Tinh thần tự lực: Những tấm gương về phẩm hạnh và lòng kiên trì
"Tinh thần tự lực: Những tấm gương về phẩm hạnh và lòng kiên trì" là một cuốn sách bán chạy (best-seller) ở Anh ngay sau khi ra mắt. Một trong ba cuốn sách "gối đầu giường của thanh niên Nhật" thời thời Duy Tân Minh Trị ở Nhật...
.
.
Ba cuốn sách có ảnh hưởng sâu rộng đến công chúng Nhật này đã bán được hàng triệu bản ngay khi phát hành gồm có:
Ba cuốn sách có ảnh hưởng sâu rộng đến công chúng Nhật này đã bán được hàng triệu bản ngay khi phát hành gồm có:
- cuốn "Khuyến học" của Fukuzawa Yukichiviết từ năm 1872 đến 1876
- cuốn "Bàn về tự do" (On Liberty) của John Stuart Millxuất bản năm 1859, dịch sang tiếng Nhật năm 1871
- cuốn "Tinh thần tự lực" (Self-help) của Samuel Smiles xuất bản năm 1859, dịch sang tiếng Nhật năm 1871
Đây không phải là tác phẩm đồ sộ và sâu sắc nhất của ông, nhưng lại là tác phẩm có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến công chúng Nhật Bản. Khi mới được in lần đầu, cuốn sách này có một số lượng ấn bản kỷ lục là 3,4 triệu bản, trong khi dân số Nhật Bản thời đó chỉ khoảng ba mươi lăm triệu người.
.
Theo Giáo sư Chương Thâu, cuốn sách "Tinh thần tự lực" đã được cụ Phan Bội Châu chọn dịch từ bản dịch tiếng Nhật (1871) dưới tên "Tự Trợ Luận". Cụ Phan Bội Châu bắt đầu dịch từ cuối năm 1927 do người học trò - thư ký là Quang Đạm chép tinh lại bản thảo và có chọn một số chương gửi đăng báo. Tuy nhiên đến nay, khi soạn bộ Tổng tập Phan Bội Châu thì tác giả chưa sưu tầm lại được.
"Người Nhật đã muốn biết ngay những bí mật thành công nào của phương Tây, từ khoa học đến văn hóa, lối sống, đạo đức, tinh thần lao động, ý chí vươn lên của từng cá nhân của xã hội. Không có nỗ lực của các cá nhân thành viên, sẽ không có xã hội. Mỗi người tự chủ, độc lập thì đất nước sẽ tự chủ, độc lập."
(Fukuzawa Yukichi)
TINH THẦN TỰ LỰC: NHỮNG TẤM GƯƠNG VỀ PHẨM HẠNH VÀ LÒNG KIÊN TRÌ
Tác giả: Samuel Smiles
Người dịch: Phạm Viêm Phương & Thư Trung
Đại học Hoa Sen và NXB Hồng Đức phát hành, 3/2016
Giá bìa: 155.000 đ
Bìa cuốn sách mới "Tinh thần tự lực: Những tấm gương về phẩm hạnh và lòng kiên trì" của tác giả Samuel Smiles.
Đăng ký mua theo mobile:0903. 205. 306,[email protected]hoặc
.
Tinh thần tự lựcđược mệnh danh là “Kinh thánh của chủ nghĩa tự do” vì nó hô hào tính cần kiệm và nỗ lực, cho rằng nghèo khổ chủ yếu là do những thói quen vô trách nhiệm, đồng thời công kích tinh thần trọng vật chất và kiểu chính quyền thờ ơ, bất can thiệp. Với Samuel Smiles, nỗ lực cá nhân là nền tảng của xã hội cũng như chìa khóa cho thành công. Những con người cần cù sẽ tạo ra nền kinh tế vững mạnh và những luật lệ tốt đẹp. Họ cũng hạn chế được những thiệt hại do những nhà lãnh đạo kém cỏi gây ra, tuy rằng một nhà nước tổ chức kém có thể làm hao mòn những phẩm chất tốt đẹp của những con người đó.
Tinh thần tự lựcđược mệnh danh là “Kinh thánh của chủ nghĩa tự do” vì nó hô hào tính cần kiệm và nỗ lực, cho rằng nghèo khổ chủ yếu là do những thói quen vô trách nhiệm, đồng thời công kích tinh thần trọng vật chất và kiểu chính quyền thờ ơ, bất can thiệp. Với Samuel Smiles, nỗ lực cá nhân là nền tảng của xã hội cũng như chìa khóa cho thành công. Những con người cần cù sẽ tạo ra nền kinh tế vững mạnh và những luật lệ tốt đẹp. Họ cũng hạn chế được những thiệt hại do những nhà lãnh đạo kém cỏi gây ra, tuy rằng một nhà nước tổ chức kém có thể làm hao mòn những phẩm chất tốt đẹp của những con người đó.
Và trên hết, Smiles coi thường những con người sinh ra trong giàu có và đặc quyền. Ông xem chế độ quý tộc chỉ là một lũ vô công rồi nghề, và chứng minh rằng tài năng, đức hạnh, hay uy tín và tư cách không hề là phẩm chất riêng của giai cấp nào, và không hề được quyết định bởi lý lịch hay dòng dõi xuất thân. Tác phẩm của ông, như thế, cũng là một lời ca ngợi dành cho tầng lớp lao động. Trong họ, ông nhận ra khả năng tự lực và tự cải thiện vươn lên, và bản thân ông cũng đã đấu tranh không mệt mỏi cho quyền được hưởng thăng tiến xã hội cho họ. Đó cũng là lý do tại sao tác phẩm này khơi dậy được lòng tự tin vào bản thân cũng như khát khao vươn lên của bao thế hệ độc giả.
Chân dung Samuel Smiles, tranh của Louise Jane Jopling
© National Portrait Gallery, London
.
Tác phẩm thành công ngay lập tức và khiến ông nổi tiếng trong sớm chiều. Trong năm đầu tiên, sách đã bán được khoảng hai vạn bản. Đến khi ông qua đời năm 1904, khoảng 250.000 bản đã được bán ra.
Tác phẩm này được dịch ở Nhật năm 1871 và được xếp vào hạng bán chạy nhất trong nhiều thập niên kế đó. Bản dịch tiếng Nhật này lại được dịch sang tiếng Hàn và xuất bản năm 1918 và cũng rất được tìm đọc.
Theo Samuel Smiles, ông đã thuyết giảng cho những thiếu niên nghèo không nơi nương tựa trong phòng bệnh ở thành phố Leeds, cố gắng giải thích cho họ đạo lý này: Hạnh phúc nằm trong tay ta, chúng ta phải luôn siêng năng, cần cù, tu thân dưỡng tính, tự rèn luyện mình và biết tự chủ. Điều trước tiên là phải có tính thành thật và giữ chữ tín, chính trực và có trách nhiệm. Những phẩm chất này là những yếu tố quan trọng trong việc hình thành phẩm chất và nhân cách con người.
MỤC LỤC
Lời giới thiệu
Đại tác phẩm Tinh thần tự lực và sự tự cường của Nhật Bản thời Minh Trị
Chương 1. Tự lực - cấp quốc gia và cá nhân
Chương 2. Những thủ lãnh của công nghiệp - những nhà phát minh và sản xuất
Chương 3. Những thợ gốm vĩ đại - Palissy, Bottger, Wedgwood
Chương 4. Chuyên cần và Kiên trì
Chương 5. Trợ giúp và cơ hội - những sự nghiệp khoa học
Chương 6. Những người lao động nghệ thuật
Chương 7. Chuyên cần và công hầu
Chương 8. Nghị lực và can đảm
Chương 9. Những con người công việc
Chương 10. Tiền bạc - sử dụng và lạm dụng
Chương 11. Tự học - những thuận tiện và khó khăn
Chương 12. Tấm gương - những mẫu mực
Chương 13. Tính cách - quý ông đích thực
Chú thích
Xin giới thiệu với Anh Chị và các bạn thêm một quyển sách hay không thể không nói đến, do Ban Tu thư Đại Học Hoa Sen vừa xuất bản, vì tính chất lịch sử đặc biệt của nó. Sách vừa có mặt tại Hội sách TP. Hoan nghênh ĐHHS. Chúng ta cần mỗi tháng, mỗi tuần một quyển sách hay thế này.
Tự lực có mặt tại VN sau gần 150 năm, sau khi nó xuất hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản lúc quốc gia này bắt đầu làm cuộc Duy Tân mà số lượng bán lên tới cả triệu bản.
Người Nhật đã muốn biết ngay những bí mật thành công nào của phương Tây, từ khoa học đến văn hóa, lối sống, đạo đức, tinh thần lao động, ý chí vươn lên của từng cá nhân của xã hội. Không có nỗ lực của các cá nhân thành viên, sẽ không có xã hội. Mỗi người tự chủ, độc lập thì đất nước sẽ tự chủ, độc lập. (Fukuzawa Yukichi).
Vì thế người ta hiểu tại sao hai quyển sách On Liberty (Bàn về tự do) của J. S. Mill và Self-help (Tinh thần tự lực) của Samuel Smiles sớm được ra đời lần lượt năm 1870 và 1871 tại Nhật Bản, mà người dịch là Nakamura Masanao, hay Nakamura Keiu, và hai quyển đã được đón nhận vô cùng nồng nhiệt.
.
Đây, có thể nói, là quyển sách "học làm người" thời công nghiệp hóa, học để thành công, để rồi đất nước thành công. Một trong những người ngưỡng mộ quyển sách là Toyoda Sakichi, người sáng chế thành công ra máy dệt tự động năm 1897, và các hậu duệ của ông tiếp công việc của ông với xe hơi Toyota ngày nay.
Bản dịch Saigoku Risshihen được trưng bày trong viện bảo tàng tại nơi sinh của Toyoda.
Đây, có thể nói, là quyển sách "học làm người" thời công nghiệp hóa, học để thành công, để rồi đất nước thành công. Một trong những người ngưỡng mộ quyển sách là Toyoda Sakichi, người sáng chế thành công ra máy dệt tự động năm 1897, và các hậu duệ của ông tiếp công việc của ông với xe hơi Toyota ngày nay.
Bản dịch Saigoku Risshihen được trưng bày trong viện bảo tàng tại nơi sinh của Toyoda.
Nhưng phải nói, động lực đẩy chính quyết định đằng sau của người Nhật, cũng như người Đức, hay người Hàn, là Lòng yêu nước nồng nàn. Không có động lực này, không thể có đôi cánh bay lên, mà vẫn đứng 'lóng ngóng' hoài trên mặt đất bẫn chật. Lòng yêu nước + Tri thức = Thành công. Lòng yêu nước hiện nay ở VN đang bị "phân tán", hay bàn bạc, hay mất mát đi nhiều, không có định hướng, bởi con người không được tham gia vào quá trình canh tân đất nước một cách công bằng. Nhật Bản Duy Tân đã làm điều ngược lại, giai cấp samurai đã tự xóa bỏ mình như một giai cấp được ưu đãi từ nhiều thế hệ, để nhường đại lộ vinh quang lại cho mọi tài năng của dân tộc tiến bước. Ở kia mở thắt nút chai, ở đây đóng lại.
Điều đó nói lên rằng người Việt Nam phải ra sức phấn đấu hơn nhiều nữa để thành công. Quyển sách Tự-lực hy vọng tiếp thêm nguồn năng lượng cho những ai đọc nó, và truyền niềm tin, rằng cuối cùng xã hội của những người lương thiện, tài năng sẽ chiến thắng.
Xin giới thiệu với Anh Chị và các bạn.
(Nguyễn Xuân Xanh)
Cuốn "thánh kinh" về rèn luyện nhân cách
(Samuel Smiles)
Sau khi viết cuốn "Tinh thần tự lực" (Self-help), tác giả tập trung vào viết tác phẩm "Cuốn "thánh kinh" về rèn luyện nhân cách" xuất bản tiếng Anh lần đầu tiên vào năm 1871.
Cuốn sách được ra đời với hy vọng đem đến cho mọi người sự phân tích sâu sắc các quan điểm về nhân cách con người xưa và nay. Đồng thời giới thiệu cùng người đọc những mẩu chuyện nhỏ về cách cư xử, tính cách, đạo đức tốt đẹp của các nhà khoa học, các vĩ nhân kiệt xuất.
.
Tiền bạc dồi dào, tường thành kiên cố, công trình lộng lẫy... không đủ khiến quốc gia giàu mạnh, hưng thịnh. Những phẩm chất của công dân và trình độ văn hóa, giáo dục, tư tưởng, tinh thần mới là nhân tố quyết định thành tựu của cá nhân các công dân và của các dân tộc, quốc gia đó.(Martin Luther)
.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương 1. Phẩm cách là nền tảng phát triển của con người và dân tộc
Chương 2. Phẩm cách của phụ nữ thể hiện sự tiến bộ của dân tộc
Chương 3. Phẩm cách cao thượng sẽ được nhìn nhận
Chương 4. Lao động là quy luật sinh tồn của nhân loại
Chương 5. Đạo đức và lòng dũng cảm là nguồn gốc của khí phách anh hùng
Chương 6. Phẩm cách tốt có nguồn gốc từ tính tự chủ tự giác
Chương 7. Làm người phải có trách nhiệm
Chương 8. Lòng khoan dung có sức ảnh hưởng mạnh mẽ
Chương 9. Phong cách là cả một nghệ thuật
Chương 10. Sự hoàn thiện của con người bắt nguồn từ tình yêu thương
Chương 11. Cuộc sống trui rèn nên phẩm chất cao thượng
.
Trongcuốn sách này, Samuel Smiles cố gắng phác họa những phẩm chất cao quý tốt đẹp của các nhân vật kiệt xuất, đồng thời cũng nêu lên cảm nhận của mình, chia sẻ kinh nghiệm với độc giả.
Những trải nghiệm của các vĩ nhân là tài sản quý giá của nhân loại. Khi xem lại những gì họ đã làm, chúng ta sẽ biết rằng mình cần phải làm gì. Cho dù đã không còn nữa nhưng họ vẫn sống mãi trong lòng các thế hệ sau.
Cùng một tác giả:
Người giàu đều nghĩ như thế
Tác giả: Samuel Smiles
Giá bìa: 115.000 VNĐ
Giảm giá: 10%
Cuốn sách "Người giàu đều nghĩ như thế!" đã tiết lộ cho chúng ta nguyên nhân dễ dàng phát hiện được đằng sau sự thật: Cuộc sống của những người giàu có đều không giống nhau, nhưng tư tưởng của họ đều có điểm xuất phát giống nhau...
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu MaiHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015