Năng lực tư duy toàn cầu

05:15 SA @ Thứ Năm - 23 Tháng Ba, 2006

Nếu “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng” là nội dung chính được nêu trong chủ đề của Đại hội Đảng lần thứ X, thì đây là một trong những vấn đề cần được quan tâm đóng góp ý kiến nhất. Trong một đất nước đang xây dựng hòa bình và chủ động hội nhập, thì việc nâng cao sức chiến đấu không biết sẽ cần thiết và hữu ích đến đâu, nhưng việc nâng cao năng lực lãnh đạo đúng là một đòi hỏi hết sức cấp bách.

Năng lực lãnh đạo của Đảng được cấu thành từ năng lực tư duy; năng lực thuyết phục (không phải là ra lệnh) và năng lực nêu gương.

Trong cả ba năng lực này năng lực nào cũng quan trọng, và có vẻ như năng lực nào cũng cần phải được nâng cao. Tuy nhiên, quan trọng nhất, cấp bách nhất vẫn là việc phải nâng cao năng lực tư duy.

Con người ta tư duy bằng chủ thuyết (triết lý), bằng phạm trù và bằng khái niệm. Đảng ta cũng phải sử dụng các công cụ như vậy để tư duy. Định mệnh lớn nhất của tư duy là nó phải đuổi theo một thế giới luôn luôn thay đổi.

Chúng ta “không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông”, không ai có thể dùng tư duy cũ để hiểu hết được một thế giới mới. Muốn hiểu hết được thế giới mới và hoạch định được đường lối phát triển để dẫn dắt dân tộc tiến về phía trước, Đảng ta phải đổi mới được tư duy. Muốn đổi mới được tư duy, Đảng ta phải đổi mới được các công cụ để tư duy.

Bất cứ một chủ thuyết, một phạm trù, một khái niệm nào mà cả trăm năm vẫn không được thực tế chứng minh, thì đều có nguy cơ biến thành tín điều nếu chúng ta vẫn cứ tiếp tục theo đuổi. Mọi tín điều đều giam hãm năng lực tư duy và cầm tù ý chí tự do của chúng ta.

Tư duy như một chiếc dù chỉ ở trạng thái mở thì nó mới vận hành. Hơn thế nữa, trong một thế giới toàn cầu hóa, đó lại vừa phải là một tư duy toàn cầu. Thiếu một năng lực tư duy như vậy, chúng ta không thể hoạch định được đường lối phát triển cho đất nước.

Ví dụ, chúng ta không thể đề ra đường lối phát triển ngành đóng tàu của đất nước mà không đặt nó trong bối cảnh toàn cầu, không xem xét đến việc người châu Âu, người Hàn Quốc, người Trung Quốc, người Nhật Bản... đang làm gì.

Điều gì đang đúng với ngành đóng tàu thì sẽ đúng với cả toàn bộ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của chúng ta. Hơn thế nữa, nó cũng sẽ đúng với việc trồng lúa của những người dân ở đồng bằng sông Cửu Long, với việc trồng thảo quả của những người dân ở miền núi phía Bắc...

Muốn hoạch định được một mô hình phát triển phù hợp, một sự hiểu biết sâu sắc về các động lực thúc đẩy toàn cầu hóa; các qui luật của toàn cầu hóa; các cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa; các cách thức tổ chức xã hội và vận hành kinh tế để giảm thiểu rủi ro và tận dụng cơ hội của toàn cầu hóa là không thể thiếu.

Một sự hiểu biết sâu sắc về lợi thế so sánh và những yếu kém của đất nước trong môi trường cạnh tranh toàn cầu cũng rất quan trọng. Những sự hiểu biết như vậy sẽ phải là sản phẩm của năng lực tư duy toàn cầu.

Nguồn:Tuổi Trẻ
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tư duy địa kinh tế - địa chính trị

    23/05/2016Nguyễn Trần BạtGần 30 năm trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc, khoảng thời gian đủ dài để một đất nước phát triển tới tầm cao mới về chất, nhưng Việt Nam vẫn không thể phát triển, trái lại vẫn mắc kẹt trong những tình thế kinh tế - chính trị bất lợi. Nguyên nhân của tình trạng này có phần rất lớn thuộc về trách nhiệm của công tác hoạch định chiến lược phát triển kinh tế...
  • Tinh thần mở, tri thức mở

    31/01/2016TS. Ngô Quang Hưng (Giảng viên ĐH New York)Tinh thần mở chính là sự chuyển dịch mẫu hình của khoa học và công nghệ thế giới trong hơn 30 năm bùng nổ CNTT vừa qua. Tự do tí toáy đang dần san phẳng bao nhiêu rào cản. biên giới địa - chính trị, kinh tế, văn hóa tri thức… tạo nên một "thế giới phẳng"...
  • Nhân dân như là một phạm trù của Văn hóa chính trị

    25/07/2014Nguyễn Trần BạtNói đến đời sống chính trị người ta thường nghĩ ngay đến các nhà chính trị và các chính đảng. Đó là những bộ phận rất quan trọng cấu thành đời sống chính trị. Nhưng sẽ không có cả các nhà chính trị lẫn các chính đảng nếu không có nhân dân. Nhân dân bao giờ cũng là các đối tượng để các đảng lôi kéo...
  • Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy

    26/03/2014GS. TSKH. Phan Đình DiệuThế kỷ 20 vừa đi qua và những thành tựu khoa học to lớn mà loài người đạt được trong thế kỷ đó đã làm đảo lộn nhiều hiểu biết vốn có của chúng ta về những vấn đề cơ bản như không gian và thời gian, vật chất và vũ trụ, sự sống và con người, rồi tiếp đến là kinh tế và xã hội... Từ những hiểu biết mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau dần dần đã hình thành một quan điểm mới, một tư duy mới về thiên nhiên cũng như về xã hội của chúng ta...
  • Sự lẽo đẽo của tư duy

    09/01/2011TS. Nguyễn Sĩ DũngMột triết gia đã từng khẳng định: “Mọi thứ dẫn con người đến hành động đều phải đi qua cái đầu của anh ta”. Nghĩa là anh ta phải nhận thức được vấn đề trước khi phản ứng lại với nó. Nhận thức đi trước là một điềm lành, là điều kiện thuận lợi để phản ứng mạch lạc, hiệu quả đối với các thách thức của cuộc sống...
  • Lãnh đạo phi cách mạng

    18/10/2010Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupLịch sử phát triển của nhân loại đã trải qua những bước chuyển mình đầy ý nghĩa như là hệ quả của rất nhiều cuộc cách mạng vĩ đại và tất yếu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, người ta đã buộc phải nhìn lại vai trò của những cuộc cách mạng bằng một đầu óc tỉnh táo và một con mắt khách quan hơn, toàn diện hơn. Điều này phản ánh những thay đổi về chất không chỉ của thế giới mà cả của tư duy lãnh đạo...
  • Học cách tư duy mới trong một thế giới thay đổi

    17/03/2006Lê Đăng DoanhTrở về sau chuyến công tác dài ngày ở Thượng Hải, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã có bài nói chuyện tại Câu lạc bộ Doanh nghiệp VN. Bàn về kinh doanh trong thời kỳ mới, ông nhấn mạnh rằng đã đến lúc doanh nghiệp VN cần học cách tư duy mới trong một thế giới đang thay đổi quá nhanh chóng...
  • Ba cấp độ của sự lãnh đạo

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt,Bản chất của hoạt động chính trị là lãnh đạo, nói cách khác, cốt lõi của hoạt động chính trị là lãnh đạo. Tuy nhiên, khái niệm lãnh đạo được hiểu khác nhau trong các hệ thống chính trị khác nhau và tuỳ theo sự phát triển của hệ thống chính trị. Chúng ta không được phép đồng nhất chính trị và lãnh đạo, nhưng cần phải hiểu rằng bản chất của lãnh đạo là tạo ra hiệu quả của hoạt động chính trị...
  • Đổi mới tư duy

    21/07/2005Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học HarvardXin giới thiệu với quý độc giả bài viết với cách nhìn mới mẻ và toàn diện về đổi mới tư duy của Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học Harvard.
  • Về sức khoẻ của tư duy

    19/07/2005Tương laiKhông khó khăn lắm để bắt gặp đâu đó quanh ta những người còn rất trẻ những cách suy nghĩ thì quá cũ kỹ, nhạt nhoà, ngược lại có người tuổi cao thậm chí rất cao, nhưng cách nghĩ lại rất trẻ trung, khoáng đạt. Tuy vậy, thực tế đó không bác bỏ một sự thật cũng rất dễ kiểm nghiệm là tuổi trẻ tiếp cận với cái mới, dễ dị ứng với sự trì trệ, không cam chịu với những cái đã quen đang bào mòn sức sống, lẽ sống. Họ không chịu dễ dàng dẫm theo những lối mòn làm chùn bước khát vọng khám phá. Đương nhiên, không phải người trẻ tuổi nào cũng có được cái đó, nếu giả dụ được cả như vậy, thì thật phúc lớn cho dân tộc!
  • xem toàn bộ

Nội dung khác