Đọc sách là một phương tiện bồi dưỡng trí nhớ và tư duy

08:12 CH @ Thứ Năm - 05 Tháng Giêng, 2006

Chúng ta không cần lối “học gạo” mà chúng ta cần phát triển và hoàn thiện trí nhớ của mỗi học sinh bằng sự hiểu rõ các sự kiện cơ bản.

V. I. Lênin(1)

Trí nhớ và tư duy có liên quan khăng khít với nhau: không thể suy nghĩ một cách nhất quán nếu quên khuấy mất những ý nghĩ lúc trước và không nhớ những điều cần thiết để xây dựng các phán đoán và suy lý của mình. Đọc sách một cách tự lực và có nghiền ngẫm kỹ chẳng những cho phép ta tiếp thu được tư tưởng của tác giả mà còn giúp ta đối chiếu tư tưởng đó với tư tưởng của các tác giả khác về vấn đề đó, và ta sẽ đi tới một phán đoán riêng của mình về những điều đọc được.

Phán đoán của người đọc có thể đúng hay sai. Phán đoán là đúng nếu ngườiđọc vận dụng những luận cứ chắc chắn cho phán đoán của mình, người đọc am hiểu vấn đề hơn tác giả, phán đoán có thể sai nếu người đọc không tán thành ý kiến tác giả, không chịu nhượng bộ tác giả một ly nào trong khi tranh luận chỉ vì không muốn suy nghĩ, hoặc vì suy nghĩ “đồng bóng”, vì suy nghĩ “tùy tiện”hay vì không chịu vận dụng đến suy luận, đến lý trí mà chỉ thuần dựa vào cảm giác, vào ý thích chứ không đếm xỉa đến các luận cứ mà tác giả đưa ra để chứng minh cho luận đề nêu lên.

Phán đoán cũng có thể sai trong trường hợp người đọc vi phạm các luật lôgic và phép biện chứng trong quá trình tư duy.

Như đã nói ở trên, trong khi đọc sách, độc giả cần đọc, hiểu, đào sâu, phân tích kỹ, ghi chép, nhớ, lĩnh, hội.

Tất cả các việc đó, không việc nào có thể tiến hành được nến không có sự tham gia của trí nhớ vả tư duy, cho nên trong quá trình đọc sách đương nhiên sẽ rèn luyện, phát triển hoàn thiện được trí nhớ và tư duy.

Đọc sách là một sự liên hệ qua lại giữa người đọc và tác giả, tựa hồ như người đọc và tác giả trao đổi, đàm đạo với nhau. Không phải vô cớ mà người ta thường nói: “Đọc những cuốn sách hay khác nào đàm đạo với những bậc hiền nhân quân tử”.

Đôi khi đọc sách biến thành một cuộc tranh luận thầm lặng với tác giả, khi đó người đọc sẽ biểu lộ kỹ năng tranh luận của mình, tức là biết tư duy đúng cáchtheo logic. Trong việc này, để đạt kết quả tốt, người đọc nên nghiên cứu các tài liệu dạy cách chứng minh quan điểm của mình nếu các quan điểm đó là đúng, là chân thực, và bác bỏ những luận cứ sai, vạch trần những lầm lẫn trong tư duy của bản thân mình và người khác(2)

Nhờ “trao đổi”, “đàm đạo” với những cuốn sách nội dung quý báu, người đọc sẽ ngày càng trở nên thành thạo, giàu kinh nghiệm hơn trong việc phân tích những con đường phức tạp, ngoắt ngoéo của tư tưởng con người trong mối liên hệ qua lại giữa ý nghĩ, tình cảm, rung động của con người.

Chỉ riêng đọc sách chưa đủ để rèn luyện trí nhớ và tư duy: còn cần làm sao cho đọc sách chiếm một vị trí xứng đáng trong số các biện pháp quan trọng khác nhằm giáo dục vả trau dồi văn hóa cho con người, trong đó có cả việc bồi dưỡng tinh độc lập tư duy.

V.I. Lênin dạy:“... chúng ta phải thay lối học cũ, lối học gạo, lối học khắc khổ thời xưa bằng kỹ năng biết nắm lấy toàn bộ vốn tri thức của loài người, và nắm theo cách thế nào để chủ nghĩa cộng sản của chúng ta không phải như cái chúng ta đã học thuộc lòng, mà như cái do tự chúng ta nghĩ ra: như những kết luận không thể trách được trên quan điểm học vấn hiện đại”.

Độc lập ngẫm nghĩ về đối tượng nhận thức là một trong những dấu hiệu cần thiết và cực kỳ quan trọng của tự đọc sách.

Không phải ngẫu nhiên mà V.I.Lênin trong một buổi nói chuyện với SV Trường Đại học tổng hợp Xvéclôpxcơ ở Maxcơva đã nó: “Điều chủ yếu nhất là phải làm sao cho sau khi đọc sách, sau khi thảo luận và nghe các bài giảng về Nhà nước, các bạn luyện được kỹ năng nhìn nhận vấn đề đó một cách độc lập... Chỉ khi ấy các bạn mới có thể tự coi mình là đã đủ vững vàng về lập trường và có đủ khả nấng giữ vững lập trường ấy trước bất cứ ai và trong bất kỳ lúc nào”(3)

Tính độc lập suy nghĩ như thế được khơi dậy không đồng đều và vào cùng một lứa tuổi ở tất cả mọi người. Trong mọi trường hợp, việc đọc sách có thể và cần phải xúc tiến quá trình đó.

Có tác dụng đặc biệt tốt đẹp đối với bồi dưỡng tư duy là đọc những cuốn sách trong đó tư duy được trình bày dưới dạng trực tiếp nhất, tức là được hình thức những suy tưởng trừu tượng của tác giả.

F. Enghen chỉ rõ, để phát triển năng lực tư duy lý thuyết: “...từ trước tới nay chưa có một cách nào khác ngoài việc nghiên cứu toàn bộ nền triết học trước đây”.

Người đọc cũng nên tìm hiểu một số biện pháp đơn giản giúp bồi dưỡng trí nhớ và tư duy trong quá trình đọc sách, trước khi áp dụng những hình thức phức tạp hơn của tư duy độc lậpđể nghiên cứu các tài liệu có tính chất triết học thật sự.

Một là, trong khi đọc phải hiểu rõ ràng trong bất cứ bài văn nào cũng đều thể hiện hai mặt của nó. Cái mà người ta nóiđến, tức là đối tượng tư duy, và cái mà người ta nói về đối tượng tư duy ấy. Phải luyện tập kỹ xảo phân biệt hai yếu tố đó của chính văn mà không cần dừng lại, tựa hồ như ngay trong “mạch đọc”, làm sao cho sự hiểu đó diễn ra tự nhiên.

Bao giờ cũng cần phải tự mình nhận ra trong mỗi câu, mỗi đoạn, mỗi tiết, mỗi chương... đang nói vềcái gì và nói gìrồi sau đó hình dung rõ ràng và hiểu trong toàn bộ bài báo, toàn bộ cuốn sách nói về cái gì và nói gì, rồi sau đó hình dung rõ ràng và hiểu trong toàn bộ bài báo, toàn bộ cuốn sách nói về cái gì và nói gì…

Chẳng hạn như trong đoạn:

“… Những người lao động trí óc cỡ lớn cũng là những bậc thầy lỗi lạc trong công tác, những người tổ chức tuyệt diệu lao động cá nhân. Đó là những nghệ sĩ điêu luyện trong nghệ thuật hợp lý hóa, lựa chọn kỹ thuật và cách thức làm việc cá nhân. Chính các vị đó đã từng nhiều lần nhấn mạnh rằng nguyên nhân chủ yếu của thành công của mình chỉ một phần là ở năng lực làm việc thể lực hay ở thiên bẩm tự nhiên, còn phần chính là ở phương pháp làm việc được áp dụng thường xuyên và thực hiện kiên trì”(4)

Có xét đến vấn đề nguyên nhân thành công trong sáng tác của những người lao động trí óc cỡ lớn.

Người ta đã nói những gì để giải đáp câu hỏi ấy?

Người ta khẳng định rằng nguyên nhân chủ yếu của thành công, đó là ở phương pháp làm việc được áp dụngthường xuyên và thực hiện kiên trì. Cách thứ hai để bồi dưỡng kỹ xảo lôgic trong đọc sách là người đọc chẳng những phải chăm lo tiếp thu cái ý mà còn phải đi sâu vào ý nghĩacủa cái “ý” đó, tùy thuộc vào xu hướng của cái “ý” đó, vào việc tác giả, rồi sau đó độc giả xác định từ then chốt (trọngđiểm logic) như thế nào.

Chẳng hạn, trong câu: “Tinh thần ham đọc sách được trau dồi ngay từ tuổi nhỏ”(5) thì trọng điểm logic rơi vào từ “tuổi nhỏ”.

Trong chính văn, từ này không được làm nổi bật bằng cách gạch dưới hay bằng một cách khác (bằng kiểu chữ riêng...), nhưng người đọc tự mình phải hiểu cái “ý” câu mình đang đọc, và trong đầu mình phải nhấn mạnh từ ấy khi tiếp thu ý của cả câu này.

Dưới đây, chúng tôi dẫn ra cả một đoạn văn chứ không phải một câu trích trong cuốn sách của nhà văn V.Lidin.

“Với các sách trên giá của tôi, tôi có một liên hệ thân thiết tâm tình. Tôi biết rõ số phận và lai lịch của hầu hết các sách ấy. Mỗi khi cầm một cuốn trong tay, tôi cứ tưởng như sách cũng hiểu tôi, và chúng tôi chẳng có gì phải giải thích cho nhau nữa”(6)

Ở đây, trong chính văn, tác giả không nêu bật ý chính bằng một cách nhấn mạnh nào hết (chẳng hạn bằng kiểu chữ riêng). Song người đọc phải tự mình suy nghĩ, nghiền ngẫm, quán triệt đoạn văn để thấy rõ ý chính, ý chính đó là điều quan sát chân thực và tinh tế của tác giả rằng đối với các cuốn sách trong tủ sách riêng của ông, ông có một “liên hệ thân thiết tâm tình”. Tính chất của liên hệ ấy được tác giả thuyết minh trong câu thứ hai của đoạn văn.

Đọc xong phần kết luận của cuốn sách, người đọc cần phát biểu ngắn gọn cho bản thân mình rõ ý chính của phần đó, mà chính vì để khẳng định cái ý ấy tác giả đã viết phần này.

Trong việc đó, người đọc cần hiểu rõ qua chương này mình đã thu hoạch được điều gì mới, và đọc cuốn sách này mình đã nảy ra những ý nghĩ và tình cảm gì mới.

Nghiền ngẫm, quán triệt ý chính trong quá trình đọc sách có liên quan không tách rời với bồi dưõng trí nhớ và tư duy, bởi vì người đọc phải nhớ lại những điều đọc được và hiểu thấu ý nghĩa của chúng. Còn ghép những điều mới mẻ vừa đọc được vào vốn tri thức sẵn có trong trí nhớ và ý thức của mình sẽ có tác dụng mở mang tầm mắt và hình thành thế giới quan khoa học của độc giả. Chúng ta đều biết, “nhà văn, cũng như mọi nhà nghệ thuật khác, biết nhìn ra trong cuộc sống xung quanh và vạch cho ta thấy những điều ta thường không nhận xét được buộc ta phải ngẫm nghĩ về những điều xưa nay ta vẫn tưởng là hết sức giản đơn hoặc không đáng quan tâm”(7)

Một việc có tác dụng tốt, giúp rèn luyện các kỹ xảo lôgic trong đọc sách, đồng thời củng cố và bồi dưỡng trí nhớ người đọc là nêu bật những ý chính tìm ra được, bằng cách gạchdưới các từ hay các câu trong chính văn nếu sách là của mình hoặc bằng cách ghi chép dưới hình thức một dàn ý lôgic nêu rõ cuốn sách nói về vấn đề gì, và theo trìnhtự nào.

Dĩ nhiên, không phải tự nhiên độc giả có thể phân tích lôgic bài văn và ghi lại ý chính, mà đó là kết quả của việc đọcsách tự lựcta có nghiền ngẫm.

Không có lao động tự lực thì không thể tìm ra được chân lý trong một vấn để nghiêm túc nào hết, cho nên người nào ngại lao động thì người ấy tự tước đoạt khả năng tìm ra chân lý.

Trong khi rèn luyện, bồi dưỡng trí nhớ và tư duy người đọc cần lưu ý thường xuyên đem mối liên hệ khăng khít giữa hai cái đó.

Có thể vì ý nghĩ như đầu mũi tên, còn trí nhớ là đuôi mũi tên: hai cái đó trợ giúp lẫn nhau trong lúc tên bay đến đích.

Nhà y học kiêm nhà giáo dục học Nga lỗi lạc N.I.Pigô-rôp đặt câu hỏi: “Học thuộc một các thông minh nghĩa là thế nào? Phải chăng đó không thể là công việc của trí nhớ đơn thuần, mà là một sự lĩnh hội các tri thức bằng lý trí... Mọi người đều biết một mình lý trí, mà thiếu trí nhớ, thì không làm được trò trống gì. Không tài nào xây dựng được một suy luận ba đoạn (suy lý, suy diễn – A.P) và thậm chí một biểu thức rút gọn của suy luận ba đoạn nếu thiếu trí nhớ. Ai quên mất tiền đề thứ nhất hoặc tiên đề thứ hai thì không thể đi đến kết luận được”(8)

Sau khi đã quán triệt ý chính, ta nên - và đôi khi cần phải – gắn cho nó một số thành ngữ thật đích đáng, một số câu phát biểu cô đúc, một số so sánh ví von thú vị.

Học thuộc nhẩm trong óc một số đoạn chọn lọc cũng có tác dụng củng cố trí nhớ và làm giàu vốn hiểu biết. Nhờ được các châm ngôn, tục ngữ, các đoạn chọn lọc trong các tác phẩm cổ điển và tác phẩm thơ văn khác, chẳng những làm giàu ngôn ngữ viết và nói, mà còn giúp trau dồi hoạt động trí óc, chứ chưa nói đến giáo dục thẩm mỹ cho độc giả.

Ghi chép, đến lượt nó lại giúp người đọc nhìn và nghe, vì nó có tác dụng trau dồi cái gọi là “văn hóa cảm giác” (tức là văn hóa của hoạt động của các giác quan), văn hóa cảm giác có liên quan không tách rời với bồi dưỡng trí nhớ và tư duy(9)

Nhà tư tưởng lỗi lạc phương Đông Luxuphơ Hat Hatgip quả quyết:

“Trí nhớ dù bền lâu thật là đại phúc.
Song giấy trắng mực đen vẫn đáng tin hơn!
(10)

L.N.Tônxtôilà người có một trí nhớ khổng lồ, suốt cuộc đời sáng tác dài, vẫn ghi lại những ý nghĩ và quan sát của mình, những bài tổng kết đọc sách…

Ông khuyên “lúc nào cũng nên mang theo một cây bút chì và một quyển sổ để ghi lại tất cả những tài liệu, những quan sát, những ý nghĩ và những quy tắc bổ ích, lý thú thu lượm được trong lúc đọc sách, trong lúc trò chuyện hay ngẫm nghĩ và tối đến sẽ chép lại những cái đó vào một quyển sách riêng, theo từng mục(11)

Ghi chép giúp ích ta nhiều nhất về mặt trau dồi trí nhớ và tư duy trong trường hợp các ghi chép có hình thức phức tạp, chẳng hạn khi ta không chỉ ghi lại những điều đọc được vào một quyển vở riêng hay một phiếu riêng, mà còn viết lời chú vắn tắt, còn ghi lại những nhận định (phán đoán) của mình về cuốn sách kèm với những lập luận làm cơ sở cho nhận định đó và không chỉ nhận xét về từng cuốn sách mà nhận xét về từng đề tài, từng vấn đề.

Một cách tốt để bồi dưỡng tư duy, đồng thời cũng giúp dễ nhớ những điều đọc được là tự mình tập hợp các khái niệm và thuật ngữ, các sự kiện và định nghĩa vụ đọc được trong sách, sắp xếp, phân loại chúng vào những bảng, những sơ đồ…

Đôi khi, phân tích cấu tạo của cuốn sách về mặt số lượng, chẳng hạn kiểm điểm xem trong cuốn sách tác giả nêu lên bao nhiêu luận đề cơ bản hoặc baonhiêu tên người, ngày tháng, biên cố, thuật ngữ, kết luận... (12) cũng là một cách bổ ích đối với người đọc.

Mọi kiểu sắp xếp các tài liệu đọc được, mọi kiểu phân đó, rút ra những kết luận riêng từ các điều đọc được đều giúp ghi nhớ dễ dàng hơn và rèn luyện kỹ xảo lĩnh hội vững chắc.

Một biện pháp tốt giúp nhớ lâu là xem lướt tổng quát phần vừa đọc, nhất là trước khi tạm nghỉ đọc.

Trong quá trình nghiên cứu các tác phẩm kinh điển, người đọc có dịp tốt để bồi dưỡng tính độc lập tư duy và rèn luyện trí nhớ.

N.G. Tsecnưsepxki khuyên: “Hãy gắng đọc những cuốn sách chủ chốt, những tác phẩm độc đáo, nguồn của những tư tưởng vĩ đại và những hứng thú cao quý”(13)

Ông nhận xét rằng ngôn ngữ trong các tác phẩm kinh điển rất ngắn gọn, các tác giả kinh điển biết cách gói gém một nội dung phong phú trong một số ít từ, biết cách truyền cho người đọc “tính chất” của các thành tựu của loài người.

Nhà bác học Nga vĩ đại cho rằng: “Trong mỗi bộ môn, chỉ có rất ít những tác phẩm thuộc loại chủ chốt như vậy tất cả các tác phẩm khác chỉ là lặp lại, pha loãng và làm sứt mẻ những diều chứa đựng một cách đầy đủ và sáng tỏ hơn nhiều trong các tác phẩm ít ỏi nói trên”(14)

Song N.G. Tsecnrsepxki không nhắc đến ý nghĩa của những cuốn sách giúp người đọc hiểu thấu hơn, lĩnh hội sâu hơn và sử dụng có lợi hơn các tác phẩm kinh điển.

Mặt này của vấn đề đã được viện sĩ V.I.Vecnatxki làm sáng tỏ. Ông chỉ rõ: “Các tác phẩm kinh điển chứa đựng kho tàng văn hóa phong phú của loàingườivà giữ mãi giá trị của chúng gần hệt như các tác phẩm văn học cổ điển… Muốn người đọc hiểu được các tác phẩm đó, phải có những bài bình luận. Các khái niệm và các từ trong khoa học có lịch sử của chúng, có cuộc đời của chúng và nếu ta không lưu ý đến những biến đổi của chúng theo thời gian thì độc giả hậu sinh sẽ không hiểu nổi và các khái niệm, các từ càng cổ xưa bao nhiêu thì càng khó hiểu bấy nhiêu. Thuộc loại sách kinh điển này là tác phẩm của hàng ngàn nhân vật, từArixtôt hay Côpecnic hay Galilê... cho đến những người cùng thời với chúng ta như Đ.I. Menđêleep hay I.P. Pavlôp.

Tìm hiểu các tác phẩm đó trong nguyên bản hay qua một bản dịch tốt là một còng cụ rất mạnh của nền giáo dục cao đẳng, của nền văn hóa nhân dân. Không được để các tác phẩm đó bị mai một, bị quên lãng, mà phải đem ra đọc đi đọc lại từ thế hệ này qua thế hệ khác, trước hết là thế hệ trẻ được trau dồi học vấn trong những năm học ở trường Đại học(l5)

Việc đọc sách phải có tác dụng biến đổi và hoàn thiện tư duy người đọc, ý thức người đọc, thế giới nội tâm người đọc và do đó phải ảnh hưởng đến hành vi người đọc, đến trình độ văn hóa người đọc trong lao động và trong sinh hoạt, đến hoạt động xã hội của người đọc, phải có tác dụng hình thành con người mới, con người xây dựng xã hội tiên tiến.


(1) V.I.Lênin, Toàn tập, tập 41, tr.305.

(2) V.I.Lênin, Toàn tập, tập 39, tr.65.

(3) C.Mác và F.Ăngghen. Tác phẩm, Xuất bản lần thứ hai, Tập 20, Maxcơva, Nxb Chính trị Nhà nước, 1961, tr.366.

(4) G.Pôpôp. Kỹ thuật làm việc cá nhân. Xuất bản lần thứ hai, Maxcơva “Công nhận Maxcơva”, 1968, tr.46.

(5)(6) V.Lidin. Bạn tôi, các quyển sách, Maxcơva “Nghệ thuật”, 1962, tr.8.

(7) V.I.Calitin. Nghệ thuật làm độc giả. Maxcơva “Đội cận vệ thanh niên”, 1962, tr.41.

(8) N.I.Pigôrôp, Tác phẩm của Nicôlai Ivanôvit Pigôrôp, Tập 1, Kiep, 1910, tr.104 - 106.

(9) Xem: N.I.Calitin, Nghệt thuật nhìn và nghe, Maxcơva “Tri thức”, 1965, tr.127.

(10)Luxuphơ Hat Hatgip. Khoa học làm người hạnh phúc. Tat-sken, 1965, tr.56.

(11) L.N.Tônxtôi. Toàn tập, tập 11, Maxcơva “Văn học”, 1939, tr.203.

(12) Xem: Đ.I.Xôlôtcôp. Bồi dưỡng các kỹ xảo đọc sách trong quá trình dạy học môn toán. Nxb Antai, 1959, 62 tr.

(13) và (14) N.G. Tsecnưsepxki, Làm gì? Toàn tập, tập 11, Maxcơva tr.203.

(15) V.I.Vecnatxki. Gơt, nhà tự nhiên học - “Thông báo của Hội các nhà tựnhiên học Maxcơva” (Loại sách mới, Khoa địa chất). Tập 21, 1946, tr.9.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Kinh nghiệm học và đọc

    20/07/2020Tôi viết bài viết này với ý định cung cấp cho các bạn đi sau một vài lời khuyên về việc học, đọc, viết bằng tiếng Anh đúc kết từ kinh nghiệm thực tế của tôi. Tôi hạn chế việc áp dụng những lời khuyên này trong môi trường đại học ở Mỹ, là môi trường duy nhất ngoài Việt Nam mà tôi biết đồng thời cũng là mục tiêu phấn đấu của phần lớn các bạn...
  • Phải "lập trình" việc đọc sách

    01/11/2018Bộ phận trong giới trẻ Romania hiện nay rất giỏi ngoại ngữ, giỏi vi tính, thành thạo sử dụng Internet nhưng lại rất dốt tiếng mẹ đẻ. Họ gần như rất ít đọc văn học, trở nên vô cảm với văn chương. Các phương tiện nghe nhìn tiện lợi đã gần như hút hồn, thời gian và tâm trí của giới trẻ, biến họ trở thành một thứ nô lệ, một thứ "linh kiện" trong cái mạng mạch của guồng máy computer hiện đại...
  • Cách đọc sách hiệu quả

    27/05/2016Là sinh viên bậc đại học và cao học, đôi khi bạn cảm thấy có quá nhiều tài liệu và sách giáo khoa phải đọc trong khi quỹ thời gian thì eo hẹp. Sự tiến bộ trong học tập của bạn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng “tiêu thụ” hết số tài liệu này. Sau đây là một số gợi ý hữu ích giúp bạn nâng cao kỹ năng đọc bài của mình, nhanh và hiệu quả...
  • Sách và Internet ai thông thái hơn

    01/10/2015Cuối tháng 10/2002, Hội thảo “Đọc sách và xuất bản sách ở các nước Đông Á ngày nay” do tạp chí The books and the Computer tổ chức đã diễn ra ở Yonago và Tokyo (Nhật bản), với sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực xuất bản ở các nước Đông Á (Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc). Một trong các câu hỏi được đặt ra tại hội thảo này là: Phải chăng ngày nay giới trẻ đã đánh mất thói quen đọc sách? Câu trả lời của các đại biểu về trường hợp của đất nước mình có thể khiến chúng ta liên tưởng đến Việt Nam.
  • 800Mb thông tin cho mỗi người/năm

    22/05/2015Phan Khương (theo BBC, InfoTech)Sự phát triển của Internet, máy tính và điện thoại đã khiến lượng thông tin mà con người tạo ra và sử dụng tăng với tốc độ chóng mặt. Công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Đại học California (Mỹ) cho thấy thế giới hiện đại đang "chìm" trong một biển dữ liệu...
  • Nếu bạn muốn đọc sách nhanh

    23/05/2014Lê Nguyên KhôiCuộc sống trong thời hiện đại có rất nhiều nhu cầu khác ngoài thời gian làm việc, nên thời gian dành cho việc đọc không thể tăng thêm được. Mặc dù mọi người không ai muốn lâm vào tình trạng thiếu thông tin, không ai muốn lâm vào tình trạng thiếu thông tin, không ai muốn mình trở nên lạc hậu. Do vậy tồn tại một mâu thuẫn khó giải quyết giữa nhu cầu kiến thức, khối lượng sách báo, tài liệu khoa học kỹ thuật với các điều kiện cần thiết để thu nhận và nắm vững thông tin. Chính vì lẽ đó, mọi người trong xã hội đã và đang nâng cao tốc độ đọc của mình.
  • Bạn có biết đọc sách không?

    16/05/2014TS. Trịnh Quang TừẤy, các bạn đừng vội nói: "Đọc sách thì có gì mà không biết! Vậy cũng đi hỏi!". Thì đúng là như vậy, mình và các bạn đều biết đọc sách cả. Nhưng đọc sách có phương pháp, có hiệu quả thì có lẽ chúng ta còn chưa biết rõ lắm. Thật vậy, bất kì công việc nào, để đạt được kết quả tốt, đỡ tốn công sức và thời gian thì cần phải có phương pháp khoa học. Đối với lứa tuổi mực tím chúng mình, đọc sách nhằm mục đích tự học càng cần có phương pháp. Đọc không có phương pháp sẽ phí thời gian và công sức vô ích, đôi khi còn có hại như trì trệ tư duy, giảm trí nhớ...
  • Kinh nghiệm đọc

    13/02/2014Phần này sẽ bao gồm hai mảng nhỏ: đọc thế nào và đọc gì. Những gì tôi viết ở đây là dựa trên kinh nghiệm cá nhân cộng với quan sát một số người thân cận xung quanh. Bài viết này không nhằm đề cập tới đọc và viết riêng trong học tập hay riêng cho các bạn đi học nước ngoài mà là một vài ý kiến của tôi đối với đọc sách nói chung.
  • Khoa học hoá cách suy nghĩ, làm việc, học tập

    13/07/2005Tác giả Đào Văn TiếnCuốn sách do nhà xuất bản Thanh Niên xuất bản năm 1982 với lời tựa của tác giả: "Tặng các bạn thanh niên, niềm hy vọng của đất nước". Mở đầu là lời nói của Vladimia Cuocganop: ".... Nếu thanh niên không quan tâm tới khoa học, xã hội sẽ nhanh chóng suy thoái về văn hóa và vật chất..."
  • Học những gì và học thế nào?

    06/07/2005Trần Trọng Gia VinhMột doanh nhân trẻ, chủ một doanh nghiệp tư nhân có tinh thần cầu tiến. Và mặc cho áp lực công việc hằng ngày, anh vẫn thu xếp để tham gia vào một chương trình đại học tại chức vào buổi tối. Tuy nhiên, anh luôn cómột câu hỏi: “Liệu sẽ ứng dụng những cái gì học được vào công việc quản lý như thế nào?”. Câu hỏi đó từ hơn hai năm qua vẫn chưa có lời giải đáp.
  • Phải tập thói quen đọc ngay từ nhỏ

    05/07/2005Con tôi năm nay lên lớp 9, thế nhưng chỉ thấy cháu suốt ngày ôm mấy quyển truyện tranh Đôrêmôn hay Bảy viên ngọc rồng. Nó cứ đọc như bị hút hồn, đọc cả ngày cả đêm, đến nỗi có lúc tôi phải doạ đem hết truyện ra đốt. Còn thì chẳng khi nào thấy nó ôm lấy sách mà đọc cả. Tôi cũng nghĩ, thôi thì tự giác là chính, có nhắc nhở nó mà nó không nghe, đọc lén thì mình cũng không quản được. Cái chính là cháu nó phải hiểu được tầm quan trọng của thói quen đọc sách.
  • Đọc là để vịn tựa và hy vọng

    05/07/2005Nhà văn Trần Thị TrườngChúng tôi đã thử mở cuộc "điều tra" nhỏ ở một trường THPT với 50 học sinh (HS) và 50 phụ huynh (PH). Câu hỏi đưa ra là bạn biết gì về Einstein và Cervantes thì thấy, hầu hết các vị PH và HS đều biết Einstein là một nhà khoa học.
  • Đọc sách

    05/07/2005Thời hoa niên đọc quá nhiều những là tác phẩm lớn rồi, bây giờ tiêu hoá khối tri thức ấy dần dần. Bây giờ đọc sách cho con mới biết thế nào là chuyện cổ tích, chuyện thế giới loài vật. Tự dưng thấy tâm hồn mình hình như cũng có trong hơn...
  • Văn hoá đọc hôm nay

    13/01/2004Dương Phương VinhTheo khảo sát của nhà phê bình trẻ Nguyễn Thanh Sơn, "15 năm trước đây, người đọc VN có thể tranh luận ngang ngửa với người đọc Nga về các tác giả cổ điển, cận đại và hiện đại Nga; kiến thức của anh ta có thể ngang bằng với một học sinh trung học Pháp và chắc chắn hơn đứt một sinh viên đại học Mỹ nếu tranh luận về văn học Mỹ đầu thế kỉ. Ngày nay, đại đa số người đọc không có một hình dung nào hết về văn học thế giới đương đại"...
  • Văn hoá đọc trong thời đại thông tin

    13/01/2004TS. Phạm Văn TìnhSách vẫn là một kho tàng tri thức không thể thiếu được trong cuộc sống, mặc dù thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các phương tiện nghe - nhìn và mạng Internet đã làm giảm phần nào sự hứng thú đọc sách như trước. Bài viết của Tiến sĩ Phạm Văn Tình thêm một lần lý giải về vấn đề này...
  • Đồng hành với sách

    14/12/2003Nguyễn Văn Phước, người gắn cuộc đời mình với thương hiệu sách First News. Nói nhanh, dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, anh đi lại thoăn thoắt không ngừng trong văn phòng lằm việc. Điện thoại di động, rồi điện thoại bàn réo liên tục Anh không chỉ làm công việc của một giám đốc mà còn “xăn tay áo” cùng làm với mọi người. Anh cho rằng, một ngày khởi đầu với những điều mới mẻ, mơ ước cũng từ đó bước ra đời
  • Ba câu hỏi để đọc chủ động

    13/08/2003Làm thế nào để đọc nhanh và có thể nắm bắt được chính xác những thông tin bổ ích và thú vị cho công việc mà bạn phải hoàn thành? Câu hỏi này được đặt ra với Ronald Gross (RG), chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tự học...
  • Bác Hồ với việc đọc sách báo

    07/08/2003Đỗ Văn Phú - Cù Thị MinhNgười là một người cầm bút có nội lực lớn lao trong nhiều lĩnh vực: Chính trị, văn hoá, văn học và báo chí. Suốt đời Người đã đọc... và đọc để nâng cao vốn hiểu biết, nâng cao trí tuệ ở tầm cao mới...
  • Bàn về thông tin khoa học

    29/06/2003Giáo sư Phan Văn DuyệtChúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin khoa học. Thế nhưng vẫn còn những điều đáng bàn về thông tin khoa học đại chúng ở nước ta...
  • Ngộ độc thông tin - căn bệnh của thế kỷ 21?

    17/06/2003Con người ngày nay đang phải đối mặt với một lượng thông tin gia tăng theo cấp số nhân so với một thập kỷ trước đây. Nhưng liệu có một căn bệnh "stress thông tin" (infostress) thực sự tồn tại, các nhà nghiên cứu Australia nghi vấn.
  • Biết tự học và biết sáng tạo

    12/02/2003Quang DươngQua những sáng tạo được thể hiện từ thời Thomas Edison đến thời Bill Gates, giới khoa học kỹ thuật ngày càng nhận thấy giữa trí sáng tạo và việc tự học có một mối liên hệ nhân quả. Tạp chí Science et Vie (Pháp) đã viết :"Ai tự học mạnh nhất, người đó tích lũy được một tiềm năng sáng tạo dồi dào nhất. Ngược lại, ai có nhu cầu sáng tạo nhiều hơn, người ấy càng thôi thúc ý chí tự học cao hơn".
  • xem toàn bộ