Những bài học rèn nhân cách của người Việt xưa

03:48 CH @ Thứ Năm - 28 Tháng Ba, 2019

Tôi tự hào vì mình là người Việt với một truyền thống văn hóa, đạo lý tốt đẹp. Nhưng tôi thấy xấu hổ vì những tính xấu của người Việt. Bạn đừng tự ái vì những bài viết chê trách người Việt xấu tính vì liều “thuốc đắng” đó là sự thật.

Có lẽ xuất phát từ một xã hội thuần nông, kinh tế còn nghèo nàn nên cũng ảnh hưởng và tác động nhiều tới đời sống con người Việt Nam. Nhưng không vì thế mà ông bà ta xưa quên nếp sống văn hóa. Văn hóa và bản sắc Việt với những điều tốt đẹp được hun đúc và gìn giữ hàng ngàn năm. Trong bài viết này tôi chỉ xin nói về những quan niệm và cách sống, giao tiếp, ứng xử của người xưa để thấy những người “chân đất”, để thấy ông cha ta rèn luyện nhân cách và nếp sống như thế nào?

Cha ông ta có những quan điểm sống rất sâu sắc và chí tình:

- Đói cho sạch, rách cho thơm; Giấy rách phải giữ lấy lề: Nghèo, đói nhưng phải lấy lễ nghĩa, đạo đức làm trọng. Nhưng bây giờ thói hư tật xấu không những bắt nguồn từ nghèo đói mà kể cả từ sự giàu có nữa. Ví như tính tham lam, thiếu ý thức của một bộ phận người Việt, mua bán gian lận, sinh hoạt bê tha, xả rác bừa bãi … đâu có kể giàu nghèo.

- Ăn trông nồi, ngồi trông hướng;Miếng ăn miếng nhục; Miếng ăn quá khẩu thành tàn…Các cụ dạy về văn hóa ăn uống rất sâu xa. “Ăn” là một bản năng nhưng cũng phải học, học hàng ngày. Ăn uống phải nhìn xung quanh, không chỉ biết có bản thân mình, phải biết giữ ý tứ, thể diện. Không thể để bị khinh, để mang nhục chỉ vì miếng ăn. Ra nước ngoài mới bộc lỗ rõ điều này.

- Học ăn, học nói, học gói, học mở: Từ việc ăn, cho đến việc nói và làm; đều phải học, không có gì tự nhiên mà đến. Đi nước ngoài lại càng phải học vì văn hóa, nếp sống, cách nghĩ khác nhau. Mà học thì không quá khó, chỉ cần mình có ý thức học hỏi và chịu khó quan sát thì mình có thể làm được như họ. Như ăn tiệc, như xếp hàng, như giao tiếp ứng xử với người nước ngoài, như giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng…

- Uốn cây từ thuở cây non, dạy con từ thuở con còn thơ ngây: Đây là một bài học cho các bậc cha mẹ, nhà trường trong việc dạy dỗ con cái. Vậy để hình thành nếp sống văn hóa, thói quen tốt thì gia đình và nhà trường, xã hội phải dạy dỗ trẻ ngay khi còn nhỏ. Người lớn cũng thấy được sự ảnh hưởng của mình để làm gương cho trẻ em. Như vậy thì những thói hư tật xấu làm sao có đất để tồn tại?

- Tiên học lễ, hậu học văn:Đề cao lễ nghĩa, đạo đức của con người mà ta cần phải học trước khi học về kiến thức. Đây là cái gốc để hình thành nhân cách tốt của mỗi con người, và rộng ra của một xã hội văn minh. Đi một đàng học một sàng khôn: Càng được đi ra ngoài xã hội, ra thế giới càng có cơ hội để học tập, học những điều tốt, điều hay; để từ bỏ những thói hư, tật xấu như các bạn đã nói.

- Trên kính, dưới nhường; tôn sư trọng đạo:Đó là bài học về ứng xử với những người xung quanh, đó là một trật tự xã hội mà con người phải tuân thủ. Nó thật khác biệt với những gì diễn ra mà chúng ta thấy như cảnh cha con, anh em, thầy trò cãi cọ chửi bới, đối xử tệ bạc, thậm chí đâm chém lẫn nhau bất chấp đạo lý; cảnh chen lấn xô đẩy nơi công cộng bất chấp luật lệ… Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm: Dạy con cháu ý thức vệ sinh, gọn gàng ngăn nắp, hình thành thói quen tốt sẽ có tác động tốt đến đời sống của gia đình (rộng ra là xã hội).

Còn rất nhiều quan niệm, cách răn dạy của ông bà ta đối với con cháu để mong muốn con cháu mình được học tập và áp dụng trong cuộc sống để cuộc sống đẹp hơn, tốt hơn. Như các câu: Lá lành đùm lá rách; Kim vàng ai nỡ uốn câu, người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời; Cá không ăn muối cá ươn, con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư; Không thầy đố mày làm nên; Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng…

Các cụ xưa tuy nghèo thật nhưng luôn có lòng tự trọng: Đói cho sạch, rách cho thơm. Những quan niệm sống xưa cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Thiết nghĩ, văn hóa không phân biệt giàu nghèo. Thực tế cuộc sống đã chứng minh người giàu không có nghĩa là có văn hóa và ai bảo người nghèo thì không có văn hóa? Giữa người nghèo, hoặc ít tri thức xấu tính và người giàu hoặc trí thức đầy mình xấu tính thì ai đáng chê cười hơn? Nhiều ý kiến cho rằng trước đây người Việt ra nước ngoài không bị coi thường như bây giờ, vậy nguyên nhân do đâu?

Tôi tự hào vì mình là người Việt với một truyền thống văn hóa, đạo lý tốt đẹp. Nhưng tôi thấy xấu hổ vì những tính xấu của người Việt. Bạn đừng tự ái vì những bài viết chê trách người Việt xấu tính vì liều “thuốc đắng” đó là sự thật. “Thuốc đắng dã tật sự thật mất lòng”, thà rằng “mất lòng trước nhưng được lòng sau”, người xưa nói thế quả không sai đâu.

Việt Nam ta còn nghèo, về kinh tế còn phải phấn đấu nhiều. Nhưng văn hóa, văn minh thì không thể không học tập. Xã hội ta vẫn nhiều những con người, những hành vi, nghĩa cử đẹp; vẫn nhiều những cái hay cái đẹp. Biết hay để học biết nhục để sửa, vậy nên ta phải học, học người xưa, người nay, học thế giới xung quanh thì mới ngẩng cao đầu được.

Nguồn:Vietnamnet
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhân cách tuyệt chủng

    08/04/2020Dương Ngọc DũngChúng ta không thấy rằng hiện nay một hệ thống giá trị để giúp cá nhân định hướng sự phát triển tinh thần không tồn tại hay nếu có tồn tại cũng chỉ là một hình ảnh già nua, mờ nhạt, một kỷ niệm hơn là một động lực mạnh mẽ khuyến khích cá nhân tự thăng tiến theo một chiều hướng tích cực...
  • Một bài ca về nhân cách sống

    23/06/2017Minh LuậnBài hát Một đời người một rừng cây của nhạc sỹ Trần Long Ẩn viết về một con người cụ thể. Con người đó đã sống một cuộc sống chân thực, đấu tranh chống lại thói ích kỷ và lòng tham của con người, con người đó đã sống đến phút cuối của cuộc đời cho cộng đồng của mình, con người đó mang cái tên thân thuộc: Võ Văn Kiệt...
  • Nhìn lại việc giáo dục nhân cách cho sinh viên

    08/09/2016GS. Tương LaiNếu trong một thời gian dài, lòng trung thành được nói đến nhiều hơn sự trung thực thì đã đến lúc cần xếp lại vị trí ưu tiên cho cái cần được chăm lo bồi dưỡng, “cái đang thiếu”! Mà nếu thiếu cái gì đó, thì “cái còn lại còn gì là đáng giá” kể cả lòng trung thành!
  • Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người

    16/03/2016Hoàng Ngọc HiếnTrước khi bàn về tác dụng chiều sâu của văn học trong xây dựng nhân cách văn hoá, tôi muốn nêu mấy suy nghĩ về vị thế của văn học đương cố cơ bị nghiêng ngả và có chiều sút kém trong đời sống văn hoá hiện đại. Văn học trước hết là sách, là hình ảnh ngôn từ, là ngôn từ mực đen trên giấy trắng. Mấy thập kỉ nay, văn học phải cạnh tranh với một đối thủ ghê gớm mà sự lớn mạnh ngày càng hùng hậu, càng tăng sức áp đảo: đó là truyền hình...
  • Từ kiến thức đến nhân cách

    20/10/2015Vương Trí NhànCái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thức vốn khá đa dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và "xây tháp ngà" để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả...
  • Nội lực của đất nước chính là nhân cách của mỗi con người

    31/07/2014Kim Anh"Các ngươi, hãy vì tấm lòng của muôn dân, sự hiếu thảo của muôn dân, sự đoàn kết của muôn dân để xây dựng đất nước này, giang sơn này và mang đến cho bá tánh đời sống yên vui, ai ai cũng có thể nhìn nhau bằng tấm lòng tin cậy. Ta truyền lệnh đốt cái tráp này đi". Nếu nói nội lực của đất nước không phải là mấy đồng xu lẻ gửi ở ngân hàng thì có nghĩa nội lực là tất cả những vấn đề về nhân cách của một dân tộc, bản lĩnh của một dân tộc. Suy cho đến cùng vấn đề của xã hội Việt Nam bây giờ chính là vấn đề nhân cách...
  • Đạo Phật giúp giới trẻ tiến thân có nhân cách

    31/05/2010Thanh Tùng (Thực hiện)Tiến sĩ Thái Kim Lan là một Phật tử, chuyên dạy so sánh triết học Đông
    - Tây, từng dấn thân trong cuộc vận động mùa Phật Đản 1963. Đã hơn 40
    năm, mỗi khi có việc có thể làm Phật sự chị đều tự nguyện góp sức. Và
    lần này, trong chương trình của 'Tuần Văn hóa Phật giáo' có một cuộc
    đối thoại với thế hệ trẻ, chị đã nhận lời chủ trì. Sau buổi tọa đàm, PV
    Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Thái Kim Lan.
  • Nhân cách và giáo dục văn hóa nhân cách

    06/05/2010Hoàng Chí BảoVấn đề nhân cách và giáo dục văn hoá nhân cách phải được nhìn nhận là điểm cốt lõi nhất, là chỗ sâu sắc và tinh tế nhất của triết lý giáo dục.
  • Vài kết quả về điều tra nhân cách người thành đạt theo phương pháp NEO PI-R

    29/02/2008Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta đều nhận thấy mỗi người một khác không ai giống ai và sự khác nhau này thể hiện ra từ những hình thức đơn sơ nhất. Mục đích của thuyết 5 nhân tố (Five Factor Model) là nhằm "quan sát người khác, ghi chép lại những sự khác biệt giữa các cá nhân đó"...
  • Giáo dục nhân cách sáng tạo và phát triển bền vững trong thời đại toàn cầu hóa

    28/09/2007Vũ Minh TâmNhân cách sáng tạo là một phẩm chất phát triển của con người, trong đó, con người, thông qua hoạt động sống của mình, tạo nên những giá trị tinh thần, giá trị vật chất có tính mới về chất đối với nhu cầu và lợi ích của sự phát triển xã hội...
  • Háo danh & viết ẩu sẽ làm hỏng nhân cách

    12/01/2007Hà ThưNăm 30 tuổi, nhà văn Tạ Duy Anh cho ra đời truyện ngắn "Bước qua lời nguyền" làm xôn xao văn giới. Cho đến nay, sau 15 nămbước qua lời nguyền ấy, Tạ Duy Anh vẫn miệt mài viết, không ngừng sáng tạo, vắt hết mình vào những con chữ, những cuộc đời của nhân vật, những trang viết đang đồng hành cùng anh...
  • Giáo dục nhân cách sáng tạo và phát triển bền vững

    09/09/2006Vũ Minh TâmNhân cách sáng tạo là một phẩm chất phát triển của con người, trong đó con người, thông qua hoạt động sống của mình, tạo nên những giá trị tinh thần, giá trị vật chất có tính mới về chất đối với nhu cầu và lợi ích của sự phát triển xã hội. Bản chất con người vốn có khả năng sáng tạo, song, tiềm lực này có được "thực tế hóa" hay không, lại phụ thuộc vào điều kiện xã hội, giáo dục cộng đồng và ý thức cá nhân...
  • Giá trị đạo đức truyền thống và những yêu cầu đạo đức đối với nhân cách con người Việt Nam hiện nay

    10/08/2006Cao Thu HằngNhững giá trị tinh thần và đặc điểm của nhân cách con người Việt Nam có nguồn gốc sâu xa và bắt nguồn từ những hoàn cảnh địa lý, môi trường tự nhiên, lịch sử và xã hội...
  • Về nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức

    20/12/2005Viễn Phố dịch từ tài liệu tiếng TrungBài viết nói về nhân cách lý tưởng trong thời đại kinh tế tri thức, trong đó vạch rõ nhân cách đó do nguyên tắc sản xuất xã hội của thời đại kinh tế tri thức quyết định và thể hiện yêu cầu của nguyên tắc đó. Do vậy nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức phải vừa đề cao lý tính lại vừa thấm đượm tinh thần nhân văn.
  • Nhìn lại việc giáo dục nhân cách cho Sinh viên

    01/09/2005Tương LaiNếu trong một thời gian dài, lòng trung thành được nói đến nhiều hơn sự trung thực thì đã đến lúc cần xếp lại vị trí ưu tiên cho cái cần được chăm lo bồi dưỡng, “Cái đang thiếu mà nếu thiếu cái đó, thì cái còn lại còn gì là đáng giá” kể cả lòng trung thành!
  • Nhân cách trẻ

    27/01/2004Mỗi thế hệ có một quan niệm của mình về nhân cách. Lớp già và lớp trẻ nhiều khi “xung khắc” cũng một phần vì nghĩ về nhân cách khác nhau, về ứng xử khác nhau. Nhân cách có nét chung phổ biến mà cũng có nét riêng đặc thù của mỗi lớp người, mỗi thành phần, thậm chí mỗi cá nhân...
  • Đi tìm nhân cách người Việt Nam

    05/01/2004KS. Trần Quốc KhảiThực sự mới ra khỏi chiến tranh hơn chục năm nay, người Việt Nam vẫn sống trong hào quang của chiến thắng. Kém về thể lực và trí lực, cộng với niềm tự kiêu đôi khi không tỉnh táo, thế hệ trẻ Việt tuy đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc bứt phá trong tương lai, nhưng chỉ số nhân cách của người Việt Nam hiện đại đang ở đâu? Dưới kết quả nghiên cứu khoa học về nhân văn trên cơ sở vật lý và toán học, câu trả lời ấy là...
  • xem toàn bộ