Thế giới hậu Mỹ trong thế kỷ 21

10:09 SA @ Thứ Sáu - 17 Tháng Bảy, 2009

Với tiêu đề “ Hình ảnh nước Mỹ ngày càng sứt mẻ”, tờ Lefigaro số ra tháng 12 năm 2008 đã dành trọn 1 trang để đăng những phân tích, nhận định và báo động của các chuyên gia nghiên cứu chính trị và giới quan chức Mỹ về uy tín và vị thế ngày càng đi xuống của nước Mỹ trên trường thế giới. Điều gì đã khiến cho nước Mỹ từ một nước được coi là siêu cường không thể thay thế rơi vào tình huống như vậy? Những điều đó cảnh báo gì cho Hoa Kỳ cũng như vị trí bá chủ của nó? Kỷ nguyên mới này sẽ thể hiện như thế nào trên bình diện chiến tranh và hòa bình, kinh tế và thương mại, tư tưởng và văn hóa? Liệu thế giới sẽ như thế nào nếu như nước Mỹ không còn duy trì được vị trí như hiện nay? Cuốn Thế giới hậu Mỹ của Fareed Zakaria do NXB Janh Low & Nesbit xuất bản gồm 7 chương được biên soạn như một công trình nghiên cứu mang tính tổng thể về nước Mỹ và thế giới trong giai đoạn tới, có thể coi là một tác phẩm góp phần giải đáp những câu hỏi nêu trên.

Như tác giả đã nói ngay ở chương đầu, đây không phải cuốn sách nói về sự lụi tàn của nước Mỹ mà là đề cập sự trỗi dậy của những quốc gia khác, theo tác giả là phần còn lại của thế giới. Bằng cách đề cập sự trỗi dậy của phương Đông – sự tăng trưởng mạnh mẽ khắp toàn cầu, vốn chưa từng xảy ra trong lịch sử và kết quả của nó sẽ là các quốc gia trên thế giới không còn chống đối hay đứng ngoài quan sát nữa mà trở thành những người tham gia với những quyền năng của riêng mình. Fareed Zakaria cũng đề cập câu hỏi chính trị hóc búa: Làm cách nào để đạt được mục tiêu quốc tế trong một thế giới có nhiều người tham dự hơn – bao gồm cả Nhà nước và tư nhân, bởi vì theo ông, khi các quốc gia khác trở nên chủ động hơn, không gian rộng lớn dành cho những hành động của nước Mỹ sẽ bị thu nhỏ một cách không thể cưỡng lại. Vì vậy, theo ông thời kỳ tiếp theo sẽ là Thế giới hậu Mỹ, kỉ nguyên được xác lập và định hướng bởi nhiều nơi, nhiều người khác nhau.

Tác giả Fareed Zakaria

Một nội dung đáng lưu tâm khác của tác phẩm chính là nhận định cho rằng hiện nay trong trật tự thế giới mới nổi, các quyền lực phi Tây phương sẽ gìn giữ các nét độc đáo của mình kể cả khi họ trở nên giàu có hơn. Trong số đó, sự nổi lên của Trung Quốc và Ấn Độ tái định hình bối cảnh kinh tế và chính trị. Cả hai đều đang trở nên quả quyết hơn, phủ một cái bóng to lớn lên trên khu vực và trên toàn thế giới. Chương 4 và chương 5 đã phân tích khá kĩ nguyên nhân đưa tới sự xuất hiện của hai quốc gia này trên trường quốc tế, đồng thời cũng nêu những điều làm cho quá trình nổi lên của mỗi nước có đặc thù riêng. Tác giả cũng khẳng định, không một quốc gia nào có thể thế chỗ Hoa Kỳ. Đây cũng là một nhận định có thể đưa đến nhiều cuộc tranh luận trong giới nghiên cứu Mỹ ở Việt Nam

Về quyền lực, mục tiêu và những lựa chọn của nước Mỹ, hai chương cuối của tác phẩm – chương 6 và 7 đã lấy những kinh nghiệm và bài học của nước Anh để phân tích và suy xét vị thế của nước Mỹ thời hiện tại và tương lai. Tác giả nhấn mạnh Hợp chủng quốc và Hoa Kỳ không còn nắm trong tay quyền hành ghê gớm như hồi năm 1945 hay thậm chí là năm 2000. có nhiều lý do giải thích cho hiện tượng này, trong đó nguyên nhân về chính sách của Nhà nước được coi là cốt lõi. Vì vậy, việc cải cách hệ thống chính trị Mỹ được nhấn mạnh trong chương cuối của cuốn sách. Tuy nhiên, theo Fareed Zakaria, sự trỗi dậy của phần còn lại, dù rằng có thật- nhưng là một tiến trình dài lâu và chậm rãi. Và nó cũng là một điều khẳng định chắc chắn thêm vai trò không thể thiếu được, dù hoàn toàn khác biệt, của nước Mỹ.

Nói chung, những vấn đề được trình bày trong 7 chương của cuốn Thế giới hậu Mỹ có nội dung khá rộng. Tuy vậy, một điều có thể thấy rõ rằng tác giả đã dày công đi vào cội nguồn của từng câu hỏi để tìm lời giải đáp cho một Thế giới hậu Mỹ, với những vấn đề chính được đề cập ở mỗi chương. Một điều có ý nghĩa hơn cả là những vấn đề được phân tích, tổng hợp ở đấy chứa dựng những nội dung phong phú, đa dạng và sâu sắc. nó bao hàm cả tính lịch sử, tính văn nóa và gắn liền với đó là các luận cứ và minh chứng xác đáng.

Do lập trường và quan điểm của người viết, khi phân tích một số sự kiện trong hệ thống chính trị quốc tế có liên quan đến một số nước như Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, hay về một số vấn đề về dân chủ hay nhân quyền…tác giả có cách nhìn nhận và tiếp cận của giới học giả nước ngoài. Tuy nhiên, đây cũng là một nguồn thông tin để giúp bạn đọc có thêm tài liệu nghiên cứu và tham khảo về nước Mỹ, cường quốc hàng đầu trên thế giới, một đối tác quan trọng của Việt Nam.

Phần trên chỉ là một số nội dung chính được đề cập trong tác phẩm dày 350 trang này. Công trình này được viết bởi một cây bút nổi tiếng của tờ Newsweek International nên đã tạo nên được hứng thú không chỉ của giới nghiên cứu hàn lâm mà cả những độc giả khó tính. Hy vọng rằng tác phẩm Thế giới hậu Mỹsẽ là một tài liệu tham khảo bổ sung vào nguồn tài liệu dành cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh, đặc biệt là những người chuyên sâu về Hoa Kỳ học hay Quan hệ quốc tế và bên cạnh đó là đông đảo bạn đọc.

Có thể nói với bạn đọc một điều rằng cùng với những tác phẩm gần đây được dịch và phổ biến ở Việt Nam như Thế giới phẳnghoặc Chiếc Lexus và cây ô liu của Thomas L.Friedman thì Thế giới hậu Mỹ là một tác phẩm đáng để cho giới nghiên cứu trang bị cho tủ sách nghiên cứu của mình.


* Cuốn sách do Diệu Ngọc dịch, NXB Tri thức ấn hành tháng 6-2009.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tư duy toàn cầu

    16/11/2017Nguyễn Ngọc BíchKhi Việt Nam sắp vào WTO thì cũng là lúc có nhiều lời kêu gọi doanh nhân có tư duy toàn cầu. Lời kêu gọi ấy dường như xuất phát từ quyển sách "Thế giới phẳng" của Thomas Friedman. Tuy nhiên, đề có tư duy toàn cầu thì doanh nhân Việt Nam nên suy nghĩ cái gì? Hay tư duy toàn cầu phải có nội dung gì trong hoàn cảnh của doanh nhân Việt Nam?
  • Từ quốc khánh Mỹ nghĩ về sức mạnh Việt Nam

    04/07/2016Hiệu Minh (từ Mỹ)Hòa bình đã qua mấy thập kỷ. Đã lúc nào chúng ta tự hỏi, sức mạnh năm xưa có còn không? Và giá trị thời đại của Việt Nam bây giờ là gì trong thế giới toàn cầu hóa này? Sức mạnh đoàn kết ấy ở đâu. Mấy chục năm qua, có ai dám đặt lên vai trọng trách quốc gia cho tuổi trẻ như Cụ Hồ đã từng tin chàng trai Nguyễn Hữu Đang khi xây dựng lễ đài Ba Đình.
  • Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào?

    11/07/2009Linh Thủy“Hiến pháp Mỹ là bản hiến pháp nổi tiếng nhất và lâu đời nhất với trên 200 năm lịch sử, trong khi các bản Hiến pháp hiện nay của Pháp, Đức, Nhật, Nga đều là những bản Hiến pháp mới mẻ và có thời gian tồn tại chưa lâu. Tôi muốn hiểu tại sao và do đâu nước Mỹ lại có được sự ổn định đó?” - Dịch giả Nguyễn Cảnh Bình.
  • Thế giới có quá nóng, quá phẳng, quá chật?

    07/07/2009Ngọc Tú (lược dịch từ Slate Magazine)Nóng, Phẳng, Chật nhấn mạnh rằng sự thay đổi khí hậu do con người gây ra là một mối đe dọa chết người đối với toàn xã hội. Dân số ngày càng tăng, đi liền với lượng tiêu thụ tài nguyên và năng lượng ngày càng cao khi thế giới trở nên giàu có hơn, sẽ vượt quá mức chịu đựng của cả thị trường và trái đất.
  • Tổng thống Obama và vị trí của Mỹ trên chính trường thế giới

    21/11/2008Trần Sĩ ChươngNgày 4/11/2008, một người Mỹ da màu với cái tên lạ thường là Brack Hussein Obama - lớn lên không có cha, sống với ông bà ngoại, gia đình không giàu, không có thế lực - đã được bầu làm tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ.
  • Địa vị của nền kinh tế Hoa Kỳ và các chính sách kinh tế của tân Tổng thống Obama

    13/11/2008PV Vietnamnet phỏng vấn ông Nguyễn Trần Bạt"Tất cả các giải pháp về nền kinh tế Hoa Kỳ trước hết phải bắt đầu bằng việc tổ chức lại nền kinh tế tài chính của Hoa Kỳ, việc này không chỉ đơn thuần là xây dựng lại một số chính sách trước mắt." - Ông Nguyễn Trần Bạt trả lời phỏng vấn của báo Vietnamnet ngày 6/11/2008
  • Thế giới phẳng được và mất

    23/07/2008Phan QuangNhững suy nghĩ của bậc văn hào được dư luận quan tâm, đặc biệt các dân tộc từng đau khổ bởi "phản toàn cầu hóa lần thứ hai", tức chủ nghĩa thực dân cũ và mới - thuật ngữ của chính tác giả L.Phrít-men - nay nếu không tỉnh dễ có khả năng lại bị cuốn hút thụ động và chịu hệ quả buồn của làn sóng toàn cầu hóa lần thứ ba...
  • Thế giới phẳng - Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ XXI

    27/08/2006Nguyên NgọcThomas L. Friedman là người giữ chuyên mục đối ngoại của tờ The New York Times, ba lần đoạt giải thưởng Pulitzer, tác giả cuốn sách nổi tiếng Chiếc Lexus và cây ôliu viết về toàn cầu hóa - mà bây giờ ta đã biết đấy là cuộc toàn cầu hóa lần thứ hai, từ khoảng năm 1800 đến năm 2000, theo như cách phân chia của ông...
  • Thế giới này có phẳng?

    27/06/2006Phương TâmThế giới ban đầu đượcxem là phẳng. Mấy thế kỉ trước Galieo “làm" chonó thànhhình cầu. Bây giờngười ta lại bảonhau: phẳng rồi. Thuậtngữ "thế giớiphẳng" bắtđầu hành trình đi vào ngônngữ của các bậc trí giả Việt Nam. Nhưng chả lẽ chúng ta đã bắt đầu đượcsống trong thế giới phẳng?
  • Thế giới phẳng hay không?

    06/04/2006Nguyễn Vạn PhúSau thành công với cuốn Chiếc Lexus và cây ôliu, Thomas Friedman lại vẫn là tác giả viết về đề tài “toàn cầu hóa” thành công hơn cả khi tung ra cuốn Thế giới là phẳng vào tháng tư năm ngoái và đến cuối năm bán được trên 1,1 triệu cuốn. Tuy nhiên, giới học giả nghiên cứu và giới phê bình, điểm sách lại không ngớt chê bai đủ điều về cuốn sách này. Vì sao có chuyện lạ thế?
  • “Thế giới phẳng” và Việt Nam chúng ta

    31/03/2006Nguyễn Trung“Thế giới phẳng” của Thomas L. Friedman giống cái bánh mỳ nóng mới ra lò, người mua háo hức như đã từng háo hức với “Chiếc xe Lexus và cây ô-liu” cũng của ông ta cách đây dăm năm. “Phẳng” với ý nghĩa quá trình toàn cầu hóa kinh tế kéo theo quá trình toàn cầu hóa mọi mặt đời sống xã hội loài người trên hành tinh này đi vào “luật chơi chung”...
  • Toàn cầu hoá: Cuối cùng đó là một trái đất phẳng

    05/02/2006Thomas L. Friedman, “It’s a Flat World, After All”, The New York TimesNăm 1492, Christopher Columbus vượt biển tới Ấn Độ, đi về hướng Tây. Ông trở về quê hương và tuyên bố: “Trái đất tròn”. 512 năm sau, tôi cũng bay tới Ấn Độ bằng máy bay hãng Lufthansa. Tôi đi về hướng đông. Trở về nhà tôi thì thầm với vợ mình: “Trái đất phẳng”...
  • xem toàn bộ