Đã đến lúc châu Á viết lại chủ nghĩa tư bản

09:17 SA @ Chủ Nhật - 23 Tháng Ba, 2014

Thành công của chủ nghĩa tư bản dựa trên sự tàn phá trong thế kỷ XX đã gây ra cuộc khủng hoảng của thế kỷ XXI: thảm họa biến đổi khí hậu, hủy hoại môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Châu Á đang ở trung tâm cuộc khủng hoảng này.

Mô hình kinh tế của phương Tây, theo đó định nghĩa thành công là tăng trưởng dựa trên sự tàn phá thiên nhiên, cần phải bị phản đối. Châu Á là nơi hứa hẹn nhiều nhất cho sự tiếp nối mô hình này vì dân số đông, nhưng ngược lại, cũng chính là khu vực phù hợp nhất để thể hiện sự phản đối đó.

Những người bảo vệ mô hình của phương Tây có xu hướng nói giảm các tác động thảm họa đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Họ không thừa nhận rằng lời khuyên của họ đang đi ngược lại với sự đồng thuận trong giới khoa học về các giới hạn và sự cần thiết phải áp dụng các quy định nghiêm ngặt trong quản lý nguồn tài nguyên.

Thay vào đó, họ cho rằng sự khéo léo của con người, cùng với sự cải tiến trong các thị trường, sẽ giúp tìm ra giải pháp. Điều này càng khắc sâu thêm một niềm tin phi lý rằng chúng ta có thể có mọi thứ: ngày càng nhiều của cải vật chất và một môi trường thiên nhiên khỏe mạnh.

Hãy tưởng tượng một thế giới vào năm 2050, 4 trong số 5 tỷ dân châu Á tiêu dùng như người Mỹ. Kết quả sẽ thật thảm hại, nhưng đây lại là điều châu Á đang nói là họ mong muốn. Khi khu vực này đang nổi lên, 2 tỷ người hiện đang bị gạt ra ngoài lề nền kinh tế tiêu dùng sẽ thay đổi cơ bản cán cân cung - cầu toàn cầu, không chỉ đối với các mặt hàng không thể tái chế như dầu và than đá, mà cả những mặt hàng có thể tái sản xuất như lương thực. Điều này không có gì đi ngược lại học thuyết nhân khẩu học của Thomas Malthus.

Thành công của chủ nghĩa tư bản dựa trên sự tàn phá trong thế kỷ XX đã gây ra cuộc khủng hoảng của thế kỷ XXI: thảm họa biến đổi khí hậu, hủy hoại môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Châu Á đang ở trung tâm cuộc khủng hoảng này.

Thành công của chủ nghĩa tư bản dựa trên sự tàn phá trong thế kỷ XX đã gây ra cuộc khủng hoảng của thế kỷ XXI: thảm họa biến đổi khí hậu, hủy hoại môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Châu Á đang ở trung tâm cuộc khủng hoảng này.

Đã đến lúc các lãnh đạo chính trị ở châu Á chứng tỏ khả năng lãnh đạo của mình. Vai trò lớn của phương Tây đối với thị trường, công nghệ và tài chính không thể tiếp tục. Các lãnh đạo châu Á có cho phép tự do kinh tế kiểu phương Tây được nảy nở ở châu lục mình và chứng kiến sự hủy diệt thế giới, hay sẽ đề nghị các chính phủ hành động mạnh tay hơn nhằm đảm bảo một tương lai bền vững và công bằng?

Nhiều chuyên gia đưa ra những câu trả lời không nhìn thẳng vào thực tế tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên. Họ nói tới các giải pháp thị trường, cộng với các công cụ tài chính và công nghệ như các sơ đồ buôn bán khí thải.

Nhưng các chính trị gia phải nhận ra rằng công nghệ không phải là câu trả lời thích đáng. Cần những quy luật mới để thay đổi cách khai thác tài nguyên và cảnh báo hồi kết cho một số công ty khiến họ phải đấu tranh để tránh điều này.

Đây chính là lý do tại sao các chính phủ cần phải can thiệp. Các giới hạn phải được thay bằng các hình thức khai thác đa dạng, với các chính sách nhằm củng cố chúng. Nhiệm vụ chính của họ là viết lại các quy luật của chủ nghĩa tư bản, đặt tình trạng cạn kiệt tài nguyên vào trung tâm công tác hoạch định chính sách.

Các chính phủ phải từ bỏ hai cơ chế chủ chốt. Đầu tiên là các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng xấu tới môi trường, hiện không được tính vào giá các loại hàng hóa và dịch vụ, phải được tính vào giá thông qua việc áp đặt các loại thuế và dỡ bỏ các hình thức trợ cấp. Thứ hai, trọng tâm phải đặt vào cách khai thác những nguồn tài nguyên đang bị khai thác thái quá, thậm chí nếu cần phải cấm. Với các công cụ này, có thể kiểm soát và giảm bớt tình trạng tàn phá thiên nhiên.

Các nhà hoạch định chính sách cần chống lại suy nghĩ cho rằng chủ nghĩa tư bản dựa trên tàn phá thiên nhiên là con đường duy nhất, và bất cứ sự thay thế nào đều dẫn tới nghèo đói và thất nghiệp. Để làm vậy, họ cần nhận thức rõ rằng điều này không có nghĩa là người dân không còn được mơ đến thịnh vượng. Ngược lại điều đó có nghĩa là mọi mong muốn phải được gắn với các ràng buộc mà xã hội nào cũng phải theo.

Các chính phủ châu Á phải chịu trách nhiệm với các thế hệ hiện nay và tương lai. Họ phải chứng tỏ rằng điều họ đang làm không chỉ cần thiết mà là rất hợp lý và từ đó là hợp pháp.

Nói đến một tương lai trong đó chính sách kinh tế được hoạch định dựa trên các giới hạn, ràng buộc và hạn chế tức là để đưa nó ra thảo luận, nhưng các chính phủ châu Á phải bắt đầu đi theo con đường này. Họ không có lựa chọn nào khác. Họ sẽ phải trách nhiệm không chỉ trước người dân châu lục này mà toàn thế giới.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chủ nghĩa hiện sinh, nhìn từ góc độ văn hóa học

    14/12/2017Đỗ Minh HợpPhải chăng chủ nghĩa hiện sinh thật sự như là nó được hiểu trong các tài liệu viết về nó? Phải chăng nó đã thật sự thuộc về dĩ vãng? Và, cuối cùng, việc nghiên cứu hiện thời về chủ nghĩa hiện sinh liệu còn có ý nghĩa gì nữa không? Đối với tôi, chủ nghĩa hiện sinh chưa chết, hiện sinh còn là một tâm tính xác định trong con người của thời hiện đại ở phương Tây.
    ...phân tích chủ nghĩa hiện sinh còn cho phép chúng ta hiểu rõ hơn những chuyển biến văn hoá ở thế kỷ XX...
  • Chủ nghĩa tư bản thân hữu

    20/10/2010TS. Nguyễn Sĩ DũngNhân ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), TS Nguyễn Sĩ Dũng có bài bàn về chủ nghĩa tư bản thân hữu, một thứ quan hệ có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia...
  • Đạo đức tin lành và tinh thần chủ nghĩa Tư bản của Max Weber

    23/07/2009Trần Hữu Quang - Bùi Văn Nam SơnQuyển sách mà độc giả đang cầm trên tay bao gồm công trình chính là "Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản" mà Max Weber viết vào năm 1904-1905 (in trong "Archiv für Sozialwissenschaft und Sozialpolitik", tập XX, 1904, quyển 1, tr. 1-54, và tập XXI, 1905, quyển 1, tr. 1-110), và có sửa chữa, bổ sung vào năm 1920.
  • Chủ nghĩa tư bản vượt xa hơn cuộc khủng hoảng

    17/03/2009Amartya Sen, TS. Nguyễn Quang A dịchCâu hỏi nổi lên gay gắt nhất bây giờ liên quan đến bản chất của chủ nghĩa tư bản và liệu nó có cần phải được thay đổi cuộc khủng hoảng đang lan rộng hay không? Một số người bảo vệ chủ nghĩa tư bản vô độ, những người chống lại sự thay đổi, tin chắc rằng chủ nghĩa tư bản bị đổ lỗi quá nhiều vì các vấn đề kinh tế ngắn hạn...
  • Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản

    29/09/2008Minh Bùi tổng hợpQuyển "Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản" của Max Weber, đã được dịch ra trên 20 thứ tiếng, và cho đến nay có lẽ là quyển được đọc và thảo luận nhiều nhất trong ngành xã hội học. Tác phẩm này trở thành một tài liệu giáo khoa không thể thiếu trong các phân khoa học xã hội ở các đại học trên thế giới. Trong công trình này, Weber đi tìm nguồn gốc của sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản cận đại Âu châu nơi ethos và nền đạo đức khổ hạnh duy lý Tin Lành...
  • Chủ nghĩa tư bản phiên bản 3.0

    11/03/2008Nguyễn Đình Huy dịchTrong Chủ nghĩa tư bản Phiên bản 3.0, Peter Barnes biện hộ cho cộng sản một cách thẳng thắn và dứt khoát. Đây là một cuốn sách cần thiết về một chủ đề hệ trọng... (Bill McKibben)
  • Hệ thống Tư bản Chủ nghĩa Toàn cầu

    13/11/2007SorosLuận điểm của tôi là hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu thịnh hành ngày nay là một dạng bị bóp méo của xã hội mở. Nó tin quá nhiều vào động cơ lợi nhuận và cạnh tranh và không bảo vệ lợi ích chung thông qua ra quyết định hợp tác. Đồng thời, nó để quá nhiều quyền lực vào tay các nhà nước có chủ quyền, thường vượt quá sự kiểm soát dân sự...
  • xem toàn bộ