Hội nhập giữa đời thường

04:30 CH @ Thứ Tư - 12 Tháng Ba, 2014

Những nhận thức ngây thơ hôm qua

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn trong Một thời để mất (hồi ký viết về Nguyên Hồng, in lần đầu 1995) từng kể hồi kháng chiến chống Pháp, có lần Xuân Diệu đến Trường Văn nghệ Nhân dân nói chuyện thế sự "Các đồng chí có biết bên ấy chúng nó mặc quần áo bằng gì không? Bằng ny-lông! Quần áo ny-lông". Bùi Ngọc Tấn và bè bạn ngồi nghe hết sức xúc động. Họ nghĩ. Thật là một lũ điên loạn trụy lạc. Mặc quần áo như vậy có khác gì cởi truồng. Xuân Diệu bồi thêm: "Còn quần áo may bằng vải thường các đồng chí có biết nó in gì lên đấy không? Không phải in hoa! Nó in cả một tờ Nữu ước thời báo với đầy đủ ảnh, măng-sét, tít lớn tít nhỏ tin ngắn tin dài lên mặt vải. Còn Tổng thống ở bên Mỹ hết nhiệm kỳ không còn làm Tổng thống nữa các đồng chí có biết nó đi làm gì không? Đi quảng cáo cho các hãng buôn kiếm tiền!". Và phản ứng lần này của đám nhà văn trẻ như Bùi Ngọc Tấn đang ngồi nghe là: "Chúng tôi lại ồ lên. Cái bọn người quái đản ấy cần được cải tạo".

Nhắc lại những chuyện này để thấy ngày xưa chúng ta quá xa lạ với thế giới. Ngày nay ta đã hiểu biết thêm rất nhiều. Thế nhưng cũng phải nhận rằng tình trạng ngây thơ hôm qua, dưới những hình thức khi tinh vi hơn khi thô thiển hơn, vẫn còn rải rác kéo dài, không phải chỉ trong thời kỳ từ 1954 trở về trước mà tới cả thời gian 1965 - 1975 ở miền Bắc và sau 1975, trên phạm vi toàn quốc.

Sự xâm nhập vào đời thường hay là mức độ sâu sắc của hai lần tiếp nhận

Những Chuyển biến hôm nay - những biến chuyển mà trong cuộc hội nhập đã diễn ra hai chục năm và được đánh dấu bằng việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Theo tôi phải xem đây như một nét mới của người Việt hiện đại.

Một lần vào mùa hè, tôi ra đường Hàm Long ở Hà Nội chọn mua cho gia đình mấy cái ghế loại nửa nằm nửa ngồi. Người bán hàng chỉ vào một dãy ghế ngổn ngang, nói với tôi:

Cái thứ khung nhôm và thân đan bằng sợi nhựa kia là ta mới học theo kiểu nước ngoài. Nhưng chính mấy người Âu họ lại thích thứ hàng thuần gỗ này hơn.

Trong một lời chào hàng như thế, tôi nhận ra một điêu: nay là lúc cái gì người ta cũng tính tới các tiêu chuẩn nước ngoài. Tốp thanh niên nọ hết chuyến tay nhau các băng nhạc lại ngồi bàn nhau các mốt quần áo mới. Các ông già bà già rủ nhau đi du lịch. Phong trào viết blog lan sang đến đám thiếu niên 13 - 14 tuổi. Một lần về chợ Vinh tôi thấy người ta bày bán cả cuốn hồi ký của Beckham như bán đôi giày, cái mũ.

Từ chuyện làm ăn kinh tế xuất khẩu nhập khẩu, sang chuyện sinh hoạt đời thường, hội nhập đang diễn ra theo quy trình phổ biển như thế. Và từ sinh hoạt đời thường, sẽ ngấm cả sang cách nói cách nghĩ, quan niệm chính về đời sống nữa.

Trong tâm trí nhiều người, Hoài Thanh cháu nhà phê bình gọi ra phong cách của nhiều tác giả nhất là những người trong phong trào Thơ mới: "Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ. Ta phiêu lưu trong trường tình của Lưu Trọng Lư. Ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên. Ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ, ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận".

Song khi khắc họa cái phần tiếp nhận của văn hóa Việt Nam từ văn hóa phương Tây đầu thế kỷ XX, Hoài Thanh cũng hiện ra như một nhà nghiên cứu văn hóa sâu sắc. Đây là một đoạn trong bài Một thời đại trong thi ca ghi lại cái tình trạng nhân thế của xã hội Việt Nam hồi ấy: "Chúng ta ở nhà Tây đội mũ Tây đi giày Tây, mặc áo Tây. Chúng ta dùng đèn điện, đồng hồ, ôtô, xe lửa, xe đạp. Nói làm sao cho xiết những thay đổi về vật chất phương Tây đưa tới giữa chúng ta”.

Nếu thay mấy chữ đồng hồ, ôtô, xe lửa... nói trên bằng tivi, tủ lạnh, mobil, email, thị trường hứng khoán, quota… thì thấy sự chuyển biến ngày nay có khác gì ngày xưa?

Bởi vậy chúng ta hoàn toàn có thể kết luận như Hoài Thanh rằng: “Cho đến những nơi hang cùng ngõ hẻm, cuộc sống cũng không còn giữ nguyên hình ngày trước"

Từ những chi tiết bé nhỏ, lặt vặt tác giả Thi nhân Việt Nam 1932 - 1941 đi tới những khái quát mà đọc chểnh mảng thì thôi, chứ đọc chăm chú hẳn ta phải giật mình: "Một cái đinh cũng mang theo nó một chút quan niệm của phương Tây về nhân sinh, về vũ trụ và có ngày ta sẽ thấy nó thay đổi cả quan niệm của phương Đông...

Phương Tây bây giở đã đi tới chỗ sâu nhất trong tâm hồn ta. Liệu ai có thể cả quyết rằng những biến động mà Hoài Thanh đã ghi nhận ấy không phải là đang đến với chúng ta hôm nay, ở nhưng mức độ khác nhau?

Đằng sau bệnh trạng là sự ham muốn thay đổi

Với người ít được tiếp xúc thì sự choáng ngợp trước những cái lạ không phải là một cái gì khó hiểu. Đang phổ biến một thứ bệnh mà người ta gọi nó bằng nhiều cái tên: học mới, học lỏm, đua đòi, bắt chước không phải lối, người ác khẩu một chút thì gọi là rửng mỡ, đú đởn, mất nết, giẫm phải phân người khác... Có điều, cùng với thời gian, rồi cái hay cái dở sẽ được sàng lọc. Giúp xã hội có định hướng đúng đan trong hội nhập là điều người ta trông chờ ở các nhà hoạt động văn hóa, các trí thức.

Bắt chước một cách lố bịch chẳng qua là bản lĩnh ta còn non nớt. Song phải nhận thấy rằng muốn bắt chước tức còn muốn tự mình khác đi. Dẫu sao còn hơn đóng cửa cam phận nghèo hèn mãi mãi, rồi lại tự lừa mình, tự cho là mình hoàn chỉnh rồi, mình hay ho tuyệt vời lắm, thiên hạ không ai ra gì và không cần ngó ngàng đến ai cả.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cái tâm đời thường

    20/10/2005Phan Chí ThànhCái Tâm con người gắn với đời sống con người. Đời sống dù là của một vĩ nhân hay của một người thường thì cũng cần phải có cái đế sống, tức là phải ăn, mặc, duy trì nòi giống. Vòng đi trở lại, chả thiếu gì những kẻ cao siêu rút cuộc cũng phải thừa nhận cái đời thường thế mà hoá ra to lắm. Có người còn cho là hơn cả sự to: Sống cho trọn một cái đời thường là khó nhất...
  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • Hội nhập những giá trị cá nhân

    22/04/2018Nguyễn Trần BạtTôi nghĩ rằng, đi tìm cái quy luật tinh thần của mỗi một vĩ nhân trong cuộc đời chính là cách tốt nhất để chúng ta dẫn mình đến những thử nghiệm tinh thần của mình...
  • Toàn cầu hóa và hội nhập văn hóa

    21/01/2015Đinh Quang TổnToàn cầu hóa là một xu thế không thể cưỡng lại đối với tất cả các quốc gia. Chủ động để hội nhập là một thái độ tích cực, khôn ngoan. Chủ động hội nhập là khẳng định đường hướng có chiến lược, có chiến thuật, có kế hoạch cho tùng bước đi. Chủ động hội nhập sẽ khai thác được nhiều nhất những thuận lợi, những cơ hội để dân tộc có nhiều lợi ích nhất...
  • Làm gì để hội nhập?

    12/03/2007TS Lý Quý TrungToàn cầu hóa đã phát sinh nhiều vấn đề mà chúngta cần nhận diện và giải quyết.
    “Chúng ta có dám suy nghĩ và làm như các doanh nhân thành công trên thế giới từng nghĩ”
    Trước khi bàn về chuyện doanh nhân Việt Nam là ai, cần làm gì để tồntại và phát triển trong môi trường toàn cầu hóa, chúng ta hãy nhận diện một số vấn đề mới phát sinh do toàn cầu hóa mang lại.
  • Gia phong thời hội nhập

    14/02/2007GS Lê Văn Lan100năm trước, bấy giờ là đầu thế kỷ 20. Đất nước, dân tộc và văn hoá của chúng ta, lúc bấy giờ diễn ra một cuộc vận động/và phong trào/lớn tiếng/ tên là "Duy Tân"...
  • Chủ thể trong hội nhập

    17/01/2007Vũ Quốc TuấnVàoWTO trong thị trường toàn cầu với sân chơi rộng lớn hơn trước và nhiều đối tác mới, trong cuộc cạnh tranh gay gắt để nâng cao vị thế nước ta, sức mạnh của cả dân tộc ta được phát huy, trong đó doanh nghiệp và doanh nhân nước ta giữ vai trò chủ thể...
  • Văn hóa và hội nhập

    24/11/2006Vương Trí NhànVới hội nhập, chúng ta đã tự khác đi bao nhiêu để rồi trong thâm tâm lại biết rằng ngày mai còn khác nữa, tuy rằng cái cốt cách lớn của dân tộc thì chẳng bao giờ suy suyển...
  • Một văn hóa mới cho hội nhập hôm nay

    28/10/2006Nguyên NgọcVăn hóa vốn bao giờ cũng là nền tảng quyết định của xã hội, rõ ràng bây giờ đang cần có một văn hóa khác: một văn hóa cho sự phát triển mạnh mẽ, sâu sắc toàn diện nhất củatừng cá nhân, từng cá nhân không phải chìm trong cộng đồng, mà tự mình thật mạnh, cho cộng đồng, đất nước mạnh...
  • Kỹ năng hội nhập

    10/10/2006Khả năng sáng tạo là một yêu cầu dành cho các ứng viên mong muốn có việc làm trong các ngành nghề của kinh tế tri thức bởi đây cũng chính là yêu cầu công việc hàng ngày của những nhân viên...
  • xem toàn bộ