Một số nét tâm lý đặc trưng của lứa tuổi thanh niên

09:25 CH @ Thứ Sáu - 05 Tháng Mười Hai, 2014

Việc phân đoạn quá trình phát triển tâm lý người phác họa cho chúng ta thấy rõ những nét tâm lý đặc trưng cho từng lứa tuổi. Trong mỗi giai đoạn phát triển các nét tâm lý đặc trưng nảy sinh trên cơ sở kết hợp các điều kiện khách quan và chủ quan.

Trong số các điều kiện khách quan, vị thế xã hội của chủ thể có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Những thay đổi vì thế xã hội sẽ làm nảy sinh nhu cầu phát triển mới. Trình độ phát triển của các chức năng tâm lý trong giai đoạn trước cũng như trong giai đoạn hiện thời sẽ là điều kiện chủ quan đảm bảo cho những nhu cầu phát triển mới nảy sinh trở thành hiện thực. Như vậy quá trình phát triển tâm lý con người là một quá trình liên tục. Nói cách khác mỗi giai đoạn phát triển vừa mang tính kế thừa vừa mang tính phát triển. Điều đó cũng có nghĩa là việc phân đoạn quá trình phát triển tâm lý người chỉ có ý nghĩa tương đối. Không có gì đáng ngạc nhiên khi cùng một độ tuổi, ví dụ độ tuổi 14 - 15 có người gọi là giai đoạn đầu của lứa tuổi thanh niên, có tác giả lại cho đó là giai đoạn cuối của lứa tuổi thiếu niên.

Hiện nay tồn tại nhiều cách phân đoạn quá trình phát triển của con người tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu. Có thể xuất phát từ đặc điểm phát triển sinh lý, cũng có thể đi từ góc độ xã hội học dựa vào sự thay đổi các dạng hoạt động xã hội... Nếu so sánh ngôn ngữ thông thường và ngôn ngữ khoa học thì nội dung các khái niệm thể hiện giai đoạn phát triển lại càng khác xa nhau. Riêng trong tâm lý học nếu loại trừ sự khác biệt trong quan điểm phân đoạn do tính liên tục của các quá trình phát triển. tạo ra, nhìn chung có thể chấp nhận xác định lứa tuổi thanh niên là giai đoạn lừ 14 - 18 tuổi. Việc xác các định lứa tuổi thanh niên như vậy tương đối tương đồng với việc phân đoạn từ góc độ sinh lý học hay xã hội học. Tuy nhiên, các ngưỡng tuổi trên và ngưỡng tuổi dưới có thể dịch chuyển chút ít (độ 1,2 tuổi) tùy thuộc vào đặc điểm phát triển lịch sử - xã hội, đặc điểm giới và cả đặc điểm phát triển cá nhân.

1) Hình thành biểu tượng "cái tôi” có tính hệ thống

Vị thế xã hội của lứa tuổi thanh niên có nhiều thay đổi so với lứa tuổi trước đó. Một mặt các quan hệ xã hội của thanh niên được mở rộng. Trong các quan hệ đó người lớn, kể cả thầy cô giáo và bố mẹ đều nhìn nhận thanh niên như những người "chuẩn bị thành người lớn và đòi hỏi họ phải có các cách ứng xử phù hợp với vị thế của mình. Mặt khác, khác với học sinh lớp dưới, học sinh cuối cấp II và học sinh cấp III đứng trước một thách thức khách quan của cuộc sống: phải chuẩn bị lựa chọn cho mình một hướng đi sau khi tốt nghiệp phổ thông, phải xây dựng cho mình một cuộc sống độc lập trong xã hội… Những thay đổi trong vị thế xã hội, sự thách thức khách quan của cuộc sống dẫn đến làm xuất hiện ở lứa tuổi thanh niên những nhu cầu về hiểu biết thế giới hiểu biết xã hội và các chuẩn mực quan hệ người - người, hiểu mình và tự khẳng định mình trong xã hội...

Bước sang tuổi thanh niên, các chức năng tâm lý của con người cũng có nhiều thay đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển trí tuệ, khả năng tư duy. Các nghiên cứu tâm lý học cho thấy rằng hoạt động tư duy của thanh niên rất tích cực và có tính độc lập tư duy lý luận phát triển mạnh. Thanh niên có khả năng và rất ưa thích khái quát các vấn đề. Sự phát triển mạnh của tư duy lý luận liên quan chặt chẽ với khả năng sáng tạo. Nhờ khả năng khái quát thanh niên có thể tự mình phát hiện ra những cái mới. Với họ điều quan trọng là cách thức giải quyết các vấn đề được đặt ra chứ khống phải là loại vấn đề nào được giải quyết. Học sinh cấp III đánh giá các bạn thông minh trong lớp không dựa vào điểm số mà dựa vào cách thức giải bài tập. Họ có xu hướng đánh giá cao các bạn thông minh và những thầy cô có phương pháp giảng dạy tích cực, tôn trọng những suy nghĩ độc lập của học sinh, phê phán sự gò ép, máy móc trong phương pháp sư phạm.

Trên cơ sở các điều kiện khách chủ quan nêu trên tự ý thức phát triển.

Nghiên cứu khả năng đánh giá con người của thanh niên nhiều nhà tâm lý học nhận thấy rằng khi đánh giá con người nếu như thiếu niên thường nêu lên những đặc điểm mang tính nhất thời liên quan đến những hoàn cảnh cụ thể trong các mối quan hệ với bố mẹ hoặc thầy cô giáo, thì thanh niên chú ý nhiều hơn đến những phẩm chất nhân cách có tính bền vững như các đặc điểm trí tuệ, năng lực, tình cảm, ý chí, thái độ đối với lao động, quan hệ với những người khác trong xã hội… Từ chỗ nhìn nhận được những phẩm chất mang tính khái quát của người khác dần dần con người tự phát hiện ra thế giới nội tâm của bản thân mình. Các em ở lứa tuổi thiếu niên cảm nhận được các rung động của bản thân và hiểu rằng đó là trạng thái "cái tôi" của mình. Song nhờ tư duy khái quát phát triển trên cơ sở tiếp thu các tri thức chung mang tính phương pháp luận thanh niên ý thức được các mối quan hệ giữa các thuộc tính tâm lý và các phẩm chất nhân cách, có khả năng tạo được một hình ảnh “cái tôi" trọn vẹn và đầy đủ hơn để từ đó xây dựng các mối quan hệ với người khác và với chính mình.

Biểu tượng về "cái tôi" trong giai đoạn đầu của lứa tuổi thanh niên thường chưa thật rõ nét. Do đó tự đánh giá về bản thân không ổn định và có tính mâu thuẫn. Tôi trong biểu tượng của tôi rất tuyệt vời song thanh niên cũng dễ rơi vào trạng thái nghi ngờ điều đó. Nhu cầu giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp với bạn bè đồng lứa phát triển mạnh ở lứa tuổi này đã thực hiện một chức năng quan trọng là giúp thanh niên dần hiểu mình rõ hơn, đánh giá bản thân chính xác hơn thông qua những cuộc trao đổi thông tin, trao đổi các đánh giá về các hiện tượng mà họ quan tâm.

Thông thường biểu tượng về cái tôi được hình thành theo hướng các thuộc tính tâm lý của con người như một cá thể được nhận biết sớm hơn các thuộc tính nhân cách. ở giai đoạn đầu thanh niên rất nhạy cảm với những đặc điểm của hình thức thân thể. Họ so sánh mình với người khác qua các đặc điểm bên ngoài. Một hiện tượng rất thường gặp là học sinh cấp III bắt chước thầy cô giáo mà họ yêu quý hay một người mẫu lý tưởng nào đó mà họ chọn cho mình, từ cách ăn mặc, cử chỉ, dáng đi. Trong giai đoạn phát triển tiếp theo các đặc điểm nhân cách như ý chí, tình cảm, trí tuệ, năng lực, mục đích sống... ngày càng có ý nghĩa, tạo nên một hình ảnh "cái tôi” có chiều sâu, có hệ thống, chính xác và sống động hơn.

Ý thức về cái tôi rõ ràng và đầy đủ hơn đã làm cho thanh niên có khả năng lựa chọn ,con đường tiếp theo, đặt ra vấn đề tự khẳng định và tìm kiếm vị trí cho riêng mình trong cuộc sống chung.

2) Nảy sinh cảm nhận về "tính chất người lớn" của bản thân.

Cảm nhận về "tính người lớn" của chính 'bản thân mình là một trong những nét tâm lý đặc trưng xuất hiện trong giai đoạn chuyển từ lứa tuổi thiếu niên sang tuổi thanh niên. Thực tiễn cho thấy rằng sự nảy sinh cảm nhận đó ở lứa tuổi thanh niên là một trong những yếu tố tâm lý góp phần tạo nên những mối quan hệ bất bình ổn giữa cha mẹ và con cái, làm cho tần số giao tiếp giữa cha mẹ và con cái giảm xuống và thay vào đó là nhu cầu giao tiếp của thanh niên với bạn đồng lứa tăng lên.

Bước sang tuổi thanh niên các em có cảm nhận rõ rệt rằng mình đã lớn hay mình cũng gần giống người lớn, sắp trở thành người lớn. Ranh giới giữa tuổi thanh niên và tuổi người lớn trong con mắt của thanh niên không phải bao giờ cũng hiện lên một cách rõ ràng. Trong quan hệ với trẻ nhỏ tuổi hơn hay trong quan hệ với các bạn đồng lứa thanh niên có xu hướng cố gắng thể hiện mình như những người đã lớn. Họ hướng tới các giá trị của người lớn, so sánh mình với người lớn, mong muốn được tự lập, tự chủ trong giải quyết các vấn đề của riêng họ. Tuy nhiên thực tiễn cuộc sống đã đưa thanh niên vào một hoàn cảnh đầy mâu thuẫn. So sánh mình với người lớn, học sinh cấp III hiểu rằng mình vẫn còn nhỏ, còn phụ thuộc. Nếu như lứa tuổi trước đó sẵn sàng chấp nhận quan hệ người lớn - trẻ con, thì đối với thanh niên tính chất như vậy trong quan hệ giữa họ với người lớn được họ coi như là không bình thường. Thanh niên cố gắng khắc phục kiểu quan hệ đó. Xuất hiện một mâu thuẫn giữa ý muốn chủ quan và hiện thực khách quan: muốn trở thành người lớn song thanh niên ý thức được rằng mình chưa đủ khả năng. Mâu thuẫn này đã tạo ra những thay đổi lớn trong lĩnh vực tình cảm của lứa tuổi thanh niên. Những nghiên cứu về tính cách thanh niên bằng các trắc nghiệm TAT và Rorschach cho thấy rằng tính hay lo lắng đã tăng từ độ tuổi 12 đến độ tuổi 16. So với các lứa tuổi trước đó mức độ lo lắng trong giao tiếp với mọi người (với bạn bè, thầy cô giáo, người lớn…) ở lứa tuổi thanh niên cao hơn hẳn và đặc biệt cao trong giao tiếp với bố mẹ hay với những người lớn mà thanh niên cảm thấy bị phụ thuộc. Theo thói quen thông thường trong quan hệ với con cái đã bước vào tuổi thanh niên, các bậc cha mẹ vẫn thường xem họ như những đứa trẻ mà ít chú ý đến nhu cầu nội tâm của họ. Kiểu quan hệ mang tính sai khiến, áp đặt cứng nhắc hoặc những biểu hiện tình cảm mẹ - con thái quá đối với lứa tuổi này thường gây ra những hậu quả không mong đợi. A.E.Litrco - một chuyên gia tâm thán học nổi tiếng của Liên bang Nga về lứa tuổi thanh niên nhận định rằng lứa.tuổi từ 14 đến 18 là lứa tuổi khủng hoảng đối với tâm thần học. Ở lứa tuổi này các biểu hiện rối loạn nhân cách tăng lên rõ rệt và trong phần lớn các trường hợp, chúng có nguồn gốc sâu xa trong các quan hệ cha mẹ - con cái, quan hệ thầy - trò không thuận lợi.

Trên cơ sở phát triển sinh lý, mức độ chín muồi của quá trình phát triển các đặc điểm sinh lý giới, sự cảm nhận về tính chất người lớncủa bản thân mình ở thanh niên không phải là một cảm nhận chung chung mà liên quan chặt chẽ với việc gắn kết mìnhvào một giới nhất định. Từ nhận thức đó ở thanh niên nam (nữ) dần dần hình thành những nhu cầu, động cơ, định hướng giá trị, các quan hệ và các kiểu loại hành vi đặc trưng cho mỗi gia đình.

3) Hình thành thế giới quan

Nhữngthay đổi trong vị thế xã hội, trình độ phát triển của tư duy lý luận và hơn nữa một khối lượng trị thức lớn mang tính phương phápluận về các quy luật của tự nhiên, xã hội mà thanh niên tiếp thu được trong nhà trường đã giúp họ thấy được các mối liên hệ giữa các trí thức khác nhau, giữa các thành phần của thế giới. Nhờ đó thanh niên bắt đầu biết liên kết các tri thức riêng lẻ lại với nhau để tạo nên một biểu tượng chung về thế giới cho riêng mình. Đối với thanh niên biểu tượng chung về thế giới có một ý nghĩa nhân cách rất rộng , nó gắn liền với nhu cầu tìm kiếm một chỗ đứng cho riêng mình trong xã hội, tìm kiếm một hướng đi, một nghề nghiệp, một dự định cho cuộc sống của họ. Như vậy thế giới quan tức quan điểm về thế giới nói chung, về cơ sở của sự tồn tại về mối liên hệ giữa con người với tự nhiên, về những định hướng giá trị cơ bản... được hình thành.

Để chuẩn bị bước vào đời, thanh niên thường trăn trở với các câu hỏi về ý nghĩa và mục đích cuộc sống, về cách xây dựng một kế hoạch sống có hiệu quả, về việc lựa chọn nghề nghiệp cho phù hợp và có ý nghĩa... Để giải đáp các câu hỏi này, khả năng nhận thức, đánh giá cũng như khả năng thực tiễn của mỗi cá nhân rất khác nhau, thể hiện đặc biệt rõ khoảng cách giữa sự phát triển tự phát và sự. phát triển có hướng dẫn của giáo dục với nghĩa rộng của khái niệm này. ở nước ta hiện nay khi mà các giá trị xã hội có nhiều biến động, không ít thanh niên chưa xác định được ý nghĩa của cuộc sống, không có định hướng nghề nghiệp rõ nét và do đó cũng không thể lập được cho bản thân một kế hoạch sống cụ thề. Hiện tượng này tồn tại không phải đơn thuần do trình độ phát triển tâm lý ở lứa tuổi thành niên chưa chín muồi, mà quan trọng hơn là do những khiếm khuyết trong giáo dục ở nhà trường, gia đình và trong xã hội (thông qua các ấn phẩm sách báo, văn hóa, nghệ thuật...). Sự hướng dẫn, giảng giải, giúp đỡ bằng các biện pháp cụ thể, phù hợp của các thế hệ đi trước sự giúp thanh niên đạt đến "miền phát triển gần" mà L.X. Vưgốtxki đã phát hiện ra.

Một trong các khía cạnh quan trọng của quá trình hình thành thế giới quan ở lứa tuổi thanh niên là trình độ phát triển ý thức đạo đức. Các nghiến cứu tâm lý học cho thấy rằng thế giới quan về lĩnh vực đạo đức bắt đầu hình thành ở con người' từ tuổi thiếu niên. Các em thiếu niên biết đánh giá phân loại hành vi của bản thân và của người khác theo các phạm trù đạo đức khác nhau, có khả năng đưa ra những chính kiến tương đối khái quát của riêng mình về các vấn đề đạo đức... Song sang tuổi thanh niên ý thức đạo đức đã phát triển lên một bậc cao hơn cả về mặt nhận thức tình cảm và hành vi. Về mặt nhận thức thanh thiên không chỉ có khả nặng giải thích một cách rõ ràng các khái niệm đạo đức, quy chúng vào một hệ thống nhất định thể hiện một trình độ khát quát cao hơn mà ở họ còn xuất hiện một cách có ý thức nhu cầu xây dựng các chính kiến đạo đức của riêng mình về các vấn đề mà cuộc sống đặt ra. Ở khía cạnh tình cảm các chuẩn mực đạo đức đã có được những ý nghĩa riêng tư đối với thanh niên, nhờ đó các hành vi tương ứng với các chuẩn mực đạo đức nhất định có thể khơi dậy ở họ những xúc cảm đặc biệt. Nói cách khác ở lứa tuổi thanh niên niềm tin, đạo đức đã bắt đầu hình thành. Sự hình thành niềm tin đạo đức biến thanh niên từ chỗ là người chấp nhận, phục tùng các chuẩn mực đạo đức trở thành chủ thể tích cực của chúng. Điều này thể hiện đặc biệt rõ trong việc tìm kiếm hình mẫu lý tưởng. Học sinh nhỏ tuổi tiếp nhận hình mẫu lý tưởng xuất phát từ tình cảm khâm phục một con người cụ thể và khi đó hình mẫu lý tưởng sẽ chi phối hành vi đạo đức của các em. Như vậy ở một mức độ nhất định có thể coi hình mẫu lý tưởng là nguồn gốc hình thành ý thức đạo đức của học sinh nhỏ tuổi. Tình hình khác hẳn đối với học sinh cấp III. Các em học sinh cấp III tìm kiếm hình mẫu lý tưởng một cách có ý thức… Hình ảnh một con người cụ thể chỉ là phương tiện để các em gửi gắn những nguyên tắc, những biểu tượng đạo đức mà các em tiếp nhận.

Tuy nhiên từ lâu các nhà tâm lý học đã nhận thấy mâu thuẫn bên trong ý thức đạo đức ở lứa tuổi thanh niên. Trong các đánh giá của mình thanh niên có thể rất cứng nhắc tuân theo các chuẩn mực đạo đức mà các em đã tiếp nhận song đồng thời lại cũng nghi ngờ về tính đúng đắn của chúng. Để lý giải điều này có thể cho rằng lứa tuổi thanh niên vẫn là lứa tuổi mà ý thức đạo đức đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành. Mặt khác về phương diện trí tuệ thanh niên đã hiểu được tính tương đối của các chuẩn mực. Sự nghi ngờ lật lại các chuẩn mực đạo đức của xã hội có thể hiện như một thao tác tìm kiếm, nghiên cứu, học hỏi để tiếp thu.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Liệu bản chất con người có thay đổi theo thời gian không?

    19/07/2018Nhiều hệ tư tưởng đã đưa ra ba câu trả lời chính cho câu hỏi về tính bất biến hay không đổi của bản chất con người. Đầu tiên là quan điểm truyền thống cho rằng con người về cơ bản thì giống nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan điểm này, một loạt những đặc điểm về thể chất và trí tuệ tạo thành bản chất đặc trưng của con người không thay đổi và sẽ không thay đổi chừng nào con người vẫn là con người và không phải là loài sinh vật khác. ...
  • "Cái tôi" của người Việt Nam qua một giai đoạn phát triển

    08/06/2016Những nghiên cứu về “cái tôi”, “tôi - không tôi”, “tôi - chúng ta”, “tôi - tôi”, cũng như tính cộng đồng và tính cá nhân đã được tiến hành trong lĩnh vực tâm lý học, nhưng đây mới chỉ là bước đi đầu tiên. Bằng phương pháp phân tích các cứ liệu ngôn ngữ(*), tác giả đã chỉ ra “cái tôi” - sự tự ý thức của mình trong quan hệ với người xung quanh. Qua đó, chúng ta cũng hiểu thêm về nhân cách người Việt...
  • Tình dục của con người

    04/03/2014Nguyễn KiênNhững đề xướng “cách mạng tình dục”, “Giải phóng tình dục” hay “lành mạnh hoá” đời sống tình dục”…tất cả những điều đó chỉ có thể được coi là đúng và có lợi cho sự phát triển nhân cách con người, khi liên hệ tình dục được quan niệm đầy đủ về ba mặt sinh hoc - tâm- lý - tâm linh. Làm ngược lại, liên hệ tình dục sẽ bị phá hỏng và tệ hại hơn, sẽ làm hỏng cả nhân cách con người.
  • Những thành phần chủ yếu của tâm lý

    01/04/2006Lê Vân LongHoạt động của não người là một trong những chức năng của tâm lý. Tâm lý bao gồm những thành phần chủ yếu như: tư duy, cảm xúc và động lực thúc đẩy...

  • Bước vào thiên niên kỷ III sao người khôn chưa khôn

    24/03/2006Nguyễn Văn ChiểnRất đáng phàn nàn là nếu khoa học công nghệ đã tiến vượt bậc thì hầu như như đạo đức con người chưa tiến được bao nhiêu. Từ lúc nhân loại định cư để làm nông nghiệp tới nay không thời nào là không có chiến tranh. Trong các loài động vật sống trên Trái đất thì loài người là loài duy nhất chế tạo ngày càng nhiều vũ khí để giết người hàng loạt...
  • Nghiên cứu con người Việt Nam qua các trước tác của Nguyễn Văn Huyên

    05/03/2006GS. TS. Phạm Minh HạcNgoài đóng góp to lớn của Nguyễn Văn Huyên với nền giáo dục và khoa học giáo dục của nước Việt Nam độc lập, ông đã đề cập nhiều đến vấn đề con người, nhân cách con người và cách hình thành, phát triển nhân cách con người thế hệ trẻ Việt Nam...
  • Con người đi tìm chính bản thân mình

    15/12/2005Hà Huy KhoáiPhải chăng, để hiểu được chính bản thân mình, con người cần đến các máy tính biết tư duy. Tuy nhiên, chúng ta có thể lại phải đương đầu với một nghịch lí mới: máy tính cuối cùng sẽ làm sáng tỏ được cơ chế hoạt động của bộ não người, nhưng khả năng của bộ não người lại không đủ để hiểu được cơ chế đó!
  • Nghiên cứu con người Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước

    18/10/2005Hồ Sĩ QuýĐặt trong tương quan với những hiểu biết về các đối tượng khác, nhất là, đặt trong tương quan với những nhu cầu của sự phát triển đất nước, của sự phát triển bản thân con người trước thách thức của thế kỷ XXI, thì nhiệm vụ này thực ra là mới mẻ, cấp bách, và nói thật chính xác thì vấn đề con người trong xã hội hiện đại khác khá xa với vấn đề con người mà nhận thức truyền thống đã từng lý giải. Đây là điều cần lưu ý khi tiến hành những nghiên cứu về con người, đặc biệt là nghiên cứu lý luận...
  • Tìm hiểu bản chất của ý thức

    12/10/2005GS. Đoàn Xuân MượuTừ khi loài người hình thành, tiến hóa, biết lao động kiếm sống, ý thức phát triển song song với khả năng giao tiếp, ngôn ngữ. Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, nhiều triết thuyết của phương Đông và phương Tây bằng con đường minh triết và duy lý, về quá trình phát sinh của ý thức...
  • Cuộc phỏng vấn thú vị về tuổi tác và trí tuệ

    21/07/2005Trần Hồng (theo Newsweek)Tiến sĩ Robert Betles, người Mỹ, từng là Giám đốc Viện quốc gia về những vấn đề lão hóa đã trả lời phỏng vấn của tờ Newsweek tại cuộc hội thảo quy mô quốc tế mới đây về vấn đề: "Lão hóa và người cao tuổi trong thế kỷ XXI". Chúng tôi xin trích dịch một phần nội dung trả lời của tiến sĩ để bạn đọc tham khảo...
  • Tiếp cận tính toàn vẹn về con người và thế giới con người

    19/07/2005Đỗ HuyCon người và thế giới con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều nghành khoa học khác nhau, như tâm lý học, xã hội học, lịch sử, văn hoá học…Song, theo chúng tôi, chỉ có triết học và triết học Mácxít chư không phải triết học Cantơ, Hêgen, Phoiơbắc hay những trào lưu triết học sau này như chủ nghĩa Tômát mới, chủ nghĩa hiện sinh mới có cách giải quyết đúng đắn vấn đề này. Làm được điều này, các nhà triết học Mácxít đã dựa trên quan điểm thực tiễn vật chất - tinh thần, trong đó, tâm điểm của nó là lao động của con người.
  • xem toàn bộ