Phải tập thói quen đọc ngay từ nhỏ
Chị Lê Thị Dung - Xí nghiệp môi trường đô thị số 1 - Cty môi trường đô thị HN:
Lớp 9 vẫn chỉ thích đọc truyện tranh
Con tôi năm nay lên lớp 9, thế nhưng chỉ thấy cháu suốt ngày ôm mấy quyển truyện tranh Đôrêmôn hay Bảy viên ngọc rồng. Nó cứ đọc như bị hút hồn, đọc cả ngày cả đêm, đến nỗi có lúc tôi phải doạ đem hết truyện ra đốt. Còn thì chẳng khi nào thấy nó ôm lấy sách mà đọc cả. Tôi cũng nghĩ, thôi thì tự giác là chính, có nhắc nhở nó mà nó không nghe, đọc lén thì mình cũng không quản được. Cái chính là cháu nó phải hiểu được tầm quan trọng của thói quen đọc sách.
Chị Phương Thị Hồng - đường Vương Thừa Vũ, HN:
Phải hướng dẫn thói quen đọc cho con ngay từ nhỏ
Tôi có hai đứa con, đứa lớn năm nay thi tốt nghiệp THPT nên chịu khó đọc sách văn học hơn, vì đó là môn thi tốt nghiệp. Còn đứa bé mới học lớp 1 thì chỉ thích đọc truyện tranh. Nói chung là tôi cũng rất ý thức được tầm quan trọng của việc đọc sách ở trẻ nhỏ, nên tôi rất khuyến khích các cháu đọc và đọc đúng hướng, nghĩa là đọc những cuốn sách bổ ích, phù hợp với lứa tuổi của mình. Cứ 1 tuần một lần tôi lại dẫn các cháu ra hiệu sách để các cháu mua sách về đọc. Tôi cũng hướng cho các cháu phải đọc sách lịch sử VN để biết được lịch sử của dân tộc mình.
Bà Lê Thị Kén - 70 tuổi, phố Quan Nhân, phường Quan Nhân:
Biết đọc sách, sẽ sống có tình người hơn
Cả con trai và con dâu tôi đều hiện là những người thành đạt trong XH, thế nhưng, tôi vẫn thường xuyên bảo các con rằng không được quên thói quen đọc sách và phải giáo dục cho các cháu giữ được thói quen này. Không những thế, tôi vẫn thường hay đọc những truyện cổ tích cho các cháu của tôi nghe, bởi những câu chuyện cổ tích thường chứa đựng trong nó những triết lý sống sâu xa, giúp các cháu biết sống có tình người, nhân hậu hơn. Tôi muốn trong đầu các cháu sẽ là những bài học nhân văn về tình người, tình thương đồng loại chứ không phải là những câu chuyện chỉ chuyên về bạo lực, đánh đấm hoặc yêu đương nhăng nhít.
Anh Lê Hồng Quang-cán bộ Phòng Địa chính UBND quận Thanh Xuân:
Bố mẹ phải giáo dục cho con cái biết đọc sách
Tôi chuẩn bị lập gia đình, nhưng tôi cũng ý thức được rằng việc giáo dục cho con mình có thói quen đọc sách, biết thưởng thức những tác phẩm văn học kinh điển trên thế giới và trong nước cũng quan trọng không kém việc học văn hoá vậy. Chính thế hệ chúng tôi đã học được rất nhiều điều, nhất là cách ứng xử trong cuộc sống, nhờ được thưởng thức những tác phẩm văn học kinh điển.
Chị Nguyễn Thị Yên - cán bộ Bưu điện trung tâm 3, Bưu điện HN:
Con tôi chỉ thích làm... "siêu nhân"
Cháu nó mới 5 tuổi, nhưng cũng chỉ vì suốt ngày đọc truyện tranh "Siêu nhân" nên cứ gặp tôi là nó lại hét toáng lên "mẹ ơi, con là siêu nhân đây, con có thể đánh được tất cả mọi người". Cũng không thể trách được các cháu, vì đây hoàn toàn là vô thức. ở lứa tuổi các cháu, tính hiếu động khiến chúng chỉ đam mê những cuốn truyện có hơi hướng đánh đấm và rất thích những mẫu người hùng luôn sẵn sàng ra tay diệt trừ kẻ ác. Nhưng người lớn cũng không thể bắt ép trẻ phải đọc những thứ mà mình muốn được. Vì thế, để giúp con tôi không chỉ lúc nào cũng mang tư tưởng làm người hùng trừ gian mà phải biết làm một công dân tốt của XH, tôi mua cho cháu những cuốn truyện cổ tích, rồi những cuốn truyện tranh mang tính giáo dục cao như "Thần đồng đất Việt" để kể cho cháu nghe vào buổi đêm, giúp cháu có thể cảm thụ được tính nhân văn trong đó...
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Con người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam Sơn