Người thầy trong thời đại mới
"Cơn bão" của thời kinh tế thị trường, toàn cầu hoá, net hoá đang ào đến mọi ngõ ngách xã hội; một mặt, khẳng định vị thế ngày càng quan trọng hơn của người thầy; mặt khác, nó "định nghĩa lại", quy nạp lại hai chữ làm thầy.
Câu ngạn ngữ "Không thầy đố mày làm nên" từ xa xưa đã minh xác sự tôn vinh vai trò của người thầy đối với xã hội. Trong thời đại mới, thầy cô giáo được xã hội gọi chung là người thầy.
Trước kia, trong một ngôi làng, người thầy là người có học vấn cao nhất. Trật tự đó ít thay đổi nên bản thân người thầy không có nhiều nhu cầu tự đổi mới. Kiến thức mà ông thầy truyền dạy không cần phải xem xét, truy nguyên hay đặt hỏi cách nghĩ phản biện. Những định ngữ mặc nhiên còn gia tăng hơn nữa cách hiểu này như "nhất tự vi sư, bán tự vi sư", người xưa có bao giờ sai, xưa bày nay làm, tứ thập nhi bất hoặc... Đã 40 tuổi là không còn sai lầm, huống chi thầy!
Sự phát triển của xã hội ngày nay có tốc độ nhanh. Cách nhìn, cách hiểu và cách dạy của người thầy tất nhiên phải luôn đổi mới. Ngày xưa, khi dạy học trò, thầy không phải lo phim ảnh đồi trụy, những cảnh bạo lực trong games ảnh hưởng xấu đến tâm lý trẻ vị thành niên; hoặc sinh viên đại học nếu chịu khó truy cập mạng, không ít kiến thức của thầy đã tự biến thành bảo tàng buồn tẻ...
Nói như thế để thấy rằng trách nhiệm của người thầy ngày nay nặng nề lắm.
Thứ nhất, ở cấp học mầm non, tiểu học, người thầy phải là mẹ hiền, đúng như mơ ước của trẻ thơ. Nếu thầy cô chỉ lo kiếm gạo, làm thêm thì làm sao đủ kiên nhẫn để truyền đạt kiến thức, đủ thời gian để giao thoa, cộng hưởng về tình cảm với học trò?
Thứ hai, ở cấp THCS, THPT, nếu không hiểu biết về tâm lý học của lứa tuổi đang "trở thành người lớn", chúng đòi hỏi sự sâu sắc của hiểu biết, sự tôn trọng và khẳng định, thì làm sao quan hệ thầy trò có thể là tấm gương?
Thứ ba, trường ĐH của thời hiện đại là lò lửa thử vàng của kiến thức đích thực, của say mê và hiểu biết. Chắc chắn rằng những bài giảng khô khan, đọc chép, những kiến thức cũ mòn sẽ làm hỏng các thế hệ đang "học nghề" để trưởng thành. "Tấm gương" cũ mòn sẽ phản ánh tồi, chuyển hướng lệch lạc những nhận thức và nhân cách.
Người thầy được xã hội trân trọng, tôn vinh bởi những đóng góp lớn lao. Không có phần thưởng nào ý nghĩa đối với người thầy bằng sự tin tưởng và kính trọng của học trò và xã hội. Đúng nghĩa người thầy ngày nay là phải có một hành trang luôn luôn mới, luôn luôn sáng.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý