Sự thoái hóa của tư duy

11:03 SA @ Thứ Hai - 27 Tháng Mười Một, 2017

Những ngày gần đây, trên các phương tiện truyền thống chính thống, đăng tải cái gọi là "công trình nghiên cứu ngôn ngữ Việt" của GS Ts Bùi Hiền, nguyên Viện Phó Viện Nội Dung và Phương pháp dạy học phổ thông.

Hiện tượng này khiến tôi xúc động và suy tư rất nhiều về cội nguồn truyền thống Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, gần như không hề thấy một bài báo nào lên tiếng đưa ý kiến trái chiều với việc phủ nhận cội nguồn Việt sử truyền thống. Nếu như cho rằng: Cội nguồn lịch sử và ngôn ngữ Việt là hai phạm trù khác nhau - thì đây - công trình chữ Việt cổ của nhà nghiên cứu Khánh Hoài Đỗ Văn Xuyền, là một công trình nghiên cứu khoa học thật sự và rất nghiêm túc cũng không được nhắc đến. Nhưng người ta lại tỏ ra quá quan tâm đến cái gọi là "công trình khoa học" của ông Bùi Hiền, mà tôi kết luận là cực dốt nát và làm thoái hóa ngôn ngữ Việt. Để chứng minh cho tính chất làm thoái hóa ngôn ngữ Việt, tôi chứng minh với các bạn như sau.


Tác giả Bùi Hiển nêu ý tưởng cải tiến “Tiếng Việt” thành “Tiếq Việt” khẳng định, ngôn ngữ nếu cải tiến sẽ dễ viết, dễ nhớ và tiết kiệm vật lực. Đơn cử, một nhà xuất bản dùng 100 tấn giấy trong 1 năm thì với phương án cải tiến này, họ rút giảm được 8 tấn giấy. (Chưa rõ cái hại là gì)

.

Trước hết, để tiện theo dõi, tôi xin chép lại nguyên văn cái bảng gọi là "cải tiến chữ Quốc ngữ Việt" của ông ta ở trên và thêm số thứ tự như sau:

HIỆN HÀNH............................THAY BẰNG.
1/ CH - TR....................................= C
2/ Đ...............................................= D
3/ G - GH......................................= G
4/ PH.............................................= F
5/ C - Q - K...................................= K
6/ NG - NGH................................= Q
7/ R...............................................= R
8/ S..............................................= S
9/ KH...........................................= X
10/ TH.........................................= W
11/ D - GI - R................................= Z
12/ NH..........................................= N'


Các bạn qua tư liệu của bảng trên, chúng ta nhận thấy những vấn đề như sau:

1/ MÂU THUẪN TRONG TƯƠNG QUAN CẤU TRÚC
Đ = D (2/), nhưng D - GI - R (11/) lại bằng Z. Như vậy, chỉ cần ứng dụng một đẳng thức rất sơ đẳng, thì chúng ta cũng thấy rõ: Đ = D (2/) = D - GI - R = Z (11/). Và như vậy, chúng ta sẽ có: Đ - D - GI - R = Z. Rõ ràng cách phát âm của vần Z không thể thay thế cho Đ.

Bây giờ chúng ta bàn tiếp vấn đề thứ hai của cái gọi là "Công trình khoa học" này.

LÀM NGHÈO NGÔN NGỮ VIỆT.
I/ Trong các vần chữ cái của tiếng Việt, thì người này đã bớt đi các vần sau, ở các thứ tự được đánh số:
1/ Đ = D (2/)
Như vậy người này đã bỏ vần "Đ" trong tiếng Việt và thay bằng và phát âm bằng vần D. Vì rõ ràng trong chữ cái Việt thì phát âm Đ/ D hoàn toàn khác nhau, khi phát âm "Đ" khác hẳn "D", hoặc "D" khác hẳn "Đ".
2/ C - Q - K = K (5/).
Như vậy người này đã bỏ hai vần C và Q trong tiếng Việt và thay bằng và phát âm bằng vần K.
3/ D - GI - R = Z (11/)
Như vậy người này đã bỏ ba vần D - GI - R trong tiếng Việt và thay bằng và phát âm bằng vần Z.

Trước hết, việc bỏ 5 vần chữ cái (Đ; C; Q, D, R) và một phụ âm kép (GI/ Riêng phụ âm kép sẽ trình bầy tiếp ngay sau đây) nói trên và phát âm chỉ bằng vần thay thế, thì vấn đề đầu tiên là làm thoái hóa và nghèo nàn tiếng Việt. Và không chỉ dừng lại ở đấy, nó còn làm nghèo nàn ngôn ngữ Việt khi diễn tả ý tưởng và cảm xúc.

II/ Gây rối loạn cấu trúc ngôn ngữ Việt

1/ Về vần Đ bị thay bằng D (2/).
Trong tiếng Việt từ "Đồi" (quả đồi, núi đồi) và "Dồi" (khúc dồi lợn, dồi chó....) không thể phát âm như nhau được. "Đám" (Đám cưới, đám hỏi) không thể đồng âm, đồng nghĩa với "dám cưới"; "dám hỏi"...vv...


2/ Về vần C - Q - K bị thay bằng K (5/).
Trong tiếng Việt từ "chua chát", "chuông chùa"; "chiều chiều"...không thể đồng âm với "Quăng quật", "khoảng không" được. Do đó không thể thay thế C - Q - K = K được.. Trong tương quan vần Q và K thì sự khác nhau nằm ở tính hợp lý cấu trúc ngôn ngữ. Mặc dù về Âm ngữ, có vẻ gần giống nhau giữa K và Q để tưởng chừng có thể thay thế. Nhưng cách phát âm chuẩn hoàn toàn khác nhau. (các bạn thử mà xem). Do đó, sẽ dẫn đến sự phối âm khác nhau khi diễn tả ngôn ngữ ở các phụ âm kép. Cụ thể: "Quyến luyến". Nếu bạn phát ân chuẩn vần Q , sẽ khác hẳn khi bạn phát âm thành "Kuyến luyến". Hay như "Quạnh quẽ" phát âm chuẩn sẽ không thể thành "Kuạnh kũe". Tất nhiên, không thể vì phát âm sai, thành "cơ sở khoa học" cho việc hợp thức hóa sự sai lầm trong phát âm ngôn ngữ Việt được.


3/ Tương tự như vậy, không thể vì phát âm sai "Tr" thành "ch", mà dạy học sinh - "trân trân" thành "chân chân" được. Hoặc "Trăm hoa nở" không thể thành "chăm hoa nở" được. Rõ ràng, nếu phát âm sai thì người nghe có thể hiểu được do ngữ cảnh của câu. Nhưng nếu viết sai "CH" - "TR" = C (1/) thì sẽ sai hẳn ngữ nghĩa câu trong bản văn. Đây không phải thí dụ duy nhất.


4/ Tiếp tục chứng minh tương tự với G - GH = G (3/)
Chúng ta rất dễ nhân ra G là một vần và là phụ âm độc lâp trong bảng vần chữ cái ngôn ngữ Việt. Và GH chính là một phụ âm ghép trong cấu trúc âm, bổ sung cho ký tự âm trong ngôn ngữ Việt vô cùng phong phú.Thí dụ Gà, không thể phát âm chung với NGà (Ngà voi) Tức là không thể viết như "công trình ngôn ngữ" được cái tiến ở trên của hẳn Giáo Sư lại còn Viện Phó Viện là "gà voi" được.
Đến đây, tôi nghĩ đến một chuyện hài như sau:
Một tay chuyên săn bắn voi lấy ngà ở Phi Châu, đem về Việt Nam tiêu thụ. Hắn bị Hải quan Viêt Nam bắt được và ghi rõ: "Tiêu thụ 'Gà' voi bất hợp pháp". Interpol dẫn độ sang tòa án Phi Châu. Luật sư bào chữa đã dẫn tự điển và xác định hắn chỉ buôn Gà Voi" Không hề dính dáng gì đến 'NGà" voi cả.

5/ Tiếp tục với NG - NGH = Q (6/)
Mọi người đều biết vần NG và NGH đều là những phụ âm kép được ghép với vần gốc là 'N', để mô tả những từ với nhiều ngữ nghĩa khác nhau trong phát âm chuẩn của ngôn ngữ Việt. "NG" khác hẳn "NGH" trong diễn đạt ngôn ngữ Việt. Thí dụ:
NGHề NGHiệpkhông thể đồng nghĩa với NGề NGiệp. "Thằng NGu thì không NGHĩ" nay có thể trở thành "Thằng 'Qu' thì không thể 'Qĩ'" được. Hay:
"NGười NGây Ngô NGó NGHiêng NGu NGơ NGHĩ NGắn" bây giờ theo ông Giáo Sư hẳn Phó Viện Trưởng viết lại thành: "Qười Qây Qô Qó Qiêng Qu Qơ Qĩ Qắn". Chịu! Cái này thì Tiên Sư (ở đây tôi muốn nói là người thày đi trước/ Tiên Sư) nhà Qiên cứu Qôn Qữ học tiếng Việt có sống lại cũng không dịch được ra tiếng Việt.

Một văn bản tiếng Việt được viết bằng chữ Việt cải tiến của ông Bùi Hiền

.
6/ Tiếp tục với KH = X (9/)
Ở bảng mô tả công trình khoa học của GS hẳn Viện Phó về cải tiến chữ Việt, các bạn và tôi đều không thấy chữ X được người này thay bằng chữ gì?!. Như vậy, chúng ta dễ dàng khẳng định ngay rằng, người này đã bỏ hẳn vần 'KH' và thay bằng vần X. Nhưng chúng ta đều biết rằng 'KH' chỉ là vần của phụ âm ghép, có chức năng diễn đạt ngữ Âm Việt với vần đầu là 'K'. Và đây là trường hợp phi lý điển hình và mang tính mâu thuẫn hệ thống (Ngoại trừ nó có "cơ sở khoa học" theo luận điểm của Giáo sư tiến sĩ Vật lý Lý thuyết , được Nhạc sĩ Dương Thụ mô tả là "hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng, khi ông ta phản biện tôi, đã long trong tuyến bố công khai: "Lý Thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý").

Tính phi lý này được thể hiện như sau:
Ở trên, người này đã xác định các vần CH - TR = C (1/) và C - Q - K = K (5/). Nhưng riêng 'KH' ở đây lại bằng 'X' (9/). Chúng ta sẽ có một chuỗi liên hệ như sau:
CH - TR = C (1/) => C - Q - K = K (5/) => KH = X.
Như vậy, ta có theo đẳng thức trên:
CH - TR = C (1/) - Q - K = K (5/). Vậy ta sẽ có (Thay K (5/) bằng những phụ âm ghép có nghĩa là 'C' (Nếu tính cả phụ âm ghép vô nghĩa nữa thì chán như con gián), sẽ là: K (Thay bằng "C") Thí KH sẽ bằng CH = C = K. Vậy "KH"= CH và bằng "X". Và như vậy K cũng bằng "X"?! Tất nhiên, khi 'K' = X thì tất cả chuỗi đồng đẳng với 'K' gồm: CH - TR - C - Q - K = K cũng bằng X hết. Hơ?!

Zdậy nà dư thía lào? Hay nà ný thuyết pha học hiện đại thì điếu cần tính hợp ný?

Khi lão xác định :

Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất. Các bậc trí giả xác định: Một lý thuyết khoa học thì phải có một hệ thống toán học mô tả được nó. Lão Ok liền và xác định ngay không chần chừ: Hệ thống ký hiệu Bát Quái chính là hệ thống Toán học mô tả nội hàm của thuyết Âm Dương Ngũ hành.
Còn đây hẳn công chình của hẳn Phó Giáo Sư lại còn cả Viện Phó. Lão thách tất cả các nhà Toán học tinh hoa đang còn sống trên hành tinh này, dùng tất cả tri thức toán học của nền văn minh hiên đại, chứng minh được tính hợp lý Toán học trong hệ thống cấu trúc của cái 'công trình nghiên cứu khoa học" của hẳn giáo sư, hẳn Viện phó này. Híc.

Bây giờ chúng ta tiếp tục:

7/ TH = W(10/)
Trường hợp này, có một tính chất giống phần trên là vần W - cũng giống vần X là không có chữ thay thế. Và độc đáo hơn nữa vấn T phụ âm đầu của TH cũng không có môi liên quan với các vần khác trong bảng "Phong Thần" ngữ nghĩa của người này. Nhưng may wá! Cái ngôn ngữ Việt cao cấp nhất trong tất cả các hệ thống cấu trúc ngôn ngữ của lịch sử của nền văn miêng này, không dễ bị mấy tay thuộc dạng"Qười Qây Qô Qó Qiêng Qu Qơ Qĩ Qắn" bắt nạt được.


Trở lại với cái trò ú tim của phần 10/ trong bảng Phong Thần, 'dở hơi, nhưng lại biết bơi" kia: TH = W. Đúng là chữ T và W không có sự liên quan đến các chữ khác trong bàng "phong thần". Cho nên cái vấn đề nó nằm ở cấu trúc chữ H. Bây giờ chúng ta so sánh vần ghép TH với tất cả các vần có phụ âm H ghép đằng sau, gồm:


TH = W (10/); CH - TR= C (1/); G - GH= G (3/); PH = F (4/); NG - NGH= Q (6/);
KH= X (9/); NH= N'(12/)


Chúng dễ dàng nhận thấy rằng: Tất cả những phụ âm trong vần chữ cái Việt, có thể ghép với vần H, đều bị thay đổi thành những ký tự khác. tất cả là 6 vần phụ âm đơn ghép với vần H, và 1 vần phụ âm kép (NGH). Nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng: Tiếng Việt ngữ âm rất phong phú. Do đó, các phụ âm ghép với H đều có chức năng làm giảm nhẹ âm tiết của vần đứng trước nó và khi ghép với từ sau để định hình ngữ nghĩa thì nó cũng mang ý nghĩa khác hẳn. Do đó, việc thay đổi ký tự các vần phụ âm với vần H, nó sẽ làm thay đổi tính cấu trúc logic trong toàn hệ thống ký tự chính thống. Tôi thí dụ như sau. TH = W thì ta có thể thay đổi W bằng một dấu phẩy ngược, Và cứ mỗi khi nhìn thấy dấu phẩy ngược trong bản văn tiếng Việt thì chúng ta biết đó là ký hiệu thay cho TH. Tương tự như vậy với GH = G ta thay bằng dấu +:....vv....Do đó, nó tương tự như ký hiệu viết tắt, thí dụ như PHƯỜNG (Phố phường), đôi khi trong văn bản người ta viết tắt chỉ một chữ F. Nhưng trong một hệ thống ngữ cảnh mô tả hệ thống địa danh phần lớn viết tắt người đọc cũng có thể hiểu. Thí dụ: số 7. P. Hàng Bài. F Tràng Thi. Q. Hoàn Kiếm. T/p Hanoi. Tất nhiên, dù viết tắt như vậy: chỉ mỗi chữ "Q. Hoàn Kiếm." Nhưng chắc chắn chẳng có thằng nào khùng mà vào UBND Quận Hoàn Kiếm mà hỏi: "Thưa ông đây có phải là "Cu" Hoàn kiếm không?" Hơ.


Và cái bảng Phong thần của GS V.Fó ở trường hợp này chỉ là những ký hiệu viết tắt thay thế. Ối giời ơi! Mấy vị Teen "Đại học đường đời", dùng chữ viết tắt, chém gió mí nhau trên cái Ai Fol, còn kinh hơn mấy cái ký tự của GS hẳn Viện phó này. Ôi các cháu teen ơi. Các cháu công bố cái ký hiệu "thần sầu, quỷ khốc" của các cháu lên đi, để cái cách tiếng Việt cho phù hợp với thời hại điện chát chít này. Cần gì đến ngài GS , lại còn cả VFó nữa. Kinh quá!.

Đọc xong khóc tiếng Mán, Nghe cứ như giọng Hán. Giống như ma ai oán. Rối chán như con gián!

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nguyễn Văn Vĩnh với tiếng mẹ đẻ và chữ Quốc ngữ

    10/10/2018Nguyễn Lân BìnhNguyễn Văn Vĩnh hoàn toàn đồng ý với cách nhận thức mang tính tư tưởng của Phan Châu Trinh rằng: chúng ta nghèo và khổ vì chúng ta ngu và dốt, mà sự ngu dốt là hệ quả mặc nhiên của việc không được học hành! Từ lúc đó, Nguyễn Văn Vĩnh đã ý thức sâu sắc tính bức thiết của con chữ đối với đồng bào mình...
  • Tiếng Việt có mơ hồ, thiếu chính xác?

    26/07/2017GS.TS Nguyễn Đức DânĐã từng có quan niệm “tiếng Việt là thứ tiếng của thi ca, tiếng Anh ­– thứ tiếng của thương mại, tiếng Pháp – thứ tiếng của ngoại giao”. Quan niệm xưa cũ này vừa khen lại vừa chê tiếng Việt: một thứ ngôn ngữ nhiều hàm ý thích hợp với đặc thù “ý tại ngôn ngoại” của ngôn ngữ thơ ca, nhưng cũng chính vì thế mà thiếu chính xác, mơ hồ trong diễn đạt.
  • Xác thực “cha đẻ” chữ Quốc ngữ

    29/09/2016Bài và ảnh: Trần ThườngĐa số các nhà nghiên cứu cho rằng Alexandre de Rhodes không phải là “cha đẻ” của chữ Quốc ngữ và người đặt nền tảng cho chữ Quốc ngữ ra đời là giáo sĩ Francisco de Pina...
  • Gặp người mắc nợ tiếng Việt

    16/06/2016Lê Ngọc Sơn (Thực hiện)TS Ngô Như Bình đã trò chuyện với SVVN về con đường để trở thành giáo sư ở một trường Đại học danh tiếng nhất thế giới - Đại học Harvard.
  • Những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh với việc phát triển báo chí tiếng Việt và truyền bá chữ quốc ngữ

    27/04/2016Nguyễn Thị Lệ HàCho đến nay, phần lớn các tác giả khi nghiên cứu về Nguyễn Văn Vĩnh đều cho rằng ông là người thông minh, có tài và đặc biệt xuất sắc trong nghề làm báo và xuất bản. Có thể nói, Nguyễn Văn Vĩnh là người làm chủ nhiệm, chủ bút nhiều nhất trong lịch sử báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX...
  • Bồ Đào Nha và công trình sáng chế chữ Quốc ngữ

    20/04/2016Roland JacquesLàm sao quên được công trình vĩ đại mà các vị tiên phong của công cuộc truyền giáo tại Việt Namđã thực hiện? Những điều mà các vị truyền giáo dòng Tên đến từ Bồ Đào Nha, do Bồ Đào Nha gửi đi, đã thực hiện trong phạm vị ngữ học kỳ cùng là những công trình có tính cách quyết định cho tương lai văn hóa Việt Nam...
  • Internet và các vấn đề về ngôn ngữ và tư duy

    07/04/2016Linh Hanyi phỏng vấn nhà văn Hà Thủy NguyênSố đông luôn luôn bị “lôi đi” theo một cách nào đó. Nếu ở thời trước người ta bị “lôi đi” bởi những lời hứa hẹn lý tưởng, những giấc mơ về cuộc sống thiên đường, đến thời đại Internet, việc tương tác liên tục khiến tư duy con người bị phân mảnh, thông tin bị nhiễu loạn kinh khủng, một ngày không biết có bao nhiêu tin tức, nên người ta cần một cái gì đấy đập thẳng vào mặt, thật sốc, thật scandal...
  • Nguyễn Văn Vĩnh - Một trong những người tiên phong hoàn thiện chữ Quốc ngữ

    18/03/2016Nguyễn Lân BìnhTác giả Nguyễn Lân Bình là cháu nội của ông Nguyễn Văn Vĩnh. Với những tư liệu mà gia tộc đang giữ về người ông đã khuất, ông Bình đã bày tỏ quan điểm của mình… Với tinh thần khách quan, gạn lọc, công bằng. Hồn Việt xin đăng tải ý kiến của ông…
  • Tháp Babel và sự hỗn loạn về ngôn ngữ

    22/12/2015N.B (theo History)Sách Sáng thế, cuốn đầu tiên trong Kinh Cựu ước, có nói đến tháp Babel khi kể về thuở hồng hoang của thế giới loài người. Cuốn sách giải thích vì sao loài người lại nói nhiều ngôn ngữ khác nhau...
  • Phải chăng tiếng Việt chỉ có 1200 năm lịch sử?

    13/10/2015Hà Văn ThùyTrong Hội thảo Việt học quốc tế lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội năm 1998, Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn có tham luận nhan đề: “Thử phân kỳ lịch sử 12 thế kỷ của tiếng Việt.” ... Nhưng ở cuối tham luận, dường như không thực sự tin vào đề xuất của mình, tác giả thận trọng viết: “Cho đến đây chúng ta vẫn chỉ chuyên nói về 12 thế kỷ lịch sử của tiếng Việt. Vì tự đóng khung như vậy tất nhiên tư liệu sẽ hạn chế, không đủ để soi sáng một số vấn đề...
  • Lộn xộn tiếng Việt thời giao lưu văn hóa

    10/10/2015Vương Trí NhànVới một niềm tin dai dẳng, các phương tiện thông tin đại chúng ở ta thường không mệt mỏi trong việc nhắc nhở mọi người là phải giữ gìn bản sắc dân tộc, hoặc trong ngôn ngữ thì nhắc nhau là phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Vậy mà mọi chuyện cứ diễn ra theo hướng ngược lại, tại sao lạ vậy?
  • Tặng phẩm của ngôn ngữ: Thói “ăn” nếp “ở” của người Việt qua cách nói

    06/10/2009Ngô Nguyên DũngKhông biết có phải do hoàn cảnh thiếu ăn thiếu mặc từ xa xưa, mà người Á đông nói chung, người Việt nói riêng, đặc biệt quan tâm tới miếng ăn. Ăn không phải chỉ để sinh tồn, mà còn để hưởng thụ: Ăn đứng đầu tứ khoái. Ăn cho sướng miệng cái đã, mấy chuyện khác tính sau.
  • Tiếng Việt

    26/06/2011Lưu Quang VũTiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
    Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
    Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
    Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre...
  • Tiếng Việt vốn trong sáng mà…

    23/04/2010Cao Tự ThanhMột ngôn ngữ đã trưởng thành như tiếng Việt hoàn toàn có khả năng xác lập lại sự trong sáng của nó ngay cả tại những khúc quanh chật hẹp và nguy hiểm nhất của lịch sử. Cho nên cái làm cho tiếng Việt đứng trước nguy cơ không trong sáng không phải do bản thân tiếng Việt, mà do cách sử dụng tiếng Việt phi quy chuẩn và chính sách ngôn ngữ không rõ ràng.
  • Nhịn ở lời nói - "Vệ sinh tiếng Việt"

    26/11/2009Nguyễn Bỉnh QuânTừ lời nói tới hành động chỉ một gang tay. Nói mãi quen mồm. Nói một trăm lần "tao giết mày" thì rồi đến lúc hung hãn, say xỉn, uất giận là làm thật ! Con đánh mẹ, cháu bóp cổ bà... thì giời đất có dung tha được không! Bà ngân ngấn nước mắt làm em hoảng quá phải an ủi bà: Đó chỉ là số rất ít, là vô cùng hãn hữu, không phải phổ biến trong xã hội ta.
  • Chữ Quốc ngữ

    28/10/2009Nguyễn Văn VĩnhTrước hết chữ quốc-ngữ không biết bởi ai mà thành ra, nhưng quyết được rằng những người dùng đầu-tiên, không phải là người Đại-pháp. Ý hẳn là bởi mấy ông cố-đạo Bồ-đào-nha đến đất Nam-kỳ từ đầu XVII thế-kỷ, cho nên nhiều vần không giống vần Đại-pháp.
  • Viết tắt chữ Việt trong ngôn ngữ thời @

    27/10/2009Trần Tư Bình

    Hiện nay, giới trẻ thường sáng tạo nhiều kiểu viết tắt chữ Việt - mà phần nhiều là chữ không dấu - khi “chat” trên mạng hoặc khi viết tin nhắn SMS ở điện thoại di động. Đây là một trào lưu không thể ngăn chặn được và sẽ không bao giờ dừng lại, cho dù có nhiều quan ngại là nó sẽ ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt.

  • Ngôn ngữ và văn hoá

    29/09/2009Thu San Nguyễn Thế HùngVăn hoá là gì? Đặc trưng cơ bản nhất của văn hoá là gì? Và hơn nữa cái gì làm nên bản sắc văn hoá của nhân dân ta?
  • Tiếng Việt có chính xác không?

    22/08/2009Ngô Tự LậpCó một nhận định được lan truyền rộng rãi và hình nó cũng được nhiều người chấp nhận, cho rằng tiếng Việt không chính xác, hay nói đúng hơn, ngữ pháp tiếng Việt không chính xác bằng ngữ pháp tiếng Pháp, tiếng hoặc tiếng Nga..., tuỳ theo người đưa ra nhận định biết thứ tiếng nào. Theo tôi, nhận định nói trên phản ánh một định kiến, hay thậm chí là mặc cảm tự ti, rất không nên có.
  • Nguyễn Văn Vĩnh- Một trong những người tiên phong hoàn thiện chữ Quốc ngữ

    06/08/2009Nguyễn Lân BìnhCông bằng với Lịch sử là việc cần làm, điều này ai cũng hiểu. Tôi xin mạnh dạn nêu những hiểu biết của mình thông qua những ký ức bằng chữ của nhà Văn, nhà Báo, nhà Tình báo Cách mạng lão thành Vũ Bằng; người được Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật 2006, tác giả cuốn sách “Bốn mươi năm nói láo” do Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin ấn hành năm 2001.
  • Sách dạy tiếng Việt và tiếng Việt thật

    05/08/2009GS. Cao Xuân HạoĐến bao giờ sách giáo khoa tiếng Việt mới dạy thứ tiếng Việt mà hơn 70 triệu người Việt đang nói hàng ngày, chứ không phải thứ “tiếng Việt” giả tạo sao chép một cách máy móc từ sách cũ dùng để dạy tiếng Pháp cho dân thuộc địa?
  • Tiếng Việt - Những công lao bị quên lãng

    08/07/2009Cao Xuân HạoTrong lịch sử của ngành Việt ngữ học, ông là một trong những tác giả ít bị những định kiến "dĩ Âu vi trung" chi phối hơn cả, nhất là khi đem so với sách học tiếng Việt ngày nay. Kể cho đến bây giờ, ít có cuốn sách nào cung cấp cho ta nhiều thông tin về ngữ pháp tiếng Việt như mấy cuốn sách không lấy gì làm dày của ông. Trong mấy cuốn này không thiếu những phát hiện quan trọng mà ngày nay chẳng mấy ai nhắc đến, trong khi lẽ ra nó phải được những người đi sau tiếp thu và khai triển, đào sâu hơn nữa.
  • Ngôn ngữ mới của nước Nam

    03/07/2009Phạm QuỳnhKhông thể chối cãi là hiện giờ đang có một ngôn ngữ mới của nước Nam đa dạng hơn, uyển chuyển hơn, đủ khả năng hơn cho sự diễn tả các tư tưởng mới và các quan niệm trừu tượng so với ngôn ngữ đó cách đây mười lăm, hai mươi năm.
  • Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

    14/05/2009Hoàng CúcSinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng luôn chú trọng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục nhân dân phải làm cho tiếng nói, chữ viết ngày càng thêm đẹp, thêm phong phú, hiện đại…
  • Một vấn đề ngôn ngữ học

    15/04/2009Phạm QuỳnhSự cuồng tín đối với tiếng mẹ đẻ này khởi từ cuộc xung đột nổi tiếng chia rẽ nước Bỉ giữa người Flamand và người Wallon. Cũng còn thấy nó ở đáy sâu của phong trào ly khai đã và đang khuấy động miền Alsacevừa giành lại được. Một tác giả nổi tiếng, ông RENÉ GILLOUIN, đã viết cả một cuốn sách về những xung đột ngôn ngữ này, cuốn sách nhan đề Từ Alsace đến Flandre: tính thần bí ngôn ngữ học. Quả thực, trong mối liên hệ của con người đối với tiếng mẹ đẻ của họ có một thứ tính chất thần bí và đó là một trong những thế lực đang tác động tới thế giới hiện đại.
  • Giáo dục bằng tiếng Việt - Cuộc chiến hai ngàn năm

    14/05/2003Chúng ta là người Việt, nói tiếng Việt, học tập, làm thơ, làm toán và viết luận án khoa học bằng tiếng Việt - điều đó có vẻ đương nhiên. Thực ra thì không phải thế...
  • xem toàn bộ