Cải cách trí tuệ và luân lý

03:39 CH @ Thứ Ba - 26 Tháng Giêng, 2016

>> Cùng một tác phẩm


Trong một bài viết trước tôi có ám chỉ đến sự cần thiết phải tiến hành một cuộc "cải cách trí tuệ và luân lý" ở xứ này, và tôi đã nói rằng cuộc cải cách đó chủ yếu phải là công việc của giới tinh hoa nước Nam, những người phải có ý thức về chính mình, về bổn phận và trách nhiệm của mình.

Hôm nay tôi muốn phát triển thêm ý đó và tự cho mình cái quyền sau này sẽ nghiên cứu những cải cách chính trị và hành chính cần thiết khác, bởi vì giới chức cấp cao bắt đầu quan tâm đến chuyện đó rồi và các quan chức cũng sắp ra tay hoạt động theo hướng này rồi.

Vả chăng tất cả những sự cải cách này đương diễn ra và các quan điểm luân lý và chính trị không quá xa cách nhau thậm chí đôi khi còn quá gần nhau đến độ có thể hòa lẫn vào nhau. Như vậy sẽ không thể quan niệm có nổi một cuộc cải cách trí tuệ và luân lý của một quốc gia nếu chính quyền quốc gia đó không có được mọi quyền hành khởi xướng và thúc đẩy cần thiết trong lĩnh vực giáo dục. Chính quyền đó có thể bị điều khiển, bị kiểm soát, bị cho những lời khuyên này khác trong mọi mặt hoạt động chính trị và kinh tế; thế nhưng khi đây là công cuộc giáo dục của cả một dân tộc thì hoạt động của chính quyền nhất thiết đó phải có tính toàn diện và đầy đủ. Không một uy quyền ngoại bang nào, dù cực kỳ tốt lành và đáng mặt bảo trợ, lại có thể làm thay được trong cái sự nghiệp hàng đầu và cơ bản này, nếu không muốn mắc vào những khó khăn vô cùng rối rắm và cuối cùng chắc chắn sẽ thất bại. Nếu giới tinh hoa có thể tiếp nhận một nền văn hóa ngoại quốc như một sự bổ sung hữu ích cho việc học hành ở trong nước của họ, thì đám đông dân chúng chỉ có thể được đào tạo nhờ một nền giáo dục duy nhất, và nền giáo dục này lại chỉ có thể tiến hành bởi một chính quyền quốc gia. Chưa kể là trước hết cũng phải có cái chính quyền ấy đã, và có rồi thì lại cần phải có những quyền hành thiết yếu để tham gia một cách hữu ích cho sự nghiệp này. Và tất cả vấn đề là ở đấy. Nhưng trong lúc này chúng tôi sẽ chưa đụng đến vấn đề đó vội, mục đích của chúng tôi mới chỉ làm sáng tỏ điều này, rằng công cuộc cải cách trí tuệ và luân lý trên thực tế được gắn bó vô cùng chặt chẽ với cải cách chính trị.

Một dân tộc chỉ có thể tồn tại và trở nên phồn thịnh nếu nó biết tự gò mình vào một kỷ luật mang tính luân lý và tính quốc gia, kết hợp hài hòa các xu hướng truyền đời của giống nòi với các yêu cầu của cuộc tiến hóa lành mạnh. Một mình cái kỷ luật này không đem ra áp đặt được. Trước hết nó phải được giới tinh hoa của dân tộc, những người phải làm gương cho đám đông và được hoàn toàn phó thác trách nhiệm về giáo dục của mình. Vậy là, giới tinh hoa phải tự áp đặt cho mình cái kỷ luật này trước khi áp đặt nó cho dân chúng. Họ phải lựa chọn giữa những tư tưởng cổ xưa và những tư tưởng hiện đại và thực hiện một sự tổng hợp chúng một cách phù hợp nhất đệ tạo điều kiện dễ dàng cho sự phát triển của một đời sống quốc gia thực sự xứng đáng với tên gọi đó. Tiến hành cuộc lựa chọn này không tránh khỏi phải hy sinh. Hiển nhiên là các lý thuyết tự do và cá nhân chủ nghĩa đến từ Phương Tây không phải là không lôi cuốn, một sức lôi cuốn thường khi khó cưỡng lại đối với những đầu óc vừa mới thoát khỏi cái tổ chức gia trưởng nghiệt ngã, nơi ngự trị của chủ nghĩa chuyên chế. Nhưng chúng cũng không phải là không nguy hiểm, nên ta cần tiếp nhận chúng một cách thận trọng. Chúng có thể mang lại một khí chất tươi mới cho những tư tưởng truyền thống xưa cũ vốn vẫn trừu tượng hoá con người cá nhân, hòa lẫn con người cá nhân vào nhóm gia tộc hay cộng đồng và thường ngăn cản sự phát triển đầy đủ của nhân cách. Nhưng nếu các tư tưởng mới chỉ hành động riêng rẽ, không dựa trên cái nền chắc chắn của sự đào luyện của truyền thống, chúng có nguy cơ gây ra sự bại hoại và phá hủy. Cần có một liều lượng tinh tế, đòi hỏi sự sáng suốt và khôn khéo, và đó chỉ có thể là sự nghiệp của giới tinh hoa thực sự có ý thức về vai trò khởi xướng và dẫn đạo của mình.

Chúng ta đã có được những phần tử của lớp tinh hoa này. Ta chỉ còn có việc là tập hợp họ lại và thổi vào họ một luồng cảm hứng chung. Hiển nhiên là cái tư tưởng duy nhất có khả năng thực hiện được sự liên minh này hay khối thống nhất tinh thần này là tư tưởng quốc gia. Không ai có thể phủ nhận là tư tưởng đó đang có ở đất nước này; vấn đề là phải làm sao cho nó được nhân rộng ra, phát triển lên, tăng cường thêm ngày mỗi ngày. Không được làm gì cản trở nó, ngăn chặn nó; tốt hơn hết là sử dụng nó, khơi dòng cho nó, lấy nó làm cơ sở cho sự nghiệp giáo dục toàn dân cũng như giới tinh hoa. Khi đó nó sẽ nổi lên như một sức mạnh to lớn có khả năng hòa hợp tất cả nếu ta biết tính đến nó.

Phạm Quỳnh - hiệu Thượng Chi, bút danh: Hoa Đường, Hồng Nhân - là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn (Việt Nam). Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt - thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp - để viết lý luận, nghiên cứu. Ông chủ trương chiến đấu bất bạo động nhưng không khoan nhượng cho chủ quyền độc lập, tự trị của Việt Nam, cho việc khôi phục quyền hành của Triều đình Huế trên cả ba kỳ (Bắc, Trung, Nam), chống lại sự bảo hộ của Pháp và kiên trì chủ trương chủ nghĩa quốc gia với thuyết Quân chủ lập hiến.

Các tác phẩm chính:

- Thượng Chi văn tập (5 tập) (Bộ Quốc gia giáo dục, Sài Gòn, 1962)
- Pháp du hành trình nhật ký (NXB Hội Nhà văn - H, 2004)
- Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922 - 1932 (NXB Tri thức, H,2007)
- Một tháng ở Nam Kỳ
- Mười ngày ở Huế
- Luận giải về văn học và triết học (Nxb. Văn hoá Thông tin và Trung tâm văn hoá - ngôn ngữ Đông Tây xuất bản, H, 2003)

- Hoa Đường tùy bút

>> Trang tác giả: Phạm Quỳnh

Vậy thì công việc đào tạo một lớp tinh hoa "có ý thức và có tổ chức" - mượn theo một cách nói quen thuộc - biết tự áp đặt một kỷ luật luân lý và quốc gia mạnh mẽ, một nền giáo dục do lớp tinh hoa này tiến hành cho mọi người theo cùng một kỷ luật tốt lành và cần thiết đó - theo ý chúng tôi, đó là sự nghiệp cải cách trí tuệ và luân lý cần phải tiến hành ở xứ này.

Tấm gương Nhật Bản cho ta thấy có khả năng làm nên được sự nghiệp đó. Nếu xứ ấy chỉ trong một khoảng thời gian ngắn đã đạt được một sự tiến hóa thần kỳ khiến thế giới kinh ngạc và thán phục, thì đó là do từ đầu thời Minh Trị họ đã có một lớp tinh hoa sáng suốt thầm nhuần tinh thần dân tộc, đã nhiệt tình tiến hành công việc giáo dục dân chúng và đào luyện một tinh thần chung, cái được bộc lộ rõ ra với đầy sức mạnh và đầy sức sống trong nhiều hoàn cảnh.

Họ có cả một triều đại có tinh thần dân tộc biết truyền cái lý tưởng chung đó sang lớp tinh hoa của dân tộc, nước Nhật đã thành công trong việc làm thay đổi hoàn toàn tâm thức của dân chúng nước mình, làm tiêu tan cái tinh thần chia rẽ bởi tư tưởng thị tộc, khắc sâu vào nó sự tôn thờ danh dự và tổ quốc được biểu trưng trong con người Hoàng đế, tóm lại đã làm cho dân chúng gắn kết nhất, kỷ luật nhất, nghe theo những gợi ý của lớp tinh hoa nhất, dưới sự trị vì sáng suốt của lớp tinh hoa ấy, có khả năng nhất trong việc thực hiện những công cuộc to tát để vinh danh toàn dân tộc.

Đâu là bí quyết của sự thay đổi thần kỳ đó?

Nó nằm trong nền giáo dục quốc dân một mặt tổng hợp thành công được các tư tưởng Tây phương và Đông phương, kết hợp được luân lý truyền thống cổ xưa và văn hóa khoa học hiện đại, mặt khác lại được gây hứng và thúc đẩy bởi một tư tưởng duy nhất thống trị tất cả, thu hút tất cả: lòng yêu tổ quốc và giống nòi mà Nhà Vua là biểu tượng sống.

Được thực hiện đồng thời với sự nhiệt tình và kiên trì của những con người chỉ có mối lo nghĩ duy nhất là sự lớn mạnh của đất nước đã thành công trong việc kích động cả dân tộc, nền giáo dục này đã tạo ra một tinh thần chung như đã nói bên trên, và những ảnh hưởng mạnh mẽ của nó đã góp phần to lớn vào công cuộc Nhật Bản chiến thắng nước Nga Sa hoàng.

Về phương diện này, nếu ta đọc chỉ dụ nổi tiếng về giáo dục của nhà vua ngày 30- 10- 1890 thì thật rất bổ ích. Có thể nói rằng tài liệu đó được viết ra và treo trong mọi lớp học, và được đọc to lên vào các dịp lễ, thực sự là bản thánh thư của tôn giáo Nhà nước, nói cách khác, là của lòng yêu nước.

Thiên Hoàng nêu lên như sau cho thần dân của mình những nguyên tắc chính của nền giáo dục quốc gia:

"Người sáng lập hoàng gia chúng ta và tổ tiên hoàng tộc chúng ta đã lập ra những nền tảng của Đế chế này dựa trên cơ sở vĩnh hằng và thấm nhuần sâu sắc những đức hạnh luôn luôn được quý trọng. Phẩm hạnh của các thần dân chúng ta từ đời này qua đời khác được khẳng định bằng lòng trung thành, sự thành kính, bằng sự hợp tác hài hòa, góp phần tạo nên cái tính cách thường trực của đất nước ta. "

Đây là những nguyên tắc cơ bản của công cuộc giáo dục đối với các thần dân:

"Phải hiếu với cha mẹ, đễ với anh chị em, hoà thuận vợ chồng, thủy chung bè bạn; các ngươi phải sống sao cho nhã nhặn và thanh đạm, phải làm cho lòng nhân từ của các ngươi lan xa đến vạn vật! Hãy chăm chỉ học tập và làm nghề của mình; hãy vun xới các năng lực tinh thần, phát triển các tình cảm luân lý; hãy góp công cho lợi ích chung và quan tâm đến quyền lợi của xã hội. Phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật của Đế chế; nếu có cơ hội, hãy dũng cảm hiến dâng cho tổ quốc, cũng như hãy giúp đỡ có hiệu quả cho sự phát triển và bảo tồn danh dự và sự thịnh vượng của Đế chế chúng ta vốn cũng cổ xưa như Trời Đất.

Hành vi như thế của các ngươi không chỉ phù hợp với những thần dân đức hạnh và trung thành mà còn đủ để vinh danh các tập tục được thừa hưởng từ tổ tiên.

Những điều khuyến dụ này được tổ tiên hoàng tộc chúng ta truyền dạy cho các ngươi để chỉ ra con đường mà ta và các thần dân của ta phải theo, luôn luôn có giá trị đúng đắn qua biết bao thế kỷ trước đây cũng như hiện nay. Do đó chúng ta phải tin chắc rằng cả ta và các thần dân của ta không bao giờ được quên tuân thủ các nguyên tắc thiêng liêng đó".

Điều 1 về giáo dục tiểu học như sau:

"Các trường tiểu học được lập ra nhằm mục đích đem lại cho trẻ em một nền giáo dục vừa có tính luân lý vừa có tinh thần yêu nước, dạy cho trẻ những kiến thức phổ thông để chúng thành người hữu ích nhất trong cuộc sống và chăm lo chu đáo sự phát triển thể chất của chúng".

Chỉ dụ này còn được giải thích bằng thông tư của Bộ Giáo dục năm 1891, trong đó các giáo viên nhận được những giáo huấn như sau:

“Đào tạo những phẩm cách nghiêng về đức hạnh là mục đích tối cao của giáo dục, điều cần thiết là trong mọi việc giảng dạy phải chú trọng đến các chủ đề thích hợp với việc thực hành luân lý và ái quốc”

Luân lý và ái quốc, đấy là đặc điểm chủ yếu, nền tảng của nền giáo dục Nhật Bản. Đấy là bí quyết của sự biến đổi kinh ngạc chỉ trong vòng mấy năm đã biến một dân tộc phong kiến thành một quốc gia lớn mà vẫn giữ được những đức hạnh truyền thống của giống nòi đồng thời lại chiếm lĩnh được các phương pháp duy lý nhất của cách tổ chức cuộc sống hiện đại. Bởi vì nền giáo dục mang tinh thần dân tộc này cũng lại là nền giáo dục được tổ chức một cách khoa học.

Như hầu tước Mazelière đã nói, đó là "bằng phương pháp tỉ mỉ, Chính phủ muốn tạo nên một dân tộc mới theo kiểu nó dự tính; bằng việc dạy và học theo cách hoàn toàn khoa học, nó muốn tạo ra một giống nòi lành mạnh về tinh thần và thể chất, muốn tạo ra không chỉ những nhà nông giỏi, những công nhân giỏi, những đốc công giỏi, mà còn là những người con thảo, những ông bố hiền, những công dân tốt và những người lính tận tụy hy sinh một cách mù quáng cho Nhà Vua và Tổ Quốc".

Và nền giáo dục mang tính luân lý và dân tộc rõ rệt đó đã thành công rực rỡ bởi vì có thể nói rằng nó đã thực sự nhào nặn nên cái tâm hồn Nhật Bản hiện đại. Không phải là nó sản xuất ra hàng loạt những con vẹt giỏi bắt chước có khả năng nói ấp úng liên hồi mà không phải lúc nào cũng hiểu những từ ngữ của một thứ tiếng ngoại quốc, và khi đã nắm được vài mảnh của thứ tiếng đó thì đòi được trả công bằng cách xin xỏ chính quyền dư thừa những ghế thơ lại và những vị trí làm việc cỡ tay sai không tương lai và cũng không phẩm giá. Nền giáo dục Nhật Bản đào tạo ra "những người con thảo, những ông bố hiền, những công dân tốt và những người lính tận tụy hy sinh một cách mù quáng cho Nhà Vua và Tổ Quốc" và đấy chắc chắn là bí quyết làm nên sức mạnh và sự phồn vinh của Nhật Bản.

Về sau, hẳn là nước Nhật cũng gặp những cuộc khủng hoảng trong cuộc tiến hoá về luân lý và trí tuệ của mình. Những lý thuyết độc hại nhất của Tây phương đã gây ra nhiều tác hại ở đó cũng như ở khắp mọi nơi. Nhưng những tác hại ấy đã bị chặn lại phần nào, một mặt nhờ hệ thống giáo dục mang tính luân lý và ái quốc mà xứ đó có được do sự sáng suốt và khôn ngoan của giới tinh hoa dân tộc rất sành sỏi, những người từ 1875 đến 1900 đã làm việc cật lực để củng cố các nền tảng luân lý của dân tộc, mặt khác nhờ sự cảnh giác của chính quyền dân tộc luôn luôn coi việc giáo dục dân chúng là bổn phận chính của mình và không bao giờ lơ là áp dụng những biện pháp dự phòng cần thiết để bảo vệ sức khỏe tinh thần của nó: nếu tôi không nhầm, Nhật Bản không cấm dịch Trà hoa nữ và một số tác phẩm của Zola.

Những điều người Nhật đã làm được thì chúng ta cũng có thể làm được, dựa vào sự giúp sức của nước Pháp, một nước Pháp đã biểu lộ cho ta thấy là khá hào hiệp và khá khôn khéo để giúp cho sự bùng nổ và phát triển cái lòng ái quốc tự giác và chói sáng của người nước Nam, một nước Pháp là đối trọng mạnh mẽ nhất chống lại sự truyền bá các lý thuyết rất độc hại từ ngoại quốc mang tới.

(1930)

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cách đây một thế kỷ, những người khổng lồ

    12/05/2009Nguyên NgọcQuả thực, hồi đầu thế kỷ XX, chúng ta từng có được một thế hệ vàng. Quả thật đấy là thời kỳ của những người khổng lồ. Để có được ngày hôm nay của đất nước, không phải chỉ có cách mạng và chiến tranh. Hoặc nói cho đúng hơn, chính những con người như vậy, vào một thời điểm chuyển động quan trọng của lịch sử, đã góp phần không hề nhỏ chuẩn bị tinh thần, trí tuệ, cả chí khí nữa cho dân tộc để có được cách mạng thành công và chiến tranh giải phóng thắng lợi.
  • Tâm lý ngày Tết

    22/01/2020Phạm QuỳnhNhững dịp để cả một dân tộc được sống cùng nhau trong một tình cảm, một ý tưởng chung, cùng một xúc động tập thể, bao giờ cũng hiếm. Thường đấy phải là những sự kiện quan trọng, có liên quan ngay đến đời sống của cả cộng đồng, mới có thể tạo nên sự đồng nhất như vậy về ý nghĩ và rung cảm của mọi người.
  • Kẻ sĩ xưa và nay

    09/04/2019Hà Thúc MinhQuá trình phát triển của xã hội loài người là quá trình khẳng định sự “tách rời"” giữa lao động trí óc và lao động chân tay và cũng là quá trình phủ nhận điều đó. “Thống nhất” giữa lao động trí óc và lao động chân tay cũng là xu hướng tất yếu. Công nghệ thông tin trong thời đại ngày nay sẽ là đôi đũa thần đang biến cái tưởng chừng như khả năng xa vời đó trở thành hiện thực trước sự ngỡ ngàng của nàng “lọ lem” lịch sử về hình ảnh của cái gọi là “kẻ sĩ” một thời.
  • Tinh thần bất ổn

    13/07/2017Phạm QuỳnhKhông thể chối cãi được rằng đất nước này đang trải qua một cuộc khủng hoảng, có thể là khủng hoảng tăng trưởng, cách gì thì cũng là một khủng hoảng khá sâu sắc, và nhiều người không nghi ngờ gì mức độ nghiêm trọng của nó.
  • Đưa vào triết học (phần 2)

    08/01/2016Nguyễn Văn TrungTrong lớp triết, chỉ tìm hiểu với một thái độ như thái độ ở lớp khoa học, không thể thực sự hiểu được triết lý. Chỉ có thể hiểu được triết lý từ thái độ sống đó mà thôi...
  • Phương Đông và phương Tây

    07/11/2015Phạm Quỳnh (sinh (17/12/1892 - mất 6/9/1945)Chúng ta sống trong một thời kỳ khủng hoảng của lịch sử thế giới. Đấy không phải là một lời sáo rỗng tầm thường, một công thức mơ hồ và có phần cường điệu. Đấy là một nhận xét cần thiết nếu ta nghĩ đến những hậu quả kinh khủng của bi kịch do cuộc va chạm giữa Phương Đông và Phương Tây gây ra trên thế giới...
  • Sự an tâm

    01/01/2015Nguyễn Văn TrungThái độ an tâm cho mình là phải là một thái độ rất thông thường, vì ai cũng thường cho mình là đúng, ít người có lương tâm áy náy, sợ đã lầm lỗi. Thái độ an tâm là thái độ của một người cảm thấy mình không có điều gì đáng trách trong những việc mình làm, những lý tưởng theo đuổi hay những quan niệm mình chủ trương. Những quan niệm mình chủ trương là đúng, những lý tưởng theo mình theo đuổi là cao cả, những việc mình làm là tốt...
  • Sĩ phu, trí thức nước nhà xưa và nay

    08/09/2013TS. Chu HảoKhông ai nâng cao được vai trò của trí thức nếu giới trí thức của chúng ta không tự khẳng định được mình! Không ai san sẻ trách nhiệm với trí thức được; chỉ có trí thức mới thi hành được thiên chức của mình; vinh quang và cay đắng gắn liền với thiên chức ấy cũng chỉ dành riêng cho giới trí thức mà thôi!
  • Tục thờ cúng tổ tiên ở nước Nam

    15/05/2009Phạm QuỳnhNhân loại gồm nhiều người chết hơn là người sống, Auguste Comte đã nói ở đâu đó như thế. Ở nước Nam câu nói ấy của nhà triết học thực chứng Pháp càng đúng hơn ở bất cứ nơi nào khác. Quả vậy, việc thờ cúng tổ tiên có một vị trí quan trọng trong đời sống gia đình và xã hội của chúng ta. Nó đã trở thành một thứ giáo lý tôn giáo, và, theo một nghĩa nào đó, một tôn giáo quốc gia thực thụ.
  • Một nền văn hóa dân tộc

    08/05/2009Phạm QuỳnhMột cuộc bàn cãi sôi nổi đang diễn ra ít lâu nay trong một số anh em đồng nghiệp báo chí nước Nam chúng tôi. Đó là về việc nước Nam có một nền văn hoá dân tộc không. Một dân tộc nổi danh hiếu học, tự hào về các bậc túc nho, qua bao thế kỷ có sản sinh ra được một nền văn hoá dân tộc mang bản sắc riêng không? Hay rốt cuộc nó chỉ là một cậu học trò, dù đôi khi là một học trò xuất sắc nhưng vẫn là một học trò của nước Trung Hoa, người mẹ của toàn bộ văn hóa và văn minh, cô giáo duy nhất của tất cả các dân tộc Viễn Đông?
  • Nhãn quan văn hóa của Phạm Quỳnh, qua du ký

    28/04/2009Đặng Hoàng Oanh...một loạt tác phẩm của Phạm Quỳnh, từ Th­ượng Chi văn tập, Luận giải văn học và triết học, M­ười ngày ở Huế, Pháp du hành trình nhật kí cho đến Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922 - 1932 đã “tái xuất”, đến tay độc giả. Tuy chừng đó cũng cho thấy sự phong phú trong sự nghiệp tr­ước tác của một học giả một thời lừng lẫy và cũng một thời từng chịu nhiều tai tiếng. Đánh giá một cách công bằng và thỏa đáng về Phạm Quỳnh, công việc đó đòi hỏi nỗ lực, thái độ công tâm và khoa học của nhiều ngư­ời...
  • Một vấn đề ngôn ngữ học

    15/04/2009Phạm QuỳnhSự cuồng tín đối với tiếng mẹ đẻ này khởi từ cuộc xung đột nổi tiếng chia rẽ nước Bỉ giữa người Flamand và người Wallon. Cũng còn thấy nó ở đáy sâu của phong trào ly khai đã và đang khuấy động miền Alsacevừa giành lại được. Một tác giả nổi tiếng, ông RENÉ GILLOUIN, đã viết cả một cuốn sách về những xung đột ngôn ngữ này, cuốn sách nhan đề Từ Alsace đến Flandre: tính thần bí ngôn ngữ học. Quả thực, trong mối liên hệ của con người đối với tiếng mẹ đẻ của họ có một thứ tính chất thần bí và đó là một trong những thế lực đang tác động tới thế giới hiện đại.
  • Cuộc tiến hóa của tiếng nước Nam (*)

    09/04/2009Phạm Quỳnh (1)Thưa quý ngài, khi hai người không hoà thuận với nhau, các ngài bảo đó là họ không nói cùng một thứ tiếng. Chúng tôi thì nói: ngôn-ngữ-bất-đồng (không có cùng một ngôn ngữ). Đối với các cá nhân đã vậy; đối với các dân tộc càng như vậy. Để đi sâu vào tâm thức của một dân tộc, để có thể thiện cảm với nó, không gì bằng sự hiểu biết ngôn ngữ.
  • Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây qua sự hiện diện của tờ báo

    09/04/2009Trần Văn ToànSự ra đời của báo chí, lẽ tự nhiên, làm xuất hiện một chân dung mới: ký giả, hay nhà báo. Những danh xưng này, trong ngôn ngữ đương đại thiên về ý nghĩa nghề nghiệp thuần túy nhưng ở vào thời điểm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX lại có nét nghĩa chỉ một nhóm có vai trò ưu đẳng trong xã hội (status group). Với quốc dân, họ là đại diện cho luân lý và tri thức, có chức phận dẫn dắt, hướng đạo. Trong một xã hội vốn có truyền thống trọng quan tước, ký giả thậm chí được liệt vào tầng lớp “quan lại cao cấp”.
  • Ngụy tín

    11/03/2009Nguyễn Văn TrungThái độ chân thực chỉ có giá trị luân lý nhưng không có lợi, nhưng không có lợi và người ta vẫn thích cái lợi hơn cái luân lý, tuy biết che giấu cái lợi dưới bộ mặt luân lý.
  • Vong thân

    19/01/2009Nguyễn Văn TrungVong thân bày tỏ tình cảm con người đánh mất hay bị mất bản thân, bản ngã của mình. Mất ở đây không phải là không còn nữa, vì bị tan vỡ, trở thành không có nhưng là bị biến thể. Bản thân vẫn còn có, nhưng bị tách khỏi mình, trở thành khác mình và hơn nữa trở thành xa lạ, đối lập với chính mình.
  • Vấn đề phương Đông và phương Tây

    25/11/2008Phạm QuỳnhCó chăng một vấn đề Phương Đông và Phương Tây? Đặt ra vấn đề về các quan hệ giữa hai phần đó của thế giới do sự đối lập hay sự đối kháng của chúng là đúng hay sai? Giữa chúng có những khác biệt đặc trưng cho phép một sự đối lập như vậy không?
  • Chủ nghĩa dân tộc

    13/11/2008Phạm Quỳnh (*)Có một thực tế là kể từ khi có cuộc Đại chiến ở Châu Âu, thì phong trào dân tộc cũng có mạnh lên và có quy mô lớn chưa từng thấy. Kết quả của cú sốc lớn này của các dân tộc là nó làm tăng thêm tinh thần dân tộc không chỉ ở những nước tham chiến, mà còn cả ở những nước ít nhiều có liên quan đến cuộc xung đột kinh hoàng này. Nó đã thức tỉnh nhiều quốc gia đang ngủ quên, đã khơi dậy ý thức và sức sống cho nhiều quốc gia khác mới chi ở dạng tiềm tàng, đã tái sinh hay khơi dậy ở tất cả các quốc gia sự ham muốn sống cuộc sống tự do và độc lập của mình, duy trì và thèm khát nuôi dưỡng tất cả những gì - ngôn ngữ, truyền thống, phong tục tập quán - tạo nên đặc tính riêng của họ, phân biệt họ ra, khu biệt họ với các dân tộc khác.
  • Nghĩ về người tri thức

    12/09/2008G.S Tương LaiTừ đòi hỏi phát triển của xã hội hiện đại mà hiểu sâu hơn cái logic của tư duy truyền thống khi đặt kẻ “ sĩ” đứng đầu trong thang bậc phận vị xã hội khi các cụ ta từng hiểu rõ “ phi thương bất phú, phi công bất hoạt, phi nông bất ổn, phi trí bất hưng”. Khi tiến trình phát triển và hội nhập của đất nước đi vào chiều sâu, vấn đề tri thức và trí thức càng nổi rõ...
  • xem toàn bộ