Từ “Bài văn lạ” đến “Bài văn điểm 10”

08:12 SA @ Thứ Tư - 26 Tháng Mười, 2005

Mô phạm, khuôn mẫu là điều quan trọng và cần phải có nhưng đến một giai đoạn nào đó cũng cần phải hạn chế khu vực khuôn mẫu lại, không nên để khuôn mẫu trùm hết cả ý kiến cá nhân, cần mở một “vùng tự do" để học sinh có thể thoải mái bày tỏ chính kiến, thể hiện cái tôi của mình.

Chắc hẳn nhiều người chưa quên cách đây mấy tháng, sự kiện "bài văn lạc đề" của em Nguyễn Phi Thanh, học sinh trường PTTH Việt Đức (Hà Nội trong bài thi học sinh giỏi của mình đã dám thẳng thắn nói rằng mình không hề thích bài Văn tế nghĩa sỹ cần giuộc của Nguyễn Đình Chiểu và cũng thẳng thắn phê phán cách dạy văn bây giờ là áp đặt làm mất đi sự sáng tạo của học trò… Vừa qua, dự luận lạiđược phen xôn xao với việc một học sinh trường Quốc học Huế và bài thi văn đại học được điểm 10. Học các môn tự nhiênmà được điểm 10 là chuyện không quá khó, nhưng môn văn mà được tới 10 điểm hẳn là phải đặc biệt lắm. Rồi bao nhiêu bài viết ca ngợi không ngừng trích dẫn những lời khen "quá đẹp" về bài văn đó chẳng hạn như: Bài văn đã đạt đến trình độ là một bài văn "đẹp", hoặc bài văn nâng tầm tác phẩm văn học… Tham khảo ý kiến của nhiều người, đặc biệt là một số giáo viên dạy bộ môn văn thì nhận chung một câu nhận xét như thế này: Bài văn lapạ luận chặt chẽ, câu văn mạch lạc, lô gíc, Trang đã hiểu đúng và làm tốt yêu cầu của đề, tuy nhiên ở bài văn còn thiếu sự rung động.

Thí sinh phải vừa làm vừa... nhìn đồng hổ để cân giờ mà yêu cầu bài văn phải có rung cảm về văn chương thì quả thật không dễ dàng gì, bởi chỉ làm đúng yêu cầu của để thôi là đã kín thời gian, làm sao có thời gian để "rung" nữa. Thiếu cảm xúc của văn chương… hay đại loại như vậy. Nhưng cũng nhiều ý kiến cho rằng, trong điều kiện chỉ với 180 phút làm bài với 3 câu hỏi, thí sinh phải vừa làm vừa nhìn đồng hồ để cân giờ mà yêu cầu bài văn phải có rung cảm về văn chương thì quả thật không dễ dàng gì, bởi chỉ làm đúng yêu cầu của đề thôi là đã kín thời gian, làm sao có thời gian để "rung" nữa. Có người còn nói với tôi rằng, ngoài thời gian đủ để làm bài, cần phải cho "chúng’ thêm một chút thời gian nữa thì "mắm” nó mới "sôi" lên được cảm xúc chứ. Nghe nói như vậy, tôi lại nghĩ, vậy lỗiít cảm xúc văn học là do thiếu thời gian?! Vậy nguyên nhân chính là do người ra đề "tham" quá. Hay nói một cách "đanh đá" hơn là do bất cập, sự quá tải của ngành giáo dục ở nước ta. . . Cái sự bất cập, quá tải này tôi đã nghe, đọc rất nhiều rồi. Cũng như nhiều ý kiến quanh việc em Phi Thanh và bài văn lạc đề, việc học sinh không thích một tác phẩm văn học cũng là chuyện dễ hiểu, bởi lẽ, với những tác phẩm như bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên dài như vậy mà chúng tôi chỉ có 1 tiết học ( 45 phút) bao gồm cả giới thiệu về tác giả, tác phẩm và phân tích, hay như bài Văn tế nghĩa sỹ cần giuộccũng vậy… thì làm sao học sinh kịp hiểu tác phẩm chứ chưa nóiđến thấy việc cảm thụ cái hay, cái đẹp nữa… Như vậy đủ thấy, thời gian cho giáo 1 viên quá ít và học sinh phải bù đầu vào học với chương trình thì quá nặng.

Chương trình học quá nặng và áp đặt sớm hay muộn sẽ tạo ra sự phản ứng và sự việc của em Phi Thanh là một ví dụ rõ nét nhất, đây cũng là một sự báo động cho ngành giáo dục hiện nay.

Cô Nguyễn Thị Mão, Giáo viên văn trường THPT Cao Bá Quát cho biết: Tôi có được đọc và tham khảo đề cương cải tiến cách dạy và học môn văn, tôi thấy rất hay và nếu làm được như vậy thì rất tốt, nhưng ở trong hoàn cảnh của nước ta hiện nay thì điều đó là rất khó, nếu không muốn nói là gần như sẽ không thể thực hiện được, bởi lẽ học sinh thời nay phải học quá nhiều môn, tôi chỉ vị dụ riêng môn toán thôi, trung bình sau mỗi một buổi lên lớp (từ 1-2 tiết học) các thầy, cô giáo giao cho các em hàng chục bài tập về nhà. Đó là chưa kể đến các môn học khác cũng cần phải có rất nhiều thời gian như ngoại ngữ, sử, địa, lý, hóa, sinh… tất cả đều yêu cầu các em phải học thuộc bài hoặc là làm thật nhiều bài tập. Có thể thấy rằng chương trình học của các em là quá nặng, các em phải dồn sức học tất cả các môn nên hầu như không có thời gian để đọc kỹ, để tự cảm nhận được cái hay, cái đẹp của các tác phẩm văn học, và những người làm thầy phải giúp học sinh có những cảm nhận đó, bằng cách truyền thụ cho các em những cái hay, cái đẹp mình cảm thụ được, đồng thời tạo ra cho các em sự hứng thú khi học môn văn và coi đó như là môn học giúp con người thoải mái sau những giờ học căng thẳng khác… Trao đổi xung quanh vấn đề này, thầy Nguyễn Văn Đại - Giảng viên khoa Triết - Phân viện Báo chí & tuyên truyền cũng cho rằng: Chương trình học quá nặng và áp đặt sớm hay muộn sẽ tạo ra sự phản ứng và sự việc của em Phi Thanh là một ví dụ rõ nét nhất, đây cũng là một sự báo động cho ngành giáo dục hiện nay. Cách giáo dục hiện nay nặng về khuôn mẫu và mô phạm. Mô phạm, khuôn mẫu là điều quan trọng và cần phải có nhưng đến một giai đoạn nào đó cũng cần phải hạn chế khu vực khuôn mẫu lại, không nên để khuôn mẫu trùm hết cả ý kiến cá nhân, cần mở một “vùng tự do” đề học sinh có thể thoái mái bày tỏ chính kiến, thể hiện cái tôi của mình, bày tỏ những cái ngoài sách giáo khoa và bài giảng của thầy cô. Trong trường học để học sinh hoàn toàn tự do thì không được, nhưng nếu để khuôn mẫu cả thì sẽ giết chết khả năng, tính sách tạo của học trò. Cần phải có sự tự do cho thầy và cho cả học trò. Sẽ có phần kiến thức cơ bản (phần cứng) còn một phần là phải dành cho thầy tự do "biểu diễn" và học trò thể hiện sự cảm nhận theo quyền của nó, chính kiến của nó. Nếu ép buộc khuôn mẫu hoàn toàn thì tiêu diệt khả năng sáng tạo của học trò, sáng tạo là yếu tố phá bỏ những cái đang có, hoặc không chấp những cái vốn có và trong hàng trăm, hàng nghìn sự phá bỏ đó chắc chắn sẽ có mấy ý kiến độc đáo. Về điều này, thế hệ trẻ sẽ làm rất tốt. Trong Hội nghị tổng kết năm học 2004-2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Minh Hiển thừa nhận chất lượng giáo dục, kể cả giáo dục văn hoá và giáo dục toàn diện đang là vấn đề "nóng" của ngành giáo dục vì phân luồng chưa tết. Vấn đề thi cử nặng nề, quá tải chương trình học và sách giáo khoa cần phải cải tiến… Có thể nói, chúng ta kém nên mới cần đổi mới, cải cách, những nhược điểm đó có các nhà chuyên môn nói rất nhiều, nhưng hình như chưa ai thực sự quan tâm đến tiếng nói của học sinh, trong khi các em mới chính là những người cần được quan tâm nhất. Trở lại với “bài văn lạ”, đã không ít người lên tiếng trách móc, phên phán việc làm của em. Phải chăng những bất cập của ngành giáo dục, các nhà chuyên môn nói được, còn các em học sinh thì không?

Gần đây, báo chí thường xuyên đăng tải những chuyện về sự học kém, thiếu hụt kiến thức một cách trầm trọng của nhiều học sinh hiện nay qua “những bài văn kinh dị” hay là những chuyện nực cười của một số học sinh về lịch sử dân tộc. Lỗi phải chăng hoàn toàn thuộc về phía học sinh. Xin kể ra đây một câu chuyện xưa. Lê Quý Đôn ngày còn bé học rất giỏi, nhưng em trai ông thì không phải là người hay chữ như ông. Có người hỏi: cháu giỏi vậy sao không kèm cặp để em cũng học giỏi? Lê Quý Đôn đã trả lời: Em cháu chỉ giỏi vật thôi chứ không học được. Sau này, em trai Lê Quý Đôn đã trở thành một đô vật rất nổi tiếng. Từ câu chuyện trên có thể thấy một điều rằng, mỗi người có những khả năng nhận thức, tư duy khác nhau, người giỏi cái này nhưng chưa chắc đã giỏi cái khác, nếu bắt tất cả mọi người đều học như nhau thì tất nhiên sẽ có những học sinh cực dốt, không thể tiếp thu được.

Cả nước đã bước vào năm học mới - năm học được coi là bản lề giữa 2 giai đoạn thực hiện chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010. Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển trả lời phỏng vấn báo chí đã khẳng định trong năm học này, việc nâng cao chất lượng dạy và học được coi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, là vấn đề nóng nhất đang được xã hội quan tâm, tiếp đó là đến việc giảm tải chương trình một cách hệ thống và đồng bộ,bao gồm từ rà soát lại chương trình, sách giáo khoa, tăng cường các thiết bị và đồ dùng học tập đến việc đổi mới cách dạy và học, cải tiến cách thi cử sao cho phù hợp với yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ… Đặc biệt, cách ra đề thi sẽ sẽ được cải tiến theo hướng phát huy tư duy sáng tạo của học sinh, tránh lối học vẹt, học thuộc lòng, hạn chế các câu hỏi mang tính đánh đố và đặc biệt sẽ tăng cường trắc nghiệm khách quan đối với một số môn… Nếu tất cả những hạn chế trên khắc phục được, thì tôi tin rằng, chúng ta sẽ không còn gặp những “bài văn lạc đề" và bài văn điểm 10 cũng sẽ hoàn hảo hơn, sẽ không bị nghi ngờ là điểm 10 thiếu khách quan nữa.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giáo dục, trí thức và nửa đường còn lại

    24/09/2012Ngô Tự Lập...việc xây dựng một đội ngũ trí thức, hay nói đúng hơn, việc biến đội ngũ nửa trí thức của chúng ta thành một đội ngũ trí thức thực thụ, đủ khả năng đảm đương vai trò đầu tàu của nó trong sự nghiệp phát triển của dân tộc, cũng chính là chặng đường còn lại của nền giáo dục dân tộc. Ðó là một nhiệm vụ cấp bách và to lớn, không chỉ đòi hỏi nhiều tiền của, thời gian và ý chí, mà còn cả những thay đổi triệt để trong quan niệm và phương pháp giáo dục.
  • Những bài văn cười ra nước mắt

    26/06/2010Trong khi chấm thi tốt nghiệp THPT năm nay, các giáo viên lại bắt gặp rất nhiều bài làm văn học sinh viết rất ngây ngô, tréo ngoe. Những bài văn chương “rợn tóc gáy” này cứ tái diễn hằng năm.
  • Vì sao môn văn trong nhà trường không hấp dẫn?

    19/09/2005Ngô Tự LậpBài văn của Nguyễn Phi Thanh làm chấn động dư luận xã hội và đặc biệt là các nhà giáo, nhưng thật ra nó chỉ lặp lại một sự kiện tương tự xảy ra trước đó 3 năm (2002)...
  • ĐH Huế công bố bài văn đạt điểm 10

    20/08/2005Chiều 19/8, ĐH Huế đã đồng ý công bố bài văn đạt điểm 10 của thí sinh Nguyễn Thị Thu Trang. Đây là bài văn đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Dưới đây là nội dung nguyên văn bài thi này...
  • "Chúng em yêu văn, nhưng chúng em chán học văn"

    06/07/2005Chu Thuỳ AnhHọc sinh bây giờ không phải đã hết thích học văn. Nhưng môn văn bây giờ, có thể cần đem ra phường đổi tên lại thành môn chính tả. Học sinh lớp 12 còn tập chép chính tả, khác chăng là chính tả lớp 12 chữ có thể xấu hơn chính tả lớp 1 mà thôi!
  • Báo động về tình trạng học sinh học văn ngày càng kém

    10/11/2003Ninh HồngTheo kết quả sơ bộ kỳ thi đại học năm nay có gần 10.000 bài thi bị 0 điểm, trong đó môn văn chiếm phần không nhỏ. Cũng sau kỳ thi đại học này, nhiều bài phân tích, bình giảng văn, thơ của các sĩ tử đã khiến các thầy, cô giáo trực tiếp làm công tác giảng dạy cũng như các cán bộ trong ban chấm thi phải lên tiếng trước công luận, rung một tiếng chuông buồn báo hiệu về một thực tế: học sinh ngày càng cảm thụ các áng văn hay, các bài thơ truyền cảm bằng những tư duy rất thường, nếu không muốn nói là thô tục...
  • Báo động tình trạng học văn của học sinh

    26/08/2003"Thân thể người lái đò rất tráng lệ; Nguyễn Tuân rất hung bạo..." là những câu trong bài thi tuyển sinh ĐH, CĐ vừa qua. Nhiều giáo viên chấm văn nhận xét, mỗi năm bài làm của học sinh lại kém hơn một chút. Có những lỗi sai không thể chấp nhận được, có những bài thi giám khảo không sao đọc được, có những câu văn của học sinh, giám khảo ôm bụng cười tới năm phút sau mới chấm tiếp được...
  • xem toàn bộ