Ba câu chuyện về căn bệnh của tổ chức

10:36 SA @ Thứ Ba - 10 Tháng Bảy, 2018

Dĩ hòa mà bất mãn

Công việc giáo điều

Một cán bộ trẻ trên phân công về làm việc tại một công ty đã được hai năm. Một hôm Giám đốc gọi lên hỏi : - Này, cậu đã làm được những việc gì nhỉ ?– Dạ em đang nung nấu ý tưởng xây dựng qui chế làm việc hướng tới một Tổ chức chuyên nghiệp. Giám đốc bảo: Ừ, tốt đấy, vậy cậu hãy làm đi.

Nguyễn Tất Thịnh

- Chuyên gia tư vấn Doanh nghiệp
- Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia

Cùng một tác giả:

1. Nghề giám đốc, NXB Chính trị quốc gia, 2002

2. Bàn về văn hóa ứng xử của người Việt Nam, NXB Phụ nữ, 2006

3. Hành trình nhân sinh quan, NXB Thông tin và Truyền thông, 2011

Người này bắt tay tiến hành và diễn giải rất hùng hồn với mọi người về tính luộm thuộm, tư hữu nhỏ, chủ nghĩa tiện thể…vẫn thấy trong doanh nghiệp cản trở cách làm ăn lớn, sự chính qui… của doanh nghiệp như thế nào. Giám đốc thấy rất có lí. Một thời gian sau bản qui chế đó cũng ra đời, với sự hướng dẫn, giám sát của anh cán bộ trẻ đó, bắt đầu được áp dụng…

Một hôm giám đốc đi công tác về doanh nghiệp muộn, trời đã tối, thấy người cán bộ kia đang hí húi thái thịt, nhặt rau, nấu cơm trong phòng làm việc. Giám đốc hỏi: Cậu nấu cơm à? Người cán bộ trẻ hồn nhiên thưa : - Em sống một mình, nhưng tự nấu được cũng rẻ được gần năm bảy nghìn anh ạ, với lại đảm bảo vệ sinh, hợp khẩu vị – Nhưng đây là công ty chứ có phải cái bếp đâu ?Giám đốc nói. Anh cán bộ trẻ ngắc ngứ không trả lời được gì. Nhưng từ những ngày sau tự nhiên người ta không thấy anh ta cao giọng huấn thị, đôn đốc về xây dựng tổ chức chuyên nghiệp, chính thống nữa. Giám đốc trong thâm tâm cũng không tin dùng anh ta nữa.

Một thời gian sau, anh ta xin giám đốc chuyển đi nơi khác. Bản qui chế do anh ta soạn thảo trở thành giấy lộn. Người khác về thay viết bản khác, nội dung cũng không có gì khác nhiều so với bản cũ. Mọi người coi đó như là một việc, một sản phẩm mà người cán bộ mới cần làm ở cương vị của mình, nhưng họ vẫn sống và làm việc như họ đã từng thế.


Đố kị - nguy cơ đắm đó

Một nhà hiền triết gọi đò sang sông. Người lái đò là một cô thôn nữ. Cảnh, người sinh tình… Khi mọi người đã yên vị trong khoang thuyền, nhà hiền triết cảm hứng bảo cô hãy thong thả mà chèo thuyền, và hỏi chuyện mọi người rằng có biết những vẻ đẹp và lịch sử bi hùng của con sông này không. Không ai biết cả, và ông cao ngạo kể.

Mọi người chăm chú, và cô gái nghe với vẻ ngưỡng mộ say sưa, như có vẻ quên mất việc mình đang chèo thuyền và như không để ý nữa đến ánh mắt của một người đàn ông trên thuyền cứ lặng lẽ ngắm cô từ lúc lên thuyền. Người đàn ông thấy thế có vẻ như ghen tị bèn xen vào: - Này, ông nói rất hay những điều chúng tôi chưa biết, nhưng liệu ông có biết bơi không ? Không – Hiền triết trả lời. Người đàn ông cười lớn: Thuyền đang bị thủng nước, sắp chìm rồi, vậy thì những điều ông biết vừa mới kể phỏng có ích gì với ông nữa? Nhà hiền triết mặt thất sắc, hốt hoảng…

Cô gái nhỏ nhẹ:
- Thưa ông, thuyền em, em biết, việc em, em làm không khiến mọi người phải sợ. Nhà ông kia nói nó thủng nhưng không vì thế mà nó thủng, những điều của con sông này không vì ông nói mà nó có, ông không biết bơi nhưng đã nói những điều đẹp đẽ có thật khiến người chưa biết như em thấy thích thú, còn nhà ông kia tuy biết bơi nhưng nói những điều không có thật khiến người chưa biết phải sợ hãi.

Xin ông cứ kể tiếp đi, nhưng cũng đừng khơi nên sự đố kị, nếu vậy thì đắm đò cả đấy ông ạ!

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Về sở hữu, vị thế và xã hội hóa

    26/02/2019Nguyễn Tất ThịnhĐây là ba khái niệm lớn nhất trong đời sống Con người và luôn mang tính Cá thể, tính Thời đại, tính Cộng đồng. Ngày nay những khái niệm đó càng rõ ràng và càng là điều thôi thúc với mọi người hơn cả…
  • Con đường hoạn lộ của Mơn

    01/11/2018Nguyễn Tất ThịnhThằng Mơn khi còn bé ngoan và hiền – theo cách nghĩ của người cùng làng: ai trong bảo sao nó biết vậy. Lớn hơn chút, đi chăn trâu với tụi nhỏ cùng trang lứa, chẳng ý thức đó là bạn hay bè, trâu tự động ăn, trẻ tự hùa với nhau mà ham chơi đến chiều muộn dắt trâu về chuồng. Rồi đi học ở trường làng...
  • Những căn bệnh thời đại

    21/08/2018Trường GiangXin phác thảo chân dung những căn bệnh thời đại, mặt trái của giai đoạn lịch sử hiện nay với mong muốn được đông đảo bạn đọc cùng tham gia hoàn thiện với ước mơ được mọi người nỗ lực giúp nhau hạn chế và tiến tới xoá bỏ những gì mà chúng ta đã nhìn thấy...
  • Đằng sau mỗi suy nghĩ và hành động

    14/04/2017Drew TaylorHiểu nguyên nhân và động cơ đằng sau hoạt động của con người là mục đích cơ bản của tâm lý học. Phân tích và nắm bắt lý do hành động của con người trong xã hội là mục đích chính của các nhà tâm lý xã hội học nhằm giúp các nhà lãnh đạo và quản lý khuyến khích hay hạn chế một số hoạt động nào đó khi đưa ra chính sách xã hội...
  • Gương soi công bằng, dân chủ và văn minh!

    16/02/2015Nguyễn Bỉnh QuânKhi chính quyền và người dân chưa ý thức được tầm quan trọng, thiết yếu của không gian công cộng,văn hóa công cộng, chưa chăm chút đầu tư cho không gian công cộng, chưa giáo dưỡng xây dựng lối sống nơi công cộng thì cái xã hội mà ta mong mỏi, công bằng-dân chủ-văn minh, chưa thể hiện hình...
  • Lương thiện: Sức mạnh của người lãnh đạo

    28/11/2013Sông ThươngĐối với mỗi người dân, nhà lãnh đạo không chỉ là người có tài quản lý mà trước hết đó phải là một công dân lương thiện, trung thực. Luôn có cơ hội để các nhà lãnh đạo biểu thị sự gây ảnh hưởng về đạo đức của mình, nhưng điều quan trọng là họ có biết vận dụng mọi cơ hội chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo vĩ đại.
  • xem toàn bộ