Tiếp tục phát triển tư tưởng của Cách mạng tháng Tám

08:47 SA @ Thứ Sáu - 19 Tháng Tám, 2016

Cách mạng Tháng Tám là bước nhảy vọt vĩ đại của tư tưởng phát triển, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Độc lập, tự do, hạnh phúc, mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, đó là những chân lý có sức mạnh mãnh liệt phát huy và khơi dậy sức mạnh của một dân tộc bị nô dịch, áp bức, bị chiến tranh và nạn đói tàn phá. Chính những tư tưởng bất hủ này đã trở thành sức mạnh vật chất của cả một dân tộc, chắp cánh cho dân tộc Việt Nam làm nên những kỳ tích trong chiến đấu và dựng nước. Rất nhiều tư tưởng mới đó đã được khoa học sau này xác nhận và mở rộng ý nghĩa cũng như nội hàm của các tư tưởng đó.

Năm 1945, ngân khố của nhà nước khánh kiệt nhưng nguồn vốn xã hội trong dân được động viên qua các tuần lễ vàng, các hoạt động đóng góp, vượt lên được nạn đói, xây dựng lực lượng vũ trang, chuẩn bị cho kháng chiến. Sức mạnh của dân tộc đã cảm hóa được đến những lực lượng khốn khổ nhất của đất nước: lịch sử đã ghi lại sau Cách mạng tháng Tám những tay anh chị, ăn cắp, ăn trộm ở thành phố cũng thôi không hoạt động, lực lượng cảnh sát không phải lo về trật tự xã hội. Khái niệm về vốn xã hội (social capital) đến năm 1986 mới được Piene Bourdieu định nghĩa thực ra đã được Hồ Chí Minh vận dụng và nhân dân Việt Nam phát huy từ tháng Tám 1945: niềm tin, sự hợp tác đã thể hiện qua sự đóng góp hy sinh của tất cả các tầng lớp nhân dân, người góp của, kẻ góp công, xẻ cửa, xẻ nhà đùm bọc hàng triệu đồng bào tản cư, tránh giặc .Chính sức mạnh của dân đó đã thay thế được những thiếu hụt về ngân sách của nhà nước, làm giảm rất nhiều gánh nặng công việc của bộ máy nhà nước thông qua các hình thức tự tổ chức cuộc sống, cuộc chiến đấu, tự quản lý và tổ chức sinh hoạt, học tập.

Tự do là một giá trị gắn liền với phát triển và văn minh. Loài người, từ xã hội nô lệ, trải qua giai đoạn phong kiến, kinh tế thị trường để tiến tới một xã hội mà Karl Marx đã mô tả là xã hội mà "sự tự do của mỗi một người là điều kiện cho sự tự do của tất cả mọi người".

Tức là tự do đem lại sự phát triểnvà muốn xã hội phát triển thì người dân phải có tự do sáng tạo, kinh doanh, cất tiếng nói. Từ một xã hội bị hạn chế và ràng buộc bởi chế độ thực dân, áp bức, sự tự do mà Cách mạng tháng Tám đem lại đã biến thành sức mạnh của hàng triệu người. Mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp trước đây xa rời tư tưởng tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm hay ngày nay những lĩnh vực nào hạn chế tự do kinh doanh của các thành phần kinh tế, hạn chế cạnh tranh thì xã hội chịu thiệt vì chi phí cao. Nơi đâu, lúc nào xa rời tư tưởng của Hồ Chí Minh, hạn chế tiếng nói xây dựng, phê phán lành mạnh của người dân đều dẫn đến trì trệ, suy thoái về kinh tế và xã hội. Khoán trong nông nghiệp và Luật Doanh nghiệp là những thí dụ đầy thuyết phục về sức mạnh của tự do. Ngày nay, khi loài người đã chuyển sang giai đoạn kinh tế tri thức, đòi hỏi sự sáng tạo, khi thông tin có sức mạnh vật chất, khi thời gian là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh thì tự do tiếp nhận thông tin, như thông tin qua Internet làm một nền tảng cơ bản của phát triển.

Chính Bác Hồ đã đặt ra ba nhiệm vụ "diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, tức là Bác Hồ đã là chủ tịch nước đầu tiên ở nước ta đã có sáng kiến và phát động công cuộc xóa đói, giảm nghèo từ năm 1945 chứ không phải là mãi đến những năm 1990 mới theo Ngân hàng Thế giới để phát động. Và tư tưởng coi giáo dục là động lực để phát triển đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn, nhắc nhở đối với toàn dân, với thanh niên. Amartya Sen, nhà kinh tế học Ấn độ đuợc giải thưởng Nobel năm 1998 đã đem lại chứng minh khoa học cho nhận thức giáo dục, tri thức là động lực là nhân tố quan trọng của phát triển. Thực là một điều đáng khâm phục là năm 1945 trong khi 95% dân số còn mù chữ và vừa thoát khỏi nạn đói thì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lập ra một Chính phủ có trí tuệ nhất, có tính đại diện nhất cho dân tộc ở Đông Nam Á này. Thực là một niềm tự hào là trong thời kỳ gian khổ nhất, thiểu thốn nhất thì chính quyền của chúng ta lại trong sạch hơn bây giờ rất nhiều .

Tự do cũng bao hàm quyền được sáng tạo, được tìm tòi, được học từ những cái sai trong quá khứ. Trong Hiến pháp năm 1946 đã quy định đầy đủ nhất các quyền tự do của người dân như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do kinh doanh v.v.. .

Và dân chủ là công nhận và thực hiện quyền "mọi người sinh ra đều bình đẳng”, là tạo ra sự bình đẳng trước pháp luật. Pháp luật phải công nhận và thực hiện các quyền tự do dân chủ của người dân chứ không phải để hạn chế các quyền của dân. Pháp luật phải hạn chế các hành vi của các quan chức nhà nước, ngăn chặn và trừng phạt mọi sự lạm dụng quyền lực để mưu cầu tư lợi bất hợp pháp và nhũng nhiễu dân lành.

Một tư tưởng phát triển rất tiến bộ là vai trò và chức năng của bộ máy nhà nước. Bác Hồ đã xác định công chức nhà nước là công bộc của dân, phục vụ dân, thực hiện các quyền của người dân chứ không phải là những "quan cách mạng". Tính chất mới này của bộ máy nhà nước là một sự phát triền tiến bộ vượt trước thời gian và vẫn giữ nguyên giá trị cho đến hôm nay và đã được các lý thuyết về vai trò của nhà nước xác nhận. Chúng ta thực ra đã xa rời rất nhiều các chỉ thị này của Bác Hồ khi ngày nay người dân còn gặp quá nhiều cản ngại trong quan hệ với bộ máy nhà nước. Thậm chí, những tư tưởng cho rằng "sổ đỏ, giầy hồng” là sự "xác nhận quyền sở hữư”của người dân là một sự ngộ nhận ghê gớm.Người dân có quyền sở hữu, quyền sử dựng trên mảnh đất tổ tiên của họ. "Sổ đỏ, giấy hồng" chỉ cần thiết khi người dân có tranh tụng hay mua bán, không phải cơ quan nhà nước ban phát cái quyền đó cho người dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nêu tấm gương sáng về sự gần dân, lắng nghe ý kiến của dân, thông cảm với khó khăn của người dân. Người thường đi thăm nhà ăn và không ngần ngại đến cả nơi vệ sinh của các cơ quan, trường học, yêu cầu phải thực hiện sinh hoạt văn minh, ngăn nắp, sạch sẽ. Tấm gương tiết kiệm, giản dị của Người đến bây giờ lại càng có giá trị khi chúng ta chứng kiến biết bao đại hội, tiểu hội toàn lãng phí tiền của dân mà đem lại quá ít lợi ích thiết thực.

Người xưa đã nói, lấy gương để sửa mình thì có thể sửa được đầu tóc, trang phục nhưng lấy lịch sử để soi mình thì có thể học được những bài học lớn cho phát triển. Cái mới nhiều khi chính là cái đúng đã bị che khuất hoặc lãng quên trong quá khứ được khôi phục và tái xuất hiện. Đổi mới năm 1986 chính là quay trở lại với quyền tự do kinh doanh đã được công nhận trong Hiến pháp 1946, được nâng lên và vận dụng phù hợp với thời đại ngày nay.

Kỷ niệm 60 năm Cách mạng tháng Tám một cách tốt nhất là kiên trì vận dụng những tư tưởng phát triển rất tiến bộ và đúng đắn của Bác Hồ.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • Năm cánh sao vàng

    02/09/2016TS. Nguyễn Sĩ DũngGần 70 năm đã trôi qua, cờ đỏ sao vàng Cách mạng Tháng Tám mãi còn vẫy gọi. Và ngôi sao năm cánh vẫn còn toả sáng dẫn đường cho dân tộc ta đi về phía trước...
  • "Phát triển bền vững" nhìn từ góc độ xã hội và văn hóa

    25/09/2014Trần Hữu DũngTừ giữa thập niên 80 đến nay, "phát triển bền vững" đã trở thành một ý niệm thời thượng. Nó là khẩu hiệu của hàng trăm tổ chức quốc tế, đề tài của mấy cuộc hội nghị, hội thảo toàn cầu, và một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết mọi nước...
  • Ý nghĩa của tự do

    04/12/2013Dr. Mortimer J. AdlerTrước khi tôi thử trình bày những gì làm cho ý niệm tự do có ý nghĩa sâu xa trong đời sống con người, hãy cho tôi thử truyền đạt một số cảm tưởng về phạm vi của ý niệm này. Trong lịch sử tư tưởng phương Tây, tự do có một số ý nghĩa rõ rệt. Tôi sẽ cố trình bày những ý nghĩa này cho bạn một cách ngắn gọn nhất. ...
  • Lãnh đạo phi cách mạng

    18/10/2010Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupLịch sử phát triển của nhân loại đã trải qua những bước chuyển mình đầy ý nghĩa như là hệ quả của rất nhiều cuộc cách mạng vĩ đại và tất yếu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, người ta đã buộc phải nhìn lại vai trò của những cuộc cách mạng bằng một đầu óc tỉnh táo và một con mắt khách quan hơn, toàn diện hơn. Điều này phản ánh những thay đổi về chất không chỉ của thế giới mà cả của tư duy lãnh đạo...
  • Cần có đôi mắt mới

    05/09/2005Tương LaiKỷ niệm 30 năm giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, ôn lại những chiến công lịch sử chói lọi là điều tuyệt đối cần hành trình đã đi qua, những giá trị cũ và những kinh nghiệm đã sống”. Thế nhưng, điều còn quan trọng hơn là nhìn lại xem, với chặng đường 30 năm ấy, chúng ta đã làm được gì xứng đáng với đỉnh cao chói lọi của chiến công của ngày 30/4/1975 lịch sử...
  • Nên hối hả một cách chậm rãi!

    09/08/2005Nguyễn TùngĐúng là Việt Nam cần phải khẩn trương", "hối hả"... vì đã mất quá nhiều thời gian so với không ít quốc gia ở Đông Á. Nhưng đồng thời cũng phải nghiền ngẫm, tính toán, cân nhắc đề chọn được các giải pháp tối ưu và nhất là đề tránh các sai lầm, lãng phí... Có như thế mới nhanh chóng tạo được nền tảng vật chất, kỹ thuật, văn hóa, tinh thần cho một sự phát triển bền vững.
  • Biện chứng của tự do

    21/07/2005Nguyễn Trần BạtTự do không phải là thuật ngữ xa lạ, càng không phải một phát hiện bởi nó gắn liền với con người như một công cụ để tồn tại, để sống và để phát triển. Tuy nhiên, đối với con người, tự do vẫn phần nào bí ẩn; chúng ta, dường như, chưa nhận thức trọn vẹn về nó, càng chưa biết khai thác và sử dụng nó như một công nghệ phát triển...
  • Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnQuá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa.
  • "Chúng ta nhất trí với nhau dễ dàng quá!"

    09/07/2005TS Lê Đăng Doanh“Chúng ta nhất trí với nhau nhiều quá và dễ dàng quá!”, giáo Sư Robert Wade nổi tiếng của Đại học Kinh tế London lừng danh đã thốt lên như thế trong phiên bế mạc hội thảo tổng kết 20 năm đổi mới hôm 1/7/2005 vừa qua.
  • xem toàn bộ