Bộ phim về Aaron Swartz – anh hùng của thời đại Internet

10:45 SA @ Thứ Ba - 12 Tháng Sáu, 2018

“Đứa con của Internet: Câu chuyện về Aaron Swartz” là bộ phim tư liệu về cuộc đời của một thiên tài lập trình, một nhà hoạt động tự do thông tin: Aaron Swartz. Từ khi Swartz tham gia quá trình phát triển giao thức nền tảng RSS, và đồng sáng lập trang Reddit, dấu vết của Swartz có mặt ở khắp mọi nơi trên Internet.

Khi học ở Stanford, anh đã thành lập công ty Infogami, góp phần xây dựng Open Library, một thư viện trực tuyến khổng lồ cung cấp đầy đủ tất cả các cuốn sách đã từng được xuất bản. Anh đã thay đổi nền tảng trong lĩnh vực công lý xã hội và tổ chức chính trị bằng việc đấu tranh quyết liệt vì tự do truy cập thông tin. Việc làm này đã khiến anh rơi vào vòng pháp luật trong suốt hai năm ròng. Cuộc chiến pháp luật đó đã kết thúc với cái chết bất thường của anh ở tuổi 26. Câu chuyện của Aaron đã lay động nhiều người, không chỉ trên các cộng đồng trực tuyến, trong đó có các thành viên của Book Hunter. Đây là lý do khiến Book Hunter lựa chọn dịch bộ phim này ra tiếng Việt, để những ý tưởng của Aaron Swartz có thể đến với nhiều người hơn.

Mời các bạn xem bộ phim tại đây:

Aaron Swartz đã từng là một đứa trẻ không thể chịu nổi trường học, chán ngán tất cả các giờ lên lớp và mớ kiến thức nhảm nhí của nhà trường cung cấp. Từ nhỏ, anh đã ý thức được rằng tất cả những gì được dậy ở trường, anh có thể tự mày mò tìm hiểu và học hỏi:

Tôi thật sự nản với trường lớp. Theo tôi, các thày cô chả hiểu chút gì về cái họ đang nói cả. Họ áp đặt và cưỡng ép. Còn bài tập về nhà thì đúng là… chỉ có mỗi một mục đích là khiến học sinh bận rộn với việc thi thố. Và rồi tôi bắt đầu đọc sách Lịch sử về nền giáo dục, về hệ thống ý tưởng của một nền giáo dục và những hệ thống thay thế nó, về phương pháp giáo dục hiệu quả thay vì học vẹt. Điều này đã đưa tôi đến câu hỏi muôn thuở. Sau khi tôi đặt câu hỏi về ngôi trường tôi học, tôi bắt đầu nghi vấn về xã hội tôi đang sống. Tôi tự hỏi về những ngành nghề mà trường học đang đào tạo con người, và chính phủ với vai trò xây dựng và duy trì cả hệ thống này

Đó chính là động lực khiến Aaron Swartz tham gia rất nhiều hoạt động đấu tranh cho Tự do Thông tin trên Internet. Anh tin rằng: “Thông tin là quyền lực, và giống như mọi loại quyền lực khác, có những kẻ sẽ giữ nó cho riêng mình”, vậy nên, “Thông tin cần được chia sẻ miễn phí”. Anh rất quan tâm đến Luật bản quyền và đồng sáng lập Demand Progress, một nhóm hoạt động chống “Dự luật đình chỉ hoạt động vi phạm bản quyền trực tuyến”(SOPA) – một trong những dự luận nhằm kiểm soát Internet với mục đích là ngặn chặn vi phạm bản quyền. Anh cũng đã có nhiều bài phát biểu trong những cuộc biểu tình chống lại dự luận SOPA. Nhờ vậy, dự luật này không được thông qua vì gặp phải quá nhiều sự phản đối. Mặc dù ngăn chặn được dự luật SOPA, nhưng Swartz đã đưa ra cảnh báo rằng “Điều này sẽ còn xảy ra nữa, và sẽ có một tên gọi khác cho dự luật này, có thể những người muốn kiếm soát Internet sẽ viện ra một lý do nào đó khác”. Trong quá trình đấu tranh chống lại dự luật SOPA, Swartz không ngừng phải hứng chịu những đòn tinh thần.

"Không thể có công lý nếu vẫn cứ tuân theo những điều luật bất công" - Aaron Swartz

Trong vòng từ tháng 9 năm 2010 tới tháng 1 năm 2011, Swartz đã download từ JSTOR khoảng 4 triệu bài báo khoa học thông qua mạng của học viện công nghệ MIT. Nếu như anh tải xuống số lượng lớn này với mục đích phục vụ cho nghiên cứu cho bản thân thì có lẽ không sao, nhưng với cách thức anh tải xuống và mục đích sử dụng thật sự của anh đã làm cho một vài người khó chịu. Anh muốn mọi người trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, đều có thể tiếp cận và đọc chúng. (Đọc thêm “Tuyên ngôn tự do truy cập thông tin” – Aaron Swartz). Sau hành động của anh, JSTOR đã thay đổi, trước khi anh qua đời, tổ chức này đã thông báo cho phép người dùng đọc trực tuyến tiếp cận 4,5 triệu bài nghiên cứu, nhưng giới hạn chỉ được 3 bài trong 2 tuần và cho phép tải xuống có tính phí.

Cái chết của Aaron Swartz đến nay vẫn là một nghi vấn lớn, tất cả những người biết đến anh đều không tin rằng anh tự tử vì không chịu nổi áp lực. Những người thân của anh đã tạo ra một website để tưởng nhớ anh và trên đó có ghi: “Anh ấy đã sử dụng những kỹ năng thần đồng của bản thân để không chỉ nâng cao nhận thức cho anh mà còn muốn biến Internet và thế giới công bằng hơn và tốt hơn”.

Cái chết của Aaron Swartz không làm những hoạt động của anh bị gián đoạn, thậm chí đã truyền cảm hứng cho rất nhiều hacker khác đấu tranh hơn nữa để tạo lập sự công bằng trên Internet. Những người ủng hộ Aaron đã thúc đẩy sự nghiệp dang dở của anh đó là Open Access, một chương trình nhằm cung cấp truy cập không giới hạn những bài báo khoa học thông qua Internet. Thành viên nhóm hacker Anonymous đã bẻ khóa một trang web thuộc tên miền của MIT và thay thế tên của trang web này bằng một sự tưởng nhớ đến Swartz và kêu gọi các thành viên trên Internet ủng hộ hoạt động truy cập không giới hạn. Chris Soghoian, một nhà công nghệ và phân tích chính sách cho rằng luật pháp hiện hành không phân biệt được đâu là hành động phạm tội vì lợi nhuận (ví dụ như ăn trộm dữ liệu ngân hàng hoặc bí mật của các tập đoàn) và đâu là hành động mà người phá luật chỉ bởi điều luật ấy là bất hợp lý. Chỉ trong vòng 3 ngày, hơn 27.000 người đã ký vào một đơn online gửi tới Nhà Trắng xin cách chức Công tố viên Carmen Ortiz vì đã hành xử thái quá đối với trường hợp của Aaron Swartz. Đến nay có nhiều nghi vấn cho rằng, anh không tự tử mà đã bị bức tử hoặc ám sát.

Mở đầu bộ phim, các nhà làm phim đã trích dẫn những câu trong “Luật dân sự bất hợp tác” của Henry David Thoreau: “Có nhiều luật lệ không công bằng, chúng ta có nên ngoan ngoãn tuân theo? Hay chúng ta nên đàm phán tìm cách thay đổi chúng? Hay đơn giản là bác bỏ chúng ngay lập tức”. Anh không phải một hacker thông thường kiếm lợi nhuận từ việc hiểu biết về thế giới Internet. Aaron Swartz đã ra đi rất sớm chỉ bởi vì anh đã nỗ lực cho một thế giới tốt đẹp hơn. Anh thật sự là “đứa con của thế giới Internet”, và vì vậy, “thế giới cũ đã giết anh”.

Khi chúng tôi biết tin về cái chết của anh (11/1/2013), chúng tôi đã quyết định tiếp nối ý tưởng của anh ở một đất nước xa xôi này, một đất nước mà người dân vẫn còn xa lạ với Luật bản quyền, vẫn không hiểu biết về sự bất công trên Internet, vẫn chưa nhận thức được về Tự do thông tin. Giống như anh, chúng tôi nhận ra rằng, nền giáo dục chúng ta đang có là một sự sai lầm lớn và cả xã hội đều đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Internet là một giải pháp, là cơ hội để chúng ta có thể chủ động tìm tòi kiến thức, tự giải phóng mình khỏi hệ thống đã bị các lỗi ăn lan bởi sự kiểm soát của các thế lực tham lam. Cảm ơn Aaron Swartz vì những gì anh đã tạo ra cho thế hệ chúng ta, cảm ơn anh không chỉ vì những gì anh đã tạo ra, mà còn vì ý tưởng mà anh đã trở thành đại diện.

Tuyên ngôn Tự do truy cập thông tin - Aaron Swartz

Thông tin là quyền lực, và cũng giống như mọi loại quyền lực khác, luôn có những người muốn giữ nó cho riêng mình. Toàn bộ di sản khoa học và văn hóa, tích lũy qua nhiều thế kỷ, đang nhanh chóng được số hóa và giữ nằm trong vòng kiềm tỏa của các tập đoàn. Muốn đọc những công trình khoa học nổi tiếng vẫn thường được nhắc đến? Hãy kỳ vọng là bạn sẽ phải trả một số tiền lớn cho các nhà xuất bản.

Có nhiều người đang đấu tranh để thay đổi điều này. Phong trào Open Access đã dũng cảm đấu tranh cho một tầm nhìn mới: đăng các công trình khoa học lên mạng Internet dưới những điều khoản cho phép mọi người đều có thể truy cập, nhưng vẫn đảm bảo rằng các nhà khoa học không mất đi quyền sở hữu trí tuệ của mình. Nhưng kể cả khi mọi thứ diễn ra tốt đẹp nhất, viễn cảnh này cũng sẽ chỉ xảy ra với những công trình nghiên cứu trong tương lai mà thôi. Chúng ta sẽ không thể dễ dàng có được những công trình nghiên cứu từ xưa đến thời điểm hiện tại. Giá của chúng quá cao.

Bắt nghiên cứu sinh phải trả tiền để đọc được công trình của đồng nghiệp? Đi scan toàn bộ sách của các thư viện nhưng chỉ cho phép nhân viên ở Google được đọc chúng? Chia sẻ các bài báo khoa học cho những sinh viên các trường đại học tinh hoa ở các quốc gia Thế giới thứ nhất nhưng lại ngăn cấm mọi người ở những quốc gia nghèo? Thật vô nhân đạo và không thể chấp nhận được.

“Tôi đồng ý với anh, nhưng chúng ta có thể làm được gì?” “Các tập đoàn nắm giữ quyền bản quyền, kiếm được rất nhiều từ việc bắt người dùng trả tiền để truy cập, họ không dễ từ bỏ. Và hiển nhiên là cách của họ là hợp pháp; chúng ta chẳng có cách nào để ngăn cản họ.” Nhưng chúng ta có thể, làm theo cách chúng ta vẫn làm.

Có những người có quyền truy cập đến những tài nguyên đó-sinh viên, thủ thư, nhà khoa học-được miễn phí đến với kho tri thức đó, trong khi phần còn lại của thế giới thì không. Các bạn không nên, hay một cách có đạo đức hơn, không có quyền được hưởng đặc lợi này. Các bạn có trách nhiệm phải chia sẻ nó với thế giới: chia sẻ quyền truy cập hay download giúp bạn bè của mình.

Trong khi đó, những người còn lại cũng không thể chỉ trông chờ những người từ bên trong, bạn phải tìm cách vượt rào, giải phóng thông tin đang bị nắm giữ cho mọi người. Những hành động này đều diễn ra một cách thầm lặng và có thể bị coi là ăn cắp. Nhưng chia sẻ sự giàu có về tri thức không hề vô đạo đức, nó khác với việc cướp bóc một con tàu và giết thủy thủ đoàn. Ngược lại, sự chia sẻ này lại là một mệnh lệnh của lương tâm. Chỉ có những người tối mắt vì lòng tham mới từ chối chia sẻ một bản sao thông tin cho bạn của mình.

Các tập đoàn lớn, hiển nhiên là đã bị lòng tham làm cho mờ mắt. Cách vận hành của họ nhằm đảm bảo cho điều đó, các cổ đông sẽ làm loạn nếu lợi nhuận suy giảm. Và các chính trị gia đã được họ mua chuộc, thông qua những điều luật để đưa cho họ thêm quyền lực để kiểm soát tri thức.

Chẳng có chút công lý nào trong những điều luật vô lý đó. Và đã đến thời điểm chúng ta cần đứng dậy và đấu tranh chống lại sự hút máu phi lý của các tập đoàn, hướng đến một xã hội văn minh hơn.

Chúng ta cần tận dụng cơ hội để nắm bắt lấy những thông tin quan trọng, bất kể nơi chúng được lưu trữ, và chia sẻ chúng cho mọi người; bao gồm các thông tin hết hạn bản quyển. Chúng ta cũng cần bỏ tiền để sở hữu những thông tin mật, những tài liệu khoa học và đưa chúng lên các mạng chia sẻ. Chúng ta cần đấu tranh cho Guerilla Open Access.

Khi đã tập hợp được số lượng đủ lớn thành viên, trải rộng khắp nơi trên thế giới, chúng ta không chỉ gửi một thông điệp có sức nặng đến với các thế lực muốn kiểm soát tri thức, mà chúng ta sẽ có thể khiến điều đó trở thành dĩ vãng. Bạn sẽ tham gia cùng chúng tôi chứ?

Aaron Swartz

July 2008, Eremo, Italy

==================================

Bản gốc: Archive.org

Nguồn:Book Hunter
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Review sách “Trí tuệ giả tạo – Internet đã làm gì chúng ta”

    17/05/2019Sử dụng Internet càng nhiều, chúng ta sẽ càng tư duy theo cách và mục đích Internet được thiết kế ra và vận hành : nhanh hơn, nhiều hơn, ngắn hơn, ít kiên nhẫn hơn. Cuối cùng chúng ta dần trở thành một cỗ máy xử lý thông tin bằng xương bằng thịt.
  • Đời sống hiện đại: Internet và những đánh đổi

    01/02/2018Trần Hữu Dũng... cùng với các lợi ích là một số “mặt trái” của Internet: những trang web dâm ô, xách động bạo lực, nhiều thông tin sai, không thể kiểm chứng, hoặc những đả kích, vu khống cá nhân...
  • Internet có nhiều “ma lực” hơn ta tưởng

    22/12/2016Anh NguyễnNgười Mỹ dành 302 tỉ phút để online trong khoảng thời gian từ 01/7 đến 31/7/2008. Con số này tương đương với 6.760 đời của một người sống 85 năm. Vậy thực sự chúng ta tiêu tốn từng ấy thời gian ở trên mạng làm gì?
  • Internet sẽ tiêu diệt văn hóa đọc?

    02/07/2016Minh TuấnInternet là phát minh vĩ đại của nhân loại. Song, nó cũng tác động không nhỏ đến văn hóa đọc truyền thống. Liệu sách, báo in sẽ tồn tại?
  • Internet và các vấn đề về ngôn ngữ và tư duy

    07/04/2016Linh Hanyi phỏng vấn nhà văn Hà Thủy NguyênSố đông luôn luôn bị “lôi đi” theo một cách nào đó. Nếu ở thời trước người ta bị “lôi đi” bởi những lời hứa hẹn lý tưởng, những giấc mơ về cuộc sống thiên đường, đến thời đại Internet, việc tương tác liên tục khiến tư duy con người bị phân mảnh, thông tin bị nhiễu loạn kinh khủng, một ngày không biết có bao nhiêu tin tức, nên người ta cần một cái gì đấy đập thẳng vào mặt, thật sốc, thật scandal...
  • Giới trẻ và hội chứng Internet

    18/01/2016Hoàng Đức NhãMặt trái của việc sử dụng Internet trong giới trẻ và thực tế đáng buồn là tình trạng đó vẫn đang diễn ra và có dấu hiệu phát triển mạnh thành “hội chứng Internet”...
  • Cần xây dựng văn hoá internet

    16/03/2015Thảo Nguyên... đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất từ các website xấu chủ yếu là thanh thiếu niên vì họ chưa được trang bị đầy đủ tri thức và kinh nghiệm về cuộc sống, xã hội, họ đang trong quá trình hình thành và ổn định nhân cách, tâm lý. Sự ham hiểu biết của tuổi trẻ nếu không được hướng dẫn sẽ bị các thông tin của thế lực “mạng đen” đánh lừa, chinh phục...
  • Internet làm chúng ta ngu đi?

    18/04/2014Khi Nicholas Carr bắt tay viết quyển sách về đề tài liệu Internet có hủy hoại khả năng tư duy của con người hay không, ông đã hạn chế tối đa hoạt động trên mạng, chỉ kiểm tra thư điện tử, tắt hẳn các tài khoản Twitter và Facebook...
  • Điều gì xảy ra trên internet trong 60 giây?

    21/06/2011Tiểu KhươngNgay khi bạn dành một phút đọc bản tin này thì trong thời gian đó có hơn 6.600 bức ảnh được tải lên Flickr, khoảng 70 tên miền mới được đăng kí, 694.445 câu lệnh truy vấn tới bộ máy tìm kiếm trực tuyến Google... Đây là những gì xảy ra trên mạng internet mỗi phút.
  • Gặp lại người "mang internet” về Việt Nam

    04/12/2009Lê Thị Thái HòaTôi gặp nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ- Giáo sư, Tiến sĩ Chu Hảo ở hội thảo “Người Việt có mê đọc sách?” tại Hội chợ sách TP. HCM. Xin ông một cái hẹn trò chuyện trong ngày, hoá ra không quá khó như hình dung.
  • Sức hút của Internet và Web

    30/11/2009Hoàng GiápVới sự hỗ trợ của công nghệ, chúng ta hy vọng sẽ có khả năng làm nhiều thứ hơn một lúc và làm với tốc độ nhanh hơn.
  • Những thói quen bị giết chết vì Internet

    10/09/2009Thanh HuyềnDưới đây là trích lược danh sách 50 thứ mà tờ Telegraph (Anh) cho rằng đang dần biến mất bởi sự xâm nhập của mạng , từ các sản phẩm cho tới mô hình kinh doanh, từ những kinh nghiệm cho đến các thói quen trong cuộc sống con người. Danh sách này cũng được xen thêm một số thứ phải chịu tác động của những cải tiến hệ thống mạng hiện đại khác, đặc biệt là điện thoại di động và hệ thống GPS.
  • Mạng Internet cộng đồng tấn công giới trẻ

    19/05/2009Anh Xuân - Lê MinhTrong 2 năm gần đây, mạng Internet cộng đồng phát triển bùng nổ cả về tốc độ, số lượng và quy mô. Bên cạnh ý nghĩa kết nối bạn bè, chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc... thì số đông mạng Internet cộng đồng hiện nay đang thương mại hoá. Để làm được điều này, mạng xã hội đã "tấn công" giới trẻ bằng nhiều chiêu thức nguy hiểm để moi tiền và hút khách, kéo theo đó là những tệ nạn rất cần phải kiểm soát.
  • “Yến tiệc” từ Internet hết thời miễn phí?

    24/03/2009Anh Nguyễn, Theo EconomistNgười dùng đã quá quen với những bữa tiệc bày sẵn trên mạng với đủ hương vị: tin tức, trích dẫn thông tin, âm nhạc, e-mail và thậm chí là internet tốc độ cao. Tuy nhiên, các công ty dotcom không còn muốn cung cấp miễn phí nữa và bắt đầu tính phí dịch vụ...
  • Lối thoát nào dành cho truyền hình kỷ nguyên Internet

    23/01/2009Lê Quốc MinhTừng có một quan niệm thế này: “Truyền hình ra đời sẽ giết chết báo in, và Internet sẽ giết chết truyền hình.” Thực tế, sau bao năm, truyền hình không thể giết chết báo in, nhưng chính nó đang bị cơn bão Internet dồn đến bờ vực. Oái oăm là mối đe dọa với truyền hình còn lớn hơn cả báo in và radio.
  • Người dùng Internet dễ trở nên ích kỷ

    08/07/2008Một công trình nghiên cứu của Anh cho rằng người sử dụng Internet đang trở nên thiếu kiên nhẫn và có phần ích kỷ hơn khi họ lên mạng...
  • Tranh cử thời Internet

    09/07/2007Văn HoaĐiều đó có cơ sở hẳn hoi: Theo số liệu của Viện Thống kê Pew. MichaelCornfield, Phó Chủ tịch Công ty Electionmall chuyên cung cấp công cụ vận động tranh cử qua mạng, bình luận chí lý: "Internet tuy chỉ gây chú ý đối với những người thích chính trị và các bộ sậu vận động tranh cử. Nhưng nó cũng là một thứ quyền lực khổng lồ, dù gián tiếp.
  • xem toàn bộ