Cắt tóc ăn Tết

06:27 CH @ Thứ Ba - 18 Tháng Ba, 2014

Thi đàn miền nam hẳn chưa quên tên tuổi Nguyên Sa, một bút danh sầu đời và chung tình, một trong số ít, rất ít, những người làm thơ lãng mạn nhất thế kỷ 20 ở Việt Nam. Kiểu thơ, hay nói cho nó tây là style làm thơ của Nguyên Sa là loại cực độc, loại cực hiếm, trước giờ chưa có và sau này chắc cũng không có. Tạm kể mấy bài đã thành bất hủ qua các nhạc phẩm của Ngô Thụy Miên như: Áo lụa Hà Đông, Tuổi mười ba, Paris có gì lạ không em, Tháng sáu trời mưa… đủ thấy thơ Nguyên Sa công lực thế nào.

Lúc mới lớn, nói thật là tôi luôn bị chứng rùng mình và nổi da gà, cảm giác như bị điện giật mỗi khi đọc một câu thơ hay, một câu kiểu như: “Hôm nay Nga buồn như một con chó ốm / Như con mèo ngái ngủ trên tay anh”. Tôi không bao giờ dám đọc hết tập thơ Nguyên Sa, vì tôi sợ cứ nổi da gà và rùng mình liên tục sẽ không tốt cho sức khỏe.

Lúc đã trưởng thành, khi internet đã trở nên phổ dụng, tôi mới biết là ngoài thơ tình, Nguyên Sa còn rất nhiều bài thơ khác, làm cho chứng bị điện giật khi đọc thơ của tôi trở nên trầm trọng, tôi gần như bị cảm giác điện giật suốt nhiều ngày sau khi đọc thơ ông. Sau đây là một bài, trong số những bài như thế

Cắt Tóc Ăn Tết

Cắt cho ta, hãy cắt cho ta
Cắt cho ta sợi dài
Cắt cho ta sợi ngắn
Cắt cái sợi ăn gian
Cắt cái sợi nói dối
Sợi ăn cắp trên đầu
Sợi vu oan dưới gáy
Sợi bè phái đâm ngang
Sợi ghen tuông đứng dọc
Sợi xích chiến xa, sợi dây thòng lọng
Sợi hưu chiến mỏng manh, sợi hận thù buộc chặt
Sợi nấp trong hầm
Sợi ngồi trong hố
Sợi đau xót như dây dù chẳng mở
Sợi treo cổ tình yêu, sợi trói tay hy vọng
Cắt cho ta.
Cắt cho ta, hãy cắt cho ta
Sợi Hà Nội khóc trong mưa
Sợi Sài Gòn buồn trong nắng
Sợi dạy học chán phè
Sợi làm thơ thiểu não
Sợi đặc như dùi cui
Sợi rỗng như khẩu hiệu
Sợi nhọn như lưỡi lê
Sợi cứng như dây thép gai
Sợi dầy như hỏa lực
Cắt cho ta.
Sợi mệt mỏi sau những tháng ngày hoan hô đả đảo
Sợi cháy đen như rừng núi Chu-prong
Sợi thở dài trong đêm cúp điện tối om
Sợi sát vào nhau đánh sáp lá cà
Sợi cắt non sông thành Bắc Nam, thành khu chiến
Sợi lên thẳng trực thăng
Sợi xuống ngầm địa hạ
Sợi đặt chông
Sợi gài mìn
Sợi bóp cò liên thanh
Sợi kéo xe đại bác
Sợi xót xa trên mặt nhăn tuổi trẻ
Sợi trên trán thơ ngây nằm im phục kích
Cắt cho ta.
Cắt cho ta, hãy cắt cho ta
Sợi bạc, sợi vàng, sợi tiền, sợi gạo
Sợi nhục, sợi lo, sợi đau, sợi chán
Sợi phản trắc đui mù, sợi đam mê cuồng vọng
Sợi chảy xuống má cha
Sợi vắt ngang trán mẹ
Sợi cắt đứt tim chồng
Sợi chặt đôi ruột vợ
Sợi nhố nhăng như cuộc đời
Sợi ngu si như lịch sử
Sợi đợi những ngón tay đi qua
Sợi đợi những ngón tay chẳng đến
Cắt cho ta.
Hãy cắt cho ta
Hãy cắt cho ta
Hãy cắt cho anh
Hãy cắt cho em
Hãy cắt cho vợ
Hãy cắt cho chồng
Hãy cắt cho con
Cho buổi tối quạnh hiu, cho mối tình sắp cũ
Cho đồng bào, cho người thân, người sơ
Cho ruột thịt
Cho cả những thằng sa đích phê bình văn nghệ rẻ tiền
Cho cả những thằng xẻo thịt non sông
Cho cả những thằng băm vằm tổ quốc
Cho chính bản thân ta bơi trong tội lỗi
Hãy cắt tóc
Hãy cắt tóc và nhìn
Mặt quê hương đổi mới
(Nguyên Sa)


Hình minh họa

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thơ vui về Phái Yếu

    07/10/2019Nhà thơ Xuân QuỳnhChúng tôi còn phải xếp hàng mua thịt
    Sắm cho con đôi dép tới trường
    Chúng tôi quan tâm đến xà phòng, đến thuốc đánh răng
    Lo đan áo cho chồng con khỏi rét...
  • Tôi viết bài thơ Em ơi, Hà Nội phố

    24/04/2018Phan VũNgày 25-9 tại Hà Nội, Em ơi, Hà Nội phố - sau “gần nửa thế kỷ ra đời nhưng vẫn chưa trở về Hà Nội” như lời tác giả, đã được nhà thơ Phan Vũ đọc lần đầu tiên trong đêm thơ tổ chức cho riêng ông ở Thư viện Hà Nội. TTCT giới thiệu bài viết của nhà thơ về cuộc hành trình gần 50 năm của Em ơi, Hà Nội phố và trích đăng một số khổ của bài thơ...
  • Thi sĩ Lưu Quang Vũ: Những câu thơ tiên tri

    17/04/2018Nguyễn Việt ChiếnLưu Quang Vũ là một tài năng thơ bẩm sinh rất đặc biệt và độc đáo. Những đóng góp của Lưu Quang Vũ cho sự phát triển của thơ hiện đại là khá đa dạng. Nó không chỉ nằm ở bình diện phát hiện các vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ mà sự đóng góp ấy còn thể hiện ở việc khắc họa chiều sâu những rung động suy tư của tâm trạng con người trong đời sống hiện đại.
  • Những bài thơ về lẽ sống của chúng ta

    14/01/2017Bùi Quang MinhMỗi thời đại, các cá nhân có cách lựa chọn lẽ sống riêng, không bao giờ là muộn nhưng thường là ở lứa tuổi thanh niên, trung niên. Nếu nghĩ về lẽ sống, bạn có thể tìm từ 3 nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc, những nhiệm vụ lớn lao, khó khăn, cam go, nghiệt ngã của cuộc sống cá nhân, cuộc sống đồng loại...
  • Câu thơ Tản Đà như sấm*)

    14/07/2015Thạch GiảnChẳng ai hiểu dân tộc mình bằng các nhà văn nhà thơ, bởi lẽ họ là người chép sử của dân tộc, họ nói lên tiếng nói của dân tộc...
  • Thơ tình triết học

    21/10/2013Hai Nhọt sưu tầmAnh gửi em,
    Hiện thực cho rằng khả năng anh yêu em là lớn
    Lớn hơn cả cái hiện tượng bên ngoài là bản chất trong em
  • Nhớ thơ tình Lưu Quang Vũ...

    02/11/2012TS. Nguyễn Thị Minh TháiTrong sáng tạo của con người tài hoa Lưu Quang Vũ, thơ là hồn cốt thâm hậu, chứ không phải kịch nghệ, báo chí, văn xuôi hay hội họa. Thơ là nơi ẩn náu cuối chót của chàng thi sĩ buồn này.
  • Chùm thơ di cảo chưa từng công bố của Chế Lan Viên

    20/05/2012Khi đọc thơ Chế Lan Viên hay khi suy ngẫm về con đường sáng tạo thi ca của ông, tôi thường hình dung về thi sỹ Chế Lan Viên khi Điêu Tàn xuất hiện. Đó là sự xuất hiện với những bước đi và tiếng gầm đầy uy lực của sư tử trong cánh rừng thi ca hiện đại Việt Nam. Và khi ông rời khỏi thế gian này thì những bước đi và tiếng gầm kia trong Di Cảo một lần nữa lại dội vang.
  • Vị đại tướng mê âm nhạc và làm thơ

    09/07/2011Nguyễn Huy ThôngĐại tướng Võ Nguyên Giáp - một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là người anh cả thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, đã góp phần quan trọng làm nên chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ "chấn động địa cầu" và đại thắng mùa xuân năm 1975. Đại tướng có tài văn, võ, trí, dũng song toàn, giàu tình thương với binh sĩ và dồi dào chủ nghĩa nhân văn...
  • Tính nhạc của thơ và thơ phổ nhạc

    29/06/2011TS. Lê Thị Bích HồngTiếng nói trong thơ là tiếng nói đầy âm nhạc, tiếng nói có nhịp điệu- nhịp điệu của những âm thanh vật chất, của tiếng nói thực tế hoà với nhịp điệu cảm xúc bên trong tâm hồn nhà thơ. Thơ là nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn quảng đại và đa cảm. Tính nhạc được tạo nên bởi những âm hưởng gắn liền với hình ảnh, cảm xúc do sử dụng phối hợp âm thanh, nhịp điệu, từ ngữ… phù hợp với nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu đạt.
  • Những giả thuyết ngây thơ

    23/06/2011TS Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư ViasaCác nhà đầu tư thế giới thường nghĩ về Việt Nam như một quốc gia trẻ trung, đang lên và chứa nhiều tiềm năng nhất trong số các thị trường mới nổi. Họ ấn tượng với con số tăng trưởng về dân số, về sự kiện là 58% người VN dưới tuổi 25, và theo nhãn quan của người Âu Mỹ, đây là phân khúc sáng tạo và cầu tiến nhất của bất cứ xã hội nào...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh

    19/06/2011Lê Minh QuốcNguyễn An Ninh (1900 - 1943) là nhà văn, nhà báo, nhà cách mạng ở đầu thế kỷ 20 trong lịch sử Việt Nam. Ông mất trong tù vào ngày 14 tháng 8 năm 1943, hai năm trước khi Việt Nam giành lại được độc lập, hưởng dương 43 tuổi. Lúc mất, người ta đã tìm thấy trong túi áo ông những dòng chữ viết nghệch ngoạc bài thơ Sống - Chết...
  • Thơ Xuân & tự do

    19/02/2011Hà Thúc MinhTự do không thể thiếu đối với kinh tế thị trường nhưng tự do càng không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người. Xuân là “tuỳ duyên” mà “tuỳ duyên” cũng là “giải thoát” cũng là “tự do”. Xuân làm cho thế gian vui mà cũng làm cho thế gian buồn. Xuân chóng đến mà xuân cũng chóng đi…cho nên mọi sự đời âu cũng nên thoang thoáng thì hơn!
  • Bài thơ cuối cùng của thầy giáo Hoàng Đạo Thúy

    24/12/2010Trần Kiến QuốcNgày 15/4/1946, theo chỉ thị của Hồ Chủ tịch, Trường Cán bộ Việt Nam (tiền thân là Quân chính kháng Nhật) được đổi thành Võ bị Trần Quốc Tuấn, thực hiện đào tạo cán bộ chỉ huy cấp trung, đại đội trong thời gian 6 tháng. Người đã bổ nhiệm ông Hoàng Đạo Thuý, một nhà giáo yêu nước, nguyên Trưởng phòng thông tin (Bộ Tổng Tham mưu) làm Hiệu trưởng...
  • xem toàn bộ