Đám tang rúng động miền Bắc, hàng chục ngàn người đưa tiễn học giả lớn

11:16 CH @ Thứ Bảy - 22 Tháng Tư, 2017

Học giả Nguyễn Văn Vĩnh hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực, nhưng người ta nhắc đến ông nhiều nhất có lẽ là trong vai trò của một người làm báo. Thật vậy, kể cả đến khi chết, tay ông chưa bao giờ ngừng viết...

.

Cái chết đầy bí ẩn

Ông Nguyễn Lân Bình - cháu nội học giả Nguyễn Văn Vĩnh kể, năm 1906, sau khi trở về từ hội chợ thuộc địa Mac-xây (Marseilles, Pháp),Nguyễn Văn Vĩnhbỏ nghiệp quan chức và sáng lập tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên của miền Bắc là Đăng Cổ tùng báo (1907), liên tiếp sau này là Đông Dương tạp chí (1913), Nước Nam mới...

Nguyễn Văn Vĩnh, thực dân, báo chí, học giả

Ảnh chụp năm 1919, Ban biên tập báo Trung Bắc tân văn, tờ nhật báo đầu tiên của lịch sử báo chí Việt Nam. Nguyễn Văn Vĩnh đứng thứ 3 từ phải sang, đội mũ. Ảnh: Gia đình cung cấp

.

Những bài báo của ông lên án triều đình phong kiến nhà Nguyễn và phê phán chính sách cai trị hà khắc của chính phủ thuộc địa. Điều này khiến chính quyền đương thời sợ hãi, tìm nhiều cách để cản trở sự nghiệp xuất bản, trong đó cấm cả việc Nguyễn Văn Vĩnh không được viết báo bằng chữ quốc ngữ.

Năm 1930, sau nhiều lần vận động Nguyễn Văn Vĩnh chấm dứt việc viết bài đả phá chế độ cai trị không thành công, thực dân Pháp tìm cách chấm dứt hoạt động báo chí của ông bằng cách đưa ra 3 con đường cho ông lựa chọn.

Nguyễn Văn Vĩnh, thực dân, báo chí, học giả

Chúng yêu cầu ông làm Thượng thư cho triều đình nhà Nguyễn (sẽ được xóa nợ) hoặc là đi tù và lựa chọn thứ ba là phải sang Lào đào vàng trả nợ.

Trong khi nói chuyện với gia đình, Nguyễn Văn Vĩnh chia sẻ: "Nhục nhã nhất là đi tù và nếu phải chết thầy cũng không bao giờ làm quan cho triều Nguyễn. Bởi vậy, thầy sẽ đi đào vàng. Sang đó thầy vẫn tiếp tục viết. Chúng có thể o ép về kinh tế nhưng không thể o ép ý chí của thầy...".

Nguyễn Văn Vĩnh, thực dân, báo chí, học giả
Ông Nguyễn Lân Bình - cháu nội học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Ảnh: Diệu Bình

.

Ông Bình lý giải: "Trước đó, năm 1926, để phục vụ cho việc thành lập trung tâm Âu Tây tư tưởng, truyền bá văn hóa, ông tôi đã mang toàn bộ gia sản thế chấp vào nhà băng Đông Dương với thời hạn trả nợ là 20 năm.

Nhưng mới vay được mấy năm thì chính quyền cai trị đòi nợ, nói đúng hơn là dùng hình thức o ép về tài chính để buộc Nguyễn Văn Vĩnh phải dừng ngay các hoạt động viết báo".

Ông Nguyễn Lân Bình (sinh năm 1951 - cháu nội học giả Nguyễn Văn Vĩnh) từng sang Bungari học nghề cơ khí. Ông trải qua nhiều vị trí trong sự nghiệp của mình như làm đội trưởng đội phiên dịch ở Bungari, công tác tại Đại sứ quán Bungari ở Hà Nội. Năm 1990, ông là người phụ trách toàn bộ hoạt động của Hãng Hàng không BALKAN Bungari ở Việt Nam.

Là cháu nội, ông luôn trăn trở về khát vọng muốn để mọi người hiểu rõ hơn về thân thế, cuộc đời của học giả Nguyễn Văn Vĩnh.

Năm 2006, ông Lân Bình nảy ý định làm phim về cụ Vĩnh. Sau khi bộ phim “Mạn đàm về Người Man di hiện đại” gây được tiếng vang, năm 2012, ông lập trang thông tin điện tử Tannamtu.com để giới thiệu sâu và rộng hơn nữa về cuộc đời học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Trải lòng với báo chí, ông nói: "Tôi đã bị hút vào "cuộc đời lộng lẫy và nhiêu khê" của ông nội".

Nguyễn Văn Vĩnh từ biệt vợ con, lựa chọn sang Lào đào vàng cùng một người Pháp. Nhưng không ngờ, đây lại là chuyến đi cuối cùng chẳng hẹn ngày trở lại của ông.

Từ phương trời xa lắc, những bài báo sắc sảo, thể hiện quan điểm lập trường mạnh mẽ của Nguyễn Văn Vĩnh vẫn tiếp tục đăng trên báo Nước Nam mới.

Nhưng chỉ một tháng sau, vào 1/5/1936, ông chết trên một con thuyền độc mộc, toàn thân tím đen. Một tay ông cầm bút và một tay vẫn cầm quyển sổ đang viết dở giữa dòng sông Sê Pôn.

Ông Bình nói: "Người trong nhà chia sẻ lại, cả buổi chiều ngày hôm đó, trời Sê Pôn (Lào) mưa to tầm tã, nước sống chảy xiết, chiếc thuyền độc mộc trôi đến chân cầu sông Sê Păng Hiên (một nhánh sông Sê Pôn) thì được người dân phát hiện. Họ đưa ông đi cấp cứu nhưng quá trễ... Người ta báo tin về gia đình rằng ông đã chết vì sốt rét và kiết lỵ".

Ông Bình tiếp tục: "Các bác tôi vẫn thường nói rằng, cái chết của ông Vĩnh còn nhiều bí ẩn. Thời gian ông tôi đi đào vàng, nói đúng hơn là đi đày không hiểu sao vẫn có những bức ảnh chụp ông tôi, không hiểu những bức ảnh đó chụp làm gì. Thêm vào đó, nếu ông chết vì kiết lị hay sốt rét, thi thể sẽ khó bị tím đen như vậy...".

Đây cũng chính là lý do mà sau này, ông Nguyễn Lân Bình đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu về thân thế, cuộc đời ông nội mình.

Ông Bình từng mượn câu của F. Ăng-ghen để nói về công việc của mình: "Thà đi tìm sự thật suốt một đêm còn hơn nghi ngờ nó một đời". Trong buổi tọa đàm về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Văn Vĩnh (17/2/2012), câu trích dẫn trên của ông Nguyễn Lân Bình cũng từng gây chú ý đặc biệt với người nghe.

Thời điểm Nguyễn Văn Vĩnh mất, nhà cầm quyền hoàn thành việc tịch biên và phát mại tài sản của ông một cách chóng vánh, kéo theo đó là một cuộc chia ly đầy đau đớn trong gia đình.

Đám tang rúng động miền Bắc

Nhận được tin Nguyễn Văn Vĩnh mất, trong bối cảnh gia sản bị tịch biên, chủ mua gia sản o bế, người vợ cả Đinh Thị Tính không còn cách nào khác đã cử người sang Sê Pôn (Lào) để nhận thi thể, làm đám tang cho ông và dự định chôn cất ông ở bên đó, để khi đủ thời gian, sẽ bốc hài cốt về sau.

Tuy nhiên, tin Nguyễn Văn Vĩnh mất lan nhanh đến chóng mặt, những người Pháp tiến bộ và những trí thức đương thời đã đứng ra giúp đỡ gia đình đưa thi hài ông về Việt Nam.

Ngày sang nhận thi thể, có 2 người con trai của ông là Nguyễn Giang và Nguyễn Hiến cùng người vợ ba - bà Suzanne. Thi hài ông được đặt trong chiếc quan tài bằng kẽm kiên cố, di chuyển theo đường bộ từ Sê Pôn về đến ga Đông Hà, Quảng Trị và chuyển lên tàu lửa về ga Hà Nội.

Nguyễn Văn Vĩnh, thực dân, báo chí, học giả
Linh cữu học giả Nguyễn Văn Vĩnh tại số nhà 107, Trần Hưng Đạo. Ảnh: Gia đình cung cấp

.
Ngày đưa tang ông, bạn bè, người yêu mến, các đoàn thể tề tựu đông đủ ở gần nhà ga đường sắt Hà Nội.

Nguyễn Văn Vĩnh, thực dân, báo chí, học giả
Hình ảnh đám tang Nguyễn Văn Vĩnh. Ảnh: Gia đình cung cấp

.

Ông Nguyễn Lân Bình kể: "Đám tang rất lớn và vô cùng long trọng, kéo dài từ chiều ngày 6/5 đến trưa ngày 8/5/1936 tại ngôi nhà số 107, phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội".

Theo đó, có khoảng hàng chục ngàn người đến tiễn đưa con người được mệnh danh là “Người công dân vĩ đại” (điếu văn của Hội Nhân quyền Hà Nội).

Xe tang chở thi hài người quá cố đến trước cổng bệnh viện Bạch Mai mà đoàn người đưa tiễn vẫn còn ở ga Hàng Cỏ.

Nguyễn Văn Vĩnh, thực dân, báo chí, học giả
Dòng người đến tiễn đưa người học giả tài hoa, bạc mệnh Nguyễn Văn Vĩnh.
Ảnh: Gia đinh cung cấp

.

Trong đám tang, có đến 20 bài điếu văn từ các trí sĩ đương thời như điếu văn của cụ Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Mai Đăng Đệ...

Đám tang Nguyễn Văn Vĩnh được coi là một sự kiện đặc biệt hy hữu ngày 8/5/1936 tại số nhà 107, phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

Nguyễn Văn Vĩnh, người có công rất lớn trong việc phát triển tiếng Việt hiện đại. Năm 1909, ông dịch toàn bộ Tam Quốc Diễn Nghĩa từ chữ Hán văn ra Quốc ngữ (cùng Phan Kế Bính).

Năm 1913, ông dịch Truyện Kiều từ chữ Nôm ra Quốc ngữ. Năm 1917, ông là Chủ bút báo Trung Bắc tân văn - tờ nhật báo đầu tiên của Báo chí Việt Nam. Từ 1900 - 1920, ông dịch các tác phẩm văn học Pháp của La Fontaine, V.Hugo, Balzac, A. Dumas... ra chữ Quốc ngữ.

Năm 1920, ông là người Việt Nam đầu tiên dựng sân khấu kịch nói tại Nhà hát Lớn để trình diễn các vở hài kịch của Molière. Năm 1924, ông cùng người Pháp dựng bộ phim truyện đầu tiên của Điện ảnh Việt Nam Kim Vân Kiều (phim câm)...

Sinh thời, học giả Nguyễn Văn Vĩnh từng khẳng định: “Nước Nam ta sau này, hay dở cũng ở chữ Quốc ngữ”.

(Còn nữa)

Nguồn:Vietnamnet
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nguyễn Văn Vĩnh với tiếng mẹ đẻ và chữ Quốc ngữ

    10/10/2018Nguyễn Lân BìnhNguyễn Văn Vĩnh hoàn toàn đồng ý với cách nhận thức mang tính tư tưởng của Phan Châu Trinh rằng: chúng ta nghèo và khổ vì chúng ta ngu và dốt, mà sự ngu dốt là hệ quả mặc nhiên của việc không được học hành! Từ lúc đó, Nguyễn Văn Vĩnh đã ý thức sâu sắc tính bức thiết của con chữ đối với đồng bào mình...
  • Nguyễn Văn Vĩnh, một dịch giả uyên bác

    24/08/2018Thu Trang (Paris)Trong cách nhìn của kẻ hậu thế sau hơn 60 năm, với bối cảnh khác hẳn, tôi ngẫm nghĩ khí phách ấy có thể là tương đồng với nét hiên ngang trong phong cách của một nhà văn hóa lớn. Nguyễn Văn Vĩnh đã xứng đáng là một tấm gương mẫu mực trong địa hạt giao lưu văn hóa, một nhà dịch thuật thông thái, một trí thức độc lập, tự trọng mà nhiều thế hệ cần học tập...
  • Bước ngoặt kỳ lạ giúp 'cậu bé chăn bò' thành học giả lừng lẫy

    16/04/2017Diệu Bình - Ngọc TrangDo gia cảnh nghèo khó, thuở nhỏ Nguyễn Văn Vĩnh đã phải chăn bò thuê. Rồi sau đó, để đỡ đần cho gia đình, ông nhận làm công việc kéo quạt thuê tại trường Hậu bổ (Thông ngôn) của Pháp, mở ở Đình Yên Phụ (Đình An Trí)… Từ đây cuộc đời ông bước vào một hành trình đầy thăng hoa mà cũng nhiều phần ai oán...
  • Những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh với việc phát triển báo chí tiếng Việt và truyền bá chữ quốc ngữ

    27/04/2016Nguyễn Thị Lệ HàCho đến nay, phần lớn các tác giả khi nghiên cứu về Nguyễn Văn Vĩnh đều cho rằng ông là người thông minh, có tài và đặc biệt xuất sắc trong nghề làm báo và xuất bản. Có thể nói, Nguyễn Văn Vĩnh là người làm chủ nhiệm, chủ bút nhiều nhất trong lịch sử báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX...
  • Tôn vinh học giả Nguyễn Văn Vĩnh là danh nhân văn hoá Việt Nam

    25/03/2016Nguyễn Lân BìnhBởi vì, riêng việc ông toàn tâm toàn ý phát triển chữ quốc ngữ, chỉ riêng việc đó thôi, đã bộc lộ toàn bộ cái giá trị của một con người đã đóng góp nhiều hơn bất kỳ ai, để khiến cho cái thứ chữ đó trở thành một trong những thành tựu bền lâu của trí tuệ con người...
  • Người đàn bà đứng sau học giả Nguyễn Văn Vĩnh

    22/03/2016Khúc Hà LinhTân Nam tử Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) chủ bút báo Đăng Cổ tùng báo có ba bà vợ với 15 người con. Nhưng gắn bó với ông suốt 36 năm, chịu đựng biết bao khốn khó, chia sẻ với ông những niềm vui và tủi cực… chỉ có bà. Sách vở viết về ông rất nhiều, nhưng hầu như không có mấy dòng viết về bà...
  • Nguyễn Văn Vĩnh - Một trong những người tiên phong hoàn thiện chữ Quốc ngữ

    18/03/2016Nguyễn Lân BìnhTác giả Nguyễn Lân Bình là cháu nội của ông Nguyễn Văn Vĩnh. Với những tư liệu mà gia tộc đang giữ về người ông đã khuất, ông Bình đã bày tỏ quan điểm của mình… Với tinh thần khách quan, gạn lọc, công bằng. Hồn Việt xin đăng tải ý kiến của ông…
  • Học giả Nguyễn Văn Vĩnh từng mơ về 'dân tộc tri thức'

    21/07/2015Mi LyHọc giả hàng đầu Việt Nam đầu thế kỷ 20 sớm nhận ra chỉ có tri thức mới giúp một dân tộc quyết định được vận mệnh của mình. Về tri thức người Việt, trước hết, ông bàn về người nông dân...
  • Nguyễn Văn Vĩnh, một người Nam mới đầu tiên

    17/09/2014Đỗ Lai ThúyBạn tôi nói, làm một người Việt Nam mới bây giờ đã khó thì làm một người Nam mới (Tân Nam tử) như Nguyễn Văn Vĩnh hồi đầu thế kỷ XX hẳn khó hơn nhiều. Đúng vậy. Vào những năm đầu thế kỷ trước, Việt Nam chủ yếu vẫn là một xã hội quân chủ nông nghiệp Nho giáo. Người Việt Nam, kể cả tầng lớp có học bấy giờ, vẫn phải sống thân phận thần dân nhiều trói buộc. Đâu có được như ngày nay: đất nước thì đổi mới và mở cửa; thế giới thì ngày một trở nên phẳng; con người thì đang dần là công dân trái đất! Nhưng, có lẽ, thời ấy bộ phận trí thức hình như có quyết tâm đổi mới xã hội cao lắm thì phải. Và, một điều nữa cũng quan trọng không kém: họ là những cá nhân có tài năng.
  • Những điều chưa biết về học giả Nguyễn Văn Vĩnh

    10/09/2013Hương LanSau một thời gian dài bị phủ lấp dưới những định kiến, đến hôm nay, cái tên Nguyễn Văn Vĩnh đã bước ra ánh sáng với tư cách một học giả, nhà văn hoá lớn, có công hoàn thiện và phổ cập chữ quốc ngữ, đồng thời, thuộc thế hệ khai sinh văn học dịch và báo chí Việt Nam.
  • Về một hậu duệ của học giả Nguyễn Văn Vĩnh

    13/10/2009Nguyễn ThiêmĐể có bộ phim dài 4 tiếng ấy, nhóm làm phim đã quay tới 1.500 phút ở Hà Tây, Hà Nội, Hà Tĩnh, Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Lào và đi tới 5 thành phố ở Pháp.
  • Học giả Nguyễn Văn Vĩnh: Ta tắm ao ta

    21/08/2009Hoàng NguyênHiếm có người tự cầm tóc mình nâng mình lên cao hơn thời đại mà mình đã sống. Nguyễn Văn Vĩnh cũng nằm trong thói thông thường này. Có điều, những việc mà ông đã làm được vì dân, vì nước, dẫu không phải lúc nào cũng "mười phân vẹn mười" nhưng rất đáng trân trọng. Ông đã tạo được những cú hích để thúc đẩy thời đại của mình tiến lên, hướng tới văn minh nhân loại mà vẫn giữ vững cốt cách nước Nam "ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn".
  • Nguyễn Văn Vĩnh- Một trong những người tiên phong hoàn thiện chữ Quốc ngữ

    06/08/2009Nguyễn Lân BìnhCông bằng với Lịch sử là việc cần làm, điều này ai cũng hiểu. Tôi xin mạnh dạn nêu những hiểu biết của mình thông qua những ký ức bằng chữ của nhà Văn, nhà Báo, nhà Tình báo Cách mạng lão thành Vũ Bằng; người được Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật 2006, tác giả cuốn sách “Bốn mươi năm nói láo” do Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin ấn hành năm 2001.
  • Dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh - chiếc cầu nối văn hóa Đông Tây

    28/07/2009Hoàng TiếnNền văn hóa phương Tây, ta chỉ mới làm quen độ hơn trăm năm nay. Những người có công bắc chiếc cầu nối để ta hiểu phần nào nền văn hóa phương Tây, cũng như để người phương Tây phần nào hiểu nền văn hóa Việt Nam, là lớp trí thức hồi đầu thế kỷ, mà ông Nguyễn Văn Vĩnh là người đáng được ghi công đầu.
  • Sự ra đời của chữ quốc ngữ - Cái chết siêu việt của ông Nguyễn Văn Vĩnh

    24/07/2009Nguyễn Đình ĐăngTôi đã vẽ bức tranh “Sự ra đời của chữ quốc ngữ- Cái chết siêu việt của ông Nguyễn Văn Vĩnh” với lòng ngưỡng mộ sâu sắc đối với hai vĩ nhân nói trên của dân tộc Việt Nam - Alexandre de Rhodes và Nguyễn Văn Vĩnh.
  • Nguyễn Văn Vĩnh, người đi tìm giá trị văn hoá

    21/07/2009Nhà văn Nguyễn Quang ThânCon người suốt đời săn tìm những giá trị văn hoá đã vỡ nợ và chết như một lữ khách không nhà ở xứ người. Ông đi tìm vàng một cách vô vọng trong chuyến viễn du cuối cùng của cuộc đời 54 năm ngắn ngủi. Ông biết đâu rằng, tài năng, trí thông minh bẩm sinh và tâm huyết nâng cao văn hoá dân tộc, cả sự nghiệp của ông để lại còn quý giá hơn vàng bạc và kim cương, những thứ đã “ trói chân bó tay “ ông một đời ?
  • xem toàn bộ