Con đường hoạn lộ của Mơn

04:13 CH @ Thứ Năm - 01 Tháng Mười Một, 2018

Thằng Mơn khi còn bé ngoan và hiền – theo cách nghĩ của người cùng làng: ai bảo sao nó biết vậy… Lớn hơn chút đi chăn Trâu với tụi nhỏ cùng trang lứa, chẳng ý thức đó là bạn hay bè, Trâu tự động ăn, trẻ tự hùa với nhau mà ham chơi đến chiều muộn dắt Trâu về chuồng…

Rồi đi học ở trường Làng…Cô giáo tre trẻ, nhưng giọng nói nghiêm và như có thép trong cái kẻng Làng giống như phát thanh viên trên loa Làng những lúc đôn đốc Xã viên! Cô luôn sẵn sàng trong tay thước kẻ dài, tuy thế những buổi học luôn vang lên tiếng hát, tiếng thơ của cô. Tối về, cha mẹ nó hay vẩn vơ chép miệng bảo : không khéo có mà chăn Trâu suốt đời, mà đến Trâu nhà mình cũng chẳng còn nữa…Nó hay ngủ gục trên những trang vở nhàu nhĩ…Nó cũng dần được lên lớp rồi đến trường Huyện, trường Tỉnh….Kiến thức đọng lại trong nó là những bài văn thơ Cây Tre Việt Nam….thấm đẫm.

Vừa đến tuổi thanh niên…Làng xã có nhiều đổi mới, nó cũng cạy cục cha mẹ chút tiền từ bán ruộng mua được chiếc xe máy Tàu, đi chè chén quán nước ngoài Xã, lao vào thú đề đóm, thành từng nhóm ve gái làng bên và ngăn Trai làng khác sang ve gái làng mình…những cuộc xô sát thường xảy ra…gây chuyện ỏm tỏi cả Làng nước mất vài ngày….

Rồi nó cũng lấy được vợ cùng Làng….Như việc tự nhiên phải thế và cha mẹ nó thường bàn : cũng cần thêm người kiếm miếng rau miếng cháo trong nhà. Cả hai chả ai có quyền chọn nhau…..Thôi thì Làng lề Quê thói…! Thành vợ chồng nhưng chính nó cũng không biết cái tình cảm của mình thực nó ra sao. Cũng bởi cái cách ‘bao vây cấm vận của Trai làng’ mà cả hai không ai lấy được người ngoài…Rồi cũng có căn nhà trên mảnh đất cắm ở bìa Làng.

.
Nó thỉnh thoảng đi làm ăn xa trên Huyện, tuần hơn tuần kém mò về nhà, con người gầy gò, tính khí thất thường. Những hôm thua đề hay uống rượu ở đâu đó… nó luôn tìm ra cái cớ từ cô vợ để mà đánh chửi. Luôn kèm theo câu : Mày phải nhớ tao là chồng mày nghe chưa! Vợ nó khóc gào lên : Giời ơi vô phúc cho tôi quá! Tôi tần tảo sớm hôm mà không xong với thằng chồng khốn nạn này…Giời ơi là Giời….Tôi muốn bỏ anh…! Nó hộc lên và cười nhạt sau khi mệt và say đòn nhưng mót được thêm tí tiền trong túi vợ : ai cho mày cái quyền bỏ ? mày là vợ nhưng như con ở nhà tao thôi nghe chưa ? Đất nước này đàn bà chỉ được một chồng thôi nghe chưa ! mà không được chọn đâu nghe chưa ! Ở cái Làng lề Quê thói này đàn ông như tao đến già chưa chắc đã được thế nghe chưa! Mày phải nhớ tao là chồng mày nghe chưa!

Và tuy con trẻ nó đã kịp làm vợ đẻ Ba đứa con gái lít nhít…Nhưng nó vẫn cố muốn vợ nó bằng mọi cách của nó phải đẻ thêm thằng con trai nữa như nó…

Mẹ nó đã già yếu lắm. Thấy con như thế, bà cũng chẳng thể phân được phải trái, nhưng hay rười rượi dựa đầu vào cán chổi, ngồi mệt mỏi trên thềm gạch, chép miệng một mình : rõ là rau nào sâu ấy! Tuy bà rất ít chữ nhưng bà cũng đánh bạo mà tâm tình với vài bà khác hàng xóm: cái kiếp đàn bà như mình đến là khốn nạn quá…giá như được tự lựa chọn, được lấy chồng khác nhỉ….Các bà khác đồng tình lắm, nhưng trong đám có bà hay đi buôn trên Tỉnh, xuyên Huyện nên trải đời, mà thao thiết rằng : thì nước non rộng thế ai cấm bà, nhưng bà có dám không, bà có lấy được người khác không….Cái kiếp mình phải chấp nhận những cái mình không thể lựa chọn rồi các bà ạ…
….
Gần đây đô thị đã mở nhanh về Làng, nhờ qui hoạch nhà Mơn đã được đền bù ruộng khá nhiều….Bố Mơn đã già lắm nên rất thâm trầm, ông bảo Mơn : Bao đời còng lưng sớm tối ước được no cơm thôi không xong mà bây giờ đã có trong tay tiển tỉ…Chúng mày cố tìm ai xoay sở mà được làm cán bộ thì mới mong được mở mặt chứ chỉ có tiền thôi mấy nỗi mà hết….Mơn không để vào tai mà thường xuyên tìm cớ xin bố mẹ già tiền ăn chơi có tiếng lên tận đến Tỉnh…Bố Mơn biết lo xa nên đưa món tiền kha khá cho vợ Mơn để lo việc như ông tính…Vợ Mơn muốn đổi đời, một lòng nghe theo và được việc lắm…Mơn đã trở thành cán bộ….Bọn bạn bè xưa thường nghe thấy câu mới từ nó, không hiểu mấy, nhưng thấy hấp dẫn mà hóng hớt cùng trong tiếng cười hừng khực của nó : thằng Mơn này từ Làng lề Quê thói mà đi lên đấy nhé ! Thằng Mơn này còn tiến xa…hơ…hơ…hu… hực…! Tớ vốn chỉ chọn vui là chính, nhưng tớ có cái để đời chọn, nghe chưa ! Khiến bây giờ tớ đã có khối quyền để chọn nhiều thức khác ở đời rồi…Nhưng quan trọng là phải biết thân biết phận nghe chưa! Không được đòi quyền chọn nghe chưa! Rồi đến lượt chúng bay sẽ ổn nghe chưa! Quát đến câu ý, hắn quay mặt về hướng người vợ mắt quắc lên rồi tự thưởng cho mình một tràng tiếng cười như thế...

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Suy nghĩ về giàu nghèo và hãy thay đổi mình

    14/01/2016Nguyễn Tất ThịnhUh... Biển lớn WTO đây rồi !!! Ah... Nguy cơ và thách thức !!! Oh...Khủng hoảng kinh tế toàn cầu !!! Ih... Đổ vỡ hệ thống Tài chính Toàn câu !!! Eh... Phá sản và thất nghiệp tràn lan!!! Hm... Khẩn cấp cứu trợ cả gói!!! Rm... Các Chính phủ hãy đoàn kết lại!!!
  • Ôi, Sâu? Không!

    02/03/2016Đỗ Hoàng LinhCon người đã sáng tạo ra thế giới văn minh nhưng hãy coi chừng: chính cái văn minh ấy sẽ tận diệt cả nhân loại? Theo quy luật sinh tồn của tự nhiên và sự phát triển có chọn lọc thì dù nhan nhản nhưng sâu không có gì là ghê gớm lắm. Cây cối có sâu, trong đất có sâu, trên rau quả cũng có sâu và thậm chí giun sán còn ăn bám trong cơ thể chúng ta.
  • Hãy thay đổi tính xấu

    06/03/2021Nguyễn Tất ThịnhXin có vài nhận xét về cách sống và xử sự của không ít người tôi đã từng gặp, từng biết. Không phải tất cả các nhận xét này tập trung trong một người, nhưng có thể thấy từng điều như thế khá hay gặp. Nếu trong một Tổ chức hay Cộng đồng nào đó những điều tôi nêu ra chiếm số đông, là phổ biến thì rõ ràng là lụn bại, suy đồi...
  • Những căn bệnh thời đại

    21/08/2018Trường GiangXin phác thảo chân dung những căn bệnh thời đại, mặt trái của giai đoạn lịch sử hiện nay với mong muốn được đông đảo bạn đọc cùng tham gia hoàn thiện với ước mơ được mọi người nỗ lực giúp nhau hạn chế và tiến tới xoá bỏ những gì mà chúng ta đã nhìn thấy...
  • Tâm lý tiểu nông

    11/07/2018Vương Trí NhànChỉ cần đứng ở các đầu ô, theo dõi sự giao lưu hàng hóa trên con đường nối Hà Nội với các tỉnh, người ta cũng sớm nhận ra thực chất các mối quan hệ giữa đô thị với các vùng nông thôn chung quanh trong thời điểm hiện nay...
  • Căn bệnh không của ít người

    21/07/2016Phan Đình MinhCó lúc ta bần thần chờ xem một chiếc lá lìa cành. Chiếc lá run run như nuối tiếc về tất cả. Sao nó không xanh mãi, mà lại vàng - rụng xuống? Rễ cây không nhìn thấy trong lòng đất kia, đã bao lần bật máu khi xuyên qua đá sỏi? và thân cây mỡ màng. vạm vỡ kia sẽ hanh hao, oằn mình già đi theo năm tháng. Ta buồn...
  • Người Việt có xấu xí thật không?

    07/06/2016Linh ThủyNgười Việt xấu hay không xấu không phải bởi vì họ vốn thế. Đó không phải là những giá trị bất biến, và tất nhiên là không đáng bi quan.
  • Vô cảm và bất lực

    12/05/2016Vương Trí NhànHàng ngày các tin tức thuộc loại tiêu cực đã quá nhiều. Nhiều tới mức câu chuyện “người Việt thuộc loại chuộng dùng hàng ngoại nhất châu Á” do một tổ chức nghiên cứu quốc tế nêu lên, và vài tờ báo trong nước đăng lại... chẳng khiến mấy ai bận tâm.
  • Lố nhố một đám đông lộn xộn

    23/02/2016Nhà văn Vương Trí NhànNông thôn, làng quê, người nông dân… nghĩ tới xã hội Việt Nam là phải nói ngay tới cái bộ phận thiết yếu đó. Có lẽ bởi vậy mà trong truyện dài “Thiếu quê hương” ( in lần đầu năm 1940, Nhà xuất bản Hội Nhà văn tái bản năm 2006), mặc dù lấy đô thị hiện đại là địa bàn chủ yếu của các nhân vật, song cuối truyện nhà văn Nguyễn Tuân cũng phải một lần đưa họ về làng quê.
  • Đọc lại Khổng Tử để hiểu con người hiện đại

    13/11/2015Vương Trí NhànNhiều năm làm nghề phê bình văn học, song mấy năm nay, mỗi lần cầm trên tay một sáng tác, dù văn hay thơ, tôi đều rất ngại. Đọc vào cứ thấy tức tức. Hoặc đây không phải văn chương, hoặc cảm quan văn học mình bị hỏng...
  • Trạng Quỳnh – Trạng Lợn, hai nét tâm lý người Việt cười

    28/09/2015Đỗ Lai ThúyTrạng Quỳnh và Trạng Lợn là hai nét tâm lý cơ bản của người Việt cười. Đó là hai vế của một câu đối, một cỗ xe hai ngựa song hành suốt dòng thời gian như một hằng số Trạng Quỳnh là vế trắc, thông minh, tài trí, ghét kẻ trên, hay xỏ xiên, đả kích, chửi đổng. Đó là tâm lý của kẻ bị trị, kẻ yếu muốn thắng lại kẻ cai trị mình, kẻ mạnh hơn mình bằng lối đánh tập hậu. Còn Trạng Lợn là vế bằng, dốt nát và lười biếng nhưng gặp may. Đó là một chút huyễn tưởng thường thấy của các cư dân tiền nông nghiệp.
  • Người Việt vô tư và lạc quan vì tư duy bằng… bụng?

    31/08/2014Nguyễn Ngọc LanhQuan niệm tư duy bằng cái bụng không phải độc quyền của người Việt, mà tất cả các nước chịu ảnh hưởng sâu đậm của nho giáo Trung Quốc đều có quan niệm này. Nói khác, đây là quan niệm ngoại nhập, nhưng đã ăn sâu trong… bụng người Việt...
  • Bàn về lao động

    01/05/2009Masushita KonosukeGần đây người ta hay nói: Người Nhật làm việc quá nhiều. Nhưng theo tôi, lao động là thứ mà thời đại nào cũng quý, cũng quan trọng. Lấy một ví dụ có thể là hơi cực đoan, nhưng nếu không một ai lao động thì cũng sẽ không có sự tiến bộ nào và không thể hình thành nên thế giới con người.
  • Không chỉ là bệnh của giống nòi

    04/02/2009Tạ Duy AnhKhi một bậc tiền nhân chua chát thốt lên rằng: hình như trong bụng mỗi người An nam đều có sẵn một ông quan là ông muốn nói đến căn bệnh của nòi giống. Nhưng nếu bậc tiền nhân đó sống lâu được chứng kiến thực trạng xã hội của chúng ta thì hẳn ông sẽ thấy nhận xét trứ danh kia cũng mới chỉ đúng một phần.
  • Đại bác, súng lục và lễ hội hoa Hà Nội

    10/01/2009Quốc KhánhThật dễ dàng kết tội vô văn hóa hay thiếu giáo dục cho các hành vi “cướp-phá”, hay dẫm lên hoa tại lễ hội hoa diễn ra tại Hà Nội đầu năm 2009. Căn nguyên của các hành vi này có thể là hậu quả của tiến trình đô thị hóa đang diễn ra, hoặc hậu quả của một nền giáo dục đầy rẫy bất cập.
  • Thế nào là con người có văn hóa

    05/10/2008Nguyễn Ân ThànhCon người có văn hóa luôn kết hợp hài hòa hai yếu tố căn bản gồm: Một - Hành vi ứng xử đúng mực, luôn nhã nhặn lịch thiệp, kính trên nhường dưới, biết tôn trọng thuần phong mỹ tục, cổ vũ cái tốt và đấu tranh chống cái xấu, có trách nhiệm công dân; Hai - Hành động thiết thực nhằm quảng bá lối sống đẹp, có tri thức cao nhưng phải biết khuếch tán giá trị tri thức với cộng đồng...
  • xem toàn bộ