“Con thú tật nguyền”

11:49 CH @ Thứ Năm - 15 Tháng Tám, 2019

Có ai đó chợt hỏi tôi "Con người hơn con vật ở cái gì”? Tôi đã chỉ ngay vào đầu. Người đó cười , Sao không đặt tay lên ngực nhỉ? Tôi bảo từ bé tôi được dạy vậy, coi cái trí khôn (ở trong đầu) giúp cho con người chiến thắng muôn loài, làm ra của cải vật chất... là quan trọng hơn cả. Vậy còn thứ kia, cái con tim ấy, nó làm gì? Nó không giúp tôi suy nghĩ, nhưng nó lại biết rung động, cho tình yêu đôi lứa, yêu con người, thiên nhiên, cuộc sống tự do... Nói đơn giản thì "cái đầu” để nghĩ, còn "con tim" để yêu.

Nhưng khổ cho con tim, khi tôi khốn khó, cần có cái ăn cái mặc, thì nó không được coi là quan trọng. Thế rồi khi có ăn có mặc, tôi lại có cái thói quen... quên nó mất rồi, nên nó lại tiếp tục bị quên, để tôi còn lo bon chen hơn nữa... tức là làm giàu, làm sang và sống xa xỉ. Đến một ngày, tôi bắt đầu chán cái sự xa xỉ, vội sờ tay lên ngực mình, không còn thấy con tim thổn thức nữa. Nó đập như một cỗ máy.

Nhưng có lần tôi chợt để ý, khi nghe con gà trống ngoài vườn gáy rất nhiều, nó còn kêu ... túc... túc... như mời gọi, rủ rê ai đó? Hóa ra cu cậu vừa sổng chuồng, lại thoáng nghe tiếng cô gà mái nhà bên đang kêu... coóc... coóc... nữa. Một hôm khác tôi lại nghe con chim vành khuyên trên cây sau nhà hót... chích... chích... rõ vui, nhìn ra thấy nó luồn cành bắt sâu chăm chỉ. Nó thăm hỏi con chim bạn đang lặng lẽ, ngày qua ngày luẩn quẩn trong cái lồng đẹp đẽ tôi treo trên cành.

Tôi tự hói có phải con gà trống, con chim vành khuyên, chúng có thứ hơn mình, một con tim để mà rung động? Thế thì so với chúng, tôi là "con thú khôn nhất" nhưng "không tim" - không biết yêu.

Tôi quyết thứ đi tìm cách hâm nóng cái con tim như cỗ máy của mình.

Lần thứ nhất: Tôi tìm đọc sách, thấy sao nửa đầu thế kỷ trước trên văn đàn có thật nhiều tác giả tài danh, tác phẩm hay thế. Mà không phải chỉ đơn thuần có truyện, còn bao nhiêu là sách nghiên cứu văn hóa, lịch sử. Lại còn thơ, nhạc, họa nữa cũng tuyệt diệu, gọi là để đời. Tôi tự gọi cái thời đó là thời "Phục hưng của văn hóa Việt Nam".

Còn bây giờ thì sao nhỉ? Đất nước ta độc lập, thống nhất rồi, đời sống lại còn có vẻ tấn tới nữa. Thế mà sao khác quá. Người ta ít đọc, đọc thì toàn sách "ngoại", hát cũng phải nhạc ngoại mới hay. Khổ nhất là cái món thơ ngoại thì khó "nhá" vô cùng, trong khi thơ nội thì dù có đưa vào chương trình học mà cũng ít bài nào làm người ta thuộc nổi chứ nói gì tới ngâm vịnh cả đời như thơ thời "phong kiến, thực dân". Lạ nhất là có cả nghìn Tiến sĩ, Giáo sư, Nhà nghiên cứu văn hóa... chứ đâu phải lác đác vài vị như ngày trước, thế mà hiếm thấy tác phẩm nào sánh được với người xưa. Hay là các vị viết chuyên phục vụ... xuất khẩu cả (như giày da, quần áo chẳng hạn). Tôi thử lần hỏi bạn bè ở nước ngoài, thì tịnh không thấy có tác phẩm nào. Thế là cái con tim tôi nó lại lạnh đi. Chẳng oan cho nó, vì bao nhiêu những nhạc sĩ, văn sĩ, thi sĩ, họa sĩ... những người thường có con tim dễ "thổn thức" nhất mà còn vậy, huống hồ...

Lần thứ hai: Tôi quyết định thử làm “sĩ” xem vì sao nên nông nỗi này. Đầu tiên là định làm văn, thi sĩ, nhưng hỏi các vị đàn anh thì họ cười chua chát, bảo rằng nếu tôi có cái tài viết thì vẫn chưa đủ, mà còn phải biết viết theo kiểu "lách" nữa. Ngoài những bí ẩn mà tôi chưa hiểu nổi, thì cái gọi là "lách" đó, theo họ, nào là phải tránh “đụng chạm", tránh nói quá xấu, mà phải có "gương tốt điển hình", kể cả văn vẻ, nhân vật cũng không nên gai góc quá vì nó không phải là "phổ biến", nhất là phải dùng với mục tiêu phấn đấu của.... triệu năm nữa... trừ cái anh xuất bản, phát hành mới chịu (thực tình thì họ hay đổ tại ở ... "trên" cả).

Kế đến là phải cẩn thận, rất dễ được các nhà phê bình "mổ xẻ" ra trò nếu như mình có cái gì đó hơi khang khác, quai quái. Họ sẵn sàng dùng dao búa (tức là dùng ngôn từ "đao to búa lớn", chứ đừng nhầm là kiểu xã hội đen) để chỉ vẽ cho người viết, mà không cần hiểu rằng độc giả mới là người quyết định. Vì quả tình trên văn dàn cũng quá thiếu mục tiêu để mà phê bình, nên mình "nhú” lên một chút là các vị dang muốn luyện bút liền ca bài "Trước ngày hội ... bắn" ngay. Nên tốt nhất là cứ viết theo kiểu "nhạt" là an toàn nhất (thực tình thì dầy cũng là cách sống khôn ngoan của con người luôn). Nhưng viết "nhạt" thì quá dễ rồi, đúng với cái con tim lạnh của tôi rồi, trong khi tôi đang cố hâm nóng nó cơ mà.

Tôi lại thứ ngó qua mấy "sĩ" khác, như bên sân khấu, điện ảnh, âm nhạc... hóa ra cũng có chung một môtip cả. Ví dụ trong âm nhạc, có vi cố mãi lấy cảm hứng mà vẫn chưa được ca khúc nào trứ danh, đành tạm chấp nhận sáng tác những bài tầm tầm cho thanh niên nó nhảy nhót, tán tỉnh nhau, nghĩ "thế cũng là đóng góp rồi, cho chúng nó đỡ lêu lổng”. Nhưng báo hại là lại bị "đặt vấn đề” ngay là loại nhạc "gây sốc", ăn "búa rìu” luôn (có vị luật sư còn hiến kế là nên xem xét vấn đề vi phạm pháp luật nữa mới hãi chứ). Vội nhảy sang loại nhạc “ngợi ca” cứ hô khẩu hiệu loạn cả lên là ổn, chả có ai phê là nhạc... "gây ngủ” gì cả. Nếu quý vị chưa phân biệt được hai cái trường phái này thì tôi xin ví dụ. Đại để bài hát mà có câu "anh tức em sao chảnh dễ sợ", sẽ dễ bị liệt vào loại "gây sốc” là phiền. Nhưng đổi tí thôi, thành “'anh góp ý em sao lơ là phấn đấu” là ổn ngay (biết đâu, tích cóp lại là có ngày còn được danh hiệu ấy chứ), dù "em" chả bao giờ biết thế nào là "phấn đấu” cả, nghe chỉ có "gây ngủ”. Nhưng an toàn vô cùng. Và tôi chợt ngộ ra là phải luôn sáng tác nhạc bằng cái... đầu lạnh, thật người lớn vào, già khọm thì càng tốt, chứ cứ bằng con tim hơi bốc một tí, trẻ con một tí là gay.

Còn vô vàn chuyện nữa đã làm tôi nản chí, nghĩ nếu cứ quẩn quanh quanh quẩn mãi thế này thì chả biết đến bao giờ cái ngành "sĩ" của ta mới khấm khá lên được. Thế là tôi cũng hết muốn hâm nóng con tim, thề nhiều kiếp sau cũng quyết không theo cái nghiệp "sĩ".

Nhưng được cái là con tim tôi từ dạo đó khôn lên bao nhiêu. Nó biết nghĩ không thua gì cái đầu. Nhờ nó, tôi đâm ra khôn kinh khủng, vì có thêm cả con tim không những không làm cái đầu "chệch hướng", mà còn biết nghĩ thay cho cái đầu nữa, nó không bao giờ thèm thổn thức, rung động, kể cả lỗi lầm. Họa chăng khi cần thì nó cũng giả vờ thổn thức... là tuyệt vời. Cũng từ dạo đó, tôi chẳng thèm quan tâm đến bọn gà, chim nữa, còn nỗi đau, niềm vui của thiên hạ thì... càng xa lạ.

Không giống ai. Tôi vẫn có con tim biết yêu, nhưng yêu một cách cực khôn ngoan. Tôi như "con thú tật nguyền".

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bảy bước tới tha hóa

    16/06/2020Vương Trí NhànKhi một đứa trẻ đánh mất của quý gì đó, người ta phải căn vặn hỏi han xem quá trình đánh mất diễn ra như thế nào bởi nghĩ rằng qua đó, giúp cho nó biết tự giữ gìn của cải và từ nay trở đi không đánh mất nữa. Quá trình tha hoá, quá trình tự đánh mất mình ở chúng ta có chỗ khác. Ai cũng chỉ sống một lần trên đời, cái gì mất đi thì vĩnh viễn không lấy lại được nữa...
  • Ta thừa và thiếu những gì?

    29/08/2019Đỗ Hoàng GiangChúng ta rất cần cù lao động nhưng nhiều khi sinh ra tâm lý thích hưởng thụ. Phải thừa nhận rằng tinh thần ham làm chịu khó của dân ta đáng khâm phục, vừa làm nhà nước vừa làm thêm ngoài giờ để tăng thu nhập...
  • Cá nhân và cộng đồng

    02/05/2019Người ta khuyên chúng tôi hãy phát triển mình như những cá nhân, bồi dưỡng những phẩm chất riêng của mình, và đẩy mạnh an sinh cá nhân. Ở đây không có một xung đột giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân sao? Cái nào phải được ưu tiên – cá nhân hay quốc gia?
  • Vần đề tài và tật

    15/09/2018Trường GiangBáo Kiến thức ngày nay có đăng bài không ký tên tác giả với nhan đề rất hấp dẫn "20 biểu hiện của nhân tài". Song đọc kỹ nội dung bài viết, tôi thấy đây không phải là những biểu hiện của người tài và càng không phải là cách của người tài....
  • Sống thứ sinh: Nguồn gốc sự bất hạnh của con người

    04/06/2018Trích đoạn sau nằm trong tiểu thuyết Suối nguồn (The Fountainhead) của Ayn Rand, ở đó bà khắc hoạ chân dung, cuộc đấu tranh, và chiến thắng của những con người thực sự - người chỉ công nhận năng lực tư duy độc lập như động lực duy nhất cho hành vi cá nhân – với xã hội những người sống dựa vào ánh sáng của người khác...
  • Tiêu chuẩn người nổi tiếng

    07/05/2018Lê HoàngGần đây, rất nhiều tổ chức quốc tế gửi thư cho rất nhiều người Việt Nam, đề nghị đóng tiền để có thể được công nhận là người nổi tiếng đủ loại của thế kỷ và cũng khối ông háo danh bị lừa. Siêu thị hài xin đăng tải một thư như vậy...
  • Lương tâm là gì?

    05/04/2018Lương tâm, như từ này cho thấy, là sự ý thức. Nó là loại ý thức đặc trưng – ý thức đạo đức, một cảm thức nội tại về cái đúng và cái sai. Và nó là ý thức có sức mạnh bắt buộc. Chúng ta cảm thấy bị nó thúc ép. Nó ra lệnh cho chúng ta. Nếu chúng ta không vâng phục nó, chúng ta cảm thấy ăn năn hay lo sợ. ...
  • Danh - Giá

    10/11/2016Hà Huy KhoáiNgười “danh giá” trước hết phải là người có “danh”, nhưng hình như cái “danh” nào cũng có “giá” của nó cả! Cụ Nguyễn Công Trứ ngay từ khi còn rất trẻ đã viết câu thơ nổi tiếng: Đã mang tiếng đứng trong trời đất Phải có danh gì với núi sông. Ngẫm ra, ý muốn được lưu danh cũng là thói thường của người đời vậy!
  • Làm bổn phận của mình

    10/11/2015Dr. Mortimer, J. Adler... không có vấn đề nào thiết yếu trong luân lý hơn là vấn đề giữa đạo đức học về bổn phận và đạo đức học về khoái lạc hay hạnh phúc. Theo nguyên lý đạo đức về bổn phận , mỗi hành vi sẽ được phán đoán tùy theo nó tuân thủ hay bất tuân luật lệ, và sự phân biệt đạo đức cơ bản là giữa cái đúng và cái sai. Nhưng ở đâu sự khoái lạc hay hạnh phúc là chủ yếu, thì sự phân biệt cơ bản sẽ là giữa thiện và ác...
  • Cá nhân: bao giờ ra khỏi bóng tối?

    04/11/2015TS. Nguyễn Ngọc ĐiệnVai trò của cá nhân trong xã hội Việt Nam chưa bao giờ được nhìn nhận đúng mức. Trong khi đó, lợi ích tập thể được coi là lợi ích chính thống, được chính thức thừa nhận ở tất cả các nơi có thể phát thông điệp nhân văn ra công chúng.
  • Bi kịch nhị nguyên và số phận con người

    18/05/2015Phan Bích HợpKhái niệm Nhị nguyên luận được dùng trong nhiều lĩnh vực của tri thức. Bất cứ một lý thuyết nào xác định sự phân ly không thể thu hẹp được giữa hai loại sự vật thì đều có thể gọi là thuyết nhị nguyên...
  • Cần biết xấu hổ

    02/11/2014Nhà thơ Hải NhưNhìn ra xã hội hôm nay, chúng ta có nên "báo động” với nhau về một lớp người đã không còn biết liêm sỉ, không còn biết xấu hổ?
  • Lớp “Học làm Người” giữa lòng TP.HCM

    20/11/2012Tại số nhà 48 Bành Văn Trân, phường 7, quận Tân Bình (TP.HCM) có một trường học mang tên Trường Hán Nôm Nguyễn Trãi. Nói là “trường học” nhưng thực chất chỉ có mỗi một phòng rộng khoảng chừng 100 m2. Trường chỉ có duy nhất một giáo viên, vừa giảng dạy, vừa kiêm chức hiệu trưởng...
  • Về sự suy giảm giá trị đạo đức hiện nay

    16/01/2007Đinh Hùng TuấnNhững năm gần đây, không ít giá trị đạo đức đã bị xói mòn, suy giảm nghiêm trọng. Chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, tệ nạn xã hội, tệ tham nhũng, buôn lậu... có chiều hướng phát triển. Sự suy giảm giá trị đạo đức xã hội thực sự trở thành một trong những vấn đề nổi cộm trong đời sống xã hội ta hiện nay...
  • Người trẻ nhưng ý thức đừng… trẻ

    21/12/2006Thanh Thu... có những câu chuyện nhỏ nhưng lại không hề nhỏ... Kể để nhắc nhau, để thấy rằng người trẻ học kiến thức ở trường, nhưng cũng đừng quên học ý thức, học phép lịch sự. Người trẻ đấy, nhưng ý thích đừng...trẻ!
  • Chuẩn mực

    28/11/2006Thùy Hương (Phú Yên)Phẩm chất, giá trị hay thói hư tật xấu của người Việt rất rõ ràng, ai cũng biết cả. Thế nhưng trong hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, có nhiều vấn đề ranh giới giữa tốt và xấu rất mỏng manh, nhiều khi bị xoá nhoà, không ai để ý...
  • Hàn Bá Du & danh giá thời nay!

    23/11/2006Cát KhuêPhận làm con phải biết ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ để sau này phụng dưỡng lại cho các cụ khi tuổi già, sức yếu. NgườiViệt mình có câu: “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”. Đó cũng là nét văn hóa tốt đẹp không chỉ của các dân tộc ChâuÁ như chúng ta mà còn là cảu tất cả mọi con người. Cha mẹ thực ra cũng chỉ là những con người bình thường với những lỗi lầm, những toan tính đời thường...
  • Cái gốc vẫn là con người

    08/10/2006Dương Trung QuốcChưa khi nào dư luận xã hội lại sôi nổi với nỗi bức xúc trước các vụ việc liên quan đến việc làm của một số quan chức cao cấp. Một bộ trưởng du học bằng tiền dành cho con trẻ, vài quan chức tương đương "dĩ công vi tư" trong việc lo nơi ăn chốn ở cho mình...
  • Soi gương

    11/07/2006Hà Văn ThịnhSocrates - triết gia người Hy Lạp là người đầu tiên trên thế giới khuyên con người phải luôn "soi gương": Hãy tự biết mình! Socrates còn đi xa hơn nữa khi cho rằng: Hạnh phúc lớn nhất của con người là hàng ngày ngẫm mình và ngẫm người; nếu không làm được như thế, cuộc sống sẽ không phải là cuộc sống...
  • Vẫn là chuyện nuôi dưỡng con người

    16/01/2006GS. Tương laiNhững ngày cuối cùng của năm 2005 lùi vào phía sau để lại dư vị đắng tai ác của vụ bán độ bóng đá. Giờ đây, việc xử phạt nghiêm khắc số cầu thủ bán độ là cần nhưng cần hơn gấp nhiều lần là phải chỉ ra được môi trường sống đã nuôi dưỡng và đẩy những cầu thủ trẻ của chúng ta trượt dài trên con đường tha hóa...
  • Lễ nghĩa

    07/01/2006Đỗ HoàngKhổng giáo lấy sự dạy dỗ con người làm chính yếu nên rất tôn trọng tình cảm, khiến người ta bao giờ cũng hàm chứa trong tâm trí mọi tình cảm nhân hậu và chân thành nhất. Muốn hiểu được mọi lẽ phải trái, biết cách hành xử trong đời thì ai cũng phải biết lễ nghĩa, do vậy Lễ chính là phần đạo đức thực hành của Nho giáo.
  • Trước hết, đạo lý!

    03/12/2005Nguyễn Mạnh HàoThiết kế và thực hiện dần cho nhân dân cả nước một lối sống lành mạnh, tốt đẹp, vui tươi – một lối sống bắt rễ sâu thẳm vào văn hóa truyền thống dân tộc, nhờ đó gia tăng bản lĩnh hội nhập hấp thụ tinh hoa thế giới, là một vấn đề cực kỳ bức thiết và trọng đại mà tiếp cận trước tiên và cơ bản nhất là tiếp cận đạo lý của các thế hệ Việt Nam đã đúc kết và từng trải cho đến hôm nay...
  • Thương hiệu cá nhân - Tại sao không ?

    25/11/2005Ths. Lê Hoàng TùngNgày nay, khái niệm thương hiệu không chỉ gắn với sản phẩm mà có thể gắn vời bất kỳ chủ thể nào: tổ chức, địa đanh... thậm chí cả con người...
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • Tôi là ai?

    06/08/2005Tôi là ai? Câu hỏi lớn ai cùng cần có câu trả lời.
  • Về “con người có giáo dục”

    11/02/2003Đẩy lùi thế kỷ XX, cái “thế kỷ ngang ngạnh, cái thế kỷ nổi loạn” như có người đã đặt tên, loài người bước vào thế kỷ XXI dường như còn “ngang ngạnh” hơn, “nổi loạn” hơn ! Hai năm đã trôi qua trong những sự biến “ngang ngạnh”, “nổi loạn” với những sắc thái mới.
  • xem toàn bộ