Mỗi ngày một cuốn: Đọc thế nào đây?
Tôi viết những dòng này khi đúng vừa tròn một tháng VTV1 mở chuyên mục Mỗi ngày một cuốn sách (trong chương trình Chào buổi sáng). Và cũng thật thú vị là ngày mai đã bước vào tháng 9 rồi. Hơn 20 triệu học sinh ở bậc học phổ thông chuẩn bị bắt đầu một năm học mới.
Trước ngưỡng cửa của việc học hành, sự tiếp thu tri thức bao nhiêu công việc bộn bề đang mở ra đối với mọi thế hệ của dân tộc ta. "Không có sách thì không có tri thức..."- V.I.Lênin đã từng nói thế. Vậy thì đứng trước biển sách bao la, ta biết đọc thế nào đây?
Liếc nhìn lên tivi, có 28 cuốn sách đã được giới thiệu trong tháng 8 (có 3 ngày không có). Theo lời ông Trần Tấn Ngô, Tổng giám đốc Tổng Công ty Sách Việt Nam (Thể thao & Văn hoá, 3/8/2004), thì đây là sự phối hợp chặt chẽ giữa VTV1, Vietbook và TCT Sách Việt Nam nhằm tìm ra một cách giới thiệu "khác biệt rõ ràng" so với cách điểm sách trước đây. Theo ông, nó "giống như những trích đoạn phim ngắn song lại rất khái quát và gợi mở, tạo những cảm hứng...". Thử nhìn vào con số thống kê sơ bộ, ta thấy: tiểu thuyết, truyện ngắn có 7 cuốn, tử điển, sách công cụ tra cứu: 6; sách dịch từ tiếng nước ngoài: 7, hồi kí, suy nghĩ. biên khảo: 5; sách thiếu nhi: 3; tuyển tập, toàn tập sách (chuyên về) tranh ảnh: 2... Đứng đầu bảng về lượng sách được giới thiệu là Nxb Trẻ: 6 cuốn. Còn Nxb Thế Giới: 3; Kim Đồng: 2; Thông Tấn: 2, Các Nxb: điển Bách khoa, Khoa học xã hội, TP Hồ Chí Minh, Chính trị Quốc gia, Giáo dục, Văn hoá Thông tin, Thanh niên, Mỹ thuật, Thuận Hoá... mỗi nhà có 1 (có 2 cuốn không xuất xứ).
VTV1 sẽ còn giới thiệu tiếp. Và cứ đều đặn mỗi ngày một cuốn như thế này, 365 ngày, vị chi sẽ là 365 cuốn. Kể ra cũng chưa thấm tháp gì so với chừng hơn 15.000 sách các loại của 47 NXB trên khắp đất nước công bố trong một năm. Nhưng mấy ai (dù tài giỏi và ham đọc đến mấy) lại có thể "ngốn" nổi, dù là chỉ 1% trong số (15 ngàn). Còn công việc, gia đình, bạn bè, tivi, phim ảnh và bao nhiêu sở thích khác nữa. Vậy, vấn đề đặt ra cho chúng là phải muốn đọc và biết được sao cho thích hợp. Vì vậy, mỗi con người phải biết thu xếp một quỹ thời gian thích hợp, chọn lựa một khối lượng sách phù hợp (với nhu cầu, trình độ sở thích...) thì may ra mới có thể tiếp nhận được kiến thức cần thiết.
Lại chính V.I.Lênin cũng từng nói một câu rất chí lí: Đọc cũng là nghệ thuật. Đọc bằng mắt nhưng tư duy phải bằng đầu. Nếu không chúng ta sẽ dễ dàng trở thành những con mọt sách, không hơn. Dù bây giờ có bao nhiêu điều hấp dẫn, cám dỗ từ tivi và Intemet, nhưng đọc bằng chữ vẫn là nhu cầu tối cần thiết giúp cho con người mở mang tri thức và nâng cao năng lực của trí tưởng tượng. Mà theo A. Einstein, chỉ có trí tưởng mới chắp cánh cho tri thức bay cao hơn, xa hơn.
Các bạn trẻ thân mến, ngày khai trường bắt đầu năm học mới đã đến rồi. Cho phép tôi được dẫn lại lời của Abraham Lincoln (1809 - 1865, Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ) trong bức thư gửi thày Hiệu trưởng trường mà hai con trai ông theo học: "Xin thầy hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kì diệu của sách... Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin hãy dạy cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua tấm lưới chân lý để cháu biết đón nhận những gì tốt đẹp".
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Tôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015