Thi sĩ Lưu Quang Vũ: Những câu thơ tiên tri

10:51 SA @ Thứ Ba - 17 Tháng Tư, 2018

Lưu Quang Vũ là một tài năng thơ bẩm sinh rất đặc biệt và độc đáo. Những đóng góp của Lưu Quang Vũ cho sự phát triển của thơ hiện đại là khá đa dạng. Nó không chỉ nằm ở bình diện phát hiện các vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ mà sự đóng góp ấy còn thể hiện ở việc khắc họa chiều sâu những rung động suy tư của tâm trạng con người trong đời sống hiện đại.

Lưu Quang Vũ có một người em gái hiền thảo và tận tụy, người đến hôm nay vẫn lặng lẽ đứng sau lo lắng, chăm sóc tất cả mọi việc in ấn, xuất bản, phát hành và tổ chức giới thiệu các tác phẩm của anh đến với công chúng yêu thơ cả nước.

Người cần mẫn chăm lo di cảo

Người chăm lo cho di cảo văn học của Lưu Quang Vũ là Tiến sĩ Ngữ văn Lưu Khánh Thơ hiện đang công tác ở Viện Văn học. Suy nghĩ về nghề văn, Lưu Khánh Thơ tâm sự: “Tôi may mắn được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống yêu thích văn chương. Các thành viên trong gia đình tôi đều mang nợ văn chương từ trong huyết quản. Văn chương cũng như yêu, làm cho con người phong phú và giàu có hơn. Nó giúp cho ta được sống nhiều cuộc đời trong một kiếp sống hữu hạn. Có nhiều cách để thể hiện yêu và niềm đam mê đối với văn chương. Tôi chọn cho mình con đường luôn đi tìm kiếm và phát hiện những giá trị và vẻ đẹp văn chương đích thực. Tôi hạnh phúc với sự lựa chọn của mình, tuy không phải bao giờ cũng đi được tới đích”.

Sinh trưởng trong một gia đình có ba nhà văn nổi tiếng: nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Thuận (cha), nhà thơ Lưu Trùng Dương (chú) và nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ (anh ruột), đến nay, Lưu Khánh Thơ là người thứ tư của gia đình trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Trong số gần chục tác phẩm đã xuất bản của Lưu Khánh Thơ, có những cuốn rất đáng chú ý như: Thơ và một số gương mặt thơ Việt Nam hiện đại; Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ, yêu và sự nghiệp; Lưu Quang Vũ, thơ và đời; Lưu Quang Thuận - thơ và sân khấu; Xuân Diệu - Về tác giả, tác phẩm; Lưu Quang Vũ - di cảo, nhật ký và thơ…

Đến nay, 22 năm sau cái mất đột ngột của gia đình nhà thơ Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh và bé Mí mùa thu năm 1988, bạn bè văn chương và báo giới cả nước đã dành nhiều trang viết trân trọng về cuộc đời, sự nghiệp thi ca chói sáng và yêu của họ. Trong đó, phải kể đến việc lưu giữ, biên soạn, in ấn cả một khối lượng khá lớn di cảo thơ ca, kịch bản sân khấu, truyện ngắn, nhật ký của Lưu Quang Vũ do Lưu Khánh Thơ thực hiện cần mẫn suốt mấy chục năm qua với cả mấy ngàn trang sách đã được công bố. Công việc này dường như cũng đã khiến cho chị và gia đình dịu bớt nỗi đau mỗi khi nghĩ về số phận khắc nghiệt của một tài năng lớn như Lưu Quang Vũ.

Như Lưu Khánh Thơ đã từng giãi bày: “Thời gian đã làm được nhiều việc. Nó xoa dịu những nỗi đau tưởng chừng không thể chịu đựng nổi. Nó sàng lọc những điều còn mất và lưu giữ trong ký ức nhiều dấu ấn không thể phai mờ. Số phận khắc nghiệt đã không cho Lưu Quang Vũ kịp sống hết những năm tháng ngắn ngủi của đời mình. Anh kết thúc cuộc đời ở tuổi 40. Những năm tháng ngắn ngủi của đời mình, anh đã sống, đã yêu, đã làm việc hối hả như một bó đuốc rừng rực cháy. Điều duy nhất an ủi những người thân của anh, khi anh nằm xuống, đó là cảm yêu mến của bạn bè, độc giả đối với anh…”.

Năm 2010, Lưu Khánh Thơ và gia đình đã biên soạn, xuất bản tập thơ Gió và yêu thổi trên đất nước tôi tập hợp đầy đủ nhất những bài thơ còn trong di cảo của Lưu Quang Vũ. Tập thơ này ngay sau đó đã được Hội Nhà văn Hà Nội trao giải “Thành tựu thơ” để ghi nhận những đóng góp của Lưu Quang Vũ. Theo tôi, thơ của anh trong tập này vẫn mang vẻ đẹp lạ kỳ của ngôn ngữ thơ mang tính đặc thù của riêng Vũ với những câu thơ xuất thần đậm nét tài hoa và giàu cảm xúc. Những câu thơ vang lên trong tâm tưởng người đọc một nhạc điệu đầy xúc động với những thi ảnh được chọn lọc một cách tinh tế và giàu tính hội họa.

Lưu Quang Vũ là một tài năng thơ bẩm sinh rất đặc biệt và độc đáo. Những đóng góp của Lưu Quang Vũ cho sự phát triển của thơ hiện đại là khá đa dạng. Nó không chỉ nằm ở bình diện phát hiện các vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ mà sự đóng góp ấy còn thể hiện ở việc khắc họa chiều sâu những rung động suy tư của tâm trạng con người trong đời sống hiện đại.

Những câu thơ tài hoa và ám ảnh

Không chỉ có những tìm tòi về mặt hình thức nghệ thuật, Lưu Quang Vũ đã đổi mới bản chất đời sống của thơ bằng chính những cảm nhận về cuộc đời trầm luân, khó nhọc này bằng những suy tưởng đớn đau và nhân bản về một thế giới đang phải tự hàn gắn những đổ vỡ sau những đêm dài chiến tranh và xung đột bạo lực.

Có một bài thơ Lưu Quang Vũ viết từ những năm 70 của thế kỷ trước với nhan đề Tưởng tượng về một bài hát đề cập tới sự suy tưởng của nhà thơ về một thế giới đang đổ vỡ vì bạo lực với những hình ảnh đau đớn.

Và cho đến thập niên đầu của thế kỷ XXI này, những câu thơ ám ảnh về một thế giới đang đổ vỡ của nhà thơ Lưu Quang Vũ lại hiện về trong tâm tưởng chúng ta, khi trong thực tế các cuộc chiến tranh sắc tộc và tôn giáo đang nhấn chìm trong máu - lửa một phần hành tinh này: “Bây giờ/ Hai đạo quân đã giết hết nhau/ Tiếng trống cuối cùng đã bặt/ Người ngựa đều ngã gục/ Chỉ còn con quạ xám đậu trên bờ/ Bây giờ/ Thành Cổ Loa đã mất/ Trước mặt là biển rộng/ An Dương Vương tóc bạc phơ/ Lưỡi gươm đưa/ Lòng ngọc trai máu thắm/ Bây giờ/ Người sao Hoả mắt đèn pha/ Lưỡi dài bạch tuộc/ Đã tràn xuống đen ngòm mặt đất/ Cánh tay ai/ Mọc trên tường đá rắn/ Ai giấu dao găm trong áo choàng/ Đi giữa những hình ma-nơ-canh/ Những xe hơi điên cuồng/ Tay chắp lại như đòi như cầu khẩn/ Điệu dân ca mềm mà đau đớn/ Bây giờ/ Rừng đen mặt nạ sắt/ Vắng hoang trong mưa rào/ Nằm xóng xoài cô gái nước da nâu/ Hoa cúc xuyên qua miệng/ Bây giờ/ Em trụi trần dưới vòm cây tối đen/ Ngực đồi trăng ướt đẫm/ Tay chập chờn lửa sáng/ Nhưng đã muộn lắm rồi ôi muộn lắm/ Vực sâu đã mở ra/ Chôn cả lời trăng trối của mùa thu/ Một chiếc lá khổng lồ đỏ thắm”.

Với một cái nhìn tiên tri như trên, Lưu Quang Vũ bằng linh cảm vô thức của một nhà thơ lớn đã dự báo trước một đổ vỡ, một thảm họa của thế giới này, điều mà có lẽ ở thời điểm viết bài thơ trên, ông cũng khó cắt nghĩa nổi vì sao mình lại có những suy tưởng lạ lùng và đau đớn đến thế.

Trong thơ Việt thời gian qua, không ít những bài thơ vui rất giả, rồi buồn cũng rất giả. Ngôn ngữ thơ ấy như một thứ hàng rởm làm người đọc hết sức khó chịu và phải quay lưng. Phải chăng độc giả của thơ ngày một ít đi cũng bởi lẽ ấy. Hơn ba thập niên đã trôi qua, biết bao bài thơ con người đã xoá quên, đã loại khỏi trí nhớ mình.

Cũng ngần ấy năm đi qua, kỳ lạ thay, không ít bài thơ vẫn còn nguyên giá trị nhân văn, với sức lay động lòng người da diết, vẫn hội nhập được với đời sống tinh thần con người hôm nay. Và những bài thơ còn lại của Lưu Quang Vũ viết từ những năm 70 cho đến giờ vẫn không chịu cũ, vẫn có được những cảm xúc được chia sẻ nơi độc giả, vẫn làm rung động một thế hệ mới: “Chiếc cốc tan không thể khác đâu em/ Anh nào muốn nói những lời độc ác/ Như dao cắt lòng anh như giấy nát/ Phố ngoài kia ngột ngạt những toa tầu/ Tiếng bán mua tiếng cãi chửi ồn ào/ Những nhà cửa nhỏ nhoi những mặt người bụi bẩn…”.

Thơ của Lưu Quang Vũ có một giọng thủ thỉ tâm giấu chất tự sự như vậy. Ông kể lại bằng ngôn ngữ của thơ những xúc động, những phát hiện, những ghi nhận của mình trong cái chuỗi ngày mệt mỏi và lận đận. Và điều ấy đã làm nên một phong cách Lưu Quang Vũ không thể trộn lẫn: “Những dòng thơ giằng xé giầy vò/ Là mây trắng của một đời cay cực/ Vượt lên trên những mái nhà chật hẹp/ Em - em là mây trắng của đời tôi/ Em nơi đâu bao năm tháng qua rồi/ Người ta bảo rằng em đã chết/ Người ta bảo quên đi đừng phí sức/ Hãy chấp nhận những vách tường có sẵn/ Em làm gì có thật mà mong…”.

Lưu Quang Vũ là một tài năng thơ bẩm sinh rất đặc biệt và độc đáo. Bản năng thi sĩ của ông giàu có trong những nỗi buồn, trong nỗi cô đơn và khổ hạnh. Khi bị dồn vào chân tường, trong những khoảnh khắc chập chờn sáng tối, những vần thơ ám ảnh của ông tung bứt lên như muốn đối mặt với buồn đau. Nhưng ông là một người yếu đuối và đa cảm, bởi thế yêu và thi ca như một cứu rỗi còn lại qua những dằn vặt u ám.

Những day dứt, trăn trở trước cuộc đời đã để lại không ít vết thương trong trái tim nhà thơ. Sự khắc nghiệt của cuộc sống mà anh phải nhìn thấy, phải nếm trải, phải hứng chịu đã dội đập vào thơ anh đến tức ngực, nhưng cũng đã làm thơ anh bừng tỉnh: “Có những lúc tâm hồn tôi rách nát/ Như một chiếc lá khô, như một chồng gạch vụn/ Một tấm gương chẳng biết soi gì/ Một đáy giếng cạn khô, một hốc mắt đen sì/ Trời chật chội như chiếc lồng trống rỗng/ Tôi biết làm gì, tôi biết đi đâu/ Tôi chẳng còn điếu thuốc nào/ Đốt lên cho đỡ sợ/ Yếu đuối đến cộc cằn thô lỗ/ Tôi xấu xí mù loà như đứa trẻ mồ côi/ Tôi chán cả bạn bè/ Mấy năm rồi, họ chẳng nói được câu gì mới/ Tôi bỏ ra đi họ ngồi ở lại/ Tôi đi một mình trong phố vắng ban đêm/ Tôi chẳng dám về gian phòng nhỏ của em…”.

Có lẽ những năm qua chúng ta chưa đánh giá đầy đủ những đóng góp của Lưu Quang Vũ cho nền thơ hiện đại. Theo tôi, anh là một gương mặt thơ tiêu biểu và chói sáng lặng lẽ qua thời gian bên cạnh những gì mờ nhạt và thiếu sức sống ngôn ngữ. Những đóng góp của Lưu Quang Vũ cho sự phát triển của thơ hiện đại là khá đa dạng, nó không chỉ nằm ở bình diện phát hiện các vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ mà sự đóng góp ấy còn thể hiện ở việc khắc họa chiều sâu những rung động suy tư của tâm trạng con người trong đời sống hiện đại. Tôi biết có một giáo viên toán cấp III ở Hà Nội đã về hưu, là bạn cùng thời với Lưu Quang Vũ, hễ cứ ngồi đàm đạo thơ ca lại rưng rưng đọc những câu thơ say đắm, buồn thương của Vũ một thời.

Người bạn ấy cho rằng: Khi đã nhớ những câu thơ ấy rồi thì khó mà nhớ thêm được ít câu thơ nào đó của những người cùng thế hệ với Lưu Quang Vũ. Có thái quá chăng? nhưng chỉ cần với những người yêu thơ mình như vậy, Lưu Quang Vũ với những giá trị sáng tạo mà ông để lại cho cuộc đời chắc còn sống mãi cùng thời gian

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lưu Quang Vũ bi hùng kịch và bi hài kịch

    30/07/2018Phạm Vĩnh CưTrong bối cảnh mới, được ấn định bởi nhiều nhân tố nội tại và ngoại lai, thể loại bi kịch sống lại dưới nhiều biến thể đôi khi khó nhận ra. Không đề cập đến vấn đề có hay không tiểu thuyết - bi kịch trong văn xuôi Việt Nam đương đại, bài viết này chỉ tập trung nói về những biến thái của bi kịch trong sáng tác của kịch tác gia tiêu biểu Lưu Quang Vũ...
  • "Phản đề" dành cho người Việt trẻ

    30/03/2017Nhà thơ Lê Ðạt, đã ngoài 70 - cho dù cuộc đời ông như chính nhà thơ thừa nhận là rất "li kỳ" và chịu nhiều thăng trầm dâu bể. Trẻ, ở chính cái cách mà ông nhìn nhận rất "thiện chí" và cởi mở về lớp trẻ, về thế hệ trẻ hiện nay...
  • Những bài thơ về lẽ sống của chúng ta

    14/01/2017Bùi Quang MinhMỗi thời đại, các cá nhân có cách lựa chọn lẽ sống riêng, không bao giờ là muộn nhưng thường là ở lứa tuổi thanh niên, trung niên. Nếu nghĩ về lẽ sống, bạn có thể tìm từ 3 nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc, những nhiệm vụ lớn lao, khó khăn, cam go, nghiệt ngã của cuộc sống cá nhân, cuộc sống đồng loại...
  • Mặc cảm - Tha hóa - Phân thân trong tâm lý người cầm bút

    13/01/2016Vương Trí NhànỞ nước nào cũng vậy, một dấu hiệu chứng tỏ xã hội trưởng thành là sự phân công lao động được thúc đẩy mạnh mẽ, đi kèm với nó là sự hình thành tầng lớp trí thức chuyên làm công việc sáng tạo. Của cải mà lớp trí thức này giao nộp cho xã hội là những giá trị tinh thần với tất cả sự phong phú đa nghĩa của hai chữ tinh thần. Trong khi có vẻ sống xa nhân dân thì những gì tốt đẹp mà họ làm ra lại gắn liền với nhân dân. A. P. Chékhov còn nói trí thức, đó là lương tâm của nhân dân nữa...
  • Xuân Quỳnh dạy tôi cách trở thành đàn bà

    20/03/2015Phan Huyền Thư"Thay cho mẹ tôi, thơ Xuân Quỳnh dạy tôi cách trở thành đàn bà, cách trở thành người biết yêu người khác vô điều kiện và phi ngụy biện" - nhà thơ Phan Huyền Thư viết.
  • Mãi mãi tuổi hai mươi

    21/02/2012Kẻ thù không cho tôi ở lại. Phải đi. Tôi sẽ gửi về cuốn nhật ký này, khi nào trở lại, khi nào trở lại tôi sẽ viết nốt những gì lớn lao mà tôi đã trải qua từ khi xa nó, xa cuốn nhật ký thân yêu của đời lính. Ừ, nếu như tôi không trở lại, ai sẽ thay tôi viết tiếp những dòng sau này? Tôi chỉ ao ước rằng, ngày mai, những trang giấy còn lại đằng sau sẽ toàn là những dòng vui vẻ và đông đúc. Đừng để trống trải và bí ẩn như những trang giấy này...


  • Kịch "Tôi và Chúng ta"

    10/02/2012Lưu Quang VũTôi và chúng ta là vở kịch rất nổi tiếng của nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, được sáng tác vào năm 1984 và nhiều lần được dàn dựng lại. Tôi và chúng ta ra đời trong những năm đất nước gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng, nên đã góp phần cổ vũ và dự báo phong trào đổi mới toàn diện đời sống kinh tế, xã hội Việt Nam lúc bấy giờ...
  • Nói với mình và các bạn

    11/08/2011Lưu Quang VũChúng ta tụm năm tụm ba
    Họp hành, giễu nhau, uống trà, đọc thơ, đi thực tế
    Ta viết những suy tư ngây ngô vờ là trí tuệ
    Những câu nhạt phèo chiếu lệ
    Những lời nhàm tai ai cũng quen rồi
  • Lưu Quang Vũ tâm hồn trở gió

    11/08/2011Phạm Xuân NguyênĐây là bài viết dịp kỷ niệm 10 năm mất anh chị Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh. Nay lại cộng thêm 10 năm nữa vào ngày mất của hai nhà thơ tài tình và tài hoa của đất Việt...
  • Tiếng Việt

    26/06/2011Lưu Quang VũTiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
    Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
    Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
    Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre...
  • Hoa cẩm chướng trong mưa

    05/01/2011Lưu Quang VũNgười hát rong mù loà
    Đi trên đường nắng gắt
    Hoa cẩm chướng xanh
    Rơi trên bậc đá bến tàu...
  • Hành trình tự đổi mới bản thân

    25/11/2010Tâm Việt, Nguyễn Thị Thùy Dương

    Sống thực sự là gì? Phần hồn và phần xác, phần tư duy và phần cảm xúc có phải lúc nào cũng thống nhất với nhau? Khi nó không đồng nhất, khi ta phải làm những việc ta không thích, khi ta thành công mà không hạnh phúc, khi ta muốn thành công mà bế tắc, khi ta không biết mình là ai và có ý nghĩa gì...

  • Hà Nội những năm 2000

    07/07/2010Nguyễn Tuệ AnhTôi đi xa Hà Nội lần đầu tiên năm 1997. Không nghĩ lần đi ấy sẽ kéo theo những lần đi khác, đẩy tôi ngày càng xa thành phố thân yêu của mình.
  • Thương nhớ vỉa hè

    16/05/2010Nguyễn Quang LậpThương nhớ gì lại đi thương nhớ vỉa hè, có mà dở hơi. Nhưng mà thương nhớ thật, nhiều khi tay chống cằm nhìn qua cửa sổ thấy vỉa hè nhốn nháo ngày nay bỗng nhớ thương da diết vỉa hè ngày xưa.
  • “Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà”...

    08/02/2010Nguyễn Thị Minh TháiTrong kho tàng thơ tình Việt từ truyền thống đến hiện đại đã hiện diện một dòng thơ tình khá riêng biệt, xuôi theo những bước chân mùa đi mải miết, theo tuần hoàn đất Việt bốn mùa Xuân – Hạ - Thu – Đông. Chẳng ngẫu nhiên, những câu thơ Việt lại thường là thơ tình, đặc biệt thơ về mùa xuân và mùa thu.
  • Tế Hanh, Lời con đường quê

    17/07/2009Vương Trí NhànNgay khi Tế Hanh ngồi giữa đám đông, người ta vẫn thấy ở ông nhu cầu trao đổi trò chuyện một hai câu với một người nào đó thật ra là một biến tướng của nhu cầu độc thoại, kết quả sự đắm chìm triền miên của ông vào bản thân mình ngay giữa cuộc sống hàng ngày.
  • Trò chuyện với nhà thơ Lão Thực

    09/12/2006Vũ Ngọc TiếnCó một thời ấu trĩ, hễ ai nhắc đến Hiện sinh còn bị chuốc vạ vào thân, đã kìm hãm sự phát triển văn học Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ XX. Đáng tiếc, bước vào đổi mới, có một số người, để tỏ ra mình cấp tiến hơn các bạn viết, đã cố gồng cây bút lên cho có vẻ Hiện sinh, mà có khi Hiện sinh là gì họ còn chưa hiểu hết, sách Hiện sinh chắc gì đã đọc cho nghiêm túc. Ngược lại, có không ít người lại tỏ ra dị ứng, ác cảm với Hiện sinh. Triết học nào lập ra cũng vì con người, hướng dẫn con người đi tìm đến cội nguồn của hạnh phúc...
  • Về tác phẩm văn học đỉnh cao

    30/06/2006Phạm Tiến DuậtTrong những năm vừa qua, mặc dầu Hội Nhà văn Việt Nam và nhiều tổchức văn học và nghệ thuật khác đã trao giải thưởng văn học thường kỳ, một năm hoặc 5 năm một lần, nhưng hầu như các tác phẩm và tác giả được giải rất mau chìm vào quên lãng. Chúng ta đang thiếu vắng các tác phẩm văn học lớn, có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, những tác phẩm có khả năng rung động hàng triệu người, những tác phẩm có tác động xã hội to lớn, vừa trực tiếp lại vừa lâu bền...
  • Nhà văn Đỗ Chu: “Cô đơn được càng tốt !”

    24/11/2005Hồng Thanh QuangNhà văn là người có quyền lật đi lật lại vấn đề mà anh ta quan tâm. Và phải biết lật đi lật lại! Chả có gì mâu thuẫn trong việc này. Thì suốt cuộc đời, người ta ai mà chẳng phải trăn trở, nghĩ ngợi. Đâu phải nhất nhất mọi việc, mọi chuyện đều bất biến... Trong quá trình nhận thức của một đời người, quan trọng là xác lập cho được những câu hỏi lớn, chứ không phải là thuộc lòng vài ba câu trả lời lớn. Biết đặt ra những câu hỏi mới khó!
  • xem toàn bộ