân dân quên mình, vì chủ nghĩa xã hội mà phấn đấu, thì sự nghiệp cách mạng mới thành công. Đạo đức con người mới Việt Nam là phải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ", thật thà, khiêm tốn, không kèn cựa địa vị, không công thần, quan liêu, không kiêu ngạo, không sa đoạ, hủ hoá...

Đạo đức con người mới Việt Nam luôn luôn gắn với truyền thống văn hoá, những giá trị tinh thần cao đẹp của tổ tiên, học hỏi điều tiến bộ, văn minh của nhân loại để làm giàu tri thúc cho mình phụng sự quốc kế, dân sinh. Những ai không còn mang trong mình những đức tính tốt đẹp của tổ tiên, ông cha, kế thừa và phát triển lên mãi thì đó là những người mất gốc. Gốc sâu, rễ bền của đạo đức bắt nguồn từ lòng yêu nước,thương dân, hoà mình, hiểu biết, tin cậy và lắng nghe quần chúng nhân dân, đoàn kết, kính già, yêu trẻ... Không thể trở thành một người Việt Nam chân chính nếu không phấn đấu rèn luyện "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.

Thi hào Nguyễn Du dạy "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài" thật đúng lắm thay! Đất nước ta đang bước vào quy luật nềnkinh tế thị trướng có sự quản lý của Nhà nước theo định hướngxã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những thành tựu quan trọng, bức tranh kinh tế - xã hội khởi sắc rõ rệt, thì Đảng và nhân dân ta hết sức băn khoăn lo lắng trước hàng loạt hiện tượng tha hoá về phẩm chất, đạo đức trong một bộ phận cán bộ, Đảng viên và nhân dân. Quyền lực đồng tiền đang dẫm đạp, giày xéo lên đạo đức con người, sinh ra các tệ nạntham nhũng, buôn lậu, làm hàng gian, hàng giả... bất chấp đạo lý luân thường. Tâm lý sùng ngoại, như tôi có lần lên tiếng báo động, trở thành phổ biến trong dân cư, nhất là sự tiêm nhiễm văn hoá ngoại lai, phản động, đồi truỵ trong một số lớp trẻ chúng ta.

Phải chăng tài năng chân chính chỉ nở rộ trên nềntảng đạo đức cách mạng, trên cơ sở lòng yêu nước thiết tha. Càng có nhiều tài mà đạo đức kém thì chỉ dẫn đến hư hỏng, tội ác. Có nhiều tài mà chăm bẵm lo cho cá nhân mình, gia đình mình thì chỉ dẫn đến bế tắc, không có điều kiện phát huy. Bởi vậy, trong thời kỳ mới của cách mạng, bên cạnh việc Đảng và Nhà nướcta ra sức tổ chức học tập để nâng cao dân trí, làm nềntảng để chọn lựa và bồi dưỡng nhân tài đủ sức tiếp thụ những thành quả về khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của thế giới, phải hết sức chú ý giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn giũa đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc của một con người, một đời người. Đạo đức cách mạng và tài năng của người Việt Nam ta, đặc biệt đối với thế hệ trẻ, là hai phẩm chất quyện vào nhau quyết định sự trường thành của một con người chân chính, quyết định sự vững vàng và hùng cường của dân tộc, của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn thêm về mối quan hệ giữa trí thức và nhân cách

    15/06/2020Vương Trí NhànGiữa con người và nhân cách có sự khác nhau: một bên là sản phẩm tự nhiên (ta hay nói ai cũng là một con người), còn bên kia là sản phẩm của quá trình tự đào luyện với sự giúp đỡ cửa lý trí sáng suốt. Nói cách khác: người ta không sinh ra đã là một nhân cách, người ta chỉ trở thành một nhân cách...
  • Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay

    27/09/2016Nguyễn Thế KiệtĐạo đức quan hệ với kinh tế là điều không ai nghi ngờ. Nhưng, trong quá trình chuyển đổi cơ chế hiện nay, do tác động của kinh tế, đạo đức biến động theo xu hướng tiến bộ hay thoái hóa, thăng hoa hay sa đọa? Phải chăng kinh tế phát triển thì trình độ đạo đức xã hội tự nhiên sẽ được nâng cao? Phải chăng quan niệm hiệu quả đồng nghĩa với chủ nghĩa sùng bái đồng tiền?
  • Trí thức và nửa trí thức: Đến cả sự nhợt nhạt cũng giống nhau đáng sợ

    16/05/2016Ngô Tự LậpTrích đăng từ bài “Giáo dục, Trí thức và nửa đường còn lại” của Ngô Tự Lậpbàn về trí thức và nửa trí thức.
  • Tản mạn về trí thức và trí giả

    31/01/2016Trương Xuân HươngTrong “Từ điển tiếng Việt” do Viện Ngôn ngữ học biên soạn, GS Hoàng Phê chủ biên, hai từ “trí thức” và “trí giả” không có nghĩa khác nhau là mấy...
  • Giáo dục, trí thức và nửa đường còn lại

    24/09/2012Ngô Tự Lập...việc xây dựng một đội ngũ trí thức, hay nói đúng hơn, việc biến đội ngũ nửa trí thức của chúng ta thành một đội ngũ trí thức thực thụ, đủ khả năng đảm đương vai trò đầu tàu của nó trong sự nghiệp phát triển của dân tộc, cũng chính là chặng đường còn lại của nền giáo dục dân tộc. Ðó là một nhiệm vụ cấp bách và to lớn, không chỉ đòi hỏi nhiều tiền của, thời gian và ý chí, mà còn cả những thay đổi triệt để trong quan niệm và phương pháp giáo dục.
  • Tư cách và đạo đức cách mạng

    14/01/2011X.Y.Z

    1 Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng.
    2. Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau.

  • Giá trị đạo đức truyền thống và những yêu cầu đạo đức đối với nhân cách con người Việt Nam hiện nay

    10/08/2006Cao Thu HằngNhững giá trị tinh thần và đặc điểm của nhân cách con người Việt Nam có nguồn gốc sâu xa và bắt nguồn từ những hoàn cảnh địa lý, môi trường tự nhiên, lịch sử và xã hội...
  • Hướng các giá trị đạo đức truyền thống theo hệ chuẩn giá trị chân - thiện - mỹ

    04/08/2006TS. Đặng Hữu ToànToàn cầu hoá kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường khi mà thang giá trị và chuẩn giátrị ở các nước còn nhiều khác biệt đang đặt ra những vấnđề cấp bách cho mọiquốc gia, dân tộc trong việc định hướng giá trị nói chung, định hướng các giá trị đạo đức truyền thông nói riêng...
  • "Trí thức không được phép thiếu tri thức"

    05/06/2006Trịnh TúKhi còn là Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ, có một dịp được trò chuyện với ông, tôi thực sự ngạc nhiên khi nghe ông tâm sự: "Vốn liếng tri thức của mình chẳng được là bao, ngày càng thấy mình nhiều lỗ hổng quá!". Khi đó ông đang được đánh giá như một người tiên phong trong lĩnh vực khoa học công nghệ VN. Bây giờ nghe nói ông làm Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà XB Tri Thức, tôi lại tìm đến ông để được nghe ông nói tiếp câu chuyện này.
  • Xuân thu nhã tập bàn về người trí thức

    04/06/2006GS. Nguyễn Đình ChúTôi muốn chúng ta chú ý nhiều đến bài viết bàn về “trí thức” của bộ ba tác giả: Phạm Văn Hạnh, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Lương Ngọc. Riêng tôi, xin được nói ngay đấy là một luận văn xuất sắc, hiếm thấy trong việc bàn về trí thức. Bản luận văn đặt ra các câu hỏi: Trí thức là gì? Thế nào là kẻ trí thức? Làm sao tới được trí thức?
  • Khía cạnh đạo đức của sự nghiệp CNH - HĐH ở nước ta hiện nay

    11/04/2006Phó TS. Nguyễn Văn PhúcVới tính cách là phương thức và trình độ của sự phát triển xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa có quan hệ với đạo đức trên nhiều bình diện và mức độ khác nhau.
  • Hướng các giá trị đạo đức truyền thống theo hệ chuẩn giá trị Chân – Thiện – Mỹ

    27/03/2006TS. Đặng Hữu ToànNền kinh tế thị trường với những nguyên tắc vận hành và phát triển riêng của nó đang có ảnh hưởng sâu sắc cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực tới mọi mặt đời sống xã hội, tới hệ thống các giá trị, các quy phạm đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống và nhân cách con người trong một quốc gia, dân tộc. Phát triển kinh tế thị trường không chỉ làm nảy sinh quá trình xâm nhập, bổ sung lẫn nhau giữa các hệ thống giá trị, các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc ứng xử truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế...
  • Giá trị đạo đức- giá trị bản thân và giá trị xã hội

    11/03/2006Ngô ToànĐạo đức là một hệ thống giá trị, một hiện tượng xã hội mang tính chuẩn mực, thể hiện mệnh lệnh, đánh giá rõ rệt...
  • Thế nào là người trí thức?

    13/12/2005Paul Alexandre Baran (Phạm Trọng Luật dịch)Câu trả lời hiển nhiên nhất có lẽ như sau: đấy là người lao động với trí tuệ của mình, và kiếm sống (hoặc trong trường hợp không phải bận tâm vì sinh kế, thoả mãn lợi ích riêng của mình) nhờ bộ óc hơn là bằng bắp thịt. Tuy khá giản tiện và trực tiếp, nhìn chung, định nghĩa này vẫn không thích hợp. Đúng cho bất cứ ai không làm việc tay chân, rõ ràng là nó không ăn khớp với nghĩa thông thường của từ «trí thức».
  • Kết hợp giáo dục lý luận với giáo dục lý tưởng đạo đức, cho sinh viên hiện nay

    18/11/2005TS. Nguyễn Ngọc ThuXác định đạo đức là "gốc" của người cách mạng, nó không chỉ là nền tảng nhân cách trong sự thống nhất với tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để trau dồi tri thức nói chung, nâng cao trình độ lý luận nói riêng...
  • Ý thức đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của đời sống xã hội

    18/11/2005Trịnh Minh HổTrong những năm gần đây, vấn đề đạo đức với tư cách là đối tượng nghiên cứu của đạo đức học đã được bàn đến trên nhiều công trình bài viết chuyên khảo cúng như từ nhiều chuyên ngành liên quan. Mặc dù vậy không ít các vấn đề lý luận của đạo đức, trong đó có những vấn đề hết sức cơ bản vẫn tồn đọng và chưa được quan tâm giải quyết.
  • Mối quan hệ giữa Văn hoá và đạo đức

    06/11/2005Lê Đức PhúcKhi xem xét sự phát triển của con người nói chung và phát triển đạo đức nói riêng, các nhà khoa học liên ngành luôn chú ý đến mối quan hệ giữa sự phát triển đó với văn hoá...
  • Tiêu chí kiểm định đạo đức con người qua tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam

    02/11/2005Lê Huy ThựcTục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam là kết quả lao động sáng tạo, thể hiện những tài triết lý sâu sắc được đúc rút từ thực tiễn của cha ông ta. Chúng ta thấy trong đó chứa đựng nhiều việc cụ thể, hoặc nhận thức cảm tính và suy luận… Mặc dù vậy, tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam cũng thừa nhận rằng, việc kiểm định đạo đức con người không phải là dễ dàng, đơn giản; song không phải vì thế mà ý nghĩa của tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam giảm đi, mà trái lại, càng nói lên giá trị hiện thực của loại hình văn học độc đáo này...
  • Phép “tàng hình” của những tài năng trẻ Việt Nam

    04/08/2005Chúng ta có rất nhiều tài năng khoa học trẻ và các thần đồng Nhưng các thần đồng ấy mỗi ngày một biến mất và họ chỉ còn lại cái lý lịch quá khứ của thần đồng và các tấm huy chương. Vậy ai “ăn thịt” họ?
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • xem toàn bộ