Giá trị luận

08:14 CH @ Thứ Tư - 30 Tháng Giêng, 2008

Giá trị luận (từ chữ Hy Lạp axios - giá trị và logos từ, khái niệm) học thuyết về các giá trị, lý thuyết triết học về những nguyên tắc có ý nghĩa chung, quy định hướng hoạt động, động cơ hành động của con người.

1. Sự hình thành và phát triển của giá trị học.

Giá trị học (axiologie) - một bộ môn mới mẻ của tri thức triết học. Như một khoa học triết học độc lập giá trị học thực sự chỉ mới xuất hiện vào cuối thế kỷ 19. Dĩ nhiên rằng chúng ta có thể tìm thấy những lời bàn về cái thiện, cái đẹp, cái thần thánh v v… ở các nhà triết học cổ đại, các nhà thần học trung cổ, các nhà tư tưởng thời Phục hưng và cả ở các nhà triết học thời cận đại. Tuy nhiên như một học thuyết triết học về bản chất của giá trị, vị trí của các giá trị trong hiện thực và về cấu trúc của thế giới giá trị chỉ có thể được tìm thấy trong triết học của nửa thứ hai ở thế kỷ 19 mà thôi.

Vấn đề giá trị trong nghĩa tương đối rộng tất yếu phải nảy sinh vào những lúc suy thoái các truyền thống văn hóa, sự mất tín nhiệm của hệ tư tưởng thống trị. Sự khủng hoảng của chế độ dân chủ Aphin đã buộc Xôcrát lần đầu tiên đặt ra câu hỏi: "Lợi ích là gì? Đấy cũng là vấn đề chủ chốt, khái quát củagiá trị học. Trong triết học Cổ đại và Trung cổ, những đặc trưng giá trị (đạo đức, mỹ học và tôn giáo) đều được quy về khái niệm hiện thực hay tồn tại Toàn bộ truyền thống duy lý duy tâm từ Platôn đến Hêgen và Croce đều có chung đặc điểm không tách rời bản thể luận và giá trị học, tồn tại và giá trị Giá trị học chỉ xuất hiện khi khái niệm tồn tại tách khỏi khái niệm giá trị.

Vào những năm 60 của thế kỷ 19, G.Lotze với tác phẩm "Những cơ sở của triết học thực tiễn" đã cố khu biệt hiện tượng giá trị ra khỏi tồn tại nhằm khắc phục việc quy tất cả mọi hiện tượng trong cuộc sống của con người về vấn đề bản thể luận. ông đã quy cái lợi ích, cái đẹp, cái công bằng và những biểu hiện khác của tồn tại thường "dấy lên những xúc cảm trong ta nhưng lại hoàn toàn không phụ thuộc vào sự tuỳ tiện của chúng ta" về lĩnh vực giá trị. Trong các tác phẩm tiếp theo, đặc biệt là trong "Tiểu vũ trụ G.Lotze đã nói đến "giá trị bên trong" của đời sống tinh thần, "giá trị của những dấu ấn cảm xúc" 'giá trị của con người" và "giá trị của lịch sử. Rõ ràng rằng để gán những ý nghĩa như thế cho mối liên hệ cảm xúc của con người với thế giới, thu hẹp phạm vi hoạt động nhận thức của tư duy, G.Lotze đã phải dựa vào những nguyên lý của chủ nghĩa lãng mạn, dựa vào những bước đi đầu tiên của chú giải học và triết học đời sống. Việc làm của G.Lotze đã có ý nghĩa lớn: làm cho sự quan tâm tới siêu hình học bị suy giảm và ngược lại làm cho nhu cầu suy ngẫm, tìm hiểu tất cả các hiện tượng trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến hiện tượng giá trị được tăng lên.

Khó khăn đầu tiên của bộ môn giá trị học chính là việc làm sáng tỏ mối liên hệ giữa hiện tượng giá trị và cội nguồn sinh ra nó. Việc lý giải sự thống nhất và đa dạng của thế giới giá trị phụ thuộc vào cách giải quyết khó khăn này. Trong quá trình nghiên cứu, chúng ta thấy nổi lên bốn xu hướng chính, bốn quan điểm lý luận để giải quyết vấn đề.

1. Quan điểm tâm lý học giá trị (V. Wundt, Pa.Bien- tang; A.Meinong). Ở đây, thế giới chủ quan của con người - mục đích, cảm xúc, ý chí và những nhu cầu, những định hướng hình thành trong xã hội được xem xét như cội nguồn của giá trị. Còn chính giá trị lại được hiểu như bất kỳ một vật nào có ý nghĩa, có giá trị đối với con người. Mặt mạnh của cách tiếp cận này là sự thâm nhập sâu của nó vào sinh hoạt thường ngày và sự gắn bó chặt chẽ của nó với kinh nghiệm. Những mối quan hệ giữa cái chủ quan và cái khách quan và hiện tượng cùng thừa nhận chung các giá trị lại trở thành nan giải đối với quan điểm này.

2. Quan điểm chuẩn mực giá trị học (M. Weber, V.Dilthey; O.Spengler). Theo quan điểm này, đời sống văn hóa xã hội của một tập hợp người là cội nguồn có giá trị, còn chính bản thân giá trị lại được đồng nhất với các chuẩn mực, các nguyên tắc, cùng các quan điểm chuẩn mực đảm bảo sự hoạt động và sự biến đổi lịch sử của chúng. Cách tiếp cận này cho phép không chỉ khắc phục chủ nghĩa chủ quan mà còn nhận thức được sự độc đáo khách quan của vô số các nền văn minh khép kín. Nhưng sự tương quan giữa cái cao cả và cái thấp hèn, giữa sự đổi mới và lỗi thời của các chuẩn mực không được xem xét và lý giải trong cách tiếp cận này. Ở đây cơ chế của sự ưa thích một số chuẩn mực này so với các chuẩn mực khác, thứ tự của chúng và cách thức của chúng. giữ gìn sự hoàn chỉnh của tộc loại người vẫn không được giải thích.

3. Quan điểm tiên nghiệm giá trị học (G.Lotze; V. Windelband; G.Rickert). Quan điểm này cho rằng cội nguồn của các giá trị nằm trong sự phân biệt các quá trình văn hóa với các hiện tượng tự nhiên. Giá trị đã tạo nên một vương quốc ý nghĩa, một hệ thống các nguyên tắc, các chuẩn mực, các lý tưởng. Những giá trị như thế không phải là chủ quan nhưng đồng thời cũng không phải là khách quan, chúng là tiên nghiệm và theo bản chất của mình chúng định hướng cho con người đạt tới một số mục đích cao cả. Quan điểm này vẫn không thể làm sáng tỏ giữa cái tinh thần và cái hiện thực, giữa cái tiên nghiệm và cái nội tại. Lĩnh vực giá trị không thể nhận thức mà chỉ sáng tỏ trong sự thiên khải thần bí thôi.

4. Quan điểm bản thể luận giá trị học. Hình thành vào những năm đầu của thế kỷ 20, quan điểm này phê phán cả ba quan điểm trước và mong muốn phục hồi đổi mới siêu hình học. Khuynh hướng này được thể hiện ở V Dilthey và G.Rickert vào giai đoạn cuối, còn việc giải quyết những khó khăn cơ bản trên con đường này lại do M.Scheler và N.Hartmann gánh vác. Những người đi theo cách tiếp cận này tuyên bố không chấp nhận sự thần bí cùng thuyết duy linh và mong muốn một mặt đi sâu vào nghiên cứu các phương thức, những con đường và các cách giải quyết lý luận trong giá trị học. Mặt khác đồng thời tìm kiếm, nghiên cứu nhằm mở rộng tri thức triết học. Đó là nghịch lý nhưng chính nghịch lý này đã đem lại bức tranh mới của triết học hiện đại, đã xác định vị trí của giá trị học trong hệ thống tri thức hiện thời.

Sự va chạm của hai học thuyết - học thuyết của Pa.Nietzche về "cái chết của Chúa" cùng việc đánh giá lại toàn bộ các giá trị và học thuyết của H. Bergson về thời gian, chính xác hơn về thế giới như độ dài và việc trải nghiệm trực tiếp "sự chuyển động không chia cắt của hiện thực là những nguyên lý quan trọng nhất để hình thành cấu hình (paradigm) của cả siêu hình học lẫn giá trị học của thế kỷ 20. M.Heidegger đã chỉ ra sự không hiện thực của các giá trị trong thế giới hiện thực ở học thuyết của Nietzche. Sau này J.Deleuze căn cứ trực tiếp vào cả hai học thuyết của Nietzche và Bergson đã xác nhận rằng các nhà tư tưởng hiện thời thường chỉ nhìn thấy vẻ bề ngoài mà chẳng đi sâu vào cũng như đi cao lên. Nói cách khác, con người hiện đạ không thể thâm nhập sâu vào sự Thông thái để tìm kiếm cái Lợi duy nhất, không thể leo cao đến Chúa để tạ ơn Người. Một cái nhìn theo chiều ngang kết hợp sự tồn tại hàng ngày của các cá thể trong thế giới cùng với sự trải nghiệm về thời gian của tồn tại này đã thay thế cho sự xem xét theo chiều dọc thế giới giá trị. Vậy thì cả Nietzche lẫn Bergson đều không hoàn thành sứ mệnh tìm kiếm những cơ sở siêu hình học của tồn tại và giá trị. Không hoàn thành bởi lẽ sự biện minh của tôn giáo đã cản trở Bergson, còn đối với Nietzche người ta cho rằng tư tưởng về vòng quay vĩnh hằng và ý chí vươn tới quyền lực đã không được cụ thể hóa và không có hiệp ước nên đã trở thành đối tượng xuyên tạc chính trị - xã hội.

Nguyên lý thứ hai trong việc xây dựng giá trị học là mối quan hệ đồng thời với vấn đề giới hạn siêu hình học của tồn tại, của nhận thức và với đề tài 'ý nghĩa". Thì đấy, chủ nghĩa hiện sinh chằng chuyển vấn đề tồn tại thành vấn đề ý nghĩa của tồn tại đó sao. Với bước ngoặt cực kỳ quan trọng như thế, người ta hướng đến sự độc đáo của tồn tại người, sự tồn tại được xem xét trong khung cảnh của "độ dài" vốn có ở con người. Cái gọi là thời gian thì không thể biểu hiện được trong ngôn ngữ của các khái niệm, mà chính nó - thời gian lại lôi cuốn các cá thể tự do lựa chọn những định hướng giá trị trong cuộc sống vốn có của mình. Hiện thực và sự phóng chiếu của sự sinh tồn như thế đòi hỏi một sự quan tâm vô điều kiện đến "cái khác" và "những kẻ khác" mà ở cấp độ siêu hình học chúng chỉ được thấu hiểu thông qua phạm trù "hư vô", còn ở cấp độ hiện sinh tạo ra trạng thái "sợ hãi", "khủng khiếp và lo âu Lo âu trước khuôn mặt của tương lai đã thâm nhập vào cả hiện tượng loe'". Husserl đã gắn kết bước ngoặt của mình từ vấn đề phương pháp luận tới vấn đề thế giới quan với số phận của văn hóa châu âu và sự khủng hoảng của con người. Theo Husserl, các nhà thực chứng được định hướng bởi chủ nghĩa khách quan nên chẳng quan tâm gì tới cuộc sống của mỗi cá thể, ngược lại nhờ có sự cởi mở của .mình với thế giới, hiện tượng luận đã xuyên qua tầng tầng lớp lớp của những sự lắt léo, những huyễn tưởng, những sự giải thích mang tính hệ tư tưởng để đạt tới "ý nghĩa". ờ đây, trong thế giới này, trong thế giới mà chúng ta đang sống không có "tồn tại thuần tuý", nó là "liên chủ thể" vì thế cội nguồn của ý nghĩa không ở phía sau mà ở phía trước các chủ thể. Tư tưởng Về sự dự tính Của tồn tại cá nhân và thế giới mà những giới hạn của nó chỉ được hình dung trong ngôn ngữ; tư tưởng về tính trách nhiệm đối với lịch sử thông qua sự chọn lựa và giải quyết mà chúng ta đặt cược cuộc sống của mình; những tư tưởng liên kết ý nghĩa của tồn tại và giá trị của cuộc sống với tương lai - tất cả tất cả những tư tưởng ấy và những tư tưởng gần gũi với chúng có thể tìm thấy ở trong triết học văn hóa, triết học chú giải, triết học ngôn ngữ và triết học lịch sử hiện thời. Tất cả những tư tưởng này đều được ghi nhận trong giá trị học và xác định trường vấn đề của nó mà ở bên ngoài "trường" này giá trị học trở thành vô nghĩa.

Trong vô số các nhà tư tưởng mà ở mức độ này hay khác đã xác định diện mạo và sự độc đáo của giá trị học ở thế kỷ 20 cần phải nhắc đến tên tuổi của M.Scheler và N.Hartmann. Cống hiến đặc biệt của M.Scheler được thể hiện trong việc luận giải những nguyên tắc xây dựng giá trị học hiện tượng và vượt qua những khó khăn về mặt lý luận mà vào thời của mình, trước những khó khăn này I Can tơ đành phải xây dựng đạo đức học trên những cơ sở siêu hình học khác nhau. M.Scheler đã lấy, tiên nghiệm cảm xúc" và "lôgic học trái tim" đối lập với 'tiên nghiệm hình thức" và "lôgíc học tiên nghiệm" của I.Can tơ. Một cách tiếp cận như thế đã cải biến triệt đổ bức tranh của thế giới giá trị. Giờ đây, các giá trị trở thành những nhân tố nội tại bên trong mà không phải tiên nghiệm bên ngoài. Những phẩm chất khách quan đã trở thành phương thức tồn tại của chúng, nghĩa là sự tồn tại của các giá trị không bị quy về chỉ mỗi các chuẩn mực, các phán đoán hay các "mệnh lệnh tuyệt đối". Sự thấu hiểu chúng - nói chính xác hơn sự khám phá hiện sinh được thực hiện bằng con đường kiến giải trực giác, bằng sự chiêm nghiệm được xây dựng trên cơ sở xúc cảm của tình yêu mà hoàn toàn không phải con đường mà I.Can tơ đã làm: liên kết "lý tính lý luận. thuần tuý" với "lý tính thực tiễn .thuần tuý". M.Scheler cũng gạt bỏ luôn cả một phần học thuyết của I.Can tơ mà ở đó dường như giác tính đã ấn định trước những quy luật của mình cho tự nhiên. Theo M.Scheler, chúng ta chỉ có thể ấn định trước những ký hiệu và mối liên hệ của chúng mà thôi.

Hartmann có nhiều điểm chung với Scheler: xem xét ớ cấp độ hiện sinh, phương pháp hiện tượng luận, ưa thích tiếp 'cận vấn đề một cách hệ thống. Sự độc đáo của Hartmann ở chỗ ông đến với giá trị học tử siêu hình học nhưng là siêu hình học phê phán. ông gọi siêu hình học đó là siêu hình học của những vấn đề không được giải quyết và luôn có những dấu ấn phi lý. Phương diện có thể nhận thức được của tồn tại thì nhập vào bản thể luận, còn phương diện hiện tượng luận thì nhập vào giá trị học. Một cách tiếp cận như thế đã biến đổi thực sự bức tranh toàn cảnh của vấn đề giá trị. Cách tiếp cận với giá trị thì cũng như Scheler hãy còn là bên trong nhưng không phải là nội tại mà là tiên nghiệm - cảm xúc và bao hàm cả những hành vi đợi chờ xúc cảm cùng với những dự báo, sự tò mò, niềm hy vọng và cả những hành vi xúc cảm được nảy sinh tự nhiên: khao khát và xao động v.v... Trong bốn lĩnh vực của tồn tại Hartmann chú trọng đến hai loại đầu hiện thực và lý tưởng nhất,ở đây trong sự so sánh với hiện thực, tồn tại lý tưởng là "tồn tại thấp kém" mà không phải "cao siêu hay "cao cả hơn". Điều này đã được nói ra ngay từ thời Platôn. Con người là điểm giao nhau của hai thế giới khác nhau thế giới hiện thực và thế giới lý tưởng. Các giá trị tác động vào thế giới hiện thực thông qua con người và sự tự do của nó. Hartmann đã phê phán một cách kiên quyết và triệt để huyền học và quan điểm tiên nghiệm tôn giáo. Khác hẳn với Scheler, ông loại bỏ hoàn toàn những giá trị tôn giáo ra khỏi sự phân loại các giá trị bởi lẽ sự tồn tại của chúng không được chứng minh. Đối với Hartmann, tinh thần chỉ là một mức độ đặc biệt của tồn tại. Theo bản chất của mình và theo các hình thức cơ bản, tinh thần có tính lịch sử. Đối lập với thế giới hiện thực - một thế giới bị chế định hoàn toàn, thế giới các giá trị không bị chế định

Vào những năm 60 của thế kỷ 20 đã diễn ra bước ngoặt lịch sử quan trọng và lớn lao: sự thay thế xã hội công nghiệp bằng xã hội hậu công nghiệp, chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa hậu tư bản bằng chủ nghĩa hiện đại bằng chủ nghĩa hậu hiện đại Sự tiếp xúc giữa phương Đông và phương Tây ngày một tăng cường do có sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân và sự thừa nhận về nguyên tắc quyền bình đẳng giữa các nền văn hóa của các khu vực và mọi dân tộc trên thế giới. Trong điều kiện như thế, vấn đề giá trị học không thể không trở thành cấp bách và không thề không được quan tâm.

Trước tiên một tuyển tập các bài báo "Những giá trị và tương lai: ảnh hưởng của những thay đổi công nghệ đối với các giá trị của Hoa Kỳ" đã được xuất bản vào năm 1971 ở New York. Trong lời nói đầu người làm tuyển tập đã giới thiệu rằng có hai vấn đề chính được thảo luận trong quyển sách này. Mục đích và kết quả hoạt động của các khoa học nhân văn và vấn đề giá trị; b. Phân biệt các bộ môn khoa học lý luận và khoa học lịch sử với vấn đề giá trị. Người viết lời giới thiệu muốn lưu ý chúng ta rằng, sở dĩ có những đề tài trên là do những thành tựu to lớn của các khoa học tự nhiên, không ít người đã xem chúng là phương pháp nghiên cứu vạn năng, đã xem chúng là tiêu chuẩn chung của tính khoa học. Thì đây, ông ta dẫn chứng bằng công trình "Về tâm lý học tồn tại" của A.Maxơlâu đã được xuất bản ở Mỹ vào năm 1968. Tác giả của cuốn sách muốn giải quyết những vấn đề giá trị học trên cơ sở của khoa tâm lý học. ở đây, giá trị đã được lý giải như nguyên tắc chọn lựa vốn có đối với bất kỳ một thực thể sống nào, từ chú gà choai cho đến con người. Nhà tâm lý học đã gọi một quan điểm như thế là "khoa học tự nhiên về giá trị của con người" và cho rằng nó có khả năng và hiệu quả để nghiên cứu những mục đích hay giá trị cao cả của thực thể người cũng giống như chúng ta nghiên cứu giá trị của những con kiến, con ngựa hay những cái cây và nếu muốn thậm chí còn nghiên cứu cả giá trị của người sao Hoả. Hơn nữa ông còn nhìn thấy trong con người hiện đại thiếu vắng một mắt xích trong cái dây chuyền giữa vườn ngưu và người văn minh. Theo ông, tồn tại ba mức độ giá trị Thứ nhất đó là mức độ chung cho toàn thể mọi người. Ở mức độ này những giá trị chung cho tất cả những người khoẻ mạnh được hình thành bởi lẽ họ tồn tại được nhờ chính những nhu cầu của cơ thể. Thứ hai, mức độ giá trị của một nhóm người nhất định. Thứ ba, mức độ giá trị của các cá thể đặc thù. Như vậy giá trị hóa ra là tình huống chọn lựa được nảy sinh từ nhu cầu và đôi khi còn được đồng nhất với nhu cầu. Các nhu cầu hay các giá trị lại được gắn bó chặt chẽ với nhau có thứ tự và tiến triển. Những nhu cầu cơ bản này hay các giá trị này có thể được xem xét như mục đích hay như những bậc thang để dẫn đến mục đích duy nhất cuối cùng. Chừng nào một đẳng cấp các giá trị vốn có với tất cả những người mạnh khoẻ, chừng đó chúng có thể và cần phải nằm trong cơ sở của một nền văn minh mạnh khoẻ. Điều đó đã gạt bỏ một sai lầm phổ biến, sai lầm cho rằng những lợi ích của các cá nhân và xã hội tất yếu phải đối kháng với nhau, phải loại trừ nhau, hay còn cho rằng văn minh trước tiên đó là cơ chế quản lý những trị học không thể không trở thành cấp bách và không thể không được quan tâm. Trước tiên một tuyển tập các bài báo "Những giá trị và tương lai: ảnh hưởng của những thay đổi công nghệ đối với các giá trị của Hoa Kỳ" đã được xuất bản vào năm 1971 ở New York. Trong lời nói đầu người làm tuyển tập đã giới thiệu rằng có hai vấn đề chính được thảo luận trong quyển sách này: a. Mục đích và kết quả hoạt động của các khoa học nhân văn và vấn đề giá trị; b. Phân biệt các bộ môn khoa học lý luận và khoa học lịch sử với vấn đề giá trị. Người viết lời giới thiệu muốn lưu ý chúng ta rằng, sở dĩ có những đề tài trên là do những thành tựu to lớn của các khoa học tự nhiên, không ít người đã xem chúng là phương pháp nghiên cứu vạn năng, đã xem chúng là tiêu chuẩn chung của tính khoa học. Thì đây, ông ta dẫn chứng bằng công trình "Về tâm lý học tồn tại' của A.Maxơlâu đã được xuất bản ở Mỹ vào năm 1968. Tác giả của cuốn sách muốn giải quyết những vấn đề giá trị học trên cơ sở của khoa tâm lý học. ở đây, giá trị đã được lý giải như nguyên tắc chọn lựa vốn có đối với bất kỳ một thực thể sống nào, từ chú gà choai cho đến con người. Nhà tâm lý học đã gọi một quan điểm như thế là "khoa học tự nhiên về giá trị của con người" và cho rằng nó có khả năng và hiệu quả để nghiên cứu những mục đích hay giá trị cao cả của thực thể người cũng giống như chúng ta nghiên cứu giá trị của những con kiến, con ngựa hay những cái cây và nếu muốn thậm chí còn nghiên cứu cả giá trị của người sao Hoả. Hơn nữa ông còn nhìn thấy trong con người hiện đại thiếu vắng một mắt xích trong cái dây chuyền giữa vườn người và người văn minh. Theo ông, tồn tại ba mức độ giá trị Thứ nhất - đó là mức độ chung cho toàn thể mọi người. ờ mức độ nảy những giá trị chung cho tất cả những người khoẻ mạnh được hình thành bởi lẽ họ tồn tại được nhờ chính những nhu cầu của cơ thể. Thứ hai, mức
độ giá trị của một nhóm người nhất định. Thứ ba, mức độ giá trị của các cá thể đặc thù. Như vậy giá trị hóa ra là tình huống chọn lựa được nảy sinh từ nhu cầu và đôi khi còn được đồng nhất với nhu cầu. Các nhu cầu hay các giá trị lại được gắn bó chặt chẽ với nhau có thứ tự và tiến triển. Những nhu cầu cơ bản này hay các giá trị này có thể được xem xét như mục đích hay như những bậc thang để dẫn đến mục đích duy nhất cuối cùng. Chừng nào một đẳng cấp các giá trị vốn có với tất cả những người mạnh khoẻ, chừng đó chúng có thể và cần phải nằm trong cơ sở của một nền văn minh mạnh khoẻ. Điều đó đã gạt bỏ một sai lầm phổ biến, sai lầm cho rằng những lợi ích của các cá nhân và xã hội tất yếu phải đối kháng với nhau, phải loại trừ nhau, hay còn cho rằng văn minh trước tiên đó là cơ chế quản lý những xung lực bản năng của con người. Đây quả là một điển hình trong việc biến khoa tâm lý học thành phương pháp phổ quát nhằm nghiên cứu thế giới
giá trị.
Vào năm 1972 , ở Dền Haang một tuyển tập những bài báo "Các khoa học nhân văn và vấn đề giá trị". Bốn năm sau ở Hoa Kỳ, các nghiên cứu của K.Sytaram và P.Cohdell "Những cơ sở của sự giao tiếp giữa các nền văn hóa" được xây dựng trên cơ sở so sánh, đối chiếu các hệ thống giá trị ở phương Tây, phương Đông, ở châu Phi và Các dân tộc theo đạo Hồi cùng những người Mỹ bản xứ đã được công bố. Vào năm 1977, ở New York đã diễn ra hội nghị lần thứ 11 dành cho việc nghiên cứu quá trình biến đổi của các giá trị. Trong các tài liệu của hội nghị lần thứ 12 được tổ chức vào năm 1989 đã đề cập đến hàng loạt những cuộc tranh luận, còn vào những năm kề đó các hội thảo về vấn đề giá trị đã được tiến hành với sự tham gia của nhiều nhà triết học từ các nước khác nhau. Vào cuối những năm 80 ở Mỹ liên tiếp công bố những tuyển tập các bài báo về những phương diện khác nhau của lý luận giá trị như: "Những giá trị xã hội và đạo đức: triển vọng cá nhân và xã hội", "Giao tiếp xã hội và giá trị: Những triển vọng của nước Mỹ", "Nghiên cứu các văn hóa và giá trị: gặp gỡ giữa các trường đại học, nhà thừ và các tộc người". Từ năm 1975 tới 1981, trường Đại học tổng hợp của thành phố Turku ở Phần Lan đã xuất bản năm tuyển tập dưới nhan đề "Những nghiên cứu về lý luận giá trị".Năm 1986 ở ấn Độ Hội nghị quốc tế dành cho sự xem xét những khác biệt về ý thức giá trị của phương Đông và phương Tây đã được tổ chức. Trong năm 1979, tạp chí "Văn hóa" của tổ chức UNESCO đã dành một số về vai trò của các giá trị trong sự phát triển của thế giới ngày nay.
Quả là thiếu sót nếu không nhìn thấy sự tìm tòi và cống hiến của các nhà triết học những nước xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng và phát triển giá trị học trên cơ sớ của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trước tiên phải nhắc tới tên tuổi của các nhà triết học Nga - Xô viết như Tugarinốp, Xtalôvích, Vaxilencô, Khoan, Travtravatde vv...Ở Tiệp Khắc có V.Brôdik với tác phẩm "Lý luận mác xít về sự đánh giá ở Bungari có I.Pa xi với "Những vấn đề giá trị", ở Hungari cos I.Vitanhi (học trò của G.Lu cát) với tác phẩm "Xã hội, văn hóa và xã hội học. Đáng chú ý là các nhà nghiên cứu Việt Nam, đặc biệt là các nhà triết học của Viện Triết học thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn quốc gia Việt Nam đã tổ chức hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế chuyện về giá trị và giá trị học. Trong năm 1994, Viện Triết học cùng với Trung tâm giao lưu văn hóa Việt Đức đã tổ chức Hội thảo khoa học: "Sự chuyển đã tổ chức hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế đổi giá trị trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường". Tham gia hội thảo có đông đảo các giáo sư nhà các khoa học thuộc các lĩnh vực triết học, tâm lý học, giáo dục học thuộc nhiều cơ quan nghiên cứu khác nhau ở Hà Nội. Hội thảo tập trung vào 4 cụm vấn đề chính: 1 - Những vấn đề phương pháp nghiên cứu giá trị và sự chuyển đổi giá trị trong xã hội nói chung, trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường nói riêng: 2 - Về sự hình thành hệ thống giá trị trong cơ chế thị trường hiện nay; 3 - Sự chuyển đổi giá trị trong văn hóa đạo đức; 4 - Về dinh dưỡng giá trị của con người Việt Nam nói chung và thanh niên Việt Nam nói riêng.

2. Cách tiếp cận giá trị học với văn hóa trong triết học mác xít.

Ở trên chúng ta đã cùng nhau xem xét sự hình thành và phát triển của khái niệm "văn hóa" trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Sự khảo sát đó đã đem lại cho chúng ta nhận định rằng văn hóa gắn liền với sự hình thành, phát triển của con người và xã hội trong mối quan hệ với thế giới xung quanh. Mối quan hệ giữa con người với thế giới cùng với việc con người xác định vị trí của mình trong thế giới bao la ấy gắn liền với việc nhận thức, đánh giá và thực tiễn của hoạt động người. Mà cũng cần phải thấy rằng chỉ nhừ sự tương tác giữa nhận thức và đánh giá con người mới được định hướng đúng đắn trong hoạt động thực tiễn, trong việc cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo chính bản thân con người . Nếu như nhận thức luận quan tâm đến phưorng diện nhận thức thì có thể nói đánh giá lại gắn liền với giá trị học. Thông qua việc đánh giá, các giá trị văn hóa nổi lên tạo thành "một bảng cửu chương" cho hành động của con người. Vậy giá trị học đã lách nhát dao giải phẫu của mình vào chỉnh thể văn hóa ra sao?

Có thể nói cách tiếp cận giá trị học là cách tiếp cận được hình thành sớm nhất trong việc nhận thức văn hóa nên nó có quá trình lịch sử lâu dài của mình Thoạt tiên vào những năm 50 của thế kỷ này, quan điểm về văn hóa như tổng thể các thành quả tinh thần, như đời sống tinh thần của xã hội đã được phổ biến rộng rãi. Các sản phẩm của sản xuất vật chất cùng với các kết quả của các dạng hoạt động khác của con người đều không được gia nhập vào lĩnh vực văn hóa. Quan điểm như thế đã được thể hiện trong các ấn phẩm khác nhau, đặc biệt trong Đại bách khoa toàn thư Xô viết được xuất bản lần thứ hai vào năm 1953. ở đó đã khẳng định rằng, văn .hóa đó là những tổng thể, những thành tựu xã hội trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, nghệ thuật và các lĩnh vực khác của đời sống tinh thần xã hội.

Xuất phát từ việc xem xét văn hóa như những thành tựu của một bộ phận xã hội, tiếp cận giá trị học đã nhích đến xem văn hóa như những thành quả của toàn xã hội. Cách hiểu văn hóa như thế tất dẫn đến sự đối lập trực tiếp văn hóa với thiên nhiên, tất dẫn tới việc đồng nhất văn hóa với cái gọi là thiên nhiên thứ hai. Thì đấy, các nhà nghiên cứu đã cho rằng, khái niệm văn hóa rất phổ quát. Về thực chất nó bao trùm tất cả các mặt hoạt động của con người. Vì thế, văn hóa đó là tất cả những cái được con người sáng tạo ra và khác hẳn những cái được tạo nên bới tự nhiên. Iu.V.Brômlây và R.G.Pađôlưi cũng nhấn mạnh rằng, văn hóa trong nghĩa rộng của từ này là tất cả những cái đã và đang được nhân loại sáng tạo ra. Đó là thiên nhiên thứ hai nhừ lao động và kiến thức. Văn hóa là thiên nhiên thứ hai, điều đó cũng có nghĩa văn hóa là một núi của cải khổng lồ do lao động con người làm ra. Mà lao động của con người thường được xem dưới hai dạng chủ yếu: lao động chân tay và lao động trí óc, vậy thì văn hóa cũng có hai dạng chủ yếu: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Rồi để khái niệm hóa cái núi của cải khổng lồ đó, người ta dùng thuật ngữ thành quả hay thành tựu. Văn hóa - đó là tổng thể những thành tựu vật chật và của cách tiếp cận giá trị học là lúc người ta sử dụng khái niệm "giá trị". Và có lẽ từ đó, trong các loại từ điển, các sách khảo cứu chuyên sâu, các giáo trình của đủ các cấp học cho đến những tranh báo chí, đâu đâu chúng ta cũng gặp khái niệm này khi nói đến văn hóa. Ví dụ như trong cuốn Từ điển triết học dưới sự chủ biên của giáo sư, tiến sỹ M.M.Rô đen- tan - một cuốn từ điển triết học phổ thông đã được tái bản đến hàng chục lần, ở mục "văn hóa" người ta viết rằng, văn hóa đó là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội - lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đã đạt được trong lịch sử phát triển xã hội. Hay như trong cuốn "Triết học những tư tưởng cơ bản và các nguyên lý" - một cuốn giáo trình triết học phổ thông dưới sự chủ biên của tiến sỹ A.I.Rakitốp, sau khi đã liệt kê chín định nghĩa về văn hóa, các tác giả nhấn mạnh rằng, ở đây chúng ta sẽ xem xét văn hóa như tổng thể tất cả các dạng hoạt động cải tạo của con người và xã hội cũng như các kết quả hoạt động này được thể hiện trong các giá trị vật chất và tinh thần. Như vậy việc sử dụng khái niệm giá trị một cách phổ biến như thế tất dẫn đến câu hỏi: giá trị là gì?, tất dẫn đến hình thành một nhánh lý luận mới: lý luận mác xít về giá trị. Để không quá bị lệch hướng, chúng tôi chỉ đề cập đến văn hóa mà thôi.

Như phần trên đã trình bày, vấn đề giá trị ít nhiễu đã được đề cập trong lịch sử triết học phương Tây, nhưng chỉ từ cuối thế kỷ 19 nó mới thực sự trở thành một bộ môn triết học thực sự. Các nhà triết học đã xây dựng giá trị học trên cơ sở hoặc của hiện tượng luận, hoặc của chủ nghĩa hiện sinh, hoặc của siêu hình học mới, hoặc của triết học đời sống hay chủ nghĩa Căng mới. Còn bây giờ, các nhà triết học mác xít cần phải xây dựng nó trên di sản của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lê nin, đặc biệt là nhừ các tác phẩm của C.Mác như thế nào đây? Ngay ở phần mở đầu của bài báo "Văn hóa và các giá trị N.D. Travtravatd đã khẳng định rằng, để làm sáng tỏ bản chất của văn hóa cần phải hiểu khái niệm giá trị, bởi lẽ giữa triết học văn hóa mác xít và lý luận giá trị mác xít có mối liên hệ mật thiết không thể tách rời. Theo ông, mọi người đều thừa nhận văn hóa - đó là cái được sáng tạo bởi bàn tay, trí tuệ cùng trái tim con người và làm cho con người trở thành người. Văn hóa là sản phẩm, là kết quả của lao động. Toàn bộ những cái đã được con người đem vào thế giới của mình là kết quả, là sản phẩm của lao động. Chính ở trong phạm trù "sản phẩm lao động" chúng ta sẽ tìm thấy chiếc chìa khoá mác xít để làm sáng tỏ bản chất của văn hóa, sẽ tìm được điểm tựa cho triết học văn hóa và giá trị học mác xít. Nhưng rốt cuộc ông vẫn chỉ dừng lại để khẳng định một cách chung chung rằng, văn hóa sẽ được xem xét như sự thống nhất toàn bộ những cái mà ở đó các giá trị đã được mọi người (nhân loại, nhóm, giai cấp, dân tộc...) thừa nhận và được hiện thực hóa vào đó, còn giá trị - là tất cả những cái mà mọi người mong muốn tới nó như tới mục đích hay được xem xét như phương tiện để đạt mục đích.

Trong công trình "Lý luận mác xít về giá trị", V Brôdik - nhà triết học người Xlôvác cũng đã lấy lao động của con người làm cơ sở lý luận của mình. Theo ông, với lao động con người đã nhân hóa tự nhiên để tạo nên thiên nhiên thứ hai, tạo nên tồn tại xã hội. Lao động của con người đã hút các vật của tự nhiên vào trong trường hoạt động thực tiễn của mình và đã làm cho các vật đó ngoài phẩm chất tự nhiên còn có phẩm chất xã hội. Mà để lao động con người không chỉ nhận thức mà còn phải đánh giá vì lẽ chính trong việc đánh giá thể hiện quan hệ của chúng ta với việc các vật đã trở thành cái gì ở trong sự tồn tại của chúng ta. Chúng ta không mô tả các thuộc tính của chúng, không kiểm tra lại các sự kiện mà chỉ phán xử về ý nghĩa của chúng trong thực tiễn của mình. Chúng ta không gán chochúng tư tưởng mà chỉ ấn định xem đối với chúng ta vật này hay sự kiện kia là cái gì hay có thể là cái gì. Điều đó có nghĩa rằng chúng ta nói về sự tồn tại xã hội của một vật hay một sự kiện mà lao động sáng tạo của chúng ta được phản ánh trong chúng như một tấm gương. Hơn nữa, tác giả của công trình quan trọng này còn nhấn mạnh rằng, luận điểm của ông là điểm xuất phát của quan điểm mác xít về giá trị. Nó sẽ mở ra cho triết học mác xít con đường để giải quyết vấn đề phức tạp của quá trình đánh giá như một hình thức đặc thù của . sự phản ánh hiện thực. Vì vậy theo ông, chúng ta sẽ gọi chỗ của một vật trong thực tiễn xã hội hay như chúng ta đã nói trước, sự tồn tại xã hội của một vật là giá trị.

Các tác giả của giáo trình Triết học "Những tư trong cơ bản và các nguyên lý" sau khi đã đưa. Ra định nghĩa về văn hóa như đã. trình bày ở trên đã giải thích thêm rằng, để hiểu định nghĩa này cần phải làm sáng tỏ một số khái niệm và phạm trù cơ bản, trước tiên là khái niệm "giá trị". Theo các ông, giá trị là các khách thể vật chất hay tinh thần có khả năng thoả mãn những nhu cầu nào đó của con người, giai cấp, xã hội và đáp ứng những mục đích và lợi ích của họ. Thế giới giá trị đa dạng, nó bao hàm trong mình những mối quan hệ tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội, chính trị, những hệ thống đạo đức, thẩm mỹ và khoa học. Toàn bộ những cái đã nêu trên là những thành tố quan trọng nhất của bất kỳ văn hóa nào.

Với bài báo "Hiện tượng giá trị trong văn hóa", V.V Criucốp đã lưu ý chúng ta rằng quan điểm mác xít đòi hỏi trước tiên là phải xem xét giá trị trong khung cảnh văn hóa. Theo ông, quá trình hình thành đời sống xã hội chính là quá trình khai thác thế giới xung quanh. Con người đã chuyển hóa các vật, năng lượng và thông tin ở trong tự nhiên vào hình thức nhân tạo mới và đem lại cho chúng phẩm chất người để đáp ứng nhu cầu của mình. Như vậy quá trình khai hóa tự nhiên là quá trình tạo lập nên một môi trường sống nhân tạo, là quá trình sử dụng và chi phí lao động. Con người sử dụng các vật do chính mình làm ra, nghĩa là con người sống bằng các sản phẩm của lao động. Vì thế giá trị có thể được hình dung như mức độ chi phí sức lực cơ bắp và tinh thể con người ' để khai thác tự nhiên và xã hội. Từ đó các tác giả đã khẳng định giá trị là chiều đo người của các vật.

Tiếp bước theo con đường của G.Lucát - người đã tạo ra "Bản thể luận của tồn tại xã hội", I.Vitanhi đã xây dựng "bản thể luận của hoạt động người". Ông đã chỉ ra mối quan hệ biện chứng của bản thể luận này. Đó chính là mối quan hệ biện chứng giữa chủ thể và khách thể, khách thể và khách thể hóa, phương tiện và sản phẩm, mục đích và phương tiện. Trong tất cả các khái niệm này, I.Vitanhi cho rằng khái niệm "khách thể hóa" là cơ sở để hiểu "giá trị". Theo ông, trong quá trình hoạt động xã hội con người đã nhào lộn tự nhiên, nhân hóa, chuyển hóa thiên nhiên trinh bạch thành thiên nhiên của con người , thành môi trường người. Con người đã khách thể hóa chính bản thân mình vào thế giới đã được sáng tạo bởi con người. Khái niệm "khách thể hóa" và 'giá trị ' cùng ở trong một hệ toạ độ khái niệm, và về bản chất cùng ở trong một mặt phẳng. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng đồng nhất với nhau. Bởi lẽ, tất cả các vật là sản phẩm của hoạt động người và thoả mãn nhu cầu của con người đều nhập vào trong khái niệm "khách thể hóa". Nhưng những vật này hãy còn chưa được hệ thống hóa cả về số lượng của lao động đã chi phí vào chúng, cả về mức độ thoả mãn nhu cầu do chúng mang lại. Vậy thì có thể định nghĩa giá trị như là sự khách thể hóa đã được xếp đặt lại trong sự tương ứng với lao động xã hội cần thiết đã chi phí vào nó và mức độ thoả mãn nhu cầu xã hội.

Rõ ràng rằng giá trị học mác xít về thực chất muốn lý giải bản chất của giá. trị trên cơ sở các tác phẩm của C.Mác, đặc biệt là "Tư bản" cùng với lýluận về giá trị của Người. Nhưng nếu như các chú giải trên về giá trị vẫn bám chặt lấy nội dung cụ thể trong kinh tế chính trị học của C.Mác, thì V.M.Megiuep lại muốn đi xa hơn: Trong Hội nghị toàn Liên bang xô viết về giá trị (1986), trả lời câu hỏi giá trị là gì, V.M.Megiúep khẳng định rằng, giá trị dĩ nhiên không phải là chính bản thân đồ vật nhưng đồng thời nó cũng là một cái gì đó tồn tại khách quan ở vật. Trong giá trị trao đổi của nền kinh tế hàng hóa, mối liên hệ xã hội của con người tồn tại tách biệt với con người. Khác hẳn với giá trị trao đổi, giá trị văn hóa là thuộc tính xã hội của đồ vật không tách rời với người sáng tạo chúng. Giá trị này được thể hiện như quan hệ xã hội nhất định, tồn tại khách quan, không loại trừ mà ngược lại gắn bó với sự phát triển của nhân cách. Bởi thế các quan hệ xã hội là chỉ tiêu phát triển nhân cách và cũng có nghĩa là giá trị văn hóa của nó. Những quan hệ xã hội đã tạo thành "thực thể" của văn hóa chừng nào chúng là những quan hệ mang tính người, những quan hệ xác định sự tồn tại và phát triển của nhân cách trong xã hội. Cách hiểu và lý giải bản chất giá trị như thế của V.M.Megiuep đã tao một bước ngoặt trong việc nghiên cứu văn hóa từgóc độ giá trị học. Từ đây, không phải là thế giới các đồ vật mà chính là sự hình thành, phát triển của con người, khả năng tự do và sáng tạo của conngười là cái mà tiếp cận giá trị học với văn hóa hướng tới .

Không phủ nhận ý nghĩa tích' cực của tiếp cận hoạt động trong nghiên cứu văn hóa, nhưng V M.Megiuep muốn chỉ ra sai lầm trong phương pháp luận của cách tiếp cận này. Theo ông, những người đi theo con đường này đã phân chia 'quá rạch ròi giữa hoạt động và quan hệ xã hội, đã coi phương thức hoạt động, hình thức hoạt động là đối tượng nghiên cứu của triết học văn hóa, còn chủ thể hoạt động cùng các mối quan hệ xã hội của nó lại là đối tượng của bộ môn xã hội học. Theo ông, nếu chúng ta xem xét cho kỹ thì chủ thể hoạt động hóa ra không phải là những cá thể riêng biệt, đơn nhất mà là toàn bộ những cá thể được liên kết với nhau trong một cộng đồng xã hội lịch sử nhất định. Nói cách khác, chủ thể hoạt động mà làm cho sự tồn tại của văn hóa có khả năng chỉ có thể là chủ thể xã hội, nghĩa là con người trong tổng thể các mối liên hệ, các quan hệ xã hội của mình. Và tương ứng với điều đó chính bản thân văn hóa hóa ra là sự thể hiện cái khía cạnh này của hoạt động con người, cái khía cạnh đã xác định hoạt động người không phải như hoạt động mang tính tâm lý cá thể, hơn nữa không phải hành động sinh lý mà như một quá trình xã hội, như hoạt động được thể hiện một cách xã hôi. Trong quá trình hoạt động của mình, con người đã tạo nên các đồ vật nhằm thoả mãn các nhu cầu của chính con người. Có thể có những cách khác nhau để xác định thuộc tính của những vật đã được trở thành đồ vật của con người. V.M.Megiuep khẳng định rằng, đối với C.Mác, chính Người đã xác định thuộc tính này như khả năng của vật trở thành cái mang quan hệ xã hội, trở thành hình thức mà ở trong đó mỗi người tồn tại cho người khác, xã hội tồn tại cho con người và bản thân mỗi người lại tồn tại cho chính mình như một thực thể xã hội. Thành thử trong đồ vật, theo mức độ mà nó trở thành đồ vật mang tính người, con người đã phát hiện ra chính bản thân mình, sức mạnh bản chất vốn có của mình, cái "Tôi" xã hội của mình, cá tính củamình. Vì vậy, cái hiện thực được sáng tạo bởi nhiều thế hệ người, sự giàu có về đồ vật của xã hội chỉ là hình thức bề ngoài của sự tồn tại văn hóa. Phát triển chính bản thân con người như một con người xã hội, phát triển sức mạnh sáng tạo của nó, các quan hệ, những nhu cầu, các khả năng và những hình thức giao tiếp v.v... chính là nội dung thực sự của văn hóa.

V M.Megiuep còn nhấn mạnh rằng, trong văn hóa chúng ta không đi tìm kiếm các đồ vật hay các ý niệm mà tìm kiếm con người đã tạo ra chúng cũng như con người đã được khám phá trong chúng – các kết quả hoạt động của mình. Toàn bộ lịch sử xã hội thể hiện trong văn hóa tứ khía cạnh phát triển chính bản thân con người, nghĩa là tứ khía cạnh nhân cách. Trả lời câu hỏi sự phát triển con người thể hiện ở đâu, nó được đo bằng cái gì cũng có nghĩa là trả lời câu hỏi văn hóa là gì.

Với tác phẩm "Văn hóa và tiến bộ xã hội", N.X.Dlôbin đã ủng hộ quan điểm của V.M.Megiuep nhưng ông chú trọng đến phương diện sáng tạo trong sự hình thành và phát triển của nhân cách. Theo ông, trong hoạt động con người luôn luôn phải sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ này hay khác do xã hội đặt ra. Được đối tượng hóa trong các sản phẩm, hoạt động sáng tạo đã trở thành nhân tố của kinh nghiệm lịch sử nhân loại, nghĩa là được những người khác giải đối tượng hóa để tiếp tục hoạt động. Điều đó có nghĩa rằng, hoạt động sáng tạo mang trong mình nhân tố phổ biến và nội dung phổ biến này của hoạt động sáng tạo được đồng hóa trong văn hóa. Chính nội dung này đã tạo nên bản chất của văn hóa như quá trình khai thác thế giới mang tính phổ quát của con người. Nhưng nội dung phổ biến của hoạt động sáng tạo mà đã làm nên bản chất của văn hóa lại luôn tồn tại thông qua hoạt động của các cá thể đang sống trong hiện thực, tức thông qua cái riêng. Trong mỗi xã hội, sự phát triển văn hóa được xác định một mặt nhờ các tiền đề phát triển trước đó, mặt khác lại bị chế định bởi kết cấu xã hội và các quan hệ xã hội đang ngư trị. Các quan hệ xã hội như cái đặc thù đã thống nhất cái phổ biến và cái riêng trong kết cấu của xã hội. Vì thế lịch sử hoạt động của các cá thể đồng thời là lịch sử phát triển xã hội của họ - phát triển hình thức xã hội tức các quan hệ xã hội để thực hiện hoạt động này. Vậy thì trong hoạt động sáng tạo và bằng hoạt động sáng tạo con người đã sản xuất ra không chỉ các sản phẩm mà cả các quan hệ xã hội vốn có của mình, con người đã thể hiện mình như chủ thể của lịch sử. Vì thế, văn hóa không phải là một mặt, một bộ phận hay chức năng của hệ thống xã hội mà là phương diện nhân cách của lịch sử xã hội.

V X Xêmênốp cũng tiếp nối bằng cách khẳng định rằng, văn hóa và con người là những khái niệm liên quan chặt chẽ với nhau. Văn hóa không thể tách rời hoạt động và sự sáng tạo của con người. Nó thể hiện mức độ con người đã ý thức và khai thác những quan hệ của mình với tự nhiên, với xã hội và với chính bản thân mình - những mức độ tự hiện thực hóa các sức mạnh bản chất của con người. Từ góc độ triết học có thể nói, văn hóa là cách con người khai thác thế giới, bao hàm cả thế giới bên ngoài tự nhiên xã hội, cũng như thế giới bên trong của chính con người trong ý nghĩa hình thành và phát triển của nó.

Theo V.X.Xêmênốp, những khuôn khổ phát triển của văn hóa đồng thời là những khuôn khổ của chính con người. Trong văn hóa chúng ta phán xét con người là gì, nó đang ở mức độ nào của sự phát triển lịch sử, những sức mạnh và các quan hệ xã hội của nó được hình thành như thế nào. Văn hóa là sự minh chứng sống động mức độ phát triển của con người, sự phong phú và tính hoàn chỉnh trong nhân cách của nó, tính toàn diện và tính phổ biến của các mối liên hệ của nó với thế giới xung quanh và với những người khác, những khả năng của nó để thực hiện sáng tạo và hoạt động tích cực. Vì vậy có thể nói rằng, văn hóa đó là mức độ tính người của con người, mức độ hình thành như một thực thể xã hội phổ biến và hoạt động phổ biến. Con người gắn bó với văn hóa bằng những mối liên hệ đa dạng. Là người sáng tạo, là chủ thể của văn hóa đồng thời con người cũng là kết quả chủ yếu của văn hóa. Biểu lộ ở trong văn hóa những năng lực, hiểu biết, sức mạnh sáng tạo của mình, con người đồng thời tìm thấy ở nó những vật liệu cần thiết để tiếp tục hoàn thiện và phát triển nhân cách của mình.
Tiếp tục phát triển cách tiếp cận giá trị học trên bình diện nhân cách, các giáo sư Nguyễn Duy Quý và Đỗ Huy đã cho rằng, văn hóa xem xét từ quan điểm giá trị bao giờ cũng vạch ra các quá trình xã hội hóa các quan hệ nhân tính, trình độ xã hội của các quan hệ giữa con người với con người. Vì thế, theo các ông, có thể nói quan điểm giá trị coi văn hóa là biểu trưng của trình độ phát triển các quan hệ nhân tính thông qua cách thức hoạt động sống và sáng tạo theo chuẩn chân - thiện - mỹ với nội dung xã hội cụ thể. Cách hiểu văn hóa theo góc độ nhân cách như thế đã được giáo sư Đỗ Huy tiếp tục phát triển trong hàng loạt các công trình của mình. Xem văn hóa như là quá trình xã hội hóa các quan hệ nhân tình, ông đã viết rằng, theo quan niệm này thì đứa trẻ mới sinh ra chỉ mang tiềm năng nhân cách. Để trở thành nhân cách nó phải "tắm mình" trong những quan hệ xã hội, những thành tựu của văn hóa, những chuẩn mực và những giá trị đạo đức pháp lý. Nhìn thấy mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển qua khái niệm "nhân cách", giáo sư. tiếp tục chỉ ra rằng, văn hóa về bản chất của mình là trình độ phát triển cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong quan hệ của con người. Quan tâm đến các giá trị của các thế hệ người vừa là bản chất của văn hóa vừa là nội dung của sự phát triển.

Nhìn thấy vai trò to lớn của sáng tạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách, phó giáo sư Nguyễn Văn Huyên cũng đưa ra nhận định rằng, sáng tạo không chỉ tạo ra một thế giới văn hóa bên ngoài. Điều có ý nghĩa cao cả hơn, sáng tạo là quá trình hình thành và phát triển những phẩm chất bên trong: là hiện thân của sự phát triển văn hóa, phát triển nhân cách của chính chủ thể sáng tạo.

Trong những nét chung nhất, chúng ta đã cùng nhau xem xét sự tiến triển của cách tiếp cân giá trị học với văn hóa trong triết học mác xít. Vậy trong cái mê cung ấy, có sợi chỉ nào xuyên suốt dẫn đường hay không? Lôgic của sự tiến triển ấy là như thế nào? Xem xét sự vận động và phát triển của đối tượng nhận thức như là một chỉnh thể, trong công trình "Nguyên lý tính hệ thống trong lý luận và phương pháp luận của C.Mác", V.P. Kudơmin đã chỉ ra ba cấp độ về chất vốn sẵn có với mọi khách thể. Theo ông đó chính là cấp độ vật chất, cấp độ chức năng và cấp độ hệ thống. Rõ ràng rằng, định nghĩa văn hóa như tổng thể các thành tựu vật chất và tinh thần hay như tổng thể các giá trị vật chất hay tinh thần mới dừng lại ở cấp độ đầu tiên của đối tượng. Khẳng định giá trị là các sự vật hay hiện tượng thoả mãn nhu cầu và lợi ích của con người mới dừng lại ở cấp độ thứ hai - cấp độ chức năng. Còn xem xét giá trị văn hóa là những quan hệ xã hội để phát triển con người đã tiến đến cấp độ thứ ba - cấp độ hệ thống. ở đây, nhà nghiên cứu đã thâm nhập sâu vào trong đối tượng, tìm ra chất tích hợp để đối tượng tồn tại như một chỉnh thể. Nhưng trong cả ba cấp độ xem xét, chúng ta đều thấy gắn bó với một hiện tượng xã hội vô cùng quan trọng. Đó chính là lao động của con người, hay nói khái quát hơn, hoạt động người. Thì đây, cấp độ thứ nhất chẳng qua xác định giá trị văn hóa là những sản phẩm của lao động, là những kết quả của hoạt động. Nhìn rộng ra có thể nói cấp độ thứ hai mới chỉ nhìn thấy giá trị văn hóa là sự chi phí sức lực con người và khả năng đáp ứng nhu cầu, lợi ích của con người mà chưa nhìn thấy nhu cầu, lợi ích chính là động lực thúc đẩy lao động, thúc đẩy hoạt động của con người. Chính C.Mác cũng đã nhiều lần chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa sản xuất và tiêu dùng trong nền sản xuất xã hội. Còn cấp độ thứ ba, kết quả của việc phản tư thiên nhiên thứ hai, phản tư tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần đã đưa chúng ta đến việc xác định giá trị văn hóa là những quan hệ xã hội phát triển nhân cách con người. Nhưng quan hệ xã hội không thể nào tồn tại biệt lập với hoạt động của con người. Văn hóa là thước đo sự hình thành và phát triển nhân cách mà giá trị tối cao của một thước đo như thế chính là sự hình thành và phát triển con người như một thựcthể tự do và sáng tạo. Thực thể sáng tạo tự ao là thực thể thấu hiểu và sử dụng các hình thức, các phương thức hoạt động phổ quát và đa dạng đã được hình thành trong quá trình khai thác và nhào lộn thiên nhiên, trong quá trình hàng triệu triệu năm của thực tiễn xã hội. Quan hệ xã hội nảy sinh chẳng qua cũng do nhu cầu gìn giữ, định hình và truyền đạt, trao đổi những hình thức và phương thức hoạt động phổ quát ấy mà thôi. Vậy thì cách tiếp cận giá trị học với văn hóa không loại trừ và cũng không thể loại trừ cách tiếp cận hoạt động với văn hóa. Về mặt phương pháp luận mà nói, chúng ta không thể dừng lại ở việc xem xét đối tượng nghiên cứu ở cấp độ hệ thống mà phải tiến đến việc xem xét đối tượng nghiên cứu như một chỉnh thể hữu cơ. Trong các công trình đã được công bố, chúng tôi đã chỉ ra sự tương tác biện chứng giữa hoạt động và quan hệ xã hội, hay nói như lời của C.Mác, sự tương tác giữa việc làm lại tự nhiên bởi con người và việc làm lại con người bởi con người, để đời sống xã hội vận động và phát triển như một chỉnh thể hữu cơ. Việc thoát ra khỏi khuôn khổ chế định sinh học đối với hoạt động người đã dẫn đến sự biến đổi thường xuyên và làm sâu sắc thêm nội dung và hình thức của hoạt động người , sự phức hợp và phân hóa của chúng, đã dẫn đến việc nảy sinh một cơ chế xã hội để ghi nhận và củng cố các kết quả của sự phát triển như thế, một cơ chế để thực hiện di truyền xã hội. Một cơ chế đặc biệt như thế bao gồm trước tiên là những hệ thống ký hiệu, những quan hệ xã hội, những thiết chế và các cơ quan thượng tầng, những chuẩn mực xã hội và đặc biệt hệ thống giáo dục thường xuyên từ trường mẫu giáo, nhà trẻ đến các trường đại học và cao đẳng. Cơ chế này thể hiện hình thức hoạt động của văn hóa như phương thức đặc thù của con người trong việc khai hóa hiện thực. Nguyên tắc đặc thù của phương thức này - con người đã đối lập chính bản thân mình như chủ thể của hoạt động với hiện thực xung quanh với tư cách là khách thể. Sự đối lập đó đã làm cho con người trở thành thực thể sáng tạo và tự do. Chính vì thế mà trong "Bản thảo kinh tế triết học năm 1844", C.Mác đã viết rằng: 'lviệc tạo một cách thực tiễn ra thế giới vật thế, việc cải tạo thế giới tự nhiên vô cơ là sự tự khẳng định của con người với tư cách là một sinh vật có tính tộc loài có ý thức, nghĩa là một sinh vật đối xử với loài như với bản chất của chính mình, hoặc đối xử với bản thân mình như một sinh vật có tính loài. Cố nhiên con vật cũng sản xuất. Nó xây dựng tổ, chỗ ở của nó như con ong, con hải ly, con kiến v.v... Nhưng con vật chỉ sản xuất một cách phiến diện, trong khi con người sản xuất một cách toàn diện; con vật chỉ sản xuất vì bị chi phối bởi nhu cầu thể xác trực tiếp, còn con người sản xuất ngay cả khi không bị nhu cầu thể xác ràng buộc, và chỉ khi không bị nhu cầu thể đó ràng buộc, thì con người mới sản xuất theo ý nghĩa chân chính của từ đó; con vật chỉ sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên; sản phẩm của con vật trực tiếp gắn liền với cơ thể thể xác của nó, còn con người thì đối diện một cách tự do với sản phẩm của mình. Con vật chỉ xây dựng theo kích thước và nhu cầu của giống loài của nó, còn con người thì có thể sản xuất theo kích thước của bất cứ loài nào và ở đâu cũng có thể áp dụng thước đo thích dụng cho đối tượng; do đó con người cũng nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp" (C Mác; Pa.Anghen. Toàn tập, t.42. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2000, tr.137).

Con người đã mở rộng không ngừng khả năng thoả mãn những nhu cầu tự nhiên của mình nhờ việc khai thác vô số các thuộc tính của thế giới vật chất. Điều đáng lưu ý là những thuộc tính này nhiều khi chẳng liên quan gì tới việc thoả mãn trực tiếp những nhu cầu tự nhiên ấy. Theo bản chất của mình, những thuộc tính này luôn tương ứng với các nhu cầu xã hội mà sự vận động của chúng đã kéo theo mình sự đa ý nghĩa xã hội của các hiện tượng và sự vật ở hiện thực xung quanh. Sự đa ý nghĩa như vậy tạo thành cơ sở của giá trị và quan hệ giá trị của con người đối với hiện thực như quan hệ đặc thù người đối lập với sự định hướng đơn nghĩa và bị chế định sinh học của động vật. Nhờ có sự đa nghĩa xã hội của các hiện tượng, sự vật con người nhào lộn hiện thực, mà nhở việc nhào lộn hiện thực con người đã ban cho các hiện tượng, sự vật tính đa nghĩa xã hội. Mặt khác, nhờ việc thoát ra khỏi sự chế định sinh học nghiêm ngặt nên hình thức, phương thức hoạt động của con người trở nên phong phú và đa dạng. Trong sự vận động và phát triển của đời sống xã hội, sự tác động qua lại giữa hoạt động và quan hệ xã hội đã tạo nên những hình thức, những phương thức hoạt động - quan hệ. Giá trị văn hóa chính là những hình thức, phương thức hoạt động - quan hệ làm cho con người trở thành chủ thể tự do và sáng tạo.

Thoát ra khỏi cái nhìn thuần kinh tế - chúng ta hiểu rằng nền sản xuất xã hội bao hàm sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra chính bản thân con người. Những hình thức, phương thức hoạt động - quan hệ đã được hình thành trong hoạt động thực tiễn của con người giờ đây phải được mã hóa, ký hiệu hóa vào trong các bản vẽ, sách vở, chương trình tin học và đặc biệt là trong các sách giáo khoa, trong chương trình đào tạo từ phổ thông đến đại học để đào tạo và giáo dục ra con người mới, để sản xuất ra những thực thể tự do và sáng tạo Chương trình giáo dục ấy chính là sự cô đọng bảng giá trị văn hóa của một đất nước, một dân tộc, một thời đại. Chính vì thế mà mỗi lần cải cách giáo dục, thay đổi sách giáo khoa là một lần đánh giá lại các giá trị văn hóa, là một lần thay đổi lại bảng giá trị văn hóa để sản xuất con người đạt hiệu quả cao, đáp ứng những đòi hỏi mới của cuộc sống.Nhưng sự đánh giá lại theo định hướng nào? Theo định hướng hình thành con người tự do và sáng tạo. Nhưng vấn đề ở đây cũng đòi hỏi một cách nhìn biện chứng. Tự do và sáng tạo luôn đi kèm với khuôn mẫu và kế thừa, luôn đi kèm với hiện đại, tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc. Bảng giá trị thời đại Hồ Chí Minh là bảng giá trị sản xuất ra những con người Việt Nam mới thực sự tự do, thực sự sáng tạo, là bảng giá trị định hướng cho dân tộc Việt Nam bước vào thiên kỷ mới của nhân loại. Nhìn nhận một cách sâu xa hơn, chúng ta thấy bảng giá trị chính là kết quả trong quan hệ giá trị của con người với hiện thực hay nói chính xác hơn, trong quan hệ giá trị của chủ thể đánh giá với các sự vật, hiện tượng mang giá trị. Vậy thì các giá trị nằm ở đâu? ở chủ thể đánh giá hay ở sự vật hay ở chính không gian đặc thù được hình thành trong nhờ quan hệ giá trị. Như vậy, chính trong quá trình làm lại tự nhiên bởi con người và làm lại con người bởi con người, một không gian đặc thù cho sự tồn tại của loài người đã được hình thành: giá trị quyển. Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của giá trị quyển là nhiệm vụ của chương tiếp theo.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị

    09/06/2018Nguyễn Trần BạtGiá trị của các hệ tư tưởng chỉ có tính chất tương đối, mang tính lịch sử. Tư tưởng và hệ tư tưởng không phải là những giá trị bất biến, càng không phải là những tín điều để tôn thờ, nó đang và sẽ bị thay thế bởi hệ giá trị, là một hệ thống các tiêu chuẩn để quy định, định hướng và tổ chức hành vi của con người trên phạm vi toàn cầu...
  • Các giá trị Đạo đức

    21/05/2018Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ...
  • Bước lên nấc trên của thang bậc giá trị

    09/02/2015TS. Nguyễn Sĩ DũngMở cửa thì nắng, gió sẽ tràn vào. Những “cơ thể” đã quen với việc rèn luyện mau chóng thích nghi và tận dụng cơ hội này để lớn lên. Nhưng cũng sẽ có một số cá thể nhanh chóng bị nhức đầu, sổ mũi (vì bị cớm nắng từ lâu)...
  • Định hướng giá trị và sự phát triển của thế hệ trẻ

    03/03/2006Phó GS. TS. Đỗ LongGiá trị bao giờ cũng đóng một là vai trò chỉ đạo và định hướng cho xã hội theo những mục tiêu to lớn được coi là có ý nghĩa cho sự tồn tại và phát triển. Quá trình phát triển của xã hội nhanh hay chậm tùy thuộc ở chỗ giá trị được định hướng có phù hợp với quy luật khách quan hay không, phù hợp nhiều hay ít, có tương ứng với giá trị của cộng đồng, của cá nhân hay không và sự tương ứng ấy ở mức độ nào...
  • Về giá trị và giá trị Châu Á

    22/02/2006Hồ Sĩ QuýTác giả đã phân tích những giá trị truyền thống Châu Á trong bối cảnh thế giới đương đại và có sự đối sánh với những hệ giá trị khác, tổng hợp những quan điểm điển hình của một số học giả có uy tín trong và ngoài nước về lĩnh vực này, luận giải mối tương quan giữa những giá trị truyền thống Châu Á và nền văn hoá Việt Nam...
  • Giá trị và tầm nhìn

    04/02/2006Hoàng Quỳnh LiênGiá trị tạo ra nền tảng của hình thức quản lý trong một doanh nghiệp. Giá trị cung cấp bằng chứng về thói quen, và do đó, có ảnh hưởng đáng kể tới các quyết định marketing...
  • Giá cả và giá trị!

    24/12/2005Thực tế cuộc sống buộc chúng ta phải chấp nhận rằng có rất nhiều thứ giá trị nhưng không có giá về mặt tiền bạc và ngược lại, vô khối thứ đắt giá nhưng lại chẳng đáng hoặc không mấy giá trị...
  • Giá trị thẩm mỹ và chất lượng nghệ thuật

    20/12/2005Nguyễn Văn PhúcTrên bình diện đánh giá - giá trị, chất lượng nghệ thuật của một tác phẩm được hiểu là giá trị nghệ thuật của tác phẩm đó. Nhưng bản chất của giá trị nghệ thuật là gì ? Nói khác đi những yếu tố nào quy định giá trị của tác phẩm nghệ thuật, và do đó, như thế nào là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị? v.v... Đó là những câu hỏi không dễ giải đáp.
  • Giá trị sống

    09/07/2005Nguyễn Thị OanhVài thập kỷ nay trong giáo dục đạo đức cho tuổi trẻ trên thế giới người ta dùng hai khái niệm mới là giáo dục kỹ năng sống (KNS-life skills) và giá trị sống (GTS - living values).
  • Tăng giá trị bản thân

    30/06/2005Mục tiêu của bạn là tổ chức cuộc sống theo cách mà bạn có thể hưởng thụ thu nhập tốt, mức sống cao và bạn làm chủ vận mệnh của mình hơn là nạn nhân của sự thay đổi của thời đại kinh tế...
  • xem toàn bộ