Tiếu lâm và triết học

03:33 CH @ Thứ Tư - 03 Tháng Ba, 2010

Chuyện tiếu lâm và triết học là hai lĩnh vực rõ ràng không liên quan gì đến nhau; một bên đọc lướt để cười, một bên nghiền ngẫm để giải đáp những bí ẩn của cuộc đời. Thế nhưng hai tác giả Thomas Cathcart và Daniel Klein lại bỏ công viết một cuốn sách nhằm “tìm hiểu triết học thông qua chuyện tiếu lâm” với tựa đề “Plato và Platypus bước vào quán rượu…”.

Có lẽ cách hay nhất là dịch chương “Giới thiệu” từ cuốn sách này để chính các tác giả trình bày cho bạn đọc vì sao họ có ý tưởng “quái chiêu” như thế.

Dimitri: Nếu thần Atlas nâng quả đất trên vai, thế thì ai nâng thần Atlas?

Tasso: Thần Atlas đứng trên lưng con rùa.

Dimitri: Nhưng rùa đứng trên cái gì?

Tasso: Trên một con rùa khác.

Dimitri: Nhưng con rùa ấy đứng trên cái gì?

Tasso: Dimitri thân mến à, toàn là rùa suốt lượt.

* * *

Mẩu đối thoại kiểu Hy Lạp cổ đại này minh họa rõ ràng nhất khái niệm triết học về hồi quy bất tận, cái ý niệm nảy sinh khi ta hỏi về nguyên thủy cuộc sống, về vũ trụ, thời gian và không gian, và quan trọng nhất về một đấng sáng tạo.

Phải có cái gì đấy tạo ra đấng sáng tạo cho nên mối dây nhân quả - hay chú rùa - không dừng lại ở đấng sáng tạo được. Hay ngay cả với đấng sáng tạo đứng sau. Hay đứng kế sau nữa. Phải là đấng sáng tạo suốt lượt - dưới hay trên, nếu ta thích truy tìm các đấng sáng tạo theo hướng đó.

Nhưng hãy lắng nghe lão Tasso lại một lần nữa. Không chỉ tỏ tường, câu đáp của lão: “Toàn rùa suốt lượt” rõ ràng còn mang tính tiếu lâm nữa.

Điều đó không làm chúng tôi ngạc nhiên. Cấu trúc và yếu tố chọc cười của chuyện tiếu lâm cũng giống cấu trúc và yếu tố “ngộ ra” của các khái niệm triết học. Chúng kích thích đầu óc chúng ta theo cùng một cách. Đấy là bởi triết học và truyện cười có cùng xuất phát điểm: làm đảo lộn suy nghĩ bình thường của chúng ta về mọi vật và làm xuất lộ những sự thật bị giấu kín và thường là không hay ho lắm về cuộc đời. Cái mà nhà triết gia gọi là thấu thị, giới tiếu lâm gọi là chìa khóa chọc cười.

Ví dụ, hãy xem chuyện tiếu lâm cổ điển sau. Bề ngoài, trông như chuyện ngu đến bật cười nhưng xét kỹ, nó nói lên cái thâm sâu của triết lý kinh nghiệm chủ nghĩa của người Anh: chúng ta có thể dựa vào loại thông tin nào về thế giới quanh ta đây.

Morty về nhà thấy vợ và thằng bạn thân nhất của mình là Lou nằm trên giường, không mảnh vải che thân. Ngay khi Morty định mở miệng, Lou nhảy khỏi giường và thốt lên: “Trước khi mày có bất kỳ hành động gì, mày phải hỏi chính mày: nên tin tao hay tin vào mắt mày”.

Bằng cách thách thức tính vượt trội của các giác quan, Lou đã đặt ra câu hỏi, loại dữ liệu nào là chắc chắn và tại sao. Cách thu nhận thông tin về thế giới quanh ta - ví dụ, qua mắt - liệu có đáng tin cậy hơn các cách khác - chẳng hạn, tin vào miệng Lou miêu tả hiện thực?

Đây là một ví dụ khác về triết-tiếu lâm, lần này rút ra từ phép loại suy - nếu hai sự việc có cùng kết quả, chúng ắt phải có cùng nguyên nhân.

Một lão ông 90 tuổi đi gặp bác sĩ, hỏi: “Nè bác sĩ, cô vợ 18 tuổi của tôi sắp sinh con”.

Bác sĩ bảo: “Để tôi kể ông nghe một câu chuyện. Một gã đi săn, nhưng thay vì lấy súng lại lấy nhầm cái dù. Khi một con gấu ào đến tấn công, gã bèn giương dù lên, bắn, gấu lăn ra chết”.

Ông lão thốt lên: “Vô lý. Chắc có ai bắn gấu từ hướng khác”.

Bác sĩ nói: “Đấy, tôi cũng nghĩ vậy”.

Không thể tìm ra một ví dụ minh họa nào hay hơn về phép loại suy, một thủ thuật triết học đang được dùng (mà lại dùng sai) trong tranh luận về Thiết kế Thông minh (nghĩa là, nếu có con mắt, ắt trên trời phải có đấng thiết kế mắt).

Chúng tôi có thể kể miết, và thực tế là sẽ kể, từ thuyết bất khả tri đến thiền, từ thông diễn học đến luân hồi. Chúng tôi sẽ chứng minh rằng các khái niệm triết học có thể minh họa bằng chuyện tiếu lâm và nhiều chuyện tiếu lâm hàm chứa những nội dung triết học kỳ thú.

Sinh viên lạc lối vào một lớp triết học thường hy vọng tìm được cách lý giải, chẳng hạn, về ý nghĩa của mọi vật nhưng một gã đầu bù tóc rối, ăn mặc xốc xếch, lừ đừ lên bục giảng, bắt đầu rao giảng về ý nghĩa của “ý nghĩa”.

Gã nói, chuyện gì ra chuyện nấy. Trước khi chúng ta trả lời bất kỳ câu hỏi nào, lớn hay nhỏ, chúng ta cần biết tự bản thân câu hỏi có ý nghĩa gì. Miễn cưỡng lắng nghe, chúng ta lại thấy gã này nói hay ra phết.

Triết học - và triết gia là như thế đấy. Câu hỏi làm nảy sinh câu hỏi, các câu hỏi này làm bật ra hàng loạt câu hỏi khác nữa. Toàn là câu hỏi suốt lượt.

Chúng ta có thể bắt đầu bằng những câu hỏi cơ bản như “Ý nghĩa của mọi vật là gì?” hay “Có tồn tại Thượng đế không?” hay “Làm sao tôi sống đúng với chính mình?” hay “Tôi có vào nhầm lớp không?” nhưng chẳng chóng thì chầy chúng ta sẽ phát hiện ra mình phải hỏi những câu hỏi khác để trả lời những câu nguyên thủy. Quá trình này đã khai sinh ra nhiều ngành triết học, mỗi ngành giải quyết các câu hỏi lớn bằng cách hỏi và cố trả lời những câu hỏi liên quan.

Cho nên “Ý nghĩa của mọi vật là gì?” giải quyết một chuyên ngành gọi là siêu hình học; “Có tồn tại Thượng đế không?” là ngành triết học tôn giáo; “Làm sao tôi sống đúng với chính mình?” thuộc chuyên ngành hiện sinh; “Tôi có vào nhầm lớp không?” là một phân ngành triết học mới gọi là siêu triết học, nơi đặt ra câu hỏi “Triết học là gì?”. Cứ thế, mỗi lĩnh vực triết học giải quyết những loại câu hỏi và khái niệm khác nhau…

Khi hai đứa chúng tôi lảo đảo bước ra khỏi lớp học đó, chúng tôi bối rối và hoang mang đến nỗi chúng tôi nghĩ đầu óc mình không bao giờ gỡ nổi mớ bòng bong đao to búa lớn này. Đấy là lúc một gã sinh viên cao học thơ thẩn bước đến, kể cho chúng tôi nghe câu chuyện tiếu lâm về Morty về nhà thấy Lou thằng bạn thân nhất nằm trên giường với vợ mình.

“Đấy mới chính là triết!” - gã nói.

Chúng tôi gọi đấy là triết - tiếu lâm.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thế nào là một bài viết có tính triết học?

    31/07/2017Nguyễn Hữu ĐễTrao đổi xoay quanh vấn đề đánh giá tính triết học của một bài viết. Tác giả đã luận giải để làm rõ ràng, một bài viết được coi là có tính triết học phải thể hiện được ít nhất một trong những nội dung: 1) Đề cập đến những vấn đề triết học chung, 2) Nêu lên những vấn đề triết học cuộc sống, 3) Đề cập đến những vấn đề của các khoa học khác từ góc độ triết học...
  • Đưa vào triết học (phần 2)

    08/01/2016Nguyễn Văn TrungTrong lớp triết, chỉ tìm hiểu với một thái độ như thái độ ở lớp khoa học, không thể thực sự hiểu được triết lý. Chỉ có thể hiểu được triết lý từ thái độ sống đó mà thôi...
  • “Trà dư tửu hậu” và triết học

    05/05/2015Võ Trần Bình PhươngQuanh năm quay cuồng với chuyện làm ăn, bàn chuyện kinh tế, chính trị, thời sự; cuối năm có lẽ là dịp để mỗi chúng ta chiêm nghiệm, suy ngẫm về cuộc đời... Thử một lần không bàn về chuyện kinh tế, TBKTSG đã “trà dư tửu hậu” với nhà nghiên cứu triết học phương Tây Bùi Văn Nam Sơn...
  • Triết học nước Pháp

    08/11/2014Henri Bergson - Phạm Quỳnh dịchCái tính hiếu triết học đó thực là tiêu biểu cho tính tình cao thượng của người Pháp, chỉ ưa những nghĩa lý công minh chính đại ở đời. Như vậy thì hồn nước Pháp với hồn triết học tất có thanh khí với nhau, không phải không.
  • Về một số thuật ngữ triết học, chính trị - xã hội có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài

    27/08/2013Nguyễn Tấn HùngTrao đổi về một số thuật ngữ triết học, chính trị - xã hội có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài, trong bài viết này, tác giả đã khẳng định cách phiên âm tên địa phương và tên người ra tiếng Việt tuy đã có nhiều đổi mới, nhưng vẫn còn chưa thống nhất; việc phiên dịch các thuật ngữ thì một số thiếu chính xác, một số sai cơ bản, một số khác tuy không sai nhưng cũng cần phải tìm hiểu mới có thể sử dụng đúng được.
  • Liệu triết học có phải là khoa học không?

    28/04/2010“Có thực triết học là khoa học không?” gắn với sự nghi ngờ về tính chất của ngành này là một câu hỏi khoa học chân chính, một câu hỏi triết học đối với chúng ta. Triết gia và những người quan tâm đến triết học cần phải nhìn lại, nhận thức đúng về ngành Triết học để soi lại mình và định hướng để cho triết học phát triển tiếp.
  • Triết học là gì?

    28/04/2010Hình như triết học không có một chủ đề xác định nào như trong các khoa học và các nghiên cứu kinh viện. Phải chăng triết học bao gồm mọi lĩnh vực tri thức? Hay nó chỉ đơn thuần là tư tưởng, không có một đối tượng riêng biệt nào? Triết học có phải là một khoa học mang đến cho ta tri thức chắc chắn và chính xác, hay chỉ là nghệ thuật suy nghĩ?
  • Nghiên cứu triết học cơ bản

    14/12/2009Lý Chấn AnhTập sách mang hai công năng: giới thiệu những nguyên lí triết học, đồng thời phát triển tư tưởng triết học nhân bản toàn diện mà Lý Chấn Anh chủ trương (...) về công năng của triết học chính là công việc hoàn thiện, thăng tiến con người: một con người toàn diện gồm trí năng, đức năng, mĩ cảm và thánh năng.
  • Người ta cần triết học để làm gì?

    17/11/2009Nguyễn Thúy Vân... chính nội dung của những tri thức triết học và chỉ có nó mới làm sản sinh trong năng lực nhận thức của con người cách suy nghĩ và hành động phù hợp với hiện thực được phản ánh. Đó là lý do người ta cần đến triết học.
  • Bàn về minh triết

    23/09/2009Nhận lời mời của Hoàng Ngọc Hiến, chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm nghiên cứu Minh Triết Việt, trong 3 ngày 7, 8, 9 nhà triết học François Jullien, giáo sư Đại học Tổng hợp Paris- Diderot, Viện trưởng Viện Tư tưởng đương đại, đã đến thăm và làm việc với Trung tâm.. Dưới đây là bài nói chuyện của ông về 3 chủ đề: Đấu tranh…và quản lý cái tiêu cực, Cái phổ quát, Minh triết và Thời hiện đại.
  • Hành trình vào triết học

    30/06/2009Cuốn sách dành cho các bạn sinh viên và những người mới bắt đầu quan tâm đến triết học. Trải dài trên ba trăm trang sách là con đường suy tư về mọi phương diện đời sống – từ hiện hữu trong thân thể mình đến hiện hữu trong thế giới tự nhiên, từ hiện hữu trong cộng đồng người (người khác) đến hiện hữu trong thế giới siêu hình...
  • Triết học là gì?

    04/06/2009Phạm QuỳnhNói triết học, ai cũng nghĩ đến một môn học nghiêm trang, cao kỳ, huyền bí, bàn những nghĩa cao xa, xét những lẽ thâm thúy, người thường không thể hiểu được. Có người nghe đến tên triết học mà sợ, tưởng như cái yêu thuật của một phái cuồng nho dùng để huyễn diệu người đời. Bởi nhiều người hiểu lầm về triết học như thế, nên triết học đã hầu coi như một món không đàm, không có quan hệ gì đến sự thực, đến việc đời, mà nhà triết học thành nhà thuyết lý suông, chỉ biết mơ màng trong cõi lý tưởng.
  • Văn hóa, triết lý và triết học

    11/12/2008Lương Việt HảiBài viết góp phần luận giải mối quan hệ giữa văn hóa, triết lý và triết học. Văn hóa là nguồn nuôi dưỡng các triết lý, các tư tưởng và hệ thống triết học, là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại và phát triển các hệ thống triết học. Các triết lý, các hệ thống triết học lại là những bộ phận cốt lõi nhất trong nền văn hóa của một dân tộc...
  • Nhập môn lịch sử triết học

    04/12/2008V.V.XocolopTriết học là một thành tố rất cổ của văn hóa tinh thần, là trí tuệ là trí tuệ của loài người và không dễ gì nhận thức được nó. Cái khó trong việc nắm bắt kết học trước hết bị quy định bởi diện rộng tới mức tối đa các khái niệm triết học.
  • Chủ nghĩa duy vật nhân văn

    08/09/2008TS. Hồ Bá ThâmVấn đề chủ nghĩa duy vật nhân văn là một hướng nghiên cứu lớn mà chúng tôi đã nhiều năm tìm tòi, suy ngẫm và đã được công bố trong một số công trình, làm rõ các góc độ khác nhau của vấn đề cả mặt khoa học cơ bản và mặt ứng dụng thực tế, cả mặt triết học và khoa học nhân văn, cả mặt lịch sử và mặt đương đại. Các kết quả nghiên cứu của hơn mười năm được nâng cao, hệ thống hóa và sắp xếp tập trung vào 2 cuốn sách...
  • Giá trị luận

    30/01/2008Nguyễn Huy HoàngGiá trị luận (từ chữ Hy Lạp axios - giá trị và logos từ, khái niệm) học thuyết về các giá trị, lý thuyết triết học về những nguyên tắc có ý nghĩa chung, quy định hướng hoạt động, động cơ hành động của con người...
  • Quan niệm của Hêgen về bản chất của triết học

    22/08/2007GS, PTS Nguyễn Trọng ChuẩnKhông chỉ là đại biểu tiêu biểu của nền triết học cổ điển Đức, Hêgen đã đem lại cho triết học địa vị vốn có và sứ mệnh cao cả của nó trong đời sống tinh thần nhân loại. Với những luận cứ sâu sắc và có cơ sở khoa học, Hêgen đã làm sáng tỏ đối tượng, chức năng và phương pháp của triết học, mối quan hệ của triết học với các khoa học khác và qua đó, trình bày một cách khúc chiết, đúng đắn bản chất của triết học...
  • Vấn đề trong phạm trù triết học Ấn Độ cổ đại

    04/05/2007Lê Công SựTrong đời sống tinh thần của người Ấn Độ, bên cạnh tôn giáo, triết học có một vai trò khá quan trọng. Chính vì sự gần gũi đó mà triết học Ấn Độ gắn liền với các tôn giáo. Đúng như lời nhận xét của Radhakrishnan:"Triết học Ấn Độ mang đượm màu sắc chủ nghĩa duy linh, chính chủ nghĩa duy linh đã cho Ấn Độ khả năng chống lại các cuộc chiến tranh của thù trong giặc ngoài.
  • Triết học là gì?

    16/03/2007Đặng Phùng QuânKhi thông tin sự cáo chung, triết học cũng mang ý nghĩa đặt định nhiệm vụ của tư tưởng của thời đại mới. Có thật sự một thời đại đã chấm dứt và một thời đại mới bắt đầu?
  • Trò chuyện với nhà thơ Lão Thực

    09/12/2006Vũ Ngọc TiếnCó một thời ấu trĩ, hễ ai nhắc đến Hiện sinh còn bị chuốc vạ vào thân, đã kìm hãm sự phát triển văn học Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ XX. Đáng tiếc, bước vào đổi mới, có một số người, để tỏ ra mình cấp tiến hơn các bạn viết, đã cố gồng cây bút lên cho có vẻ Hiện sinh, mà có khi Hiện sinh là gì họ còn chưa hiểu hết, sách Hiện sinh chắc gì đã đọc cho nghiêm túc. Ngược lại, có không ít người lại tỏ ra dị ứng, ác cảm với Hiện sinh. Triết học nào lập ra cũng vì con người, hướng dẫn con người đi tìm đến cội nguồn của hạnh phúc...
  • Vài so sánh giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây

    11/11/2006Bài này chia sẻ những điểm khác biệt về triết học, triết lý Đông - Tây, từ đó quyết định xem cân đối kiến thức sao cho hợp lý, hiệu quả cho cuộc sống...
  • Triết học tôn giáo phương Tây hiện đại

    31/10/2006Đỗ Minh HợpTriết học với một nghĩa nào đó là sự phản tư đối với văn hoá thời đại, Triết học tôn giáo không phải là một ngoại lệ, nó là sự phản tư đối với tôn giáo với tư cách một bộ phận, một hình thức của văn hoá. Cùng với chủ nghĩa thực chứng và chủ nghĩa phi duy lý, triết học tôn giáo tạo thành một trong ba khuynh hướng cơ bản của triết học phương Tây hiện đại. Chính vì vậy mà chúng tôi cố gắng giới thiệu những nét cơ bản của triết học tôn giáo hiện đại...
  • Bàn thêm về vấn đề cơ bản của triết học

    07/10/2006Vũ TìnhGiải quyết vấnđề cơ bản của triết họclà một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu của việc tìm hiểu triết học nói chung và tìm hiểu một học thuyết triết học nào đó nói riêng...
  • Một hành trình triết học hấp dẫn

    16/07/2006Nguyên NgọcVấn đề của F. Jullien có thể tóm gọn thế này: ông muốn suynghĩ lại về tư duy phương Tây. Làm thế nào để có thể suy nghĩ lại về nền triết học đã có mấy nghìn năm lịch sử vĩ đại ấy? Chỉ có một cách: phải đi ra bên ngoài nó, suy nghĩ về nó từ một cái bên ngoài...
  • Triết học phương Tây hiện đại

    02/07/2006Lưu Phóng Đồng (dịch giả: Lê Khánh Trường)Đây là quyển giáo trình triết học hướng đến thế kỷ 21 trên cơ sở lấy thái độ thực sự cầu thị của chủ nghĩa Marx mà đánh giá lại toàn bộ triết học phương Tây hiện đại và mối quan hệ của nó với triết học Mácxít. Tác giả sẽ lần lượt trình bày với bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này một dòng triết học với nhiều trào lưu, trường phái, chủ nghĩa gắn với nhiều triết gia nổi tiếng của triết học phương Tây hiện đại. Chính sự phong phú và đa dạng đó đã tạo cho triết học học phương Tây hiện đại một bức tranh nhiều màu sắc...
  • Đưa vào triết học

    22/12/2005Nguyễn Văn TrungTrước khi học một môn gì tôi hỏi: Môn đó là gì? Chẳng hạn Vật lý học là gì? Vậy trước khi học triết lý, tôi cũng hỏi triết lý là gì? Và tôi coi việc hỏi như vậy là sẽ tự nhiên đã hẳn là thế, chẳng khác gì tôi hỏi về một vật gì, một việc gì chẳng hạn, cái bàn là gì?
  • Triết học và tâm sự của các nhà giáo

    13/12/2005Cam Lu - Trương Hiệu - Minh Nguyệt (thực hiện)Thực tế ở Việt Nam, việc giảng dạy môn triết học cũng như đội ngũ cán bộ nghiên cứu giảng dạy môn học này hiện ra sao?
  • Về nguồn gốc triết học Việt Nam

    28/10/2005TS. Trần Văn KhánhMặc dù một số tài liệu cả trong nước và ở nước ngoài đã nói về triết học Việt Nam(1), song một câu hỏi mà cho đến nay vẫn chưa có sự trả lời thống nhất trong giới lý luận - đó là: Việt Nam có triết học không? Nếu có thì đó là triết học gì? Nguồn gốc ra đời, sự tồn tại và phát triển cũng như vai trò của nó đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của dân tộc ta như thế nào?
  • Triết học và cuộc sống

    07/09/2005Lê ThiTrước đây, C.Mác đã nói: "Vũ khí vật chất của triết học là giai cấp vô sản cũng giống như vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản là triết học" (1). Vấn đề đặt ra cho chúng ta ngày nay là làm sao cho triết học Mác - Lênin thật sự trở thành vũ khí tinh thần của nhân dân...
  • Về chức năng dự báo triết học

    24/08/2005Nguyễn Tiến DũngSự đối chiếu lịch sử triết học với lịch sử khoa học tự nhiên cho phép khắng định rằng triết học có những khả năng dự báo trong nghiên cứu khoa học bởi vì nó có thể đưa ra trước những cấu trúc phạm trù sẽ là cần thiết cho sự phát triển không ngừng của khoa học...
  • Triết học và Thế giới quan (World outlook) là gì?

    27/04/2003Thế giới quan chính là biểu hiện của cách nhìn bao quát (bức tranh) đối với thế giới bao gồm cả thế giới bên ngòai, cả con người và cả mối quan hệ của người – thế giới (tức là mối quan hệ của người đối với thế giới). Nó quy định thái độ của con người đối với thế giới và là kim chỉ nan cho hành động của con người...
  • xem toàn bộ