Tư duy toàn cầu

06:40 CH @ Thứ Năm - 16 Tháng Mười Một, 2017

Khi ViệtNam sắp vào WTO thì cũng là lúc có nhiều lời kêu gọi doanh nhân có tư duy toàn cầu. Lời kêu gọi ấy dường như xuất phát từ quyển sách "Thế giới phẳng" củaThomasFriedman. Tuy nhiên, đề có tư duy toàn cầu thì doanh nhân ViệtNam nên suy nghĩ cái gì? Hay tư duy toàn cầu phải có nội dung gì trong hoàn cảnh của doanh nhân ViệtNam?

Nội dung của tư duy toàn cầu

ThomasFriedman đã nêu lên yêu cầu về công dân toàn cầu sau khi ông bảo rằng thế giới bây giờ phẳng và mô tả các nhân tố tạo nên tính chất đó như: mạng web, phần mềm xứ lý công việc, thuê bên ngoài làm, chuỗi cung ứng sản phẩm... Những nhân tố này hữu hình và là thành quả của quả trình toàn cầu hóa. Như là một tất yếu, khi nền kinh tế tức là tồn tại đạt đến mức độ toàn cầu thì về mặt ý thức phải có tư duy toàn cầu. Do đó, ta phân biệt toàn cau hóa là bước thứ nhất và tư duy toàn cầu là bước thứ hai.

Quá trình toàn cầu hóa là việc những doanh nghiệp của các nước khác nhau mở rộng thị trường ra nước ngoài và tạo nên "ngôi làng toàn cầu” (giobal village). Trong phạm vi cửa doanh nghiệp quá trình trên đi theo ba giai đoạn.

Trước hết, doanh nghiệp xuất hàng ra nước ngoài. Đây là một cách làm thụ động, doanh nghiệp không chịu rủi ro nhiều và người khác đặt hàng với họ.

Sau đó, doanh nghiệp tự mình đem hàng của mình ra nước ngoài bán. Họ đi xâm chiếm thị trường và việc làm có thế là thuê một cơ sở nước ngoài chế tạo sản phẩm cho mình. Họ chưa biết lập cơ sở ở nước ngoài mà chỉ cử nhân viên đi, hay thuê người nước ngoài gặp gở khách hàng hoặc tiếp xúc với cơ sở sản xuất cho mình ở ngoài. Ở đây doanh nghiệp chủ động nhiều hơn trước, nhưng vấn dựa vào các yếu tố chắc chắn từ bên ngoài.

Cuối cùng doanh nghiệp bành trướng việc xâm chiếm thị trường nước ngoài, bằng cách cấp phép các quyền sở hữu trí tuệ, nhượng quyền thương mại, hợp tác kinh doanh, liên doanh hay lập Công ty con tại nước ngoài. Ở bước này doanh nghiệp chịu nhiều rủi ro nhất so với hai giai đoạn trước và họ phải hoàn toàn chủ động.

Tất nhiên quá trình ấy không đi theo một chiều, từ một nước và rành mạch như thế. Trái lại các giai đoạn kia đan xen với nhau và được thực hiện trên căn bản có đi có lại, nước này sang nước khác. Trong "ngôi làng toàn cấu” tỷ giá hối đoái của một nước sẽ ảnh hưởng đến vài ba nước khác, chính sách của một nước có ảnh hưởng tới doanh nhân của nhiều nước. Và một khi đã ở trong "ngôi làng" ấy các doanh nhân bị buộc phải có tư duy toàn cầu.

Doanh nhân có tư duy toàn cầu là người mang trong mình một sự hãnh diện về tổ quốc của họ, từ con người, văn hóa, đến mức độ phát triển kinh tế, họ nắm vững và làm chủ các tập tục kinh doanh tiên tiến phổ biến, luật pháp căn bản của nước mình và của nước khác, đặc biệt họ bị buộc phải hiểu biết về nền văn hóa cùng môi trường của quốc gia nơi họ hoạt động và sử dụng thông thạo sinh ngữ. Tất nhiên họ không tự mình làm tất cả các việc ấy mà được sự trợ giúp của các nhà tư vấn, các khóa huấn luyện.

"Tư duy toàn cầu" cho doanh nhân Việt Nam

Như đã thấy, tư duy toàn cầu là bước hai, nó nảy sinh từ thành quả của bước một. Ở ta, quá trình toàn cầu hóa, tức là bước một, thì phần lớn đang ở giai đoạn một. Thật vậy, trừ hàng nông lâm thủy sản, các mặt hàng thủ công nghiệp và công nghiệp ở ta đều nằm ở giai đoạn thứ nhất của quá trình toàn cau hóa. Hơn nữa, hiểu theo ý nghĩa chịu rủi ro của ba giai đoạn toàn cầu hóa, thì doanh nhân của ta vân còn kinh doanh một cách thụ động nhiều hơn là chủ riêng. Hai giai đoạn sau còn rất ít. Do đó, doanh nhân ta chưa có đủ điều kiện vật chất có thể nảy sinh một tư duy toàn cầu phù hợp và thực sự họ cũng chưa cần phải có một tư duy với nội dung như thế. Xin hỏi, nếu bạn chưa thiết lập cơ sở kinh doanh ở Angola, vậy có can phải biết văn hóa và luật pháp của nước Angola không? Nếu biết thì rồi cũng sẽ quên! Tuy nhiên, chúng ta hiện cũng đang tiếp nhận và giao dịch với doanh nhân từ các nước khác đến và khi đến ta, họ mang trong đầu tư duy toàn cầu. Trong hoàn cảnh trên, chủng ta cần xác định nội dung của tư duy toàn cầu của doanh nhân ta.

Do mức độ toàn cau hóa của mình, khi nói về tư duy toàn cầu cho doanh nhân ta thì nên để nó trong ngoặc kép: "tư dân toàn cầu” để ta không bị lẫn lộn với tư duy toàn cầu chính hiệu! Vậy nội dung của "tư duy toàn cầu” cho doanh nhân ta nên là gì? Tôi xin đề nghị.

Nó gồm hai mảng. Thứ nhất là một quan niệm đúng về kinh doanh và thứ hai một số kiến thức cập nhật cần thiết cho thị trường nơi mình hoạt động. Mảng đầu quan trọng vì khi quan niệm đúng về kinh doanh thì một ông chủ đã có thể giao tiếp được với các doanh nhân khác ở mình và ở người. Chỉ ở mức đó, mà đúng, thì tư duy đã có tính toàn cầu rồi, còn chưa có mà nói toàn cầu là nói mà không biết mình nói gì. Ở đây tôi xin đề cập mảng này.

Do hoàn cảnh lịch sử và do thói quen, không ít doanh nhân chúng ta coi "thương trường là chiến trường" và nói đến chiến thắng cùng nghi ngại trong kinh doanh. Tư duy như thề thì: Eo ơi, chẳng toàn cầu tí nào!

Trên chiến trường hai người đối mặt nhau, bắt buộc phải có kẻ thắng người thua. Để thắng, hai bên phải dò thám nhau, gài bẫy nhau... Thế nhưng, thương trường thì khác hẳn! Kinh doanh là cơ hội kiếm lời bằng cách phục vu "thượng đế", nhờ tài năng chinh phục thiên nhiên và chinh phục lòng người của mình. Cách làm là “đến thẳng thượng đế", hay hợp đồng với người khác đề cùng đến. Đặc điểm của doanh nhân là dù họ có mua hàng của người khác thì không phải đế dùng mà là bán lại cho khách. Trong cả hai trường hợp vừa nêu, khách hàng và lời lãi đứng cách xa doanh nhân một khoảng và con đường đến đó có nhiều rủi ro. Do đó xin dùng hình ảnh "thượng đế" đứng cách doanh nhân 100m, khi doanh nhân đi một mình đến đó, họ thay nhiều người khác cũng đi như họ, còn nếu hợp đồng với ai thì cả hai nhìn ve một hướng. Rõ ràng, doanh nhân không hề đối mặt với nhau để có... chiến trường!

Khi đi một mình, tư duy của doanh nhân phải là cạnh tranh lành mạnh chứ không phải là phá sóng máy điện đàm, hay đánh nhân viên tiếp thị của người ta, như ta đã từng thấy. Khi ký hợp đồng thì phải nói rõ hết điều mình lo để phân bố rủi ro, gộp chung ưu thế của nhau hầu đi đến đích. Doanh nhân ít khi một mình đi đến "thượng đế" mà luôn phải cặp kè (chẳng hạn, phục vụ khách du lịch thì vẫn phải thuê khách sạn) với người khác, cho nên giữa họ với nhau phải có một niềm tin chứ không phải là đặt bẫy gài nhau. Niềm tin được tạo lập từ sự thành thật và hiểu biết. Hiểu biết là sẵn sàng chịu thiệt một ít trong vụ này đề lấy bù lại vào vụ sau. Trong thương trường có người kinh doanh giỏi, có người chưa, nhưng không phải vì thế mà người giỏi lúc nào cũng thắng, vì còn có may mắn và rủi ro tác động vàn tài năng của họ. Với lại, thương trường còn có nhiều ngách (niche) để chọn lựa nữa.

Vậy một phần quan trọng của "tư duy toàn cầu” là quan niệm về kinh doanh cho đúng đế có thể bàn bạc đi xa hơn sau này, bước đầu đã khựng vì lo mìn, bẫy thì khó đi xa dẫu ta có hò nhau... toàn cầu hóa!

Trước mỗi cuộc họp, chủ nhà thường bảo: xin mời dùng tách cà phê cho đầu óc nó tỉnh táo”. Nội dung kia của "tư duy toàn cầu” cần phải có và trong lúc nhâm nhi cafe!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Toàn cầu hóa và hội nhập văn hóa

    21/01/2015Đinh Quang TổnToàn cầu hóa là một xu thế không thể cưỡng lại đối với tất cả các quốc gia. Chủ động để hội nhập là một thái độ tích cực, khôn ngoan. Chủ động hội nhập là khẳng định đường hướng có chiến lược, có chiến thuật, có kế hoạch cho tùng bước đi. Chủ động hội nhập sẽ khai thác được nhiều nhất những thuận lợi, những cơ hội để dân tộc có nhiều lợi ích nhất...
  • Toàn Cầu Hoá như một xu thế văn hoá

    02/04/2014Nguyễn Trần Bạt,Toàn cầu hoá về kinh tế đã và vẫn đang là đề tài sôi nổi và nóng bỏng trên thế giới. Những cuộc họp của WTO luôn luôn kéo theo những cuộc biểu tình chống đối. Nhưng bất chấp tất cả những thứ đó, toàn cầu hoá đang tác động mạnh mẽ không chỉ đến các chính sách quốc gia mà còn len lỏi vào tận ngõ ngách đời sống toàn nhân loại...
  • Sự lẽo đẽo của tư duy

    09/01/2011TS. Nguyễn Sĩ DũngMột triết gia đã từng khẳng định: “Mọi thứ dẫn con người đến hành động đều phải đi qua cái đầu của anh ta”. Nghĩa là anh ta phải nhận thức được vấn đề trước khi phản ứng lại với nó. Nhận thức đi trước là một điềm lành, là điều kiện thuận lợi để phản ứng mạch lạc, hiệu quả đối với các thách thức của cuộc sống...
  • Những rủi ro toàn cầu

    16/03/2007Bích Thủy"Nền kinh tế toàn cầu đang phát triền mạnh mẽ hơn bao giờ hết nhưng nó vân rất dễbị tổn thương. Mức độ nghiêm trọng của những rủi ro đang tăng lên do Chính phủ các nước và giới doanh nghiệp trên thế giới giữa quan tâm đúng mức, đó là đánh giá trong một báo cáo vừa được diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ở Oavos, Thụy Sĩ công bố.Theo đó, có 23 rủi ro toàn cầu cốt yếu nhất trải rộng trên 5 lĩnh vực khác nhau.
  • Trí thức Việt Nam thời toàn cầu hóa: Tư duy, kỳ vọng và trách nhiệm

    01/01/2007Trần Hữu DũngNgười trí thức phải mạnh dạn hướng dẫn và gạn lọc (qua thuyết phục) các trào lưu văn hóa đại chúng. Song, cần nhấn mạnh, sự “hướng dẫn” này phải được vạch ra từ góc nhìn toàn cầu của chính người trí thức. Nó phải xuất phát từ một trình độ lý luận cao, đượm tính nhân bản, tôn trọng dị biệt. Nó không thể là một “phản xạ” có tính giáo điều, hoặc mù quáng bảo lưu những tư duy lỗi thời, không còn thích hợp với thế giới mới...
  • Việt Nam và toàn cầu hóa

    12/12/2006TS. Nguyễn Quang ANhiều người có lý khi cho rằng qúa trình toàn cầu hóa mới bắt đầu ở Việt Nam từ 1986. Nếu như toàn cầu hóa như một qúa trình như trên, ở tầm dài hơn thì cũng có thể hình dung khác đi một chút...
  • Bức tranh toàn cầu hóa

    04/12/2006Đặng Phương KiệtNhững con số được trích dẫn sau đây rút ra từ tác phẩm "Cuộccách mạnggiáo dục" . Một sốliệu có thể không chính xác 100%vì lý do thế giới thay đổi nhanh chóng. Song dẫu sao chúng vẫn được xem là những xu thế phát triển đang làm lay động các nền kinh tếvà các quốcgia trên khắp thế giới...
  • Toàn cầu hóa

    01/10/2006Bửu ÝToàn cầu hoá là một hiện tượng thời đại toàn cầu không cưỡng lại được. Nhưng không phải chỉ có toàn cầu hoá. Tính đa dạng trên thế giới, thể hiện đặc biệt bằng nhũng đặc trưng văn hoá, thường mang tính phi sản xuất, đi ngược lại những làn sóng doanh thương, hoặc kìm hãm nó. Nhung tính đa dạng ấy nó quan trọng, thiết yếu, không những nói lên những giá trị truyền thống, còn bảo đảm sự trường tồn của quốc gia, mang giá trị nội tại của sinh mệnh quốc gia ấy...
  • Bản sắc và toàn cầu hóa

    22/08/2006GS. Cao Huy ThuầnCái gì là “mới” của thời đại này? Và cái gì là đặc điểm nổi bật của thời đại gọi là “mới”? Chắc ai cũng trả lời: toàn cầu hóa. Hạn chế vấn đề vào lĩnh vực văn hóa, và thu hẹp văn hóa vào một khía cạnh thôi, là "bản sắc", xin nêu ra đây một thử thách khi mà toàn cầu hóa về kinh tế kỹ thuật lôi cuốn theo toàn cầu hóa về văn hóa...
  • Nghịch lý của tư duy

    20/04/2006Phạm Anh100% các DN đều biết được tiện ích cũng như giá trị kinh tế to lớn do công nghệ thông tin mang lại. Đó là nơi quảng bá hình ảnh DN, thương hiệu và sản phẩm. Thế nhưng, có tới 91,9% số DN không quan tâm tới thiết kế, xây dựng website để "cho thế giới biết mình là ai"...
  • Toàn cầu hóa và vận hội của Việt Nam

    28/03/2006Vũ Thành Tự AnhToàn cầu hóa không phải là một hiện tượng gì mới lạ trong lịch sử phát triển của loài người, có mới đi chăng nữa chỉ là ở chỗ làn sóng toàn cầu hóa thời nay xảy ra với tốc độ cao hơn, cường độ mạnh hơn, và phạm vi rộng lớn hơn rất nhiều so với trước đây mà. Và dân tộc ta đã có ý thức chủ động hòa mình vào làn sóng ấy...
  • Năng lực tư duy toàn cầu

    23/03/2006TS Nguyễn Sĩ Dũng (thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng)Trong một đất nước đang xây dựng hòa bình và chủ động hội nhập, thì việc nâng cao sức chiến đấu không biết sẽ cần thiết và hữu ích đến đâu, nhưng việc nâng cao năng lực lãnh đạo đúng là một đòi hỏi hết sức cấp bách...
  • Toàn cầu hoá: Cuối cùng đó là một trái đất phẳng

    05/02/2006Thomas L. Friedman, “It’s a Flat World, After All”, The New York TimesNăm 1492, Christopher Columbus vượt biển tới Ấn Độ, đi về hướng Tây. Ông trở về quê hương và tuyên bố: “Trái đất tròn”. 512 năm sau, tôi cũng bay tới Ấn Độ bằng máy bay hãng Lufthansa. Tôi đi về hướng đông. Trở về nhà tôi thì thầm với vợ mình: “Trái đất phẳng”...
  • Điểm hẹn của trí thức toàn cầu

    12/01/2006Minh Hoàn“Điểm hẹn của trí thức toàn cầu” là lời khen tặng của tờ New York Times dành cho trang web http://www.aldaily.com/, sau khi trang web này được trao giải webbys trong lĩnh vực Internet (có giá trị như giải Oscar trong lĩnh vực điện ảnh), đánh bại các trang báo điện tử lớn như CNN, BBC… vào năm 2002. Nhưng không nhiều người biết một trong hai tác giả của “Oscar” Internet đó là một người Việt, GS. Trần Hữu Dũng, Khoa Kinh tế, Đại học Wright State (Dayton, bang Ohio, Mỹ)...
  • Toàn cầu hoá – Cơ hội và thách thức

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupKhông ai có thể phủ nhận được rằng toàn cầu hoá đem đến cho nhân loại, cả những nước phát triển lẫn những nước chậm phát triển, những cơ hội phát triển to lớn. Những nhà lãnh đạo sáng suốt đang ra sức lựa chọn những chiến lược phát triển vừa khôn khéo vừa kiên quyết để đưa đất nước mình tiến lên phía trước. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng nghe thấy nhiều giọng nói từ khắp các châu lục đang gióng lên những lời cảnh báo về mối đe doạ của lối sống phương Tây...
  • Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnQuá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa.
  • Về sức khoẻ của tư duy

    19/07/2005Tương laiKhông khó khăn lắm để bắt gặp đâu đó quanh ta những người còn rất trẻ những cách suy nghĩ thì quá cũ kỹ, nhạt nhoà, ngược lại có người tuổi cao thậm chí rất cao, nhưng cách nghĩ lại rất trẻ trung, khoáng đạt. Tuy vậy, thực tế đó không bác bỏ một sự thật cũng rất dễ kiểm nghiệm là tuổi trẻ tiếp cận với cái mới, dễ dị ứng với sự trì trệ, không cam chịu với những cái đã quen đang bào mòn sức sống, lẽ sống. Họ không chịu dễ dàng dẫm theo những lối mòn làm chùn bước khát vọng khám phá. Đương nhiên, không phải người trẻ tuổi nào cũng có được cái đó, nếu giả dụ được cả như vậy, thì thật phúc lớn cho dân tộc!
  • Toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá

    18/07/2005Dương Thuấn, Mai Văn HaiVăn hoá Việt Nam đang có nguy cơ bị văn hoá nước ngoài lấn át và mất dần đi bản sắc dân tộc! Đã có không ít bài viết cảnh báo về vấn đề này và bày tỏ sự quan ngại đó. Thực tế có đáng lo như vậy hay không? Trước tình hình toàn cầu hoá nhanh chóng như hiện nay, hội nhập là tất yếu, không có con đường nào khác nếu muốn phát triển. Để làm sáng tỏ về vấn đề này, chúng tôi muốn nói đến việc toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá.
  • xem toàn bộ