Những con số biết nói
Toạ độ của Việt
Về đầu tư cho giáo dục:
A. Đầu tư tăng chất lượng GD tăng?
Số lượng HS-SV năm 1998 là 21,1 triệu em, đầu tư ngân sách nhà nước (NSNN) cho giáo dục là 13,7% tương ứng là 11.754 tỷ đồng (ĐVN), đến 2004 là 22,7 triệu em (tăng 1,6 triệu em), song đầu tư của riêng Nhà nước cho giáo dục đã tăng 17,1% tương ứng là 34.400 tỷ ĐVN (tăng 3 lần). Chất lượng giáo dục so với năm 1998, liệu có tăng lên 3 lần?
B. Công bằng xã hội.
Giữa nông thôn và thành thị. Xin lưu ý GDP bình quân đầu người năm 2004 khoảng 400 USD/người/năm. Song một SV từ nông thôn vào thành phố phải tiêu tốn khoảng 500 USD-1000USD/SV/ năm (7-15 triệu/SV/năm). Đặc biệt ở Kiến Xương (Quê hương ông Bộ trưởng Bộ GD-ĐT), Vũ Thư - Thái Bình, tiền công lao động của nông dân l000 đ/người /ngày công, họ bán ruộng, hoặc trả ruộng rồi vào thành phố làm "Osin" hay Làm thuê, liệu con cái họ có thể học ĐH? (Báo Lao Động cuối tuần 24/10/2004)
Giữa giầu và nghèo và sự đầu tư cho con cái.
Song sự chênh lệch giầu nghèo theo Việt Nam TTX gần đây là 13,5 lần. "Khoảng cách chênh lệch về đầu tư cho học tập của con cái giữa mức bình quân cao nhất và thấp nhất ở nước ta là 53 lần" - một sự bất bình đẳng, điều này sẽ khó mà giữ một xã hội ổn định vả bền vững (Báo Tuổi trẻ HCM 6/9/2003).
"Theo các cuộc điều tra xã hội học về mức sống của cư dân trong thập kỷ 90, mỗi người đi học đã chi trả khoảng 50% tổng chi phỉ cho giáo dục và 80% chi phí cho chữa bệnh" (Báo Diễn đàn doanh nghiệp ngày 15/1/2005) Nếu so với thời bao cấp, chi phí cho học hành của con cái và chữa bệnh là một phần rất lớn, đáng kể trong gia đình”. Y tế và giáo dục là hai mặt ưu việt nhất của CNXH, khi chuyển đổi nền kinh tế và chuyển đổi xã hội, nếu không giữ được hai mặt ưu việt này, thì tất cả còn lại là câu chữ" Đó là lời phát biểu của lãnh tụ Đảng CS CuBa.
Theo Bộ Kế hoạch đầu tư, kể từ năm 1993 đã cấp phép cho 37 dự án nước ngoài trực tiếp, số vốn đăng ký gần 66 triệu USD, trong đó 17 dự án đã hoạt động với số vốn 17 triệu USD. (Báo Hà Nội mới 26/2/2005).
Các trường ĐH được coi là doanh nghiệp để cổ phần hoá, giáo dục được là hàng hoá, việc sùng ngoại đang nổi lên như một thách thức với lợi ích và chủ quyền quốc gia: (2) "Họ có quyền thực hiện liên doanh đào tạo tại Việt Nam" thậm chí "họ có quyền mở trường ĐH với 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam 2008" (Báo Lao Động 18/1/2005)? Một ý kiến.khác yêu cầu "thị trường giáo dục phải mở, không người nước ngoài. chiếm hết thị phần???". Thực chất RMIT(3) có phải là trường 100% vốn nước ngoài? Lấy học phí 4000 USD/SV/năm, tuỳ tiện mở Văn phòng đại diện từ Hồ Chí Minh đến Hà Nội? Ai cho phép? Ai bảo trợ, Ai cấp 62 ha đất? Sự kiện “liên thông" làm nhiều người băn khoăn?
Dựa vào số liệu đã phân tích nhận thấy: mỗi năm Việt Nam vay trung bình khoảng 100 triệu USD, và 17 triệu USD đầu tư của nước ngoài (1993- đến nay, trung bình khoảng hơn một triệu USD/năm), là quá nhỏ bé (so với chi tiêu cho GD là 4 tỷ USD/năm), hay sự lãng phí in sách 100 triệu USD/năm), song phản tác dụng lại rất lớn, nguy hiểm là họ có thể lôi kéo giáo dục của ta. chệch khỏi quỹ đạo truyền thống của mình qua hệ thống quản lý thuộc Bộ GĐ-ĐT.
(l) Liên Hiệp Quốc xếp thu nhập dưới 735 USD/đầu người/năm là thu nhập thấp (nghèo lạc hậu), từ 736 USD- 3000 USD là trung bình thấp, 3000- 9000 USD trung bình cao, và trên 10.000 USD là thu nhập cao.
(2) Theo Bộ KH&ĐT “69 nước đầu tư vào Việt Nam, khu vực châu Á chiêm 76% số dự án và 70% số vốn đăng ký. Khu vực châu Âu chiếm 16% dự án và 24% số vốn đăng ký. Hoa Kỳ chiếm 4,2%số dự án và 2,6 % số vốn đăng ký. (Báo Gia đình & Xã hội cuối tuần, ngày 13/3/2005).
(3) Royal Methourne Institute of Technology-RMIT, Học viện công nghệ hoàng gia. Tham gia thảo luận trong buổi làm việc với P.TTg Phạm Gia Khiêm để thành lập RMIT có Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển. Bộ trưởng Trần Xuân Giá, GS Nguyễn Xuân Thu, Giám đốc chương trình hợp tác Việt Úc. “Chính phủ đồng ý cho phép xây dựng trường 100% vốn nước ngoài", Báo Tiền Phong 23/1/2000.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuBa yếu tố làm nên thành công của doanh nhân
29/07/2005Nguyễn Trần Bạt