Con người là tiền đề của nền kinh tế năng động

Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group
02:17 CH @ Thứ Tư - 24 Tháng Mười, 2018

Trước khi nói về vai trò của con người trong một nền kinh tế năng động, phải nói đến tính năng động của nền kinh tế. Tính năng động của nền kinh tế quan trọng như thế nào trong điều kiện cạnh tranh, có lẽ không cần nhắc lại. Điều này được phản ánh phần nào trong thái độ của xã hội khi sử dụng tính từ "năng động" để nói về các doanh nhân giỏi hay trong tần số xuất hiện thường xuyên trên báo chí của cụm từ "chuyển đổi cơ cấu kinh tế". Tuy nhiên, thế nào là một nền kinh tế năng động và làm sao để đạt được tính năng động của nền kinh tế lại chưa được nghiên cứu phân tích thấu đáo. Hơn thế nữa, theo chúng tôi, nhận thức của chúng ta về vấn đề này còn nhiều điểm chưa chính xác. Chẳng hạn, làm sao có thể coi việc năm nào chúng ta cũng sản xuất gạo và bán gạo với giá cả và chất lượng giống nhau như là dấu hiệu năng động của nền kinh tế?

Một nền kinh tế có thể coi là năng động nếu nó dễ thích ứng với đòi hỏi của cơ chế thị trường. Đó là dấu hiệu hình thức. Nhưng, nói như thế vẫn chưa đủ. Một nền kinh tế năng động, theo chúng tôi, có ba nhân tố chính sau đây:

Một là, các bộ phận cấu thành, hay cơ cấu, của nó dễ dịch chuyển để thích ứng với các đòi hỏi của cơ chế thị trường.

Tại sao xã hội chúng ta chưa phát triển nhanh như chúng ta mong muốn? Tại sao những kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế của chúng ta vẫn chưa hoàn thành đúng yêu cầu? Trong nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân nằm ngay ở quan niệm của chúng ta. Chẳng hạn, chúng ta luôn cho rằng, chỉ những người sản xuất mới vinh quang, bởi vì họ làm ra của cải vật chất. Nhưng, nếu sản xuất theo lối biến các nguyên liệu chất lượng tốt, nhập khẩu bằng ngoại tệ mạnh thành loại hàng hoá không bán được, cũng có nghĩa là phế phẩm, thì đó là thứ sản xuất có hại, nếu không muốn nói là phá hoại. Chúng ta không nên nhầm rằng, thành phẩm là những gì dùng được. Trong cơ chế thị trường, chỉ có những thứ gì bán được mới được gọi là thành phẩm.

Nếu một nền kinh tế không có khả năng thay đổi cấu trúc, nó không thể có hiệu quả, không thể được coi là năng động. Theo nghĩa đó, trên một số khía cạnh, chúng ta có thể nói rằng nền kinh tế nước ta hiện nay thực chất mới chỉ là sự pha trộn giữa nền kinh tế tự cung tự cấp với một số yếu tố của nền kinh tế thị trường.

Hai là, tính dễ lưu chuyển của lực lượng lao động. Nhân tố này liên hệ chặt chẽ với nhân tố thứ nhất, bởi vì muốn dịch chuyển cơ cấu kinh tế thì trước hết phải dịch chuyển lao động.

Sự lưu chuyển lực lượng lao động phải diễn ra tương đối tự do. Nó không thể bị khoá cứng bởi các tổ chức cũng như bởi sự khu trú mang tính hành chính hay tâm lý của lực lượng lao động trong các vùng sản xuất khác nhau. Tính chất dễ lưu chuyển ấy phải là và phải được xem là tính chất tự nhiên của lực lượng lao động. Lâu nay chúng ta hay kêu ca về dòng di chuyển ồ ạt của lao động nông thôn ra thành phố mà không biết rằng, sự luân chuyển lao động một cách tự do và linh hoạt chính là thuộc tính của nền kinh tế năng động. Sự lưu chuyển ấy sẽ bù đắp, lấp đầy các lỗ hổng về lực lượng lao động, và bằng cách ấy điều chỉnh sự phân bố lực lượng lao động. Đó là quy luật và cũng chính là dấu hiệu của nền kinh tế năng động.

Thực ra, nhìn sâu hơn nữa, sự lưu chuyển của lực lượng lao động không chỉ là dịch chuyển về mặt địa lý, mà trong thời đại của chúng ta, một nền kinh tế năng động còn đòi hỏi phải có một lực lượng lao động cực kỳ năng động cả về kinh nghiệm sản xuất lẫn trí tuệ khoa học và công nghệ. Bản chất của nền kinh tế năng động là tạo ra sự phát triển, dựa trên sự thải hồi những kinh nghiệm không còn phù hợp với đòi hỏi của thị trường lao động.

Ba là, cách thức tập hợp lao động và tổ chức sản xuất. Cần phải khẳng định rằng, hiện nay cách thức tập hợp lao động và tổ chức sản xuất ở nước ta cũng như ở những nước tương tự như chúng ta nói chung còn rất lạc hậu. Nhưng, cũng phải nói thêm rằng, đó không phải là vấn đề của riêng các nước nghèo. Người Nhật Bản chẳng hạn, trước đây thường tự hào về hiện tượng có tới ba, bốn đời của một gia đình cùng làm trong một xí nghiệp. Họ cho rằng, nhờ vậy có thể tận dụng được những kinh nghiệm và truyền thống lao động có tính chất gia đình. Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hoá, người Nhật mới nhận thấy đó là sai lầm. Bởi vì, sự hoà hợp giữa các lực lượng lao động cùng những kinh nghiệm khác nhau trên thế giới và trong nước sẽ biến nông dân thành những "công nhân công nghiệp", xoá bỏ những mối liên hệ ngàn đời của người lao động với gia đình, làng xóm, quê hương... Một khi còn bị trói buộc, kể cả về văn hoá và tâm lý, người lao động sẽ không thể đáp ứng được những đòi hỏi của nền sản xuất mới.

Cách thức tập hợp lao động của chúng ta hiện nay vẫn theo kiểu bao cấp và phải nói rằng, đó là một trong những yếu tố đổi mới chậm nhất trong nền kinh tế. Vì định kiến, người lao động đôi khi lạm dụng quyền lực chính trị, tạo ra sự hợp tác không đầy đủ và không hiệu quả với giới sử dụng lao động. Ngược lại, giới sử dụng lao động cũng nhiều khi có thái độ, hành vi không đúng mực với người lao động. Nhưng, giới chủ không phải bao giờ cũng là giới bóc lột. Giới chủ trước hết là những người tập hợp và tổ chức lực lượng lao động theo những dự án kinh tế khác nhau. Muốn dự án thành công, dù trên phương diện lý thuyết hay thực tế, cả hai bên đều dựa trên cơ sở quan hệ hợp tác bền vững và có trách nhiệm với nhau.

Như vậy, cả ba nhân tố đều gắn liền với con người. Vì lẽ đó, để xây dựng một nền kinh tế năng động, chúng ta không còn con đường nào khác là phải bắt đầu từ chính con người - con người vừa là mục đích, vừa là người tổ chức và thực hiện các quá trình phát triển.

Tạp chí Lý luận Chính trị, Số 4/2002

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phẩm hạnh là giá trị quan trọng nhất của nhân lực

    27/05/2015Hải Lan (Thực hiện)"Chuyên môn không phải là tất cả sự hấp dẫn của con người. Giá trị văn hoá, hiểu biết văn hoá, sự duyên dáng trong hành vi cũng như ứng xử của các bạn chiếm vào khoảng 50% giá trị thương mại của các bạn. Trình độ chuyên môn chỉ có giá trị khoảng 15% khi các bạn tìm công việc". Kinh nghiệm của chuyên gia Nguyễn Trần Bạt...
  • Nhận diện con người Hà Nội qua lăng kính văn hóa Thăng Long - Hà Nội

    17/10/2019GS.TS. Trần Văn BínhCon người sáng tạo ra văn hóa, là chủ thể của văn hóa, đồng thời con người cũng là sản phẩm của văn hóa. Vì vậy, thông qua con người có thể hiểu văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc, và ngược lại, qua văn hóa cũng có thể hiểu rõ về con người...
  • Con người đang phát triển "ngược"

    05/04/2019Trong thời buổi này, đa số người làm việc đều gắn với máy tính và những chức năng online của nó...
  • Con người - Đời người - Làm người

    28/03/2016TS. Hồ Bá ThâmĐây thật sự là vấn đề triết học nhân văn mà chưa thấy bàn nhiều ở nước ta với một tư cách là một chuyên đề độc lập trong các giáo trình và các chuyên luận. Hồ Chí Minh cho rằng: mọi vấn đề qui đến cùng là vấn đề ở đời và làm người. Các triết học và tôn giáo ít hoặc nhiều đều động chạm đến vấn đề đó với các góc độ, khía cạnh khác nhau...
  • Đọc lại Khổng Tử để hiểu con người hiện đại

    13/11/2015Vương Trí NhànNhiều năm làm nghề phê bình văn học, song mấy năm nay, mỗi lần cầm trên tay một sáng tác, dù văn hay thơ, tôi đều rất ngại. Đọc vào cứ thấy tức tức. Hoặc đây không phải văn chương, hoặc cảm quan văn học mình bị hỏng...
  • Suy nghĩ của giới trẻ về con người

    15/05/2015Con người là sinh vật phát triển nhất, ưu việt nhất trên trái đất này. Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa con người và các loài động vật khác là tính nhân bản. Nhưng liệu, đức tính tốt đẹp ấy có còn được giới trẻ coi trọng và bồi dưỡng không?
  • Tự do sinh ra con người

    21/03/2014Nguyễn Trần BạtCó nhiều cách lý giải về nguồn gốc hình thành con người, nói đúng hơn là quy luật hình thành các giá trị con người. Tôi cho rằng, con người được sinh ra bởi hai quy luật: quy luật tự nhiên và quy luật xã hội. Quy luật tự nhiên là quy luật sinh học, còn quy luật xã hội là quy luật của tự do. Không phải quy luật tự nhiên sinh ra con người thì đó đã là con người theo đúng nghĩa. Chính tự do sinh ra tất cả các quyền làm người, tự do hoàn thiện con người...
  • Vì con người hãy giúp con người

    20/09/2013Nguyễn Chu PhácLịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh sức mạnh không ở mãi trong tay một người, văn minh không nằm mãi ở một vùng. Tự nhiên sẽ tiếp tục vận động, xã hội cũng vận động. Người nắm trong tay sức mạnh vật chất, đồng tiền và quyền lực hãy tỉnh táo cố tự ghìm mình. Kẻ ác sẽ phải trả giá cả về vật chất và tinh thần nặng hơn gấp nhiều lần điều ác mà họ gây ra...
  • Con người không chỉ cần sống

    16/11/2009Faulkner (Mỹ)Chỉ có những tác phẩm miêu tả được sự xung đột nội tâm của con người mới có thể trở thành những tác phẩm bất hủ...
  • Con người và vai trò của giáo dục

    24/03/2009Phan Chánh DưỡngĐiều hết sức quan trọng mà thầy cần rèn cho trò tại trường là phương pháp tiếp cận thông tin, quan sát và nhận dạng vấn đề, hình thành nhận thức mới đúng đắn và ngang bằng với trình độ chung của học sinh cùng bậc ít nhất là của các nước tiên tiến trong khu vực.
  • Về sự phát triển và cách sống của một Con Người

    25/02/2009Nguyễn Tất ThịnhTrong những slides dưới đây, tôi đã tổng kết sự quan sát, suy ngẫm của mình đối với Thiên Nhiên Cỏ Cây, và gắn nó với đời sống của một Con Người. Các bạn hãy thử thay đổi thói quen 'lướt web' mà từ tốn click xem slides, đọc và suy ngẫm cùng với tôi...
  • Thị trường và con người

    05/01/2009Hồ Quốc TuấnNhững khủng hoảng gần đây đều do đạo đức. Lòng tham đã tạo ra những hành động phi đạo đức, dẫn đến khủng hoảng.
  • Thế nào là con người có văn hóa

    05/10/2008Nguyễn Ân ThànhCon người có văn hóa luôn kết hợp hài hòa hai yếu tố căn bản gồm: Một - Hành vi ứng xử đúng mực, luôn nhã nhặn lịch thiệp, kính trên nhường dưới, biết tôn trọng thuần phong mỹ tục, cổ vũ cái tốt và đấu tranh chống cái xấu, có trách nhiệm công dân; Hai - Hành động thiết thực nhằm quảng bá lối sống đẹp, có tri thức cao nhưng phải biết khuếch tán giá trị tri thức với cộng đồng...
  • Lãnh đạo trước hết là con người

    07/05/2008Huyền ChiTrở thành Tổng thống Nga ở tuổi 43, ông Dmitry Medvedev đang cố gắng hoàn thiện sao cho xứng với danh hiệu thần tượng của giới trẻ - người kế nhiệm xuất sắc của Tổng thống Vladimir Putin. Khác với vẻ ngoài nghiêm nghị, cứng rắn của một nhà lãnh đạo, ông thật sôi nổi, trẻ trung, hiện đại và dí dỏm trong cuộc sống đời thường...
  • Lạm phát hay tăng trưởng: Con người và ý chí

    29/04/2008GS, TS Trần Ngọc ThơChống lạm phát bằn cách thắt chặt tiền tệ, giảm cung tiền, tăng lãi suất, dẫn tới giảm tổng cầu hàng hóa, giá hàng hóa và xuất khẩu giảm...
  • Con người phải hợp lý

    18/03/2008Hồng Thanh QuangTrong cách ứng xử và trình bày quan điểm của con người này luôn có một cái gì đó tinh tế, nhẹ nhàng, thậm chí gượng nhẹ, như thể không muốn "làm đau dẫu chỉ một chiếc lá trên cành", mặc dầu những vấn đề mà tôi từng được nghe ông nói trên truyền hình hoặc trình bày trong các bài báo đều nóng bỏng...
  • Triết lý giáo dục bình đẳng, vì con người

    26/02/2008GS. Phan Đình DiệuVới nguồn kinh phí hiện nay, nếu biết chắt chiu chi tiêu theo kiểu "con nhà nghèo" thì VN hoàn toàn có thể miễn học phí đối với các cấp học phổ cập và giảm dần tiến đến bỏ học phí ở các cấp THPT và ĐH để xây dựng một nền giáo dục bình đẳng, vì con người. Đồng thời, cần có sự điều chỉnh chương trình để hướng tới đào tạo những HS có năng lực đọc hiểu, khả năng tư duy toán học, khả năng hiểu biết và vận dụng kiến thức khoa học, và năng lực xử lý tình huống chứ không chỉ biết học thuộc lòng...
  • Mấy vấn đề triết học về xã hội và phát triển con người

    16/05/2007Nguyễn Văn HuyênThông qua cuốn sách Mấy vấn đề triết học về xã hội và phát triển con người, tác giả Nguyễn Văn Huyên đã đi vào luận giải một cách biện chứng mối quan hệ giữa chủ nghĩa xã hội và sự phát triển con người ở Việt Nam. Cuốn sách gồm hai phần, trình bày những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc lựa chọn con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và những vấn đề liên quan trực tiếp tới sự phát triển con người Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay.
  • Cái gốc vẫn là con người

    08/10/2006Dương Trung QuốcChưa khi nào dư luận xã hội lại sôi nổi với nỗi bức xúc trước các vụ việc liên quan đến việc làm của một số quan chức cao cấp. Một bộ trưởng du học bằng tiền dành cho con trẻ, vài quan chức tương đương "dĩ công vi tư" trong việc lo nơi ăn chốn ở cho mình...
  • Về cơ chế đánh giá cá nhân trong sự phát triển con người

    26/09/2006Đoàn Đức HiếuViệc định hướng các chuẩn mực giá trị cho sự phát triển con người Việt Nam hiện nay được đặt ra như một tất yếu lịch sử với tinh thần đổi mới do con người và vìcon người.Chỉ có thể góp phần phát triển nguồn lực con người ngang tầm với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước khi chúng ta xây dựng được một cơ chế đánh giá cá nhân một cách đúng đắn, dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận duy vật lịch sử...
  • Một con tàu và những con người

    22/08/2006Nguyễn HoàChính vào lúc lằn ranh giữa sự sống và cái chết trở nên mong manh thì tinh thần trách nhiệm với đồng loại thật sự trở thành thước đo phẩm giá của mỗi con người. Vì trách nhiệm, người ta có dám hy sinh vì đồng loại hay không (?) thật sự là câu hỏi mà chỉ có những ai ý thức được vị trí, vai trò của mình mới có khả năng tìm ra một lựa chọn đúng.
  • Một vài vấn đề về quản lý con người

    19/07/2006Trần Thành NamHơn 8000 năm trước, khi con người sống thành xã hội thì người ta đã ý thức được vị trí rất quan trọng của con người trong tổ chức. Đến các nhà tư tưởng thời cổ đại, ví dụ như trong lý thuyết thiên, địa nhân đã khẳng định, trời đất biến đổi khôn lường nhưng cũng không phức tạp bằng sự biến đổi trong tâm lý người. Được lòng người là được tất cả, thu phục được lòng người sẽ chiến thắng...
  • Coi rẻ con người!

    06/06/2006Tô PhánSự què cụt về thể chất cũng như sự què cụt về tri thức đều đáng sợ như nhau, nhưng xét về hậu quả xấu gây ra cho xã hội thì sự què cụt về tri thức có mức độ cao hơn hẳn. Vậy nên làm sao không phẫn nộ và lo lắng cho được!
  • Tiếp cận lý thuyết con người bằng lý thuyết hệ thống

    15/05/2006Nguyễn Thanh KhiếtQuản lý suy cho cùng là việc huy động tối đa năng lực của những người dưới quyền mình vào công việc chung. Muốn “dụng nhân tựa dụng mộc” thì phải hiểu về” nhân”...
  • Tiếp cận tính toàn vẹn về con người và thế giới con người

    19/07/2005Đỗ HuyCon người và thế giới con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều nghành khoa học khác nhau, như tâm lý học, xã hội học, lịch sử, văn hoá học…Song, theo chúng tôi, chỉ có triết học và triết học Mácxít chư không phải triết học Cantơ, Hêgen, Phoiơbắc hay những trào lưu triết học sau này như chủ nghĩa Tômát mới, chủ nghĩa hiện sinh mới có cách giải quyết đúng đắn vấn đề này. Làm được điều này, các nhà triết học Mácxít đã dựa trên quan điểm thực tiễn vật chất - tinh thần, trong đó, tâm điểm của nó là lao động của con người.
  • xem toàn bộ