Cá nhân và cộng đồng

06:19 CH @ Thứ Năm - 02 Tháng Năm, 2019

Thưa tiến sĩ Adler,

Chúng tôi được dạy bảo phải có tinh thần cộng đồng, hãy làcông dân tốt, và hãy cống hiến sức mình cho lợi ích cộng đồng.Nhưng người ta cũng khuyên chúng tôi hãy phát triển mình nhưnhững cá nhân, bồi dưỡng những phẩm chất riêng của mình, vàđẩy mạnh an sinh cá nhân. Ở đây không có một xung đột giữalợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân sao? Cái nào phải được ưutiên – cá nhân hay quốc gia?

A.B.


A.B. thân mến,
Hai quan điểm đối cực này đã thống trị cuộc tranh luận về mối quan hệ giữa cá nhân và quốc gia – chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa cá nhân.

Theo quan điểm tập thể chủ nghĩa, mọi cá nhân là thành viên của quốc gia, cũng như tay chân và các cơ quan phủ tạng là thành phần của một cơ thể, hoặc như các bánh răng và con ốc là những bộ phận của một cỗ máy. Các cá nhân không còn có ý chí riêng nữa, chẳng khác gì các cơ quan của cơ thể hay các bộ phận của máy móc. Các bộ phận hoạt động vì lợi ích của toàn thể. Khi nảy sinh xung đột giữa cá nhân và quốc gia, lợi ích của quốc gia phải luôn được ưu tiên hơn lợi ích của cá nhân.

Theo quan điểm cá nhân thì sự thỏa mãn cho cá nhân phải ở hàng đầu. Quốc gia chỉ là một công cụ phục vụ cho lợi ích cá nhân. Quan điểm cá nhân chủ nghĩa sẽ hạn chế quốc gia vào một khuôn khổ rất nhỏ hẹp – càng ít nhà nước càng tốt. Chủ nghĩa tập thể, ngược lại, muốn quốc gia nắm quyền chỉ đạo mọi hoạt động của con người. Với chủ nghĩa cá nhân, nhà nước là một anh cảnh sát giao thông hay nhân viên thu thuế; với chủ nghĩa tập thể, nhà nước là Thượng Đế trên mặt đất này.

Một lý thuyết thứ ba cho rằng cả quan điểm cá nhân lẫn tập thể đã dựng lên sự đối kháng không có thật giữa lợi ích cá nhân và lợi ích quốc gia. Những người theo quan điểm trung dung này khẳng định rằng nhà nước không chỉ phục vụ cho các mục tiêu chính trị – hòa bình, trật tự, luật pháp – mà còn phục vụ mục tiêu

cao nhất của con người, đó là hạnh phúc. Một quốc gia ổn cố và có trật tự một cách công bằng sẽ đóng góp vào hạnh phúc của cá nhân trong quốc gia đó. Và một cá nhân có lương tri và tinh thần công dân cũng đóng góp vào hạnh phúc của người khác bằng cách chu toàn các bổn phận công dân của mình.

Cả ba quan điểm trên đều nêu lên một câu hỏi căn bản về bản chất của con người, “Người ta sẽ hoàn thiện mình trong thế cô lập hay trong cộng đồng?” Một số nhà tư tưởng cho rằng sự hoàn thiện bản thân nằm trong sự tồn tại của cá nhân như một bộ phận của một tổng thể, tức là, của toàn nhân loại. Một số khác cho rằng cá nhân phải nâng mình lên khỏi đám đông, khỏi đại chúng, chủng tộc. Lại cũng có triết gia chủ trương rằng con người chỉ trở thành một cá thể trong một cộng đồng gồm những đồng loại của mình.

Ba quan điểm trên cũng đặt vấn đề là, cộng đồng con người phải có hình thức nào để giúp con người sống hạnh phúc. Chủ nghĩa vô chính phủ chẳng hạn, chủ trương con người nên hợp tác với nhau để đạt tới lợi ích chung lẫn riêng. Nhưng chủ nghĩa này không cho rằng nhà nước, cùng những luật lệ, quan chức, tòa án và cảnh sát của nó, là phương cách để đạt được mục tiêu này. Những người vô chính phủ về triết học mong muốn có được một xã hội của những liên kết tự nguyện và đồng thuận trong đó con người trực tiếp tham dự vào mọi việc, ngược với kiểu tổ chức có tính cưỡng bách của nhà nước chính trị.

Tuy nhiên, những triết lý chính trị chủ yếu của phương Tây lại chủ trương rằng quốc gia là một hình thức đúng đắn của cộng đồng con người. Họ nghĩ rằng những liên kết tự nguyện mà nhóm vô chính phủ xem là mẫu mực chỉ là sản phẩm của giai đoạn phát triển sơ kỳ của nhân loại. Hầu hết những nhà tư tưởng chính trị ngày nay cho rằng sự tự quản trọn vẹn mà những người vô chính phủ tìm kiếm là điều bất khả thi, con người và xã hội cứ mãi là như vậy.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đôi điều về trách nhiệm cá nhân

    14/11/2018Nguyễn Ngọc BíchTrước các tổn thất vô hình và hữu hình mà xã hội đã chịu, vấn đề trách nhiệm cá nhân đang được công luận nêu lên. Qua hai lý do trình bày dưới đây, độc giả có thể chia sẻ lo ngại của tôi rằng vấn đề này còn phải mất nhiều năm nữa mới trở thành hiện thực.
  • Kiến tạo một xã hội học tập ở Việt Nam - những hạn chế từ lịch sử

    25/05/2016Trần Ngọc VươngNền kinh tế tri thức ở quy mô toàn xã hội tự nhiên đòi hỏi mọi thành viên của xã hội ấy đồng thời là những người năng sản bằng trí tuệ. Kiến tạo một xã hội học tập, không nghi ngờ gì nữa, là một con đường tất yếu mà Việt Nam phải khẩn trương hướng tới. Bài viết này xuất phát từ một góc nhìn cụ thể, là góc nhìn về logic - lịch sử sự vận động...
  • Nguyên lý hữu dụng và hạnh phúc

    06/03/2016Luận MinhCuối thế kỷ 18, triết gia người Anh Jeremy Bentham trong tác phẩm “Giới thiệu các nguyên lý đạo đức và luật pháp” (1789) đã đề ra nguyên lý hữu dụng, nội dung của nó là tán thành hay phủ nhận hành động của cá nhân hoặc chính quyền, dựa trên nỗ lực làm gia tăng hay giảm bớt hạnh phúc cho người khác. Theo J. Bentham, chính quyền được xây dựng trên căn bản tam phân: lập pháp, hành pháp và tư pháp, hình thức tổ chức chính quyền chỉ là phương tiện để đạt đến mục đích
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Làm bổn phận của mình

    10/11/2015Dr. Mortimer, J. Adler... không có vấn đề nào thiết yếu trong luân lý hơn là vấn đề giữa đạo đức học về bổn phận và đạo đức học về khoái lạc hay hạnh phúc. Theo nguyên lý đạo đức về bổn phận , mỗi hành vi sẽ được phán đoán tùy theo nó tuân thủ hay bất tuân luật lệ, và sự phân biệt đạo đức cơ bản là giữa cái đúng và cái sai. Nhưng ở đâu sự khoái lạc hay hạnh phúc là chủ yếu, thì sự phân biệt cơ bản sẽ là giữa thiện và ác...
  • Lịch sử phát triển chủ nghĩa cá nhân trong thế kỷ 21

    03/11/2015Nguyễn Hào Hải, Trưởng phòng Triết học Pháp, Viện Triết học...sự bùng phát mạnh mẽ của chủ nghĩa cá nhân trong thời đại ánh sáng chủ yếu vẫn nằm ở khuôn khổ của cuộc cách mạng tư tưởng. Nói rõ hơn, nó vẫn nằm ở mặt lý luận hơn là đã thực hiện trong đời sống hiện thực, nghĩa là vẫn nằm trong giai đoạn trừu tượng, trong sự sôi nổi, sự cuồng nhiệt chủ yếu diễn ra ở khâu lý luận, học thuật của các triết gia kiệt xuất phương Tây....
  • Cá nhân và Lịch sử: Mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng và người lãnh đạo

    14/05/2014Nguyễn Trần BạtNgười ta thường nói rằng sự nghiệp là của quần chúng. Điều đó không sai, nhưng nếu nói sụ nghiệp chỉ là của quần chúng thì hoàn toàn không đúng. Những bước ngoặt trong lịch sử các dân tộc thường gắn liền với các tên tuổi lớn: ở Nhật Bản là Minh Trị, ở Nga là Pie đại đế, ở Việt Nam là Hồ Chí Minh... Bởi vì thửa ruộng cày được không phải do công lao của cái cày. Nếu chúng ta phân tích theo logic, rằng những người lao động trực tiếp tạo ra sự nghiệp, tạo ra lịch sử, thì chúng ta cũng buộc phải phân tích tiếp: con trâu còn quan trọng hơn cả con người...
  • Từ chuyện “chôm” của công đến ý thức cộng đồng

    20/09/2006Hữu VinhVụ trộm hơn 3,4 tấn thép trụ cầu Vĩnh Tuy của nhóm thanh thiếu niên mới đây được ưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng có vẻ như không mới. Đơn giản là vì những vụ trộm cắp tương tự như vậy cũng đã xảy ra và số tiền mà bọn trộm thu được không lớn nhưng hậu quả về mặt kinh tế thì thật khó lường...
  • Xã hội tương lai

    13/09/2006Hạnh TâmTrong tạp chí Nhà Kinh tế 01/2001, Peter Drucker - người được đánh giá là nhà tương lai học có uy tín nhất trên thế giới đã viết loạt bài nghiên cứu về những xu hướng lớn của tương lai: xã hội tương lai, mô hình dân số mới, lực lượng lao động mới, nghịch lý của công nghiệp chế tạo, liệu các Công ty sẽ còn tồn tại và con đường phía trước, khẳng định xã hội của ngày mai đã đến gần hơn chúng ta nghĩ....
  • Hành trình từ “chuyên chính vô sản” đến “làm chủ tập thể” và “Nhà nước pháp quyền Việt Nam”

    12/09/2006Tương LaiTrên đất nước ta, đó là một hành trình gian truân với cái giá phải trả khá đắt. Nhưng là những bước thuận theo quy luật vận động của cuộc sống, và là sự trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó cũng là hành trình của nhận thức nhằm chứng minh thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, quy luật của cuộc sống mạnh hơn những giáo điều xơ cứng...
  • Giáo dục nhân cách sáng tạo và phát triển bền vững

    09/09/2006Vũ Minh TâmNhân cách sáng tạo là một phẩm chất phát triển của con người, trong đó con người, thông qua hoạt động sống của mình, tạo nên những giá trị tinh thần, giá trị vật chất có tính mới về chất đối với nhu cầu và lợi ích của sự phát triển xã hội. Bản chất con người vốn có khả năng sáng tạo, song, tiềm lực này có được "thực tế hóa" hay không, lại phụ thuộc vào điều kiện xã hội, giáo dục cộng đồng và ý thức cá nhân...
  • Xã hội chính trị - quan niệm và những vấn đề đặt ra

    09/09/2006GS, TS. Hoàng Chí BảoNằm trong một tập hợp lớn các khoa học xã hội và nhân văn, xã hội học chính trị có vị trí và tầm quan trọng riêng của nó, góp phần vào việc nghiên cứu các vấn đề xã hội cũng như nghiên cứu phương diện xã hội của chính trị trong quá trình phát triển...
  • Mấy suy nghĩ về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

    15/07/2006Lê Cần TĩnhTăng trưởng kinh tế là khái niệm mà các nhà kinh tế học, các nhả quản lý, các nhà hoạt động chính trị...thường xuyên sử dụng. Hiểu một cách giản lược thì tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên của tổng sản phẩm trong nước (GDP) hàng năm...
  • Văn hóa ứng xử và tiến bộ xã hội

    25/05/2006Nguyễn Văn TrọngThời gian gần đây dư luận nước ta xôn xao nhiều về các yếu kém của ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế. Trước hết là hệ thống trong dạy nghề quá yếu không có mấy người đi học và không có trưởng tốt đáp ứng yêu cầu công nghệ hiện đại...
  • Tính cộng đồng - tính cá nhân và "cái tôi" của người Việt Nam hiện nay

    04/05/2006TS. Hoàng KimQuá trình thực thể sinh học - xã hội trở thành con người cũng là quá trình có sự kết hợp giữa tính cộng đồng và tính cá nhân, nói rộng hơn, là giữa tính xã hội và tính cá nhân. Triển khai nghiên cứu đề tài, các tác giả Viện Tâm lý học đã đặt nó trong bối cảnh của thời đại ngày nay, khi quá trình hội nhập đã trở thành xu thế chung mang tính toàn nhân loại...
  • Cá nhân và sự phát triển của cá nhân trước những yêu cầu và trong điều kiện hiện nay ở nước ta

    12/01/2006Đoàn Đức HiếuTừ cái nhìn toàn diện, “con người không chỉ là sản phẩm của lịch sử; cao hơn nữa, con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử; và điều còn quan trọng hơn, con người phải là những chủ thể văn hoá”(3). Chỉ có thể đứng trên quan điểm đó mới thấy hết xu thế và khả năng phát triển của con người với tư cách là cá nhân trong thời đại ngày nay...
  • Sự lựa chọn của cá nhân và những người làm công tác giáo dục.

    17/12/2003Tuy là một nước đang phát triển những trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay nhất là ở các đô thị, sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống Internet đang thực sự mở rộng cơ hội tiếp xúc thông tin cho mỗi cá nhân, một mặt làm cho khả năng thay đổi suy nghĩ, tình cảm và hành động của mỗi cá nhân nhiều hơn, mặt khác làm cho cơ hội lựa chọn của cá nhân trong cuộc sống cũng được rộng mở hơn.
  • xem toàn bộ