Những mặt yếu của tuổi trẻ Việt Nam

01:10 CH @ Thứ Tư - 19 Tháng Tám, 2015

Tuổi trẻ việt Nam có rất nhiều mặt mạnh. Nhiều nhà Xã hội học nước ngoài đến nghiên cứu ở Việt Nam đều có những khẳng định tốt đẹp về Tuổi trẻ Việt Nam. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ mong muốn khái quát lại những nhận xét về mặt yếu của thanh niên ta, của đa số những cán bộ đoàn qua các kỳ Đại hội, họp hành mà tôi có dịp trao đổi cùng với ý kiến tham gia của một số sinh viên nước ngoài mà tôi đã gặp.

1. Ham muốn nồng nhiệt sớm làm được nhiều tiền

Việc muốn làm giàu là một nguyện vọng chính đáng của Tuổi trẻ nói riêng và con người nói chung. Song ham muốn quá mức, luôn luôn suốt ruột, sẵn sàng chấp nhận mọi sự rủ rê, mọi giải pháp bất chấp cả pháp luật và đạo lý là một tính cách nguy hiểm, là một cơn sốt cần được hạ nhiệt.

2. Thích tiêu tiền một cách phóng khoáng

Đặc biệt đối với những thanh niên đã ra công tác, làm ăn sinh sống, nhất là với những người có thu nhập cao, họ thường có phong cách sống phóng túng thích tiêu xài thoải mái. Họ tiêu tiền rất nhanh, tiêu tiền quá mức cho phép, tiêu tiền quá khả nắng thu nhập của mình. Những cái không đáng tiêu họ vẫn tiêu, những bữa nhậu không đáng có họ vẫn thực hiện.

3. Sĩ diện, hình thức chủ nghĩa

Hay xấu hổ, không muốn mọi người biết mình học kém, biết mình nghèo, biết gia đình mình ở nông thôn. Trong các mối quan hệ, trong giao tiếp hay giấu dốt, những điều mình không biết không tự nhận là không biết mà hay nói quanh co hoặc nói chệch cặc đánh trống lảng. Thích phô trương, khoe khoang, thậm chí cả khoe khoang những điều mình không hoặc chưa có. Không ít sinh viên tốt nghiệp chưa kiếm được việc đã vội vàng xin đăng ký học để lấy bằng thứ hai mà' không biết để làm gì. Chưa có nhu cầu, đã mua ngay máy tính, máy ảnh...

4. Thiếu bản lĩnh

Không đi sâu vào một lĩnh vực nào đầy đủ, do đó bước vào cuộc sống thường thiếu tự tin khi gặp bất kỳ một vấn đề gì không dám đặt ra hoặc phản biện bất kỳ một vấn đề gì, không dám tham gia đấu tranh phê bình, không dám chủ động đề xuất. Khi gặp khó khăn thì đùn đẩy cho nhau, sợ trách nhiệm, sợ nhận những nhiệm vụ nặng nề.

5. Xa rời thực tế

Ước mơ, hoài bão là một tính cách tốt của thanh niên nhưng đã có không ít người có những suy nghĩ viển vông, xa rời cuộc sống, xa rời những điều kiện hiện có. Ngồi ở cơ quan, ngồi trong nhà mình mà cứ như ngồi trên mây. Nhiều ý kiến, nhiều vấn đề đặt ra không được đa số đồng tình.

6. Giờ giấc lỏng lẻo

Ý thức về thời gian không nghiêm túc, không coi trọng tiết kiệm thời gian, không coi trọng những quy định về thời gian. Trong nhiều những cuộc họp, những buổi sinh hoạt, có không ít thanh niên đi chậm, thậm chí chậm hàng tiếng đồng hồ. Mặt khác cũng có những thanh niên lại đi sớm rất nhiều giờ để chơi bởi, tán gẫu vô tích sự.

Chúng ta cần thấy rõ tất cả những điều dở đó để tự rèn luyện và giúp nhau điều chỉnh nâng cao phẩm chất. Nhà trường và các tổ chức xã hội cũng phải có tránh nhiệm đầy đủ trong việc giúp lớp trẻ tu dưỡng, nâng mình lên.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Suy nghĩ về đặc tính dân tộc Việt Nam

    13/07/2017Bùi Quốc ChâuNghiên cứu về tâm lý dân tộc là mặt việc thú vị đối với tôi. nhưng trước hết cũng xin nói rõ bài viết dưới đây không phải là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc về bản tinh của dân tốc Việt Nam: mà chỉ là một số nhận xét có tính chủ quan (ở đây tôi chỉ đề cập đến tính cách của người Kinh)...
  • "Phản đề" dành cho người Việt trẻ

    30/03/2017Nhà thơ Lê Ðạt, đã ngoài 70 - cho dù cuộc đời ông như chính nhà thơ thừa nhận là rất "li kỳ" và chịu nhiều thăng trầm dâu bể. Trẻ, ở chính cái cách mà ông nhìn nhận rất "thiện chí" và cởi mở về lớp trẻ, về thế hệ trẻ hiện nay...
  • Văn hóa ứng xử của giới trẻ

    26/05/2016Sương LamBên cạnh những cái "được" dễ thấy của người Việt trẻ như kiến thức rộng, tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tư duy nhạy bén... thì cũng có những điều trái khoáy: các bạn "thiếu văn hóa" một cách trầm trọng trong ứng xử. Chúng ta vẫn thường nghe "Thanh niên là rường cột của nước nhà", là "hy vọng của quốc gia"... Vậy thì Việt Nam ta rồi sẽ về đâu?
  • Hãy nghe 8X nói

    19/01/2016TS Phạm Văn TìnhTrong giao tiếp tiếng Việt, giờ đây có lẽ nhiều người chúng ta đều không lạ gì khi nghe từ 8X. Đây là tổ hợp chỉ "những người sinh vào thập niên 80 ở thế kỷ 20". Thế hệ "dòng 8X" này có rất nhiều điều đặc biệt trong cuộc sống đáng trân trọng. Nhưng cũng có những "dòng" 8X chảy lạc điệu, biểu hiện bằng những lối nói...
  • Một đóng góp vào việc nhận dạng con người Việt Nam hôm nay

    29/11/2014Vương Trí NhànCó những cuốn sách làm cho người đọc căm ghét cuộc sống( chẳng hạn; một số tác phẩm hiện thực phê phán); có những cuốn sách làm cho người đọc thêm yêu đời nhiều hơn. Còn qua những trường hợp như Thời xa vắng của Lê Lựu, đọc xong, tự nhiên tôi cứ thấy tiếc đời...
  • Những người trẻ tìm cách sâu sắc

    10/07/2014Lê Xuân NhậtMột loại virus mới đang lan nhanh: virus này khiến những người trẻ biến thành các cụ già. Nhưng họ vẫn nghĩ rằng như thế tức là mình sâu sắc hơn người cùng thế hệ...
  • Nói với thế hệ trẻ

    03/10/2013Tốt nghiệp đại học mới chỉ là cơ sở để mở đầu cuộc đời của người cán bộ nghiên cứu. Có bằng tiến sĩ cũng là bắt đầu con đường nghiên cứu khoa học. Hãy ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ: “Học để làm việc, làm người, làm cách mạng. Học để phục vụ nhân dân”...
  • Con người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại

    09/02/2003Xuân Hà lược ghi (từ kết luận của chương trình nghiên cứu KX – 07)Trong các di sản truyền thống, bên cạnh mặt tích cực cũng hàm chứa mặt hạn chế, những phản giá trị. Trên đại thể, những mặt tiêu cực và hạn chế của di sản truyền thống VN cũng bộc lộ khá rõ mà những nét nổi bật nhất là tính cục bộ, địa phương, tâm lý bình quân chủ nghĩa gắn với thái độ “cào bằng”, ghen ghét, đố kỵ những người trỗi vượt hơn mình, tinh thần cầu may, tác phong tùy tiện, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, lối làm ăn nhỏ, manh mún, không biết lo xa và hạch toán kinh tế, chưa tôn trọng con người cá nhân chủ thể, tư duy phân tích, thực nghiệm và luận lý kém...
  • Thanh niên Việt Nam đã sẵn sàng đối thoại văn hoá?

    25/12/2005Đình NamLàm thế nào để đối thoại văn hoá trở thành công cụ tăng cường hoà bình và an ninh, thúc đẩy phát triển bền vững là những vấn đề cơ bản được thảo luận tại Hội nghị "Đối thoại giữa các nền văn hóa và văn minh vì hòa bình và phát triển bền vững". Trong đó không ít nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi về mức độ sẵn sàng của thanh niên Việt Nam trong tiến trình đối thoại văn hoá, văn minh...
  • Sinh viên = Xoàng xĩnh?

    29/09/2005Nguyễn Trương QuýTại sao vẫn tồn tại quan niệm là sinh viên thì luôn đi cùng với sự lúi xùi, xoàng xĩnh, với không gian nhà trọ tù đọng, với học như đi xem phim rạp, hết phim rồi sẽ ra, thế nào cũng tốt nghiệp?
  • Biết mình yếu để mạnh hơn

    01/09/2005Trần Hữu QuangBài viết sau nêu ra một số điểm yếu trong tư duy quản trị của tầng lớp doanh nhân Việt Nam hiện nay và thử đi tìm căn nguyên của chúng, mong góp phần vào việc xây dựng một đội ngũ doanh nhân ngày càng mạnh và bản lĩnh...
  • 10 đặc điểm của người Việt

    22/08/2005Đây là bộ 10 đặc điểm của người Việt do người nước ngoài nhìn và bộ 9 đặc điểm khác do người Việt tự nhìn mình (tham khảo)
  • xem toàn bộ