Chủ nghĩa tư bản phiên bản 3.0

08:48 SA @ Thứ Ba - 11 Tháng Ba, 2008

“ Trong Chủ nghĩa tư bản Phiên bản 3.0, Peter Barnes biện hộ cho cộng sản một cách thẳng thắn và dứt khoát. Đây là một cuốn sách cần thiết về một chủ đề hệ trọng”.
(Bill McKibben)

Công sản - những tạo phẩm của thiên nhiên và xã hội mà chúng ta cùng thừa kế và có bổn phận giữ gìn cho con cháu - đang bị phong tỏa. Chủ nghĩa tư bản phiên bản 2.0 đã toàn cầu hóa vớt sự thao túng của các Công ty - đang nhanh tay phung phá di sản chung này. Nay Peter Barnes đưa ra một giải pháp: bảo vệ công sản bằng cách trao cho công sản những quyền sở hữu và những thể chế quản lý hữu hiệu.

Barnes cho thấy chủ nghĩa tư bản - tựa như một máy tính - hoạt động nhờ một hệ điều hành. Hệ điều hành hiện nay của chủ nghĩa tư bản trao quá nhiều quyền hành cho những Công ty chỉ lo tối đa hóa lợi nhuận xâu xé công sản và phân phát hầu hết lợi nhuận cho một thiểu số rất nhỏ. Còn Chính phủ - trên lý thuyết có nhiệm vụ bảo vệ công sản - lại thường xuyên trở thành công cụ của chính các Công ty đó.

Barnes đề nghị một hệ điều hành đã được chỉnh sửa - Chủ nghĩa tư bản Phiên bản 3.0 - để bảo vệ công sản. Phát kiến lớn nhất của ông chính là quỹ tín thác công sản, một thực thể pháp nhân theo cơ chế thị trường có thẩm quyền hạn chế việc sử dụng các công sản khan hiếm thu tiền thuê và trả cổ tức - dưới hình thức tiền mặt và lợi ích sử dụng - cho tất cả mọi người.

Trong tầm nhìn của Barnes, một loạt quỹ tín thác công sản sẽ thể chế hóa các nghĩa vụ của chúng ta đối với các thế hệ tương lai, đồng bào và thiên nhiên. Một khi được hình thành, các quỹ tín thác đó sẽ sử dụng thị trường và quyền sở hữu để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn cho mọi người.

Chủ nghĩa tư bản Phiên bản 3.0đề ra một giải pháp thực tế cho hệ điều hành đang bị lỗi của chủ nghĩa tư bản hiện nay.


MỤC LỤC

Lời mở đầu
Lời cảm ơn

PHẦN I: VẤN ĐỀ

Chương 1: Đã đến lúc nâng cấp
Chương 2: Lược sử Chủ nghĩa tư bản
Chương 3: Những hạn chế của Chính phủ
Chương 4: Những hạn chế của tư hữu hóa

PHẦN II: MỘT GIẢI PHÁP

Chương 5: Tái tạo công sản
Chương 6: Người nhận ủy thác quản lý công trình thiên nhiên
Chương 7: Những quyền đương nhiên có phổ quát
Chương 8: Chia sẻ văn hóa

PHẦN III: BIẾN THÀNH HIỆN THỰC

Chương 9: Xây dựng khu vực công sản
Chương 10: Những việc bạn có thể làm


LỜI MỞ ĐẦU

Tôi là một doanh nhân. Tôi tin rằng xã hội nên tưởng thưởng cho những sáng kiến có hiệu quả bằng lợi nhuận. Đồng thời tôi biết rằng các hoạt động kiếm lời cũng phát sinh tác hại. Chúng gây ô nhiễm, chất thải, bất bình đẳng, lo lắng và không ít hoang mang về mục đích cuộc đời.

Tôi cũng là người theo đường lối tự do, theo nghĩa tôi không phản đối việc Chính phủ đóng một vai trò trong xã hội. Tuy nhiên, lịch sử đã làm tôi tin rằng Chính phủ dân cử không thể bảo vệ đúng mức quyền lọ của thường dân, chứ chưa nói đến quyền lợi của các thế hệ tương lai, các hệ sinh thái và các chủng loài ngoài con người. Lý do là Chính phủ hầu như luôn luôn - mặc dầu không phải mọi lúc - đặt quyền lợi của các Công ty tư nhân lên hàng đầu. Đây là một trục trặc hệ thống của nền dân chủ tư bản, không phải chỉ là vấn đề bầu chọn lãnh đạo mới.

Nếu bạn cùng có những cảm nhận như trên, có lẽ bạn cũng sẽ cảm thấy hoang mang mất tinh thần như tôi gần đây. Nếu Chủ nghĩa tư bản như chúng ta biết bị sai lỗi căn cơ như vậy và Chính phủ không phải là người cứu vớt, vậy đặt hy vọng vào đâu?

Tôi thấy đây quả là một trong những vấn nạn lưỡng nan lớn của thời đại chúng ta. Suốt bao năm Phe Hữu vẫn nói - đúng ra là la lên - rằng Chính phủ vốn đã mắc khuyết tật nên chỉ có tư hữu hóa, bãi bỏ quy định và cắt giảm thuế mới cứu được chúng ta. Cũng suốt chừng ấy năm, Phe Tả một hai cho rằng thị trường vốn sẵn khuyết tật nên chỉ có Chính phủ mới cứu được chúng ta. Vấn đề là ở chỗ cả hai phe đều nửa đúng, nửa sai. Cả hai đều đúng khi cho rằng thị trường và Nhà nước đều mắc khuyết tật và cả hai đều sai khi cho rằng có thể tìm sự cứu rỗi ở một trong hai lĩnh vực đó. Nhưng nếu như vậy thì chúng ta phải làm gì đây? Dường như đang thiếu một loạt những thể chế có thể giúp được chúng ta?

Tôi bắt đầu nghiền ngẫm về vấn đề khó xử này cách đây mười năm sau khi nghỉ việc ở Working Assets về hưu, một Công ty tôi đồng sáng lập vào năm 1982. (Working Assets cung cấp các dịch vụ điện thoại và thẻ tín dụng để lấy tiền tài trợ trực tiếp cho các nhóm phi lợi nhuận đang hoạt động vì một thế giới tốt đẹp hơn). Thoạt đầu tôi tập trung suy nghĩ về sự thay đổi khí hậu do việc con người thải ra các loại khí cản nhiệt. Một số nhà phân tích coi đây là một "bi kịch của công sản " Khái niệm này được phổ biến bởi nhà sinh học Garrett Hardin. Ông cho rằng con người sẽ mãi thâm dụng của chung (công sản) để thu tư lơi. Tôi lại thấy vấn đe đó là hai bi kịch chứ không phải một: trước hết là một bi kịch của thị trường vì thị trường không thể nào hạn chế được những quá trớn của chính nó, sau đó là một bi kịch của Chính phủ vì Chính phủ không thể bảo vệ được khí quyển bởi các Công ty gây ô nhiễm thì rất quyền lực mà các thế hệ tương lai lại đâu có bỏ phiếu được.

Cách nhận định tình hình này dẫn đến một giả thuyết: nếu công sản là một nạn nhân của sự bất lực của thị trường và Chính phủ chứ không phải là một nguyên nhân gây nên sự tự hủy diệt, giải pháp có lẽ ở chỗ củng cố công sản. Nhưng củng cố làm sao? Thường hầu như ai cũng thấy rằng rất khó quản lý công sản vì không ai thực sự sở hữu công sản. Nếu Công ty Quản lý Chất thải Waste Management Inc. sở hữu khí quyển, hẳn họ sẽ thu phí những ai xả khí thải, giống như họ thu phí đổ rác vào các bãi chôn rác. Nhưng do không ai có quyền sở hữu đối với khí quyển nên khí thải cứ việc xả không hạn chế và miễn phí.

Dĩ nhiên có một lý do tại sao không ai có quyền sở hữu khí quyển. Xưa nay không khí thừa thãi nên chẳng việc gì phải sở hữu. Nhưng bây giờ hình ảnh đã khác. Bầu trời bao la không còn thênh thang như trước nữa. Chúng ta đã xả đầy vào đó những loại khí vô hình đang làm thay đổi những mô hình khí hậu vốn rất quen thuộc với chúng ta và các chủng loài khác. Trong bối cảnh mới này, khí quyển đang trở thành một tài nguyên khan hiếm, nên có người sở hữu là điều tốt.

Những ai nên sở hữu khí quyển? Câu hỏi này đã trở thành một loại công án Thiền đối với tôi, một băn khoăn tưởng chừng vô thưởng vô phạt nhưng nếu suy ngẫm sẽ mở ra nhiều cánh cửa không ngờ. Tôi cân nhắc khả năng thành lập một doanh nghiệp sở hữu bầu trời, hoạt động vì lợi nhuận, với mục đích cứu hành tinh, nói cho cùng trước đây tôi đã ăn nên làm ra nhờ làm điều tốt lành. Khi thấy ý tưởng đó không ổn, tôi tự hỏi chuyện gì sẽ xảy ra nếu chứng ta, mọi người trong xã hội, thành lập một quỹ tín thác để quản lý khí quyển thay cho các thế hệ tương lai, còn các công dân ngày nay chỉ là những người thụ hưởng ăn theo bầu khí quyển đó. Một quỹ tín thác như vậy sẽ làm chính cái điều mà Waste Management Inc. sẽ làm nếu họ sở hữu bầu trời: thu phí những ai xả khí thải vào kho chứa đang teo dần của mình. Gây ô nhiễm sẽ phải trả nền nhiều hơn và vì vậy ô nhiễm sẽ giảm dần. Tất cả điều này sẽ xảy ra ngay khi bắt đầu trao giấy chứng nhận sở hữu cho quỹ tín thác mà không cần Chính phủ phải nhúng tay vào. Nhưng nếu quỹ tín thác này - chứ không phải Waste Management Inc hoặc một Công ty nào khác - sở hữu bầu trời sẽ có một bổng lộc tuyệt vời: mỗi người dân Mỹ sẽ được trả một khoản cổ tức hàng năm.

Dự tưởng này đã biến thành một đề án có tên là quỹ tín thác bầu trời và đã đạt được một số thành công về mặt chính trị. Nó cũng được dùng làm tâm điểm cho những suy tưởng rủa tôi về công sản, từ đó cuốn sách này ra đời.

Hành trình tìm hiểu của tôi

Quá trình tìm hiểu làm nền cho cuốn sách này bắt đầu từ lâu trước khi tôi thành lập Working Assets. Hồi còn nhỏ, tôi giúp ba tôi tính toán số liệu cho một số sách ông viết về thị trường chứng khoán. Sau này khi làm phóng viên cho tờ Newsweek và The New Republic, tôi viết hàng chục bài báo về các vấn đề kinh tế. Nhưng việc học kinh tế của tôi chỉ thực sự bắt đầu khi tôi ở vào tuổi ba mươi sau một cơn khủng hoảng tuổi trung niên, bỏ nghề báo và lao ngay vào nghiên cứu Chủ nghĩa tư bản.

Lúc ấy tôi có nhiều động cơ cùng lúc. Một mặt, tôi đã chán viết lách, cần tiền, và không muốn làm thuê cho người khác. Mặt khác, tôi muốn xem thử liệu những ý tưởng tôi đã lĩnh hội có ăn nhập gì với thực tế không. Tôi đã bi ảnh hưởng rất nhiều bởi các tác phẩm của nhà kinh tế học người Anh E. F. Schumacher. Trong cuốn Small Is Beautiful xuất bản năm 1973, ông lập luận rằng chủ nghĩa tư bản trật khớp một cách nguy hiểm với cả tự nhiên lẫn tâm thức con người. Giải pháp ông đề ra là một nền kinh tế gồm những doanh nghiệp quy mô nhỏ, thường do nhân viên làm chủ, và sử dụng công nghệ sạch.

Ghi tâm quan điểm của Schumacher, tôi bắt tay hành động ngay. Cùng với năm người bạn, tôi thành lập một Công ty năng lượng mặt trời do các nhân viên đồng sở hữu. Công ty phát triển mạnh cho đến khi những thay đổi về luật thuế xóa sổ ngành công nghiệp non trẻ này vào năm 1980. Lúc ấy thì tôi đã dấn khá sâu vào một sự nghiệp thứ hai kéo dài 20 năm, trong thời gian đó tôi thành lập các quỹ đầu tư tập thể và các Công ty điện thoại, có chân trong Hội đồng quản trị rủa các Ngân hàng và hãng sản xuất, và đầu tư vào vô số lĩnh vực kinh doanh khác. Tất cả công việc kinh doanh kể trên đều có chung một điểm là vừa kiếm lời vừa cải thiện thế giới. Những người quản lý đều hết mình đi theo định hướng đa mục nêu: họ biết phải làm ăn có lời nhưng cũng phải theo đuổi những mục tiêu xã hội và môi trường.

Phần lớn thời gian đó tôi giữ chức Chủ tịch của Working Assets. Công ty này tài trợ 1% tổng doanh số của mình cho các nhóm phi lợi nhuận hoạt động để cải thiện thế giới. Những khoản tài trợ này được trích tứ tổng doanh thu chứ không phải từ lãi ròng, Công ty vẫn tài trợ dù làm ăn có lời hay không (và nhiều năm chúng tôi không có lời). Tôi nhận ra rằng nếu Công ty nào đóng góp 1% doanh số cho xã hội thì cũng chỉ là một khoản nhỏ vô cùng vì các doanh nghiệp lấy đi rất nhiều từ xã hội mà không phải trả nền. Chẳng hạn, chúng ta có thể sản xuất hàng hóa gì cho được nếu không có những tặng phẩm miễn phí của thiên nhiên? Và làm sao chúng ta có thể bán được những hàng hóa đó nếu không nhờ cơ sở hạ tầng rộng lớn của xã hội gồm luật pháp, đường sá, tiền bạc... Tôi vẫn nghĩ chỉ nội việc được là một Công ty trách nhiệm hữu hạn thì chúng ta đã phải trích trả 1% cho đặc quyền đó.

Tôi cũng có ý nghĩ rằng bằng cách chứng tỏ cho các Công ty khác thấy là họ có thể trích trả 1% từ doanh số mà vẫn sống được, Working Assets có thể khởi xướng một phong trào nhằm cải thiện thế giới. Ý nghĩ này hầu như không tưởng, nhưng không phải hoàn toàn phi lô-gíc. Tôi cho rằng 1% trích trả này cũng giống như một gen biến đổi được thêm vào DNA của chúng ta. Nếu tồn tại được trên thị trường, nó có thể lan rộng. Tại các khóa định hướng cho nhân viên, tôi đã từng nói rằng Công ty của chúng tôi đang tìm cách làm sao cho những gen biết sống trách nhiệm với xã hội trở thành loại gen chủ đạo của doanh nghiệp trong tương lai.
Cuối cùng, sau khi rời Working Assets về hưu năm 1995, tôi bắt đầu suy nghĩ về cái thế giới kinh doanh từ đó tôi xuất thân. Tôi đã thử nghiệm hệ thống này trong vòng hai mươi năm, cố gắng hết sức đưa nó đi theo định hướng đa mục tiêu. Tuy nhiên cuối cùng tôi hiểu ra rằng tất cả những con người thành tâm đó, dù số lượng của họ có tăng lên, vẫn không lay chuyển nổi cả cái hệ thống rộng lớn chỉ lấy lợi nhuận làm mục tiêu chính yếu.

Nghĩ lại, tôi nhận ra câu hỏi tôi vẫn hằng đặt ra từ khi mới chập chững vào đời là: Chủ nghĩa tư bản có phải là một giải pháp tuyệt vời cho vấn đề khan hiếm hay chính nó lại là vấn đề trung tâm của thời hiện đại? Câu hỏi này có nhiều cấp độ, nhưng dù tìm hiểu cấp độ nào tôi cũng đi đến cùng một kết luận. Mặc dầu thoạt đầu chủ nghĩa tư bản là một giải pháp tuyệt vời nay nó đã trở thành một vấn đề của thời đại chúng ta. Nó đã làm tốt trong thời của nó, nhưng thời thế đã thay đổi.

Khi chủ nghĩa tư bản mới xuất hiện, thiên nhiên thật phong phú còn tư bản thì khan hiếm, vì vậy ưu tiên khuyến khẩu tư bản là hợp lẽ. Ngày nay chúng ta dư dật tư bản mà lại đang cạn nguồn thiên nhiên. Chúng ta cũng đang đánh mất nhiều thể chế xã hội có thể liên kết chúng ta thành cộng đồng và làm phong phú cuộc sống của chúng ta bằng những phương cách không dựa trên tiền bạc. Điều này có nghĩa chủ nghĩa tư bản cần phải điều chỉnh. Chúng ta phải điều chỉnh chủ nghĩa tư bản cho phù hợp với thế kỷ hai mốt chứ không phải thế kỷ XVIII và điều đó có thể thực hiện được.

Làm thế nào có thể chỉnh đốn cả một hệ thống rộng lớn và phức tạp như chủ nghĩa tư bản? Và làm sao làm điêu đó một cách êm thấm, hạn chế đau đớn và xáo trộn đến mức thấp nhất? Câu trả lời là làm như Bill Gates: nâng cấp hệ điều hành.

Phạm vi của cuốn sách này

Cũng giống như Hiến pháp đã đề ra các quy tắc cho Chính phủ, hệ điều hành kinh tế của chúng ta đề ra các quy tắc cho thương mại. Tôi dùng tính tử sở hữu chúng ta để nhấn mạnh rằng hệ điều hành kinh tế này thuộc về mọi người. Nó không phải là không thay đổi được, và chúng ta có quyền nâng cấp nó, cũng giống như chúng ta có quyền tu chính Hiến pháp vậy. Cuốn sách này giải thích tại sao chúng ta phải nâng cấp hệ điều hành hiện nay, một hệ điều hành mới có thể sẽ như thế nào, và chúng ta có thể cài đặt hệ điều hành mới cách nào.

Cuốn sách gồm ba phần. Phần một tập trung vào hệ điều hành hiện nay của chúng ta, một phiên bản tôi đặt tên là Chủ nghĩa tư bản Phiên bản 2.0 (Chủ nghĩa Tư bản Phiên bản 1.0 kết thúc vào khoảng năm 1950, như tôi sẽ giải thích trong Chương II). Tôi cho thấy hệ thống này xâu xé thiên nhiên, gia tăng bất bình đẳng. và vì vậy làm chứng ta phải khổ sở thế nào. Mặc dầu những vấn đề này nhiều độc giả cũng đã ý thức rồi, tôi vẫn xem xét lại để chứng định rằng những kết quả này không phải ngẫu nhiên - đó là những kết cuộc không thể tránh khỏi của phần mềm kinh tế của chúng ta. Điều này có nghĩa không thể chỉnh đốn chúng bằng cách vá víu bên ngoài. Nếu muốn chỉnh đốn, phải thay đổi bộ mã.

Phần II của cuốn sách tập trung vào chủ nghĩa tư bản trong tương lai, một phiên bản tôi đặt tên là Chủ nghĩa tư bản Phiên bản 3.0. Khác biệt chủ yếu giữa phiên bản 2.0 và phiên bản 3.0 là trong phiên bản 3.0 có thêm một loạt những ảnh mà tôi gọi là khu vực công sản. Thay vì chỉ có một động cơ - tức là khu vực tư nhân do các Công ty thống trị - hệ điều hành kinh tế đã nâng cấp của chúng ta sẽ hoạt động bằng hai động cơ: một động cơ để tối đa hóa lợi nhuận, động cơ kia để bảo tồn và phát huy công hữu.

Hai động cơ cùng hoạt động này - gọi là khu vực Công ty và khu vực công sản - sẽ tiếp sức và kiềm chế nhau. Một cái lo cho mặt "tôi" của chúng ta, còn cái kia phụ trách mặt "chúng ta". Khi cân bằng với nhau - và để đặt được sự cân bằng này Chính phủ phải nỗ lực rất nhiều - hai động cơ sẽ làm chúng ta thịnh vượng, an tâm, và hài lòng hơn là khi chỉ có một động cơ hoạt động như hiện nay. Và với hai động cơ cùng hoạt động, Trái đất sẽ không bi tàn phá.
Phần II đề xuất một số quyền sở hữu mới, quyền đương nhiên có, và những thể chế mới để bằng cách nào đó có thể mở rộng khu vực công sản. Tôi vẫn nghĩ rằng những đề xuất này kết hợp được hy vọng và hiện thực. Một số đề xuất cụ thể là:

• Một loạt những quỹ tín thác hệ sinh thái để bảo vệ không khí, nước, rừng, và môi sinh.
• Một quỹ đầu tư tập thể để thanh toán cổ tức cho mọi người dân Mỹ - mỗi người một cổ phần.
• Một quỹ tín thác để cấp vốn khởi nghiệp cho mọi trẻ em.
• Một quỹ chia sẻ rủi ro về y tế cho một người.
• Một quỹ quốc gia dựa trên phí bản quyền để hỗ trợ nghệ thuật địa phương.
• Một hạn chế về lượng quảng cáo.

Phần cuối của cuốn sách giải thích lộ trình để đi đến Chủ nghĩa tư bản Phiên bản 3.0, cách hoạt động của các mô hình và các bạn cùng tôi có thể đóng góp gì.

Những nhân vật xuyên suốt cuốn sách này là các Công ty, Chính phủ, và công sản. Cốt chuyện đại khái như thế này. Khi màn kéo lên, các Công ty đang vơ vét công sản. Họ luôn ở thế thượng phong, còn công sản - một sự pha trộn vô tổ chức thiên nhiên, cộng đồng, và văn hóa - luôn là kẻ thua cuộc. Công sản không có quyền sở hữu cho riêng mình nên phải nhờ Chính phủ bảo vệ. Nhưng Chính phủ lại là một người bảo hộ bất nhất, chuyên thiên về phe các Công ty.

Thật may, các Công ty chỉ chi phối Chính phủ hầu hết thời gian mà thôi, có lúc họ cũng lơi tay. Vì vậy có thể hình dung ra rằng lần tới khi sự thống trị của các Công ty suy giảm, Chính phủ - thay mặt cho dân thường - sẽ nhanh chóng củng cố công sản Chính phủ giao quyền sờ hữu mới cho các quỹ tín thác công sản, xây dựng cơ sở hạ tầng công sản và tạo nên một giai cấp mới gồm các đồng sở hữu chủ đúng nghĩa. Khi các Công ty giành lại sự thống trị về chính trị và chắc chắn sẽ thế, họ không thể phá bỏ hệ thống mới. Công sản giờ đây đã có những cơ chế bảo vệ và các cổ đông, công sản đã đủ vững vàng để trường tồn. Và sẽ đến lúc các Công ty chấp nhận công sản là đối tác làm ăn của mình. Họ nhận thấy mình vẫn có thể kiếm lời, vạch kế hoạch phát triển rộng hơn và thậm chí có khả năng cạnh tranh hơn trên quy mô toàn cầu.

Không đề xuất nào đưa ra trong cuốn sách này có thể thành công trong nay mai. Mà đó cũng không phải là mục đích của tôi. Mục đích của tôi là thắp lên một ngọn đèn, để mọi người thấy được loại hệ thống chúng ta sẽ xây dựng, từng chút một, khi có cơ hội. Tôi thấy việc xây dựng hệ thống như vậy là một quá trình kéo dài hàng thập kỷ trong đó sẽ có những giai đoạn thay đổi nhanh chóng. Công việc này có sự tham gia của các doanh nghiệp và nhà chính trị, các nhà kinh tế và luật sư, các công dân và những người hướng dẫn dư luận ở mọi cấp. Để khỏi lạc đường, chúng ta cần một kim chỉ nam. Và tôi hy vọng cuốn sách này sẽ làm được vai trò kim chỉ nam đó.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của Triết học

    11/11/2014Lê Văn GiạngNhằm giới thiệu với bạn đọc một cách nhìn tương đối toàn diện về những thành tựu của khoa học cơ bản thế kỷ XX, mà đặc biệt là mối quan hệ tương hỗ giữa khoa học cơ bản và triết học trong thế kỷ này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của triết học của tác giả Lê Văn Giạng...
  • Thế giới quanh ta: Một góc nhìn tri thức

    12/04/2014GS. Cao Huy ThuầnKhông chỉ trong nội dung, cả trong văn nữa cũng vậy, đây là một tác phẩm văn học chính trị thật hay, sắc bén logic và cả nhuần nhị u-mua phương Tây, đồng thời lại rất mềm mại sự thanh tao rất phương Đông, rất Việt. Một kết hợp thật hài hòa, nhuần nhuyễn, để cho sự xớ rớ của một người quyết xớ rớ vào những vấn đề quan trọng...
  • Bàn về Tự do

    09/01/2011Bùi Văn Nam SơnCuốn sách đề cập đến một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đó là quyền của các cá nhân trong mối quan hệ của họ với cộng đồng và với xã hội. Toàn bộ nội dung tác phẩm Bàn về tự do toát lên quan niệm chủ đạo của tác giả cho rằng, tự do của mỗi người tìm thấy giới hạn của mình trong tự do của người khác; rằng, tự do xã hội là ranh giới giữa sự kiểm soát xã hội và sự độc lập của cá nhân...
  • Đợt sóng Thứ ba

    25/02/2008GS. Nguyễn Hồng Phong (Viện sử học Việt Nam )Cuốn sách "Đợt sóng Thứ ba" (The Third Wave) do Viện Sử học Việt Nam tổ chức dịch và giới thiệu với bạn đọc là một cuốn sách có giá trị, rất nổi tiếng của nhà xã hội học và tương lai học Alvin Toffler. Để giúp bạn đọc rộng rãi thêm hứng thú để đọc tác phẩm, chúng tôi giới thiệu, nói đúng hơn là lược thuật tóm tắt những nội dung chính của tác phẩm...
  • Hoàn cảnh hậu hiện đại

    26/11/2007
  • Chúng ta thừa kế di sản nào?

    05/10/2007Tuấn Đông (lược thuật)Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc cho thấy, việc kế thừa và phát huy những di sản truyền thông có vai trò vô cùng quan trọng trong việc góp phần đưa đất nước phát triển. Vấn đề là ở chỗ, ở những thời điểm lịch sử khác nhau, giá trị của di sản cũng có thể được nhìn nhận khác nhau. Việc xác định đâu là di sản cần phải phát huy, đâu là di sản cần phải cân nhắc, hạn chế hoặc loại bỏ... là một vấn đề phức tạp mang ý nghĩa cấp thiết
  • Friedrich Hayek - Cuộc đời và sự nghiệp

    17/09/2007Alan EbensteinCuốn tiểu sử hoành tráng về triết gia tự dovĩ đại nhất thế kỷ XX. Một nghiên cứu được viếttrang nhã, đầy cảm phục, song vẫn hàm chứa tính phê phán về cuộc đời và những đóng góp từ tuệ của Hayek...
  • Nhân loại qua các chặng đường phát triển

    06/01/2007Phạm Thanh ĐứcCuốn sách trình bày khá phong phú những vấn đề về nguồn gốc con người và nguồn gốc loài người, nguồn gốc trái đất và nguồn gốc sự sống...lý giải những bí ẩn về đến di truyền, những bí mật về tinh thần, trí tuệ và tâm linh, những vẩn đề chưa giải thích được về sức khoẻ, về sự sống và cái chết...
  • Phê phán tính hiện đại

    13/11/2006Alain Touraine (Huyền Giang dịch)
  • Những đỉnh cao chỉ huy

    22/09/2006Trần Đình Thiên"Những đỉnh cao chỉ huy" cũng được coi như một công trình. Nó cũng bàn về vấn đề "Nhà nước thị trường". Như hàng ngàn cuốn sách khác, nó bàn về một trong những vấn đề lớn nhất, phức tạp nhất, gây nhiều "phiền hà" nhất do đó, cũng là thú vị nhất của lịch sử phát triển nhân loại...
  • Thế giới phẳng - Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ XXI

    27/08/2006Nguyên NgọcThomas L. Friedman là người giữ chuyên mục đối ngoại của tờ The New York Times, ba lần đoạt giải thưởng Pulitzer, tác giả cuốn sách nổi tiếng Chiếc Lexus và cây ôliu viết về toàn cầu hóa - mà bây giờ ta đã biết đấy là cuộc toàn cầu hóa lần thứ hai, từ khoảng năm 1800 đến năm 2000, theo như cách phân chia của ông...
  • Về giá trị và giá trị Châu Á

    22/02/2006Hồ Sĩ QuýTác giả đã phân tích những giá trị truyền thống Châu Á trong bối cảnh thế giới đương đại và có sự đối sánh với những hệ giá trị khác, tổng hợp những quan điểm điển hình của một số học giả có uy tín trong và ngoài nước về lĩnh vực này, luận giải mối tương quan giữa những giá trị truyền thống Châu Á và nền văn hoá Việt Nam...
  • Ra mắt Tủ sách Tinh hoa tri thức thế giới

    22/12/2005Kiều MinhSáng nay (19/12) tại Hà Nội, NXB Tri thức vừa công bố 3 tác phẩm đầu tiên được dịch và xuất bản trong Tủ sách tinh hoa thế giới tại Việt Nam. Gồm cuốn: Những cuộc đời song hành của Plutarque; Bàn về tự do của John Stuart Mill và Thế giới như tôi thấy của Albert Einstein...
  • Sửa đổi lối làm việc

    01/10/2005Bùi Quang MinhTác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh X.Y.Z, viết xong tháng 10 năm 1947. Đây là tác phẩm quan trọng về xây dựng Đảng, một tài liệu học tập của cán bộ để tu dưỡng tư tưởng, đạo đức và tác phong làm việc…
  • Tư duy hệ thống: Quản lý hỗn độn và phức hợp

    27/09/2005Cái mới trong khoa học quản lý là quản lý tình thế hỗn độn và phức hợp, trên cơ sở quán triệt tư duy hệ thống. Nhà khoa học quản lý Jamshid Gharajedaghi cung cấp cho các nhà tổ chức và quản lý, cho giới kinh doanh và đông đảo độc giả những kiến thức cần thiết về tư duy hệ thống, bao gồm triết học hệ thống, các lý thuyết hệ thống và phương pháp luận hệ thống, đồng thời trình bày những ứng dụng cụ thể các lý thuyết nói trên vào việc nghiên cứu và thiết kế một số dự án ở các công ty và các cơ quan chính phủ nhiêu nước, mà bản thân tác giả đã tham gia và có vai trò tư vấn chủ chốt...
  • xem toàn bộ

Nội dung khác