Văn hóa đọc

08:13 CH @ Chủ Nhật - 16 Tháng Ba, 2014

Theo một cuộc trao đi đổi lại giữa nhà thơ Trần Đăng Khoa và nhà văn Nguyễn Văn Thọ đã đăng tải trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội tháng 4/2004, thì tại một hội chợ sách diễn ra tại Thuỵ Điển cách đây không lâu, ông N.H.T (một nhà văn có mác ở Việt Nam hẳn hoi) đã vội vã tung ra một vài nhận xét ngô nghê và có phần giật cục, lập dị về sách. Ông N.H.T nói với nhà văn nổi tiếng Xara Litman: “Thật là khó hiểu khi ở Thuỵ Điển lại in nhiều sách như vậy! Tôi tin chỉ có những người tuổi dưới 30 mới đọc sách, còn ở những độ tuổi khác thì không. Ngay cả sách của bà, người ta cũng chẳng đọc. Có khi người ta chỉ đọc giả vờ. Bởi vì bản chất của con người sinh ra đã là nhầm lẫn".

Không hiểu nhà văn Xara Litman nghĩ gì trong đầu và nhìn ông N.H.T theo kiểu gì, chỉ biết khi thốt ra lời, bà bảo: "Ở Thụy Điển có số lượng độc giả rất lớn, kể cả ở nông thôn. Ông nên nhớ, vé vào cửa hội chợ trọn gói đâu có rẻ, có giá tới 342 USD. Chắc chắn không vì sách, thì không thể có nhiều người bỏ ra số tiền không nhỏ ấy để tham gia hội chợ". Ở đây, rõ ràng ông N.H.T không hiểu gì về cơ chế thị trường và sách trong cơ chế thị trường. Sách có tiêu thụ được, người ta mới xuất bản. Bỏ tiền ra đầu tư in sách, sách không tiêu thụ được thì chỉ có nước sập tiệm. Loại bỏ cái thói hành xử không giống ai của ông N.H.T, chí ít chúng ta cũng tiếp nhận được thông tin: Sách ở Thuỵ Điển được in rộng rãi theo quy luật cung - cầu, theo nhu cẩu của độc giả ở mọi vùng miền và sách ở Thụy Điển rất có giá.

Nêu thế cũng để thấy: Văn hóa đọc ở Thuỵ Điển nói riêng và ở Châu Âu nói chung đã đạt đến trình độ cao, trong khi văn hoá đọc và hiểu biết về văn hoá đọc của ông N.H.T quả là có vấn đề. Còn ở Mỹ, số lượng sách hàng năm được phát hành vào loại vô địch trên thế giới. Người ta tính rằng: Nếu một người bỏ ra hai tư tiếng đồng hồ một ngày cho việc đọc sách, thì phải mất bốn hai năm, may ra mới có thể đọc hết tất cả các loại sách xuất bản trong một năm ở nước này. Một người am hiểu văn hoá Mỹ từng khẳng định: Hiếm có một dân tộc nào trên thế giới ham học và ham đọc sách như người Mỹ.

Còn ở ta thì sao? Nếu trong nhừng năm 60 -70, số lượng phát hành mỗi cuốn sách có thể lên đến hàng vạn, thì con số này sẽ là hàng nghìn vào những năm 80 - 90 và hàng trăm vào những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI . Tất nhiên, việc tính đếm này không nhằm vào mảng sách không lồ của Nxb Giáo dục, một Trung tâm độc quyền về sách giáo khoa nói riêng và sách dành cho nhà trường nói chung, mỗi năm phát hành (tất nhiên là chỉ nhắm tới đối tượng là học sinh hoặc giáo viên) hàng triệu, hàng triệu bản.

Sách văn học một thời chiếm vị trí độc tôn. Vào những năm 70, mua được một cuốn Tác phẩm mới, tạp chí sáng tác văn học của Hội Nhà văn Việt Nam không dễ, mua được những tác phẩm văn học trong nước hoặc nước một tác phẩm văn học ngoài được dịch ra tiếng Việt cũng không dễ. Đến một tập diễn ca tầm tầm của một nhà thơ nọ mà cũng được in , được phát hành cả vạn bản và bán hết veo. Đến một cuốn tiểu thuyết hạng ba của một nhà văn thường thường bậc trung mà cũng được in với số lượng lớn, đã thế còn được đưa vào kênh phân phối để tiêu thụ cho dễ. Còn bây giờ ở ta, đến những tác phẩm lừng danh thế giới hoặc đoạt giải Nobel danh giá mà cũng chỉ dám in từ 800 đến trên một nghìn bản. Còn sách của các tác giả trong nước, đặc biệt là thơ thì số lượng tệ hại hơn và không bán được, thường được in vởi số lượng vài trăm bản vởi tiền túi do cá nhân bỏ ra với mục đích tặng nhau, giao đãi nhau là chính. Mà nếu may mắn được lọt vào tầm ngắm của nhà xuất bản thì cũng thường chỉ được trả nhuận bút rất bèo, ưu ái lắm là 10% tính theo giá bìa. Cũng có khi được trả nhuận bút bằng cách quy ra sách.

Một số loại sách khác nhìn chung, cũng lâm vào tình trạng tương tự. Số sách ế ẩm, phải bán đại hạ giá, hoặc bán ký, bán cân cũng nhiều.

Một biên tập viên ở Nxb Lao động (yêu cầu giấu tên) cho biết: "So với ngày xưa, hình thức sách đẹp hơn, chủng loại sách và nội dung sách phong phú hơn và số lượng sách, các điểm bán sách cũng nhiều hơn. Đáng tiếc là sách chỉ tập trung tiêu thụ ở các thành phố mà bỏ quên nông thôn. Điều này cho thấy: Cái sự đọc ngày nay đang bị phân hoá sâu sắc theo mức sống, mức thu nhập và phụ thuộc rất nhiều vào giá bán.Và giá sách càng cao thì càng khó bán, càng ít người mua. Trước kia, hệ thống thư viện rất phát triển, đến tận hợp tác xã (ở nông thôn), đến tận nhà máy, xí nghiệp (ở thành thị), thì nay tất cả đã bị phá vỡ hoàn toàn. Như thế cũng có nghĩa rằng: Môi trường đọc sách hiện đã bị bỏ trống đến mức thảm hại. Nhìn chung người nông dân không có điều kiện đọc báo, đọc sách, chỉ tập trung nghe đài hoặc xem ti vi là đủ. Ở những nơi có ti vi thì người ta cũng quên cả nghe đài phát thanh. Rõ ràng "nền văn hoá màn hình" đang lên ngôi và độc chiếm ngôi vị số một. Các phát thanh viên, tường thuật viên truyền hình ngày càng có giá hơn".

Biên tập viên trên còn cho biết thêm: "Sách được đọc thường xuyên hơn, có thị phần bán ra ổn định hơn, có lẽ là sách giải trí và sách công cụ. Và độc giả của máng sách này thường là những người trẻ tuổi. Mảng sách này rất thực tế, không có giá trị văn hoá, văn chương, chỉ có giá trị thư giãn đầu óc hoặc cung cấp kiến thức dưới dạng bách khoa thư."

Cách đây vài năm, trên báo Lao động, giáo sư Tương Lai có khẳng định rằng, theo chủ quan của ông, văn hoá đọc sẽ không có tương lai, văn hoá đọc đang đi vào ngõ cụt. Đấy là trò chơi của bản báo và là quyền được phát biểu bày tô ý kiến riêng của giáo sư Tương Lai. Riêng tôi, tôi không bi quan đến vậy. Tôi cho rằng sách vẫn là nguồn bổ sung kiến thức vô tận, là chỗ dựa tinh thần không thể thiếu đối vởi những ai ham hiểu biết. Cho dù lnternet và báo điện tử có phát triển đến đâu đi nữa, thì người ta vẫn phải tiếp nhận chúng bằng cách đọc bằng mắt, nghĩ bằng óc. Mặt khác, nói đến văn hoá đọc là nói đến sự học, sự nâng cao trình độ không ngừng, không nghỉ mọi mặt ở mỗi người. Chính vì thế mà Lênin từng nói: “Học, học nữa, học mãi! Và không có sách thì không có tri thức... “. Còn các cụ nhà ta từ xa xưa từng nói: “Ngọc bất chắc bất thành khí, nhân bất học bất tri lý"

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?

    09/07/2005Phan ĐăngTrong độ tuổi tiểu học, nhu cầu đọc của trẻ em là rất lớn. Văn hóa đọc, vì thế ảnh hưởng sâu đậm tới quá trình “nhận biết thế giới” và hình thành nhân cách của trẻ.
  • Kinh nghiệm học và đọc

    20/07/2020Tôi viết bài viết này với ý định cung cấp cho các bạn đi sau một vài lời khuyên về việc học, đọc, viết bằng tiếng Anh đúc kết từ kinh nghiệm thực tế của tôi. Tôi hạn chế việc áp dụng những lời khuyên này trong môi trường đại học ở Mỹ, là môi trường duy nhất ngoài Việt Nam mà tôi biết đồng thời cũng là mục tiêu phấn đấu của phần lớn các bạn...
  • Phải "lập trình" việc đọc sách

    01/11/2018Bộ phận trong giới trẻ Romania hiện nay rất giỏi ngoại ngữ, giỏi vi tính, thành thạo sử dụng Internet nhưng lại rất dốt tiếng mẹ đẻ. Họ gần như rất ít đọc văn học, trở nên vô cảm với văn chương. Các phương tiện nghe nhìn tiện lợi đã gần như hút hồn, thời gian và tâm trí của giới trẻ, biến họ trở thành một thứ nô lệ, một thứ "linh kiện" trong cái mạng mạch của guồng máy computer hiện đại...
  • Cách đọc sách hiệu quả

    27/05/2016Là sinh viên bậc đại học và cao học, đôi khi bạn cảm thấy có quá nhiều tài liệu và sách giáo khoa phải đọc trong khi quỹ thời gian thì eo hẹp. Sự tiến bộ trong học tập của bạn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng “tiêu thụ” hết số tài liệu này. Sau đây là một số gợi ý hữu ích giúp bạn nâng cao kỹ năng đọc bài của mình, nhanh và hiệu quả...
  • Nỗi xấu hổ của sách

    03/04/2016N.Q.DDịch ẩu, dịch "trộm", dịch lấy được, in lấy được đang là một "đại nạn" trong ngành xuất bản sách. Đại nạn này hiện đã phát triển đến mức nhiều độc giả xem sách xong phải xấu hổ. Đơn giản là họ bị lừa...
  • Sách và Internet ai thông thái hơn

    01/10/2015Cuối tháng 10/2002, Hội thảo “Đọc sách và xuất bản sách ở các nước Đông Á ngày nay” do tạp chí The books and the Computer tổ chức đã diễn ra ở Yonago và Tokyo (Nhật bản), với sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực xuất bản ở các nước Đông Á (Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc). Một trong các câu hỏi được đặt ra tại hội thảo này là: Phải chăng ngày nay giới trẻ đã đánh mất thói quen đọc sách? Câu trả lời của các đại biểu về trường hợp của đất nước mình có thể khiến chúng ta liên tưởng đến Việt Nam.
  • Sinh viên và... nỗi buồn của sách!

    22/05/2015Linh Thoại"Tuổi thanh niên nên đến với sách như đi vào cuộc đời để tìm bạn". Đó là một trong những lời khuyên quý báu của André Maurois - nhà văn Pháp. Thế nhưng đọc sách có còn là một niềm vui tao nhã, một nhu cầu học hỏi không thể thiếu, nhất là đối với sinh viên - một bộ phận thanh niên được xem là trí thức trẻ ngày nay?
  • 800Mb thông tin cho mỗi người/năm

    22/05/2015Phan Khương (theo BBC, InfoTech)Sự phát triển của Internet, máy tính và điện thoại đã khiến lượng thông tin mà con người tạo ra và sử dụng tăng với tốc độ chóng mặt. Công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Đại học California (Mỹ) cho thấy thế giới hiện đại đang "chìm" trong một biển dữ liệu...
  • Thiếu nhi đọc sách - cần có sự hướng dẫn khoa học

    04/03/2014Tương lai đất nước ở trong tay thế hệ đang lớn lên. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai. Thế hệ đang lớn lên sẽ ra sao tuỳ thuộc phần lớn vào công tác giáo dục. Những phẩm chất gì xã hội muốn đòi hỏi ở người lớn sau này thì hiện tại chúng ta phải giáo dục cho trẻ em. Đối với giáo dục trẻ em, sách báo luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bà Krupskaia đã nhấn mạnh: “Sách thiếu nhi là yếu tố quan trọng bậc nhất”. Cũng giống như trong học tập hay vui chơi, trẻ em đọc sách cần phải có sự hướng dẫn.
  • Kinh nghiệm đọc

    13/02/2014Phần này sẽ bao gồm hai mảng nhỏ: đọc thế nào và đọc gì. Những gì tôi viết ở đây là dựa trên kinh nghiệm cá nhân cộng với quan sát một số người thân cận xung quanh. Bài viết này không nhằm đề cập tới đọc và viết riêng trong học tập hay riêng cho các bạn đi học nước ngoài mà là một vài ý kiến của tôi đối với đọc sách nói chung.
  • Sách nhà...

    28/01/2006Đạm ThưQuả là ở những nước văn minh, thư viện là trường học không tiếng trống và sách là người thầy thầm lặng có tác dụng vô cùng quan trọng và bền vững cho những ai muốn tự học suốt đời. Bao giờ ở ta mới đạt được điều kiện như thế?
  • Người trẻ: Lười đọc hay không biết chọn sách?

    07/01/2006Nguyễn HàTố Tâm, giá 2.000 đồng/cuốn; Lão Tử, 6.000 đồng/cuốn... Những cuốn sách rất có giá trị được “đại hạ giá” vẫn không được các bạn trẻ ngó ngàng...
  • Chúng ta ít có những tác phẩm hay

    05/07/2005Trần Sơn (27 Bà Triệu, Hà Nội)Văn học hay cũng như các môn nghệ thuật khác, ngoài nội dung tư tưởng còn phải có tính hấp dẫn. Thiếu tính hấp dẫn rất khó chinh phục được người đọc. Nếu chúng ta có những tác phẩm hấp dẫn, trong sáng, lành mạnh thì không khó gì không có người đọc.
  • Phải ham đọc rồi sẽ "biết đọc"

    05/07/2005TS Phạm Văn Tình (Viện Ngôn ngữ học Việt Nam)Không ai mới đọc sách mà đã cảm hết cái hay, cái đẹp của sách. Phải đọc nhiều, đọc lâu mới có thể hình thành cho mình một "phông" tri thức và một gu thẩm mỹ thích hợp. Đọc sách cũng như ẩm thực vậy. Muốn trở thành một người sành ăn phải thích ăn và biết ăn đúng lúc, đúng cách.
  • Đọc là để vịn tựa và hy vọng

    05/07/2005Nhà văn Trần Thị TrườngChúng tôi đã thử mở cuộc "điều tra" nhỏ ở một trường THPT với 50 học sinh (HS) và 50 phụ huynh (PH). Câu hỏi đưa ra là bạn biết gì về Einstein và Cervantes thì thấy, hầu hết các vị PH và HS đều biết Einstein là một nhà khoa học.
  • Đọc sách

    05/07/2005Thời hoa niên đọc quá nhiều những là tác phẩm lớn rồi, bây giờ tiêu hoá khối tri thức ấy dần dần. Bây giờ đọc sách cho con mới biết thế nào là chuyện cổ tích, chuyện thế giới loài vật. Tự dưng thấy tâm hồn mình hình như cũng có trong hơn...
  • Thời của sách học làm người

    05/07/2005Nhật LệTheo thống kê mới nhất của Nhà xuất bản Trẻ (TPHCM), hiện nay, tủ sách học làm người đang là bộ sách best-seller, dẫn đầu về doanh số và tốc độ tái bản. Một dự báo mới về văn hóa đọc - và có thể là một hiện tượng đáng được các nhà phê bình lưu tâm, suy ngẫm.
  • Văn hoá đọc

    15/01/2004Một đất nước có nền kinh tế - xã hội phát triển cũng đồng nghĩa với sự phát triển của văn hoá đọc...
  • Văn hoá đọc hôm nay

    13/01/2004Dương Phương VinhTheo khảo sát của nhà phê bình trẻ Nguyễn Thanh Sơn, "15 năm trước đây, người đọc VN có thể tranh luận ngang ngửa với người đọc Nga về các tác giả cổ điển, cận đại và hiện đại Nga; kiến thức của anh ta có thể ngang bằng với một học sinh trung học Pháp và chắc chắn hơn đứt một sinh viên đại học Mỹ nếu tranh luận về văn học Mỹ đầu thế kỉ. Ngày nay, đại đa số người đọc không có một hình dung nào hết về văn học thế giới đương đại"...
  • Văn hoá đọc trong thời đại thông tin

    13/01/2004TS. Phạm Văn TìnhSách vẫn là một kho tàng tri thức không thể thiếu được trong cuộc sống, mặc dù thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các phương tiện nghe - nhìn và mạng Internet đã làm giảm phần nào sự hứng thú đọc sách như trước. Bài viết của Tiến sĩ Phạm Văn Tình thêm một lần lý giải về vấn đề này...
  • Bao giờ sách là vàng?

    12/11/2003Ánh NgọcNói đến sách, người ta được gợi ngay đến cảm giác về sản phẩm thiêng liêng của trí tuệ, về "túi khôn" của cả loài người. "Sách quý như vàng", câu thành ngữ này thể hiện phần nào sự trân trọng của con người dành cho sách. Nhưng có mấy ai biết nâng niu giá trị của từng bụi vàng làm nên một kho tàng tri thức quý báu?
  • Đi nhà sách...đọc sách

    07/08/2003Một người bạn rủ tôi đi nhà sách để... đọc sách. Tôi ngạc nhiên: đi nhà sách để mua sách, chứ ai lại đến đó để đọc sách. Anh bạn kéo tôi: thì cứ đi rồi biết...
  • Bàn về thông tin khoa học

    29/06/2003Giáo sư Phan Văn DuyệtChúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin khoa học. Thế nhưng vẫn còn những điều đáng bàn về thông tin khoa học đại chúng ở nước ta...
  • Làm giàu tri thức của bạn

    29/06/2003Nguyễn Quang ChiểuSinh viên không dễ có ngay thu hoạch của mình nếu chỉ bằng lòng với “cua” tài liệu mình có, hoặc những gì các giáo sư giảng, mà càng cần phải suy nghĩ, so sánh, suy xét xa hơn để tìm ra thực chất vấn đề cần nghiên cứu. Chính vì lẽ đó, điều trước hết phải biết cách đọc sách có hệ thống...
  • xem toàn bộ