Định nghĩa về cái đẹp
Thưa tiến sĩ Adler,
Có lẽ không có lĩnh vực nào mà ở đó sự bất đồng lại phổ biến như trong lĩnh vực của những phán đoán của chúng ta về cái đẹp. Có phải điều này có nghĩa rằng cái đẹp nằm trong mắt người nhìn ngắm, rằng nó là vấn đề phán đoán chủ quan đơn thuần? Hay là có một phẩm tính hoặc những phẩm tính nào đó trong đốitượng sẽ khiến chúng ta thấy nó đẹp? Tôi không biết các tác giả của những cuốn sách nổi tiếng có nói điều gì về cái đẹp khả dĩ giải quyết vấn đề khó xử này không.
J.E.T.
J.E.T. thân mến,
Hầu hết những người cố gắng định nghĩa cái đẹp đều nhất trí rằng nó dính dáng đến sự đáp ứng của ý thích. Chúng ta gọi một cái gì đó là đẹp khi nó làm chúng ta vui thích hay hài lòng ở một phương diện đặc biệt nào đó. Nhưng cái gì gây nên sự đáp ứng này từ phía chúng ta? Nó có phải là cái gì trong chính bản thân đối tượng? Nó chỉ là một phản ứng chủ quan từ phía chúng ta? Hay nó là sự kết hợp ít nhiều của hai điều này?
Chúng ta biết từ kinh nghiệm thông thường rằng mọi người không thấy đẹp đối với cùng đối tượng. Cái gì làm vui lòng một số người này lại không làm vui lòng những người khác. Thỉnh thoảng người ta vin vào điều này để nói rằng cái đẹp chỉ hiện hữu trong mắt người nhìn ngắm. Nhưng nó cũng có nghĩa rằng khi thị hiếu của một người được trau dồi, người ấy có thể hiểu rõ giá trị của những yếu tố của cái đẹp trong các đối tượng mà các đối tượng này lại không làm vui lòng những người khác bởi vì họ chưa biết cách đánh giá đúng cái đẹp đó.
Trong truyền thống của những tác phẩm lớn, hai lý thuyết nổi bật về cái đẹp được hình thành trong các trước tác của nhà thần học Cơ Đốc giáo, Thomas Aquinas, và trong các tác phẩm của một triết gia Đức hiện đại, Immanuel Kant. Aquinas và Kant dạy chúng ta rằng cái đẹp có phương diện chủ quan và phương diện khách quan. Khoái cảm thẩm mỹ mà một số đối tượng đem đến cho chúng ta có quan hệ với cái trác việt nội tại trong bản thân các đối tượng.
Phương diện chủ quan của cái đẹp được Aquinas nhìn nhận khi ông định nghĩa cái đẹp là cái làm vui lòng chúng ta đang khi nó được nhìn. Ở đây từ “được nhìn” không liên quan gì tới việc nhìn thấy bằng mắt. Nó ám chỉ cái nhìn bằng tâm trí – một kiểu nhận thức trực giác đối tượng riêng lẻ được chiêm ngắm hay được kinh nghiệm về mặt thẩm mỹ. Sự thỏa mãn hay vui thích mà đối tượng đẹp đem đến cho chúng ta nằm ở tính khả tri của nó – trong cách nó được cấu tạo để cho chúng ta có thể đánh giá đúng nó trong tình trạng cá thể độc đáo của nó.
Luận điểm này đưa Aquinas đến phương diện khách quan của cái đẹp. Nó là cái gì trong đối tượng khiến cho nó khả tri như vậy – trong cách thế làm thỏa mãn hoặc làm vui lòng chúng ta như vậy? Câu trả lời của Aquinas là những sự vật đẹp đều có ba đặc điểm chính: tính nguyên vẹn, tính cân xứng, và tính trong sáng.
Cách dễ dàng nhất để chúng ta hiểu được cái gì ông ta nghĩ trong đầu là nhớ lại qui tắc chúng ta học trong trường để viết một bài luận hay. Chúng ta được dạy cho biết rằng một bài viết hay phải có sự thống nhất, trật tự, và mạch lạc. Nó phải là một tổng thể phức hợp trong đó mọi thành phần đều liên lạc với nhau một cách thích đáng và trong đó cấu trúc thống nhất của tổng thể nổi bật lên một cách rõ ràng. Cái gì đúng đối với một bài viết hay thì cũng đúng đối với một bức họa đẹp hay một bản nhạc tuyệt vời. Khi bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào “được làm tốt” như vậy, thì nó đẹp; và khi nó có cái trác việt này, nó hoàn toàn có thể được nhận biết và đem lại niềm vui thích cho người nhìn ngắm.
Lý thuyết của Immanuel Kant về cái đẹp được trình bày bằng những thuật ngữ hơi khác . Tương tự Aquinas, ông định nghĩa cái đẹp là cái gì mang lại cho người quan sát một kiểu vui thích không vụ lợi nào đó; nghĩa là, niềm vui thích, một cách thuần khiết và giản dị, đến từ sự thỏa mãn của chúng ta trong việc nhận biết đối tượng mà chúng ta đang chiêm ngắm. Nhưng trong lúc Aquinas đưa ra một phân tích về những yếu tố khách quan của cái đẹp, thì Kant viện đến một vài đặc điểm phổ quát của tinh thần con người làm nền tảng của ông để đưa sự phán đoán thẩm mỹ thực thụ về cái đẹp lên trên phản ứng vui thích chủ quan đơn thuần trong đối tượng. Đối với ông, cũng như đối với Aquinas, thị hiếu tốt có thể được trau dồi và những ai có nó đều có một thẩm định đúng đắn hơn về những gì thực sự là đẹp.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015