Dòng chảy Việt trong “làn sóng" hội nhập
Dòng chảy Việt từ trước và cho đến hôm nay vẫn là những đương đầu và thách thức. Năm mới Kỷ Sửu – năm con trâu – trước những thách thức về kinh tế và hội nhập, thương hiệu Việt Nam hy vọng sẽ ngày càng tỏa sáng trên bản đồ kinh tế và văn hóa nhân loại.
Từ Văn Lang - Âu Lạc đến Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, mặc dù phải trải qua nhiều thăng trầm, nhưng Việt Nam vẫn là một quốc gia phát triển liên tục trên tất cả các lĩnh vực, khẳng định sự tồn tại và không ngừng lớn mạnh.
Cuộc sống lao động gian khổ tạo nên tính cần cù, sáng tạo và kiên nhẫn - những khó khăn, thách thức tạo ra sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với nhau trong mối quan hệ gia đình, dòng họ, láng giếng.... của người Việt. 54 dân tộc cùng chung sống hòa thuận.
Văn minh sông Hồng
Trong tiến trình phát triển lịch sử, Việt Nam được coi là cái nôi của loài người và cũng được coi là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm với nền văn minh lúa nước, nơi đã từng trải qua các cuộc cách mạng đá mới và cách mạng luyện kim. Trước những đòi hỏi của công cuộc trị thủy và chống xâm lăng, Nhà nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên - đã ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII trước Công nguyên. Bằng sức lao động cần cù sáng tạo, cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã tạo dựng nên một nền văn minh tỏa sáng khắp vùng Đông Nam Á.
Đi cùng với Nhà nước đầu tiên của lịch sử là một nền kinh tế phong phú, một nền văn hóa cao mà mọi người biết đến với tên gọi là văn minh sông Hồng với biểu tượng là trống đồng Đông Sơn thể hiện sự kết tinh lối sống, truyền thống và văn hóa của người Việt cổ. Vừa dựng nước, người Việt đã phải liên tiếp đương đầu với sự xâm lăng của các thế lực bên ngoài. Độ dài thời gian và tần suất các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc rất lớn. Một điều đã trở thành quy luật của các cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam là phải "lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh".
Mốc son quan trọng
Bước sang đầu thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, ráo riết tìm kiếm thị trường, từng bước xâm chiếm thuộc địa. Trong hoàn cảnh này, một số trí sỹ Việt Nam đã nhận thức được yêu câu bảo vệ độc lập phải gắn liền với cải cách đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trì trệ của phương Đông. Họ đã đệ trình những đề nghị canh tân đất nước, nhưng đều bị triều Nguyễn khước từ, đẩy đất nước vào tình trạng lạc hậu, bế tắc và từ đó Việt Nam đã trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến trong gần 100 năm (1858-1945).
Nhưng 30 năm sau mới thống nhất, 10 năm sau đó đất nước phát triển theo kinh tế kế hoạch đã bộc lộ những yếu kém. Nhận thức vấn đề này, Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) đề ra đường lối đổi mới với trọng tâm là đổi mới kinh tế. Đây là một mốc quan trọng trong quá trình phát triển của dân tộc, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, chính sách xã hội được chú trọng hơn.
Mô hình nổi bật
Sau hơn 20 năm đổi mới, hơn 2 năm gia nhập WTO, hình ảnh Việt Nam trong phát triển và đô thị hóa nhanh đến mức không ngờ. Năm con trâu nhìn lại, bên cạnh nhiều cái được thì có nhiều cái đang đi vào dĩ vãng.
Đó là hình ảnh con trâu và cái cày đang ngày một lùi xa trong đời sống hiện thực nông thôn. Hình ảnh trâu cày chỉ còn thấy trên các thửa ruộng bậc thang miền núi.
Việt Nam đi qua thời kỳ bao cấp trước đây, bước vào thời kỳ đổi mới, nay là hội nhập, công cuộc phát triển càng ngày càng đa dạng, các nhóm xã hội, các cá nhân lựa chọn cái mà người ta cho là hợp lý ngày càng phân nhánh rõ rệt. Tại Hội thảo Việt Nam học lần thứ ba, bà Claire Sutherland (giảng viên tại Đại học Manchester, Anh) nhận định: "Việt Nam là một mô hình nổi bật trong khu vực ASEAN - là yếu tố tích cực cho quá trình xây dựng và phát triển của các dân tộc thành viên, tạo điểm mốc quan trọng trong hệ quy chiếu. Đây là mô hình cho các hệ thống khu vực khác trên thế giới như ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ". Nhận định về nông thôn, GS. TS. Tô Duy Hợp cho biết: "Nếu cứ để tiếp tục phát triển như hiện nay mà không có điều chỉnh gì, thì nông thôn Việt Nam sẽ rất ảm đạm. Nhưng nếu học các mô hình của các nước, có lẽ sẽ có sự sáng tạo hơn".
Trước sức ép của cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu đối với mọi quốc gia, ông Don Lam, nhà quản lý tài sản Canada gốc Việt đang làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh nhận xét:"Giống như mọi thị trường đang nổi, Việt Nam cũng sẽ cảm nhận được sức ép này. Tuy nhiên, Việt Nam có thế mạnh của việc sản xuất và XK nông sản và các mặt hàng công nghiệp của họ sẽ không bị tác động nhiều bởi nhu cầu tiêu dùng của thế giới giảm, vì người ta vẫn cần phải ăn và mặc đầy đủ".
GS. Lê Văn Lan: TS. Vũ Duy Thông: PGS. TS. Phan Anh, Viện KHXH: Dân tộc Việt Nam đã trải qua những bước thăm trầm với những điều kiện hết sức khắc nghiệt hàng nghìn năm nay, nhưng chúng ta vẫn biết tự điều chỉnh và tồn tại lâu dài, đó chính là nhờ vào sức mạnh văn hóa. Thay đổi kinh tế có thể nhanh nhưng thay đổi văn hóa thì có khi phải trải qua vài thế hệ, tất nhiên sẽ có ảnh hưởng nhưng những nền tảng bền vững như đạo đức, tính nhân văn, lòng yêu nước, tình yêu thương cha mẹ, trách nhiệm, nghĩa vụ với gia đình… thì không thể thay đổi mà phải luôn giữ gìn. Tôi tin tưởng rằng, thế hệ trẻ của chúng ta không dễ bị “hư” trước “cơn sóng” hội nhập này, hãy lạc quan về họ. Nhạc sỹ Nguyễn Vĩnh Tiến: Mỗi lần về quê, nhìn những "chú" trâu đen gợi cho tôi hình ảnh lao động cần cù, dẻo dai, bền bỉ của người nông dân trên cánh đồng. Hình ảnh con trâu vàng có trong chuyện cổ tích, trong giấc mơ. Trâu bạc thì trong huyền thoại, huyền bí, tâm linh. Bà tôi hay nói, con trâu làm thật ăn giả đó là nó cày ruộng cho người nông dân mà chỉ ăn cỏ, uống nước lã. Trong các sáng tác của tôi, bài hát “Ông tôi” – đó là sự gắn bó hòa quyện giữa hình ảnh ông tôi đi về phía núi cùng với con trâu. Ngoài những sáng tác và quan điểm về trâu, tôi còn một quan niệm khác nữa, con trâu tượng trưng cho sức khỏe dẻo dai, nam tính. NSƯT Chiều Xuân: Tôi rất thích nghĩ về năm con trâu. Hình ảnh con trâu thường được thể hiện trên những thước phim giản dị, thân thương. Năm 2003, Seagame tổ chức ở Việt Nam đã lấy con trâu vàng làm biểu tượng. Việt Nam là nước nông nghiệp, gắn bó với nhà nông là con trâu - "con trâu là đầu cơ nghiệp". Bây giờ cuộc sống đi lên, sự hiện đại hóa đang hiện diện ở những làng quê, hình ảnhcon trâu kéo cày đang đi vào dĩ vãng. Với tôi, một diễn viên dã có những vai diễn về làng quê, tôi từng học đi cày, học cấy để vào vai thôn nữ. Còn bây giờ tôi thấy tiếc khi những hình ảnh đó đang ngày một xa dần. Có lẽ một mai, hình ảnh ấy chỉ còn lại trong tâm tưởng, trong ký ức về đồng quê làng Việt. |
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005